BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 11 tháng 2, 2022

AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ TRIỆU VŨ ĐẾ, NÊN THỜ AI? - Vũ Bình Lục

Nguồn:
https://trithucvn.org/van-hoa/an-duong-vuong-va-trieu-vu-de-nen-tho-ai.html?

(Ảnh minh họa: Boris1601050607, Wikipedia, CC BY-SA 3.0)

Xem thế đủ biết các cụ ta xưa không hề sai lầm. Các cụ vẫn xem Triệu Vũ Đế (Triệu Đà) là sự tiếp nối của vua Hùng, chứ không hề nói đến ngài Thục Phán An Dương Vương!

Chúng ta thường nói: Nước ta có lịch sử lâu dài, hơn bốn ngàn năm. Nói thế là đúng, nếu như cộng các đời vua Hùng hơn 2000 năm với các triều đại tiếp theo đến ngày nay, hơn 2000 năm nữa, mặc dù dân tộc ta đã trải qua hàng ngàn năm Bắc thuộc, nghĩa là phụ thuộc người phương Bắc, bị Bắc triều đô hộ. Phần đông dân ta chỉ là nghe nói thế thôi, nên nhiều người còn nửa tin nửa ngờ, đơn giản vì lịch sử nước ta hồi ấy có thấy chính sử ghi chép kỹ càng gì lắm đâu?
 
Khoảng hơn hai ngàn năm qua các đời vua Hùng, nếu “chia chác” chi ly ra thì phải là nhiều hơn 18 đời như ngày nay ta vẫn nói thế. Gạt bỏ những lớp vỏ huyền tích xa xưa, nếu tính từ vua Hùng thứ nhất là con trai của Lạc Long Quân và bà Âu Cơ, cháu nội Kinh Dương Vương, thì các đời vua Hùng quả thật có hơn hai ngàn năm lịch sử. Đọc bài Đại Việt thông giám tổng luận của quan Thiếu bảo Lễ bộ thượng thư Đông các đại học sĩ kiêm Quốc tử giám tế tửu tri Kinh diên sự là Đôn thư bá Lê Tung (Tên thật là Dương Bang Bản, quê Hà Nam) viết, thì các đời vua Hùng được ghi như sau:
 
“Hùng Vương nối nghiệp của Lạc Long, chăm ban đức huệ, để vỗ yên dân, chuyên nghề làm ruộng, chăn tằm, chẳng có can qua chinh chiến, con cháu nối dòng đều gọi là Hùng Vương, phúc gồm 18 đời, năm trải hơn 2000 năm; buộc nút dây mà làm chính trị, dân không thói gian dối, có thể thấy được phong tục thuần hậu quê mùa vậy. Đến vua sau (tức vua cuối cùng) đức kém, lười chính sự, bỏ việc vũ bị không sửa, ham mê tửu sắc làm vui, binh nước Thục vừa đến thì quốc thống mất”.
 

Thứ Ba, 21 tháng 12, 2021

CHÚA TIÊN NGUYỄN HOÀNG VỚI BÀI HỌC VƯỢT QUA HIỂM HỌA, DỰNG XÂY NGHIỆP LỚN - Nguyễn Hoàn

Nguồn:
https://www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=20325


Chúa Tiên Nguyễn Hoàng          
          

Kỷ niệm 455 Chúa Tiên Nguyễn Hoàng dựng nghiệp tại Quảng Trị (1558 - 2013)

Nguyễn Hoàng sinh ngày 28 tháng 8 năm 1525, tức ngày 10 tháng 8 năm Ất Dậu, mất ngày 20 tháng 7 năm 1613, tức ngày 3 tháng 6 năm Quý Sửu, thọ 89 tuổi, trong đó có 56 năm (1558 - 1613) làm trấn thủ Thuận Hoá rồi sau đó kiêm trấn thủ Quảng Nam. Trải 56 năm dựng nghiệp, Nguyễn Hoàng đã làm nên những công tích to lớn, hiển hách, xứng danh là vị chúa mở cõi đầu tiên của các chúa Nguyễn.

 

Thứ Ba, 7 tháng 12, 2021

HÌNH CHIM TRÊN TRỐNG ĐỒNG LẠC VIỆT - Trần Gia Phụng

Nguồn:
https://trangiaphung.blogspot.com/2015/07/hinh-chim-tren-trong-ong-lac-viet-tran.html


Tác giả Trần Gia Phụng   


1- XUẤT XỨ CỦA CHỮ “LẠC”
 
Tài liệu bằng văn bản quan trọng đầu tiên về chữ “lạc” trong danh từ “Lạc Việt” (Lo Yueh), cho đến ngày nay tìm thấy được, nằm trong đoạn văn của Giao Châu ngoại vực ký (sách của Trung Hoa) xuất hiện khoảng giữa đời Tấn (265-420), được nhiều sử sách trích dẫn, từ Thủy kinh chú (thế kỷ thứ 6) của Lịch Đạo Nguyên (Trung Hoa), đến An Nam chí lược (thế kỷ 13) của Lê Tắc (người Việt sống ở Trung Hoa), rồi các sách khác về sau nữa.
 

Thứ Bảy, 4 tháng 12, 2021

CÁC NƯỚC NGÔ, VIỆT VÀ VĂN HÓA VIỆT - Tạ Đức

Nguồn:
https://dangnho.com/kien-thuc/nghien-cuu-tim-hieu/cac-nuoc-ngo-viet-va-van-hoa-toc-viet.html
 

Trung Nguyên cuối thời Xuân Thu (thế kỷ 5 TCN)
 

Ngô, tên đầy đὐ là Câu Ngô; Việt, tên đầy đὐ là Ư Việt, là hai nước cὐa người Bάch Việt nổi tiếng nhất thời Xuân Thu-Chiến Quốc.
 
Xưa, người Ngô và người Việt nόi cὺng một ngôn ngữ, cὺng dὺng một dᾳng chữ hὶnh chim và hὶnh sâu (Điểu Trὺng Vᾰn) khắc trên mâu đồng cὐa vua Ngô và kiếm đồng cὐa vua Việt. Nay, dân hai tỉnh Giang Tô và Chiết Giang, vὺng trung tâm cὐa hai nước Ngô-Việt xưa vẫn nόi chung một phưσng ngữ Ngô.
 
Theo Luo (1999:105) cάc di vật khἀo cổ ở vὺng trung tâm cὐa hai nước cό những khάc biệt dễ thấy vào thời Thưσng và Tây Chu, nhưng hoàn toàn giống nhau vào thời Đông Chu (771-256 TCN).
 
Theo Henry (2007: 3) tổng hợp tư liệu thư tịch thời Chiến quốc, thời Hάn và tư liệu khἀo cổ cho thấy người Ngô và người Việt cό ngôn ngữ, chữ viết, tίn ngưỡng, âm nhᾳc, vᾰn hόa dân gian, cάch ᾰn, mặc, ở, đi lᾳi, tang ma, cάch làm thuyền, chế vῦ khί, đάnh trận và tίnh cάch đều khάc người cάc nước Tề, Sở lάng giềng đᾶ Hoa hόa.
 
Tόm lᾳi, người Ngô và người Việt đᾶ cό chung một nền vᾰn hόa, giờ đây thường được gọi là vᾰn hόa Ngô-Việt. Tuy nhiên, nguồn gốc cὐa hai nước Ngô, Việt lᾳi khάc nhau và là cάc vấn đề cὸn gây tranh cᾶi.
 

Thứ Tư, 15 tháng 9, 2021

SỬ GIA HAY SỬ TẶC? - Phan Thanh Tâm

Ông Phan Thanh Tâm, tác giả bài này, là cháu năm đời của cụ Phan Thanh Giản.
 
Cụ Phan Thanh Giản


- “Minh tinh chín chữ lòng son tạc” (một câu trong bài thơ điếu Phan Thanh Giản của nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu)
 - “Phan học sĩ hết lòng mưu quốc” (một phần của câu 30 trong bài ‘Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh’ của nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu)
 
“Phan Lâm mãi quốc, triều đình khí dân”“một sản phẩm được chế ra bởi chính Viện Trưởng Viện Sử Học miền Bắc, Giáo sư Trần Huy Liệu”. Và chuyện “đề cờ” chung quanh câu này đã trở thành một thứ “sự thật lịch sử”, “siêu tài liệu”, hay “siêu bằng chứng” là nhờ tài nghệ sáng tác cùng kinh nghiệm làm báo cũng như làm chính trị của “người anh cả” giới sử học Hà Nội. Luật Sư Winston Phan Đào Nguyên đã xác định như vậy trong cuốn “Phan Thanh Giản và vụ án Phan Lâm Mãi Quốc, Triều Đình Khí Dân”. Tác giả đã dành một năm nghiên cứu quá trình nguồn gốc tám chữ được dùng để hạ nhục cụ Phan “vì mục đích đánh chiếm miền Nam”.
 

Thứ Bảy, 3 tháng 7, 2021

LUẬN VỀ TRIỀU ĐẠI HAI VUA KẾ TỤC TRIỀU ĐẠI VUA HÙNG - Lê Nghị


Đền thờ An Dương Vương (Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội)


1. Phần tham khảo trợ giảng (dành cho người lớn)
 
Triều đại hai vua kế tục triều đại vua Hùng là An Dương Vương Thục Phán, kế tục An Dương Vương là Triệu Vũ Đế Triệu Đà.
Hai vị vua này từ trước đến đời nhà Lê xếp triều chính thống ở nước ta. Sử gia triều Nguyễn có đặt nghi vấn nhưng vẫn xếp vào triều chính thống. Học giả Đào Duy Anh 1957 cho Triệu Đà xâm lược ngược với Trần Trọng Kim trước đó 1929 cho là triều yêu nước.
 

Đền thờ Triệu Đà (xóm Đồng Xâm, Hồng Thái, Kiến Xương, Thái Bình)

Đến nay vẫn còn tranh cãi. Người soạn thấy rằng đã là sự kiện quan trọng nên không thể bỏ qua. Người soạn thiên về ý kiến của các sử gia đời trước vì thời đại họ ở gần hơn, nhiều tư liệu họ nắm được nhưng nay thất lạc do nhà Minh đã cho gom tất cả sách vở nước ta đem đốt hết nhằm xoá bỏ dấu tích cội nguồn lịch sử dân tộc Việt để dễ dàng đồng hoá.
 

Chủ Nhật, 6 tháng 6, 2021

CÔNG CHÚA BOKASSA (LAI VIỆT PHI) CỦA VƯƠNG QUỐC TRUNG PHI – Đoàn Dự ghi chép

Gửi các Bạn nào còn nhớ vụ này hồi đó ! Tôi biết khi cô Ba Xi, con gái giả, sang đến Paris, bà Nguyễn Thị Bình đại diện Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, bé cái lầm đưa em Ba Xi đi chơi mua sắm linh đình để lấy điểm với Bokassa ! Đến khi Martine, con gái thật sang, thì chả nhẽ giắt đi shopping một lần nữa !

Mời đọc, Ai còn nhớ Công Chúa Bokassa… ngày ấy bây giờ ra sao, khá ly thú !… Cuộc đời như giấc mơ, tiền tài danh vọng đến, rồi đi…


Bokassa làm tổng thống Trung Phi sau đó tự xưng hoàng đế. Bên phải là bà Nguyễn Thị Huệ, người đã sinh cho ông cô con gái Martine


Cô Công Chúa Ngày Ấy Bây Giờ Ra Sao ?
 
Thưa Quý bạn, vào khoảng cuối năm 1972, không chỉ ở miền Nam Việt Nam mà hầu như cả Thế Giới đều biết câu chuyện vị Tổng Thống nước Cộng Hoà Trung Phi tên Bokassa tìm được giọt máu rơi – kết quả của cuộc tình giữa Ông và người phụ nữ nghèo làm nghề gánh nước mướn ở Cù lao Phố Biên Hoà tên Nguyễn Thị Huệ khi Ông còn là một anh chàng Trung Sĩ Nhất 32 tuổi trong đội lính Lê Dương của Pháp sang tham chiến tại Việt Nam. Người con gái Việt Nam lai Da Đen nghèo nàn khốn khổ con rơi của ông lúc ấy 19 tuổi, tên Nguyễn Thị Martine theo họ Mẹ, làm nghề khuân vác xi-măng từ năm 18 tuổi tại Nhà Máy Xi Măng Hà Tiên gần Thủ Đức. Đùng một cái, Cô trở thành Ái Nữ của Tổng Thống Bokassa, rồi khi vị Tổng Thống này tham quyền cố vị, xoá bỏ nền Cộng Hoà, tự xưng mình là Hoàng Đế, ở ngôi được 3 năm thì trong 3 năm đó, Cô trở thành một vị Công Chúa. Nay, thời gian 43 năm đã trôi qua, thế sự đổi dời, những người liên quan hầu như đã hoá thành người thiên cổ, kể cả Hoàng Đế Bokassa. Riêng cô gái nghèo tức cô Công Chúa Martine Bokassa hiện nay ra sao, Cô còn sống hay đã chết? Mới đây, tờ báo Le Figaro của Pháp đã tìm hiểu và đăng rõ chi tiết ngọn ngành, xin mời Quý Bạn xem qua cho biết…
 

Thứ Ba, 20 tháng 4, 2021

TÔN THẤT, TÔN NỮ “CÓ PHẢI LÀ HỌ” ? – Nguyễn Chu

Nguồn:
https://www.facebook.com/groups/462469104898861/
Nguyễn Chu > Huế Cổ Phong - 顺化古


Rất nhiều người con cháu trong dòng họ thế hệ sau không hiểu sao họ Tôn lại là họ Nguyễn Phước? và thi thoảng, có vài người thắc mắc: Tôn Thất, Nguyễn Phúc (Phước), Tôn Nữ, Công Tôn Nữ… gốc gác từ đâu? Có phải con cháu các vua triều Nguyễn không? Vì sao cha thì “họ” Bửu mà con trai thì “họ” Vĩnh? con gái thì “họ” Công Tôn Nữ?...

Thứ Năm, 4 tháng 3, 2021

GS TRẦN QUỐC VƯỢNG “MẤY VẤN ĐỀ VỀ VUA GIA LONG” – Nguyễn Anh Hy

Nguồn:
- http://honguyenvietnam.vn/news/lich-su-dong-ho-nguyen/gs-tran-quoc-vuong-may-van-de-ve-vua-gia-long.id35.html
- https://www.facebook.com/hnntthls/posts/346985739017676:0
 
 
GS sử học Trần Quốc Vượng


Kính gởi Ban Biên tập Khoahocnet,
Đây là một tham luận của Cố GS Trần Quốc Vượng viết cho một hội thảo về vua Gia Long tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 1996. Do liên quan đến quan điểm chính trị nên hội thảo này không tổ chức được, và bài viết này cho đến nay chưa được đăng lần nào. Nhiều nhà nghiên cứu ở Việt Nam rất thích bài viết này, nhưng rất tiếc chuyên luận này chưa hề được công bố.
Bản thân tôi đã sưu tập được bài viết này từ hơn 15 năm và ấp ủ nó được đăng chính thức để lưu trữ, nay xin gởi Khoahocnet. Nếu Khoahocnet đăng tải thì chắc chắn đây là lần đầu tiên được công bố.
Xin cảm ơn Ban Biên tập.  
                                                                                Nguyễn Anh Huy
  

Vua Gia Long (1802- 1820)

Thứ Hai, 1 tháng 2, 2021

NHỮNG PHÁT HIỆN MỚI TRONG CUỐN SÁCH “THE BIRTH OF VIETNAM” CỦA TIẾN SĨ SỬ HỌC KEITH WELLER TAYLOR – Thiếu Khanh

Nguồn:
https://www.facebook.com/ThieuKhanh/posts/10214626556937700
 
Trong lễ trao Giải thưởng Phan Châu Trinh cho sử gia người Mỹ K.W. Taylor, diễn ra tại khách sạn Caravelle (thành phố Sài Gòn) ngày 24-3-2015, nhà văn Nguyên Ngọc ca ngợi người nhận giải:
“Keith Taylor là một trong những nhà Việt Nam học nổi tiếng nhất, cả ở Việt Nam cả ở nước ngoài. Ông cũng là một nhà Việt Nam học độc đáo, từ điểm xuất phát, đến con đường nghiên cứu Việt Nam học ông đã đi, các chặng khác nhau và những chuyển hướng trên con đường đó, và có lẽ cả ở sự gắn bó, gần gũi kỳ lạ của ông với giới nghiên cứu lịch sử ở Việt Nam, những chuyển động bên trong nghiên cứu ấy...
Xin cám ơn Keith Weller Taylor, vì tình yêu chân chính và nổ lực trằn trọc của ông cho khoa học lịch sử Việt Nam, cho Việt Nam.”



NHỮNG PHÁT HIỆN MỚI TRONG CUỐN SÁCH “THE BIRTH OF VIETNAM” CỦA TIẾN SĨ SỬ HỌC KEITH WELLER TAYLOR 

                                                                                           Thiếu Khanh

Cuốn sách của Giáo sư Tiến sĩ sử học K.W. Taylor được University of California Press xuất bản từ năm 1983. Bản Việt ngữ của Thiếu Khanh vừa được công ty Truyền thông Nhã Nam và nxb Dân Trí xuất bản và phát hành vào tháng 10/2020 với tựa VIỆT NAM THỜI DỰNG NƯỚC.
 

Thứ Ba, 8 tháng 12, 2020

LẠI THÊM MỘT GIẢ THUYẾT MỚI TÌM MỘ QUANG TRUNG – Hoàng Hương Trang


Tượng vua Quang Trung
 
Từ giữa thế kỷ XX đến giờ đã có nhiều giả thuyết về mộ vua Quang Trung, do những nhà nghiên cứu sử, do những nhà nghiên cứu Huế, do câu hỏi: Mộ vua Quang Trung ở đâu? Tất cả cuộc tìm kiếm hơn nửa thế kỷ qua đều hướng về địa thế Thừa Thiên Huế và cũng chỉ hạn hẹp có chừng ấy thôi. Thật may mắn cho tôi, tuy không phải nhà nghiên cứu sử, cũng không phải nhà Huế học, nhưng tôi tự nhận mình là một người ngưỡng mộ vị Anh hùng dân tộc áo vải cờ đào.
 

Thứ Hai, 21 tháng 9, 2020

QUÝ TỘC NHÀ TRẦN VỚI VƯƠNG TRIỀU - Vĩnh Khánh

Từ một thế lực cát cứ vốn làm nghề chài lưới ở Hải Ấp (Thái Bình), Trần Lý và Trần gia từng bước thâu tóm quyền bính rồi thay ngôi nhà Lý, thiết lập triều Trần. Đồng thời với đó là quá trình quý tộc hóa của thế lực Trần gia - một thiết chế quân chủ quý tộc dòng họ đặc biệt trong lịch sử Việt Nam.

 

                         Khu di tích đền thờ các vua Trần. Ảnh: Lam Thanh


QUÝ TỘC NHÀ TRẦN VỚI VƯƠNG TRIỀU

                                                                                  Vĩnh Khánh

Dưới quyền lực tối cao của nhà vua, tầng lớp quý tộc nhà Trần đã độc tôn quyền lực từ trung ương đến địa phương, đảm bảo cho sự bền vững của vương triều và có những đóng góp lớn lao cho quốc gia dân tộc.

Thứ Hai, 31 tháng 8, 2020

THÊM MỘT TƯ LIỆU CHO CUỘC HÀNH TRÌNH ĐI TÌM LĂNG MỘ VUA QUANG TRUNG - Hoàng Hương Trang


                      
                                   Tác giả Hoàng Hương Trang

Từ trước đã có nhiều nhà nghiên cứu sử học đưa ra nhiều giả thuyết về nơi chôn cất vị anh hùng vĩ đại Nguyễn Huệ Quang Trung, nhưng chúng ta vẫn chưa tìm ra được cụ thể nơi nào là lăng tẩm của Người. Vừa rồi, nhân đọc một số tư liệu văn học xứ Thanh, tôi tình cờ bắt gặp một bài thơ lạ từ trước đến nay ít người đọc đến, chưa ai lưu tâm đến bài thơ này, nhưng lại là một bài thơ đặc biệt có nhắc đến nơi chôn cất vua Quang Trung. Tác giả bài thơ đã từng thấy linh cữu vị anh hùng áo vải cờ đào này một cách cụ thể, suy ra là chính tác giả đã từng tham dự trong đám tang này nên mới có bài thơ như thế.

Thứ Bảy, 22 tháng 8, 2020

TỒN NGHI TRIỀU NGUYỄN, NỖI OAN THẤU TRỜI CỦA PHAN THANH GIẢN - Giáo sư Nguyễn Quốc Trị

Đầu năm 1868, vua Tự Đức sai Hiệp biện đại học sĩ Trần Tiễn Thành và Bang biện huyện Thành Hóa Nguyễn Văn Tường mang theo một dự thảo đã được triều đình soạn sẵn để theo đó mà bàn thảo vào Gia Định thương thuyết hiệp ước mới, nhưng không được toàn quyền quyết định.
Việc điều đình không thành, Hiệp biện họ Trần bị vua giáng xuống làm tả Tham tri bộ Công.

                                        Phan Thanh Giản. Ảnh: T.L


TỒN NGHI TRIỀU NGUYỄN, NỖI OAN THẤU TRỜI CỦA PHAN THANH GIẢN

Phan Thanh Giản qua Pháp đòi lại… ba tỉnh miền Tây

Trong chuyến đi Gia Định, Tùy biện Nguyễn Văn Tường có đến gặp Lãnh sự Y Pha Nho (Tây Ban Nha - TN) và dò xét tình ý xem họ có thể giúp gì được chăng. Họ Nguyễn cũng có tiếp xúc với luật sư Blancsubé để xét việc kiện hành động vi ước bất hợp pháp, cưỡng chiếm miền Tây của Đề đốc de La Grandière, và việc cho phái đoàn mang thổ vật tặng Quốc trưởng các cường quốc để nới rộng bang giao.

Thứ Hai, 10 tháng 8, 2020

VỊ VUA VIỆT KHÔNG MÀNG ĐẾN CUNG PHI MỸ NỮ

Vua chỉ thích đàn ông, không thích đàn bà. Ngài cũng không hề đụng đến phi tần nào trong tam cung lục viện, khiến hàng trăm mỹ nhân sống tàn tạ, buồn phiền trong hậu cung lạnh lẽo.

         
                                                     Vua Khải Định
            (trị vì 18 tháng 5 năm 1916 - 6 tháng 11 năm 1925: 9 năm, 172 ngày)


VỊ VUA VIỆT KHÔNG MÀNG ĐẾN CUNG PHI MỸ NỮ

Vua Đồng Khánh sinh được 6 trai và 2 gái, nhưng chỉ nuôi được Nguyễn Phúc Bửu Đảo (con bà Tiên Cung Dương Thị Thục) và 2 công chúa Ngọc Lâm, Ngọc Sơn. Cho nên, gia đình vua đều hy vọng Bửu Đảo (ông Phụng hóa công) sẽ nối dõi tông đường, bảo vệ những gì mà vua cha đã vun đắp trong suốt thời gian trên ngai vàng (1885-1889).

Thế nhưng, sự kỳ vọng đó mau chóng biến thành nỗi thất vọng, khi Bửu Đảo bị cho là bất lực và không thể có con. Vợ đầu của ông hoàng là bà phủ thiếp Trương Như Thị Tịnh, con gái quan đại thần Trương Như Cương đã không chịu nổi đức ông chồng đã bất lực lại còn ham mê cờ bạc, nên đã dứt áo đi tu.

Thứ Tư, 29 tháng 7, 2020

THÂM CUNG BÍ SỬ: CHUYỆN PHI TẦN, THỊ NỮ CỦA VUA TỰ ĐỨC - Lê Công Sơn

Lâu nay, chuyện "thâm cung bí sử” của nhà vua thường chỉ được biết qua sách sử. Tuy nhiên lần đầu tiên, Charles-Édouard Hocquard - một thầy thuốc quân y kiêm nghệ sĩ nhiếp ảnh người Pháp đã hé lộ nhiều chuyện về phi tần, thị nữ của vua Tự Đức.

                                             Điện Càn Thành - Palais du Musée
                                             Ảnh: Charles – Édouard Hocquard

THÂM CUNG BÍ SỬ: CHUYỆN PHI TẦN, THỊ NỮ CỦA VUA TỰ ĐỨC 
                  Lê Công Sơn

Nếu nói tới phi tần, thị nữ của nhà vua thì nhiều vô kể. Cuốn sách Một chiến dịch ở Bắc Kỳ (Omega và NXB Đà Nẵng ấn hành), kể: “Tự Đức có một trăm lẻ tư bà phi tần. Phi tần được chia làm chín bậc, mỗi bậc có một danh xưng khác; họ ăn mặc và hưởng bổng lộc theo quy định của triều đình tùy vào thứ bậc của họ. Bổng lộc này không đáng kể lắm: Hoàng hậu mỗi năm nhận một nghìn xâu tiền, tương đương khoảng 800 franc, cùng hai trăm năm mươi đấu gạo màu, năm mươi đấu gạo trắng và sáu mươi súc lụa để may xiêm y; các bà nhất giai phi thì chỉ có năm trăm xâu tiền, hai trăm lẻ năm đấu gạo màu, bốn mươi lăm đấu gạo trắng và bốn mươi tám súc lụa; các bà cửu giai tài nhân thì chỉ được nhận phần lương bổng ít ỏi gồm năm mươi ba xâu tiền, một trăm tám mươi đấu gạo màu, năm mươi sáu đấu gạo trắng và mười hai súc lụa”.

      
                Một trong các cửa sơn son ở hậu cung triều đình Huế
                Ảnh: Charles – Édouard Hocquard

Thứ Ba, 28 tháng 7, 2020

VỊ TƯỚNG KHIẾN GIẶC KHIẾP SỢ NGAY TẠI SÀO HUYỆT CỦA CHÚNG: HIỂN HÁCH MUÔN ĐỜI PHÁ “TỐNG BÌNH CHIÊM” - Trần Đình Ba

Nước Việt có người họ Lý, đã cầm quân là tất thắng lợi, đã trị nước thì dân được yên, danh lẫy lừng thiên hạ, tiếng vang khắp xa gần.


DÒNG DÕI KIỆT HIỆT

Điểm trong sử nước Nam, có hai người làm tướng mà danh thơm nức tiếng ở triều đại họ sống, dẫu đều là những người tịnh thân. Đó là trường hợp của Thái úy Lý Thường Kiệt thời Lý và Tả quân Lê Văn Duyệt thời Nguyễn.

Thứ Bảy, 25 tháng 7, 2020

MINH OAN CHO GIAI THOẠI “TRUYỆN TÌNH TRẦN KHẮC CHUNG VÀ HUYỀN TRÂN CÔNG CHÚA” - Hoàng Hương Trang




MINH OAN CHO GIAI THOẠI TRUYỆN TÌNH TRẦN KHẮC CHUNG VÀ HUYỀN TRÂN CÔNG CHÚA

Từ xưa đa số người Việt mặc nhiên cho rằng Trần Khắc Chung và Huyền Trân công chúa là một mối tình. Họ kể truyền miệng đời này qua đời khác thành ra vô tình đã “Đóng Đinh” đó là một mối tình như có thực. Chính tôi từ mấy chục năm qua cũng tin như vậy. Cứ cho là trước khi đi làm vợ vua Chiêm Chế Mân, Huyền Trân công chúa đã có ý tình dang díu với Trần Khắc Chung, nên khi Chế Mân chết, vua Trần sai Khắc Chung đi cứu con gái khỏi bị hỏa thiêu chết theo chồng theo phong tục của hoàng gia Chiêm Thành, thì hai người “Tình cũ” lại được “tái hợp”, cuộc cứu hộ công chúa thành công và hai người lênh đênh trên biển một thời gian khá dài có đến hàng năm, mới về tới Thăng Long.

Thứ Hai, 20 tháng 7, 2020

ĐÔI ĐIỀU VỀ THÂN THẾ HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG - Tô Như

Sử ta chép Hưng Đạo Đại vương mất tháng 8 năm Canh Tý (1300), nhưng không thấy ghi chép ngài thọ bao nhiêu tuổi. Nghĩa là năm sinh của ngài chưa xác định được.
Các nguồn tư liệu cũng không thống nhất được vấn đề năm sinh này mà đưa ra các suy đoán khác nhau, từ 1225, 1226... đến 1232 và thậm chí còn cho rằng ông sinh sau năm 1237 (thời điểm Thuận Thiên công chúa vợ của Trần Liễu bị ép gả cho Trần Thái Tông). Phần đa số thì cho rằng Trần Hưng Đạo sinh năm 1232, dựa trên năm sinh của Trần Tung (được cho là anh trai ông) là 1230.
Để khoanh vùng vấn đề này, chúng ta cần xem xét mối tương quan với một số nhân vật như Trần Liễu, Trần Tung, Thuận Thiên công chúa... và một vài mốc thời gian được ghi chép lại trong sử.



ĐÔI ĐIỀU VỀ THÂN THẾ HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG

Vấn đề này tương đối rõ ràng, nhưng vẫn nhiều người còn nhầm lẫn mà cho rằng Trần Quốc Tuấn là con của Thuận Thiên công chúa khi bà còn là vợ của Trần Liễu.
Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Kỷ Hợi (1299) mùa Xuân, tháng 4, ngày 12, xuống chiếu cấm chữ húy của Khâm Minh Đại vương và Thiện Đạo quốc mẫu (Khâm Minh tên húy là Liễu, Thiện Đạo tên húy là Nguyệt; Thiện Đạo là phu nhân của Liễu) khi làm văn không được dùng. Các chữ Ngụy, Thấp, Nam, Càn, Tô, Tuấn, Anh, Tảng khi làm văn phải viết bớt nét. Nhà Trần kiêng tên húy họ ngoại bắt đầu từ đây”.

Thứ Tư, 15 tháng 7, 2020

HOÀNG TỬ LƯỠNG QUỐC PHÒ MÃ TRẦN HÚC, MỘT KẺ CÕNG RẮN CẮN GÀ NHÀ - Tô Như


        Tranh vẽ tình cảnh loạn lạc cuối thời Trần (Tranh có tính chất minh họa cho bài).              Nguồn: Sưu tầm


HOÀNG TỬ LƯỠNG QUỐC PHÒ MÃ TRẦN HÚC, MỘT KẺ CÕNG RẮN CẮN GÀ NHÀ

Trong gần 200 năm, nhà Trần liên tiếp nảy ra mấy người như Trần Di Ái, Trần Ích Tắc, Trần Thiêm Bình (mạo xưng là cháu Trần Thánh Tông) muốn mượn sức triều đình phương Bắc để về làm vua nước ta.
Ở cuối nhà Trần lại nảy ra một người đặc biệt hơn hết, muốn mượn sức Chiêm Thành để về làm vua ĐạiViệt. Đó là Ngự Câu Vương Trần Húc.