BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn SƯU KHẢO. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn SƯU KHẢO. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 28 tháng 8, 2019

TRẬN CHIẾN CHƯA NGƯNG – ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH VÀ KIM VÂN KIỀU TRUYỆN - Nguyên Lạc


     


TRẬN CHIẾN CHƯA NGƯNG – ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH VÀ KIM VÂN KIỀU TRUYỆN 

                                                                                   Nguyên Lạc

Phần dẫn nhập
Trong phần Lời Kết của bài Về Nguồn Gốc Của Thơ Lục Bát [1] – tôi có viết: “Giống như một số người cố tình cho Đoạn Trường Tân Thanh là truyện thơ diễn dịch từ Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân bên China mà ra, sao không nghĩ ngược lại?”. Rất nhiều người, kể cả các trường đại học, trung học Việt Nam đã cho rằng thi hào Nguyễn Du dựa theo cốt truyện một tiểu thuyết chương hồi, bằng văn xuôi của Thanh Tâm Tài Nhân bên China để viểt ra Đoạn Trường Tân Thanh. Thí dụ:

[ … Nguyễn Du viết dựa theo cốt truyện một tiểu thuyết chương hồi bằng văn xuôi của Trung Quốc có tên là Kim Vân Kiều truyện (truyện về Kim Trọng Thúy Vân Thúy Kiều) của một tác giả hiệu là Thanh Tâm Tài Nhân. Trong thời đại của Nguyễn Du các nhà thơ sáng tác thường dựa theo một tác phẩm của Trung Quốc như thế. Nói chung Nguyễn Du dựa khá sát vào tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân khi viết lại Truyện Kiều: Cụ thể là những nhân vật trong Truyện Kiều của ông đều là những nhân vật lấy từ Kim Vân Kiều truyện; những tình tiết biến cố cốt truyện trong Truyện Kiều hầu hết đều có trong KIm Vân Kiều truyện…] 
 [Trường THCS Nguyễn Viết Xuân- Thị xã An Khê- Tỉnh Gia Lai]

Xin ghi thêm vài lời của ông GS “bạn vàng phương Bắc” Đổng Văn Thành:

“So sánh truyện Kim Vân Kiều Trung Quốc và Việt Nam” trên “Minh Thanh tiểu thuyết luận tùng” GS. Đổng Văn Thành – China cho rằng: “Nguyễn Du chẳng những chỉ mượn đề tài của tiểu thuyết Trung Quốc mà dường như bê nguyên xi […] Nguyễn Du không có bất kỳ một sáng tạo mới nào, chỉ chuyển thuật khá trung thực nội dung tiểu thuyết của Thanh Tâm Tài Nhân…” 
[ Theo Phạm Tú Châu “So sánh Truyện Kim Vân Kiều Trung Quốc và Việt Nam”]

Thêm nữa, mời các bạn đọc những lời này:

 “Thế nhưng chẳng những bài viểt trên mạng, sách giáo khoa của các vị TS, PTS Giáo sư Việt Nam ta đọc đều thấy viết đại để: Nguyễn Du đã vay mượn cốt truyện Kim Vân Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân bên China, diễn dịch ra quốc âm dưới dạng thơ lục bát, sáng tạo ra truyện Kiều. Nguyễn Du là thiên tài của nước Việt đã biến một tiểu thuyết “tầm thường” trở thành một tác phẩm thi bất hủ.

Biết bao lời ca ngợi Nguyễn Du, trên cơ sở khen ông nhào nặn tiểu thuyết của Thanh Tâm Tài Nhân bên China. Thực ra những lời khen đó là sáo rỗng, vì những người viết như thế vô trách nhiệm với văn hoá dân tộc đã đành; đồng thời, trong những lời ca ngợi đó đã kết tội Nguyễn Du “đạo văn”, tức là mượn cốt truyện người ta mà giấu. Mặt khác các vị cho rằng Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân là tiểu thuyết tầm thường mà sao từ năm 1926, tên tác phẩm và tác giả đã đưa vào “văn học sử Trung quốc” và đến 1984 đến nay nó lại át cả Hồng Lâu Mộng China? Các vị không thấy có cái gì là lạ ở đây sao? Có bao giờ các vị đặt một câu hỏi liệu China có định chiếm đoạt văn hoá như đã, đang và sẽ chiếm cho được lãnh thổ người Việt không?”

Có vị bào chữa rằng ta mượn cốt truyện thì có gì phải tự ái, miễn là về mặt tư tưởng và nghệ thuật truyện Kiều đạt tới đỉnh cao là tự hào rồi! Nghĩa là trong thâm tâm những vị đó vẫn cho rằng Nguyễn Du đã đạo văn và đạo văn chẳng có gì xấu hổ. Còn tư tưởng thì hệt tiểu thuyết Kim Vân Kiều chứ khác chỗ nào mà gọi là cao hơn? Nghệ thuật cao hơn ư? Cao là cao đối với thơ Việt Nam.

Nói cho cùng là: Nguyễn Du đã đạo văn và diễn truyện Tàu bằng thơ rất hay đối với người Việt. Người Việt tự hào về điều đó.! Thử hỏi người nước ngoài mà nghe kết luận như vậy thì có cười vào mặt người Việt không? Có là nỗi tủi nhục cho quốc hồn và quốc sĩ của ta không?
                                                                      [Viết theo lời Lê Nghị]

Thứ Bảy, 24 tháng 8, 2019

THỦ PHÁP SHOW, DO NOT TELL - Nguyên Lạc


          


          THỦ PHÁP SHOW, DO NOT TELL
                                                           Nguyên Lạc

Lời nói đầu:
-- Show, Do Not Tell được nhà bình thơ Phạm Đức Nhì giới thiệu, Nguyên Lạc tôi đồng cảm với anh về thủ pháp (kỹ thuật) nầy nên bỏ công tìm hiểu, sưu tầm, nghiên cứu thêm rồi đúc kết thành văn bản chia sẻ cùng các bạn, với hy vọng độc giả tìm thấy được một vài điều hữu ích.
-- Để tránh bị hiểu lầm là "sính ngoại" tôi xin giải thích tại sao dùng cụm từ "Show, Do Not Tell" (Show, Don't Tell): -- Người Việt rất giỏi trong việc hội nhập cái hay của nước khác. Thí dụ như các từ: Cà-phê, xe cyclo .v.v..Thay vì nói "thức uống màu nâu đỏ, vị đắng, có nguồn gốc từ Arab (Arabic), uống vào gây phấn khởi và tỉnh táo, ta chỉ cần nói cà-phê (café, coffee) là ai cũng hiểu ngay. Cũng vậy, thay vì nói :" Bày tỏ, hiển thị ra, gợi ra, không cần kể lể; để độc giả tự đoán ra, tự kết luận", ta để nguyên cụm từ "Show Do Not Tell" là người sẽ biết, chỉ đơn giản thế thôi

Thứ Tư, 24 tháng 7, 2019

MỘT TRƯỜNG HỢP CHUYỂN NGỮ THƠ, NHẠC - Nguyên Lạc


     
                        Tác giả Nguyên Lạc

     MỘT TRƯỜNG HỢP CHUYỂN NGỮ THƠ, NHẠC
                                                                    Nguyên Lạc                                 
BÀI THƠ L' ADIEU
Trong bài thơ nổi tiếng L’Adieu của thi sĩ người Pháp: Guillaume Apollinaire L’Adieu:

L’Adieu
J'ai cueilli ce brin de bruyère
L'automne est morte souviens-t'en
Nous ne nous verrons plus sur terre
Odeur du temps brin de bruyère
Et souviens-toi que je t'attends

Bùi Giáng dịch:

Ta đã hái nhành lá cây thạch thảo
Em nhớ cho Mùa Thu đã chết rồi
Chúng ta sẽ chẳng tương phùng được nữa
Mộng trùng lai không có ở trên đời
Hương thời gian, mùi thạch thảo bốc hơi
Và nhớ nhé, ta vẫn chờ em đó…

Phạm Duy phổ nhạc:

MÙA THU CHẾT

Ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo
Em nhớ cho mùa thu đã chết rồi
Đôi chúng ta sẽ chẳng còn nhìn nhau nữa
Trên cõi đời này
Từ nay mãi mãi không thấy nhau
Ôi ngát hương thời gian mùi thạch thảo
Em nhớ cho rằng ta vẫn chờ em.[1]

SAO LẠI NÓI CHỮ QUỐC NGỮ VIỆT NAM ‘RẤT NỰC CƯỜI’ ? - Nguyễn Hải Hoành

      
         

Nguyễn Hải Hoành là tiến sĩ chuyên ngành tự động hóa GTVT, Học viện Kỹ sư GTVT Moskva, MIIT. Ông là dịch giả và nhà nghiên cứu tự do hiện sống tại Hà Nội. Một phiên bản của bài viết đã được đăng trên tạp chí Văn hóa Nghệ An số 353 (24/11/2017).

SAO LẠI NÓI CHỮ QUỐC NGỮ VIỆT NAM RẤT NỰC CƯỜI? 
                                                                           Nguyễn Hải Hoành



Trung Quốc thời hiện đại có một học giả rất nổi tiếng là Quý Tiễn Lâm (季羡林Ji Xian-lin, 1911-2009), người được dư luận chính thống nước này tôn vinh là “Quốc học đại sư”, “Học giới Thái đẩu” (Siêu sao trong giới học thuật), “Quốc bảo” (Báu vật của nước nhà)… Cụ Quý chủ trương đề cao nền văn hóa truyền thống TQ, từng đưa ra thuyết “30 năm nước chảy bên Tây, 30 năm nước chảy bên Đông”, khẳng định trong thế kỷ XXI văn hóa TQ sẽ thay thế văn hóa phương Tây trở thành dòng chính trong văn hóa thế giới, chiếm địa vị lãnh đạo toàn cầu. Cụ còn đứng đầu phái chống lại việc cải cách chữ Hán ở TQ và vì thế càng được những người Hoa theo chủ nghĩa dân tộc hết lời ca ngợi.

Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2019

CHUYỆN TÌNH VÙNG U MINH NAM BỘ QUÊ TÔI (PHẦN II) - Nguyên Lạc


  
                                         Hoa sứ trắng

Phần II

CHUYỆN TÌNH
SƠ LƯỢC CHUYỆN TÌNH VÙNG U MINH

Đây là bài thơ kể lại chuyện tình vùng U Minh nam bộ quê tôi, được gợi hứng từ truyện "Hương Rừng" nổi tiếng của nhà văn Sơn Nam. Xin tóm tắt chuyện như sau:
Di dân từ ngũ Quảng vào lập nghiệp vùng rừng U Minh. Ông Hương giáo có một người con gái duy nhất, xinh đẹp mà ông rất thương yêu tên Hoàng Mai. Khi Hoàng Mai đến tuổi trăng tròn, hỡi ơi ông phát hiện nàng bị bệnh nan y: Cùi  (bệnh hủi hay bệnh Hansen)
Tìm trong gia phả thấy có ghi: - Luyện thuốc bằng "ngọc" ong mật có thể chữa bệnh cùi. Ông bèn thuê một chàng trai trẻ, làm nghề bắt ong mật đi tìm "ngọc" để ông luyện thuốc cho con gái yêu. Ông Hương giáo mời chàng trai ở luôn trong nhà cho có bạn. Ngày đêm, ông chong hàng chục ngọn nến bạch lạp chung quanh mớ “ngọc” để luyện, hy vọng rằng khi đúng một ngàn ngày, nó sẽ trị được bịnh nan y của Hoàng Mai.
Một hôm tại nhà ông Hương giáo, chàng trai gặp nàng, người con gái mỏng mảnh, liêu trai đứng tựa cây sứ cùi, mặt cạnh bên những đóa hoa trẳng nhìn chàng với ánh mắt đầy ân tình. Lòng đầy yêu thương, chàng đến đứng cạnh Hoàng Mai xin được cầm tay nàng.

Thứ Ba, 16 tháng 7, 2019

CHUYỆN TÌNH VÙNG U MINH NAM BỘ QUÊ TÔI (I) - Nguyên Lạc


                                                (U Minh-Diệc)

CHUYỆN TÌNH VÙNG U MINH  NAM BỘ QUÊ TÔI (I)

Phần I:  
VÙNG U MINH

BÀI THƠ, NHẠC VỀ RỪNG U MINH

Trước khi vào bài, mời các bạn đọc bài thơ và nghe bài nhạc phổ bài thơ này. Bài thơ liên quan đến vùng U Minh. Bài nhạc phổ thơ này theo cảm xúc riêng tôi rất hay, nhưng không biết sao nó không được phổ biến bằng các bài nhạc phổ thơ cùng thời, cùng nhạc sĩ Phạm Duy như bài: "Thà Như Giọt Mưa", "Kỷ Vật Cho Em" "Chuyện Tình Buồn"... Chắc vì nó không đề cập đến thành phố, trường đại học, quán nhạc đèn vàng... mà chỉ nói về nơi chốn chân chất, quê mùa?

Rừng U Minh Ta Không Thấy Em
          [Thơ Nguyễn Tiến Cung]

Ta không thấy em từ bấy lâu nay
Mùa mưa làm rừng đước dâng đầy
Trên cao gió hát mây như tóc
Tràm đứng như em một dáng gầy

Ta không thấy em một lần đi
Nước phèn vàng nhuộm quần trây-di *
Đạn nổ lùng bùng trong nòng ướt
Tình đã xa rồi thôi nhớ chi

Mỗi con lạch là mỗi xót xa
Mỗi giòng sông là mỗi tuổi già
Thành phố đâu đây hình mất dạng
Cuộc chiến già nua theo tiếng ca…
........
* Treillis: loại quần bằng vải khaki của quân đội, thường có hoa văn màu xanh thẫm để ngụy trang

Mời nghe nhạc:
Rừng U Minh Ta Không Thấy Em - nhạc Phạm Duy - Khánh Ly
https://youtu.be/Cd7H_ieM85k

Thứ Năm, 11 tháng 7, 2019

NGƯỜI VIỆT NAM ĐẦU TIÊN ĐẶT CHÂN ĐẾN CHÂU MỸ - Nguyễn Hiến Lê

Nguồn:
https://nguoiphuongnam52.blogspot.com/2017/09/nguoi-viet-nam-au-tien-at-chan-en-chau.html

             
                          Học giả Nguyễn Hiến Lê
                                    (1912–1984)

Từ một người đi tìm vàng ở California, ông đã trở thành ký giả người Việt đầu tiên trên đất Mỹ. Ông là Trần Trọng Khiêm, người làng Xuân Lũng, phủ Lâm Thao, Phú Thọ.
                            
NGƯỜI VIỆT NAM ĐẦU TIÊN ĐẶT CHÂN ĐẾN CHÂU MỸ                                                                                    Nguyễn Hiến Lê

Trần Trọng Khiêm sinh năm Tân Tỵ (1821), tức năm Minh Mạng thứ 2, là con của một gia đình thế gia vọng tộc ở phủ Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ nhưng trong người lúc nào cũng sẵn máu phiêu lưu. Năm ông 21 tuổi, vợ ông bị một viên chánh tổng âm mưu làm nhục rồi giết hại. Sau khi giết tên chánh tổng báo thù cho vợ, ông xuống Phố Hiến (Hưng Yên), xin làm việc trong một tàu buôn ngoại quốc và bắt đầu bôn ba khắp năm châu bốn bể.

Thứ Tư, 3 tháng 7, 2019

VỤ ÁN NAM PHONG TẠP CHÍ - Thụy Khuê




    VỤ ÁN NAM PHONG TẠP CHÍ (*)
                                  Thụy Khuê

Tuy không chính thức có vụ án Nam Phong, nhưng sau khi Phạm Quỳnh và Nguyễn Bá Trác, chủ nhiệm và chủ bút Nam Phong bị xử tử năm 1945; tại miền Bắc, toàn bộ trước tác trên Nam Phong, được coi là tờ báo của thực dân do "trùm mật thám" Louis Marty điều khiển, bị khai trừ khỏi nền giáo dục và văn học.

Thứ Năm, 20 tháng 6, 2019

CHỮ BẬU TRONG HÒ, CA DAO VÀ LỤC BÁT - Nguyên Lạc


        
                               Nhà thơ Nguyên Lạc  
       

         CHỮ BẬU TRONG HÒ, CA DAO VÀ LỤC BÁT
                                                                         Nguyên Lạc


Bài viết này là bài thứ 2 trong loạt bài giới thiệu quê hương nam bộ bình dị và thân thương của chúng tôi.
Đây là bài 1: Nguyên Lạc: VỀ CHỮ “BẬU”

Trong cuộc Nam tiến, nhiều dòng người từ các nơi đã đến vùng đất mới này sinh cơ lập nghiệp, nhất là những đợt di dân từ đất ngũ Quảng (Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Tín, Quảng Nam và Quảng Ngãi) vào cuối thế kỷ 16 và đầu thế kỷ 17.  Trên bước đường chinh phục hoang vu, từ những chiếc ghe bầu, ghe chài, tam bản, xuồng ba lá… hành trang mang theo của những di dân này có cả những câu ca dao để làm chỗ dựa tinh thần trên bước đường xa xứ. Lênh đênh sông nước, những hành trang tinh thần này được họ- các tiền nhân -  cách tân, sáng tác thêm cho phù hợp với hoàn cảnh mới của mình, rồi phổ biến rộng rãi. Chữ "bậu" đặc biệt của nam bộ xuẩt hiện trong ca dao. Những câu hò, điệu lý… từ những ca dao này được hình thành. Tôi xin được tiếp tục giới thiệu đến các bạn sơ lược về hò và một số bài lục bát ca dao có chữ "bậu" thân thương này.

Chủ Nhật, 19 tháng 5, 2019

BÍ MẬT CHỮ “KÝ” Ở NHỮNG TIỆM MÌ TÀU DANH TIẾNG - Hoài Nhân


       Chữ “Ký” xuất hiện trong hầu hết những biển hiệu quán mì người Hoa - Ảnh: NVCC

BÍ MẬT CHỮ “KÝ” Ở NHỮNG TIỆM MÌ TÀU DANH TIẾNG 
                                                                          Hoài Nhân

Nhiều người vẫn thắc mắc, “Ký” trong “Hải Ký Mì Gia”, “Lương Ký Mì Gia”, “Bồi Ký Mì Gia”,... có nghĩa gì? Vì sao 10 quán ăn gốc Hoa bắt gặp ở TP. Hồ đã có... 9 quán đề chữ “Ký” trong biển hiệu?

“Ký” có phải là ghi chép?

          Trước năm 1975, không riêng gì đất Sài Gòn, ẩm thực người Hoa gần như có mặt khắp các đô thị miền Nam. Nhiều trong số đó là món mì Tàu trứ danh. Trước món bánh mì du nhập từ xứ Tây, do gốc dân ta không có các loại thực phẩm chế biến từ bột mì, nên việc thưởng thức sợi mì Tàu thơm ngon sớm trở thành thói quen.

          Tạm bỏ qua chuyện công thức làm sợi mì bí truyền của từng hiệu mì đã được bàn luận nhiều, còn một chuyện vẫn khiến rất nhiều người thắc mắc: Vì sao 10 tiệm mì gốc Hoa đã có 9 tiệm lấy chữ “Ký” đặt trên bảng hiệu của mình?

Thứ Năm, 18 tháng 4, 2019

GIAI THOẠI VĂN CHƯƠNG “NƯỚC CHẢY ĐÁ MÒN” LÝ BẠCH VÀ VŨ TUẤN CHIÊU - Đỗ Chiêu Đức


            Đỗ Chiêu Đức
                               Tác giả Đỗ Chiêu Đức


GIAI THOẠI VĂN CHƯƠNG “NƯỚC CHẢY ĐÁ MÒN” LÝ BẠCH VÀ VŨ TUẤN CHIÊU - ĐỖ CHIÊU ĐỨC

 Quân bất kiến 君不見;
  Hoàng Hà chi thuỷ thiên thượng lai 黃河之水天上來
  Bôn lưu đáo hải bất phục hồi 奔流到海不復回.”
  Làm chi cho mệt một đời !

     Đó là những câu kết của Cao Bá Quát trong bài hát nói “Uống Rượu Tiêu Sầu” mà ông đã mượn ý trong bài thơ nổi tiếng “Tương Tiến Tửu 將進酒 của thi tiên Lý Bạch. Để viết được những câu thơ bất hũ như trên, Lý Bạch cũng đã từng trải qua thời niên thiếu học tập vất vả và trãi qua nhiều gian nan trắc trở. Mời đọc quá trình học tập và rèn luyện của ông sau đây sẽ rõ :
     LÝ BẠCH (701-761) tự là Thái Bạch, tương truyền khi có thai ông, bà mẹ đã nằm mơ thấy sao Trường Canh rơi vào bụng mà sanh ra ông, cho nên mới lấy hiệu là Thái Bạch, vì sao Trường Canh còn có tên là Thái Bạch Kim Tinh.
     Lý Bạch con của Lý Khách 李客, một thương gia có hàm dưỡng văn hóa cao hơn những con buôn bình thường, nên dạy dỗ con cháu rất nghiêm khắc. Lý Bạch là con út thứ 12 của ông, từ nhỏ đã tỏ ra rất thông minh lanh lợi, lại siêng năng học hành, nên ông rất thương yêu và để tâm bồi dưỡng. Khi Lý Bạch mới 5 tuổi đầu đã được ông chỉ điểm cho đọc các từ phú của Tư Mã Tương Như đời Hán. Ông thường nhắn nhủ Lý Bạch là phải cố gắng làm rạng danh nhà họ Lý và phải rèn luyện sao cho có tài như là Tư mã Tương Như vậy. Lý Bạch luôn khắc ghi lời cha dạy bảo và lập chí quyết tâm học hành sao cho hơn cả Tư Mã Tương Như nữa thì mới cam lòng.

Thứ Tư, 13 tháng 3, 2019

NHỮNG KHUẤT LẤP GIỮA MÃ VIỆN VÀ HAI BÀ TRƯNG - Nguyên Lạc


      
                 Tác giả Nguyên Lạc 


NHỮNG KHUẤT LẤP GIỮA MÃ VIỆN VÀ HAI BÀ TRƯNG
                                                                                      Nguyên Lạc    
Dân gian Việt Nam có hai ngày giỗ Hai Bà Trưng là 6.2.43 và 8.3.43 (năm Quý Mão, âm lịch), có lẽ ngày đầu là ngày Hai Bà Trưng bị bắt và ngày sau là ngày họ bị hành hình. Nhân dịp ngày 6 tháng 2 âm lịch tôi xin đăng lại bài này, có chỉnh sửa xem như một nén hương tưởng niệm hai vĩ nhân của nước Việt.

VĨ NHÂN HAI BÀ TRƯNG

Như chúng ta đã biết trong sử Việt: Tô Định (nhà Đông Hán) sang xâm lấn Việt Nam; đụng phải sự khôn ngoan, kiên cường  của hai bà: Trưng Trắc, Trưng Nh; hắn phải bỏ của chạy lấy người, "cắt râu, cạo tóc lẫn vào hàng bại binh chạy về Hải Nam" trốn thoát, vọt về lại Phương Bắc.
Trưng Trắc kết hôn với con trai Lạc tướng ở Chu Diên là Thi Sách, hai nhà cùng có chí hướng chống Hán. Khoảng năm 39-40, nhằm trấn áp người Việt chống lại, Thái thú Tô Định giết Thi Sách. Trưng Trắc và các Lạc tướng căm thù.
Tháng 2 năm 40, Trưng Trắc cùng Trưng Nhị chính thức phát động cuộc khởi nghĩa chống lại nhà Đông Hán. Cuộc khởi nghĩa được sự hưởng ứng của nhiều đội quân và nhân dân các nơi, thuộc Âu Lạc và Nam Việt cũ. Quân Hai Bà đánh hãm Luy Lâu. Tô Định phải chui trụ đồng trốn chạy về Trung Quốc. Các quận Nam Hải, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều hưởng ứng. Hai bà lấy được 65 thành ở Lĩnh Nam.  Trưng Trắc tự lập làm vua, xưng là Trưng Nữ Vương (hay Trưng Vương).
Hai Bà đui xâm lăng, dành đc lập dân tộc trong 3 năm (40 - 43) Hai Bà Trưng cầm quân khí thế đến nỗi Nhà Hán đã thống nhất nước Tàu, thâu tóm nước Ngô Sở, sau thâu tóm các giòng Việt thuộc Việt Câu Tiển, trừ đất Lĩnh Nam của dân Lạc đã có văn hóa riêng. Hai Bà đánh đau và dữ dội đến nỗi mà các tỉnh lân cận đều sợ. Vua Hán phải điều Mã Viện và các tưởng dạn dày chinh chiến ở chiến trường Tây Bắc, lính chính quy, lực lượng tổng trừ bị mang quân qua đàn áp. Mã viện phải gần ba năm (40 - 43) chuẩn bị, huấn luyện đánh phổi hợp thủy bộ với đạo quân nữ giới này. 
Không những thế mà họ huy động đạo quân đông đảo và đã để lại đất Lĩnh Nam 20 ngàn dân công đầu trộm đuôi cướp. Cứ trung bình một dân công phục vụ cho 10 người lính. Tính ra thì đạo quân này ít nhất trên dưới 20 vạn quân (hai trăm ngàn). Đông hơn dân Lạc thuở ấy.
Hai nữ Anh hùng đang đánh với quân chủ lực của một nước Tàu xem như Đại ờng trên thế giới, bên cạnh đế quốc La Mã (Roma). Hai Bà thua trận vì tiềm lực quốc gia ta nhỏ bé quá, trong khi Tàu quyết tâm huy động toàn lực lượng dân tộc Hán.
Mã Viện anh hùng chỗ nào? Anh hùng là Hai Bà đấy, dám lấy sức "châu chấu đá  voi".