BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Ba, 18 tháng 5, 2021

KHI TA HÔN NHAU - Thơ Như Nguyệt, nhạc Nguyễn Tuấn, ca sĩ Thảo Quyên


  

   
KHI ANH HÔN EM
 
Khi anh hôn em đèn mờ huyền ảo
Ngất ngây ngây ngất, hồn em chao đảo
Em đã không ngờ, chẳng thể nào ngờ
Nụ hôn đầu đời tuyệt đến thế sao?
 
Khi anh hôn em nhạc tấu lao xao
Sóng biển rì rào, chơi vơi chới với
Tình vừa chớm nở nên tình còn mới
Môi em hồng mơ hé mở gọi mời
 
Khi anh hôn em dưới ánh mặt trời
Cành lá xạc xào, hoa lay trước gió
Ngọt mật nụ hôn, êm êm thảm cỏ
Quên hết loài người, chỉ có hai ta
 
Khi ta hôn nhau… lấp lánh tinh cầu
Ôi quá nhiệm mầu, vạn vạn vì sao
Hái tặng cho em ngôi sao sáng nhất
Anh âu yếm nhìn, hạnh phúc xiết bao!
Khi anh hôn em, khi anh hôn em!
Nhắm mắt buông thả, em quên, quên hết!
Chỉ biết có anh, chỉ biết có anh
Cảm xúc tràn đầy, lênh đênh sóng sánh
 
Em muốn thời gian, không gian ngừng lại
Giây phút thần tiên kéo dài mãi mãi...
 
                         Quách Như Nguyệt
                            Feb. 10. 2021


      

Thơ: Như Nguyệt.
Nhạc: Nguyễn Tuấn.
Hòa âm: Đỗ Hải
Ca sĩ: Thảo Quyên

GẶP BÀ THỤC OANH, NHỚ THI TÀI VŨ HOÀNG CHƯƠNG - Hoàng Quốc Hải



Tôi được gặp bà góa phụ Vũ Hoàng Chương, tức bà Thục Oanh, ở nhà ông Trần Mai Châu, nơi đường Tự Đức cũ. Nhà ở xế ngôi trường Trần Văn Ơn vài chục mét.
 

VÕ VĂN HOA: NGƯỜI QUẢNG TRỊ RA ĐI CẤT TIẾNG HÁT YÊU ĐỜI - Đinh Hoa Lư

Thưa bạn đọc!
Tựa đề “Văn Hoa: Người Quảng Trị Ra Đi Cất Tiếng Hát Yêu Đời” được Đinh Hoa Lư viết lúc người cậu còn sinh tiền; nay người đã khuất bóng xin sửa lại tựa đề “Văn Hoa: Người Nghệ Sĩ Đất Quảng Trị Nay Đã Ra Đi”
 

Cậu Võ Văn Hoa

Qua cái dáng ốm, đen, khắc khổ của ông, không ai ngờ bên trong ông tràn trề một tâm hồn văn nghệ. Non ba mươi năm, người bên Thác Trị An không ai lạ gì người nghệ sĩ đó. Với khả năng điều khiển chương trình của một MC trong đám cưới hay lễ hội, ông còn có khả năng trang trí rất đẹp mắt. Chưa kể đến chữ viết của ông; rất đẹp, những hàng nghiêng nghiêng, fantasie, bay bướm vô cùng.
 

Thứ Hai, 17 tháng 5, 2021

BẮC NINH THI THOẠI (KỲ 3) – Nguyễn Khôi

Bắc Ninh thi thoại của Nguyễn Khôi (Đình Bảng) đã tái bản nhiều lần ở Việt Nam, độc giả trong và ngoài nước đánh giá cao giá trị nghệ thuật của tác phẩm này. Xin trích một số chương giới thiệu cùng bạn đọc.




Bài Thứ 7.
 
Hoàng giáp Trần Danh Án (1754-1794) người làng Bảo Triện (Bắc Ninh) một cựu thần danh tiếng đời Lê Chiêu Thống, ông có tác phẩm Liễu Am thi tập.
 
Ông là người khăng khăng giữ quan niệm “cô trung”, mặc dù cũng linh cảm được cái triều đại mà mình tôn thờ đã mất vai trò lịch sử. Đó là chuỗi mâu thuẫn trong tư tưởng được chuyển hoá thành nguồn thi hứng bi thiết:
 
Ngày mới sắp tới gần, ngày cũ sắp qua
Ngày mới cười vui, người cũ khóc
                                      (Trừ tịch)
 
Con bướm không biết rằng hoa đã rụng
Lòng ai còn quyến luyến cánh hoa
                                     (Đại Diện)
 

NHẤM NHÁP ỐC RUỐC MÀ MÊ MÀ GHIỀN - Nguyễn Nhật Ánh

Nhiều người Sài Gòn không biết ốc ruốc là ốc gì, vì loại ốc này không có trong thực đơn ở các quán ốc Sài Gòn. Đơn giản vì đây là thứ ốc không ai bán ngoài quán: quán bị choán chỗ mà tiền bạc thu về chẳng bao nhiêu.
 

Đang mùa ốc ruốc ở xứ biển miền Trung, hình ảnh chén ốc, gai ma dương lể ốc... quen thuộc với rất nhiều người - Ảnh: ĐÔNG PHƯƠNG
 
 
Cũng không ai vô quán mua vài lon ốc ruốc ngồi lể từ trưa đến tối, dù thực khách đó con ông Nguyễn Văn Rảnh hay cháu bà Phạm Thị Ngồi Không.
 
Ốc ruốc là thứ ốc người bán bán ngoài chợ, người mua mua về nhà. Mua về, bày rổ ốc ra giường hoặc bày dưới nền nhà (tôi chưa từng thấy ai ăn ốc ruốc trên bàn) rồi ngồi xếp bằng (đôi khi... ngồi chàng hảng) vừa lể ốc vừa râm ran chuyện gẫu thì mới thật là sướng khoái.
 
Ngoài trời lúc đó có thêm màn mưa bụi lắc rắc khiến không khí lành lạnh nữa thì tuyệt vời.
 

KHI EM ĐẾN TÌM TÔI – Thơ Phan Khâm, nhạc Trần Đại Bản


                    
                                    Nhà thơ Phan Khâm


PHAN KHÂM
 
Sinh năm 1942 tại Quảng Trị
Du học Hoa Kỳ năm 1970
Định cư tại Hoa Kỳ năm 1991.
Trong ban chủ biên Cơ Sở Văn Học Cỏ Thơm từ 1995.

 *

Tác phẩm đã xuất bản:
- Thi tập Bên Dòng Thạch Hãn do Cơ sở Văn Học Cỏ Thơm xuất bản năm 2002.
- Góp mặt trong Cụm Hoa Tình Yêu Thi tập (Flower of Love- Fleurs d’Amour) do Vietnamese International Poetry Society xuất bản năm 1992.
- Góp mặt trong Lưu Dân Thi Thoại bút luận 25 năm thơ Việt hải ngoại do Cơ Sở Thi Văn Cội Nguồn xuất bản tại California năm 2003.
- Góp mặt trong Thi tập Hòai Cảm (Thơ Đường Luật xướng họa) do Cơ Sở Văn Học Cỏ Thơm xuất bản năm 2003.
- Góp mặt trong Một Phần Tư Thế Kỷ Thi Ca Hải Ngoại tập 5 do Nhóm Văn Hóa Việt Pháp xuất bản tại Paris năm 2005.
- Thi tập Dòng Sông Thao Thức do Cơ Sở Văn Học Cỏ Thơm xuất bản năm 2007.
- Thi tập Một Trăm Lẽ Một Tỏ Bày tác giả phát hành năm 2008
- CD, DVD Ước Mơ và Mùa Cổ Tích: 
Thơ phổ nhạc với các Nhạc sĩ Nhật Bằng, Huy Lãm, Nguyễn Tuấn, Hồ Bảng, Nguyễn Hữu Tân, Phan Anh Dũng, Nguyễn Tất Vịnh, Nguyễn Túc  Nguyễn Mạnh Bích, Vĩnh Điện, Hoàng Cung Fa, Đỗ Hồng Anh.   


KHI EM ĐẾN TÌM TÔI

Thơ: Phan Khâm
Nhạc: Trần Đại Bản
Tiếng hát: Đông Nguyên
 

        

ĐỌC “MỘT HÔM CHỢT NHỚ SÀI GÒN”, THƠ TRẦN HOÀNG VY - Châu Thạch


  
                      Nhà thơ Trần Hoàng Vy

 
MỘT HÔM CHỢT NHỚ SÀI GÒN
 
Một hôm chợt nhớ... con đường
Năm xưa, trưa nắng tan trường em đi
Giòn vang tiếng guốc xuân thì
Áo bay cánh trắng nhu mì nón che
 
Một hôm chợt nhớ vỉa hè
Bột chiên, bò bía, chén chè, ly kem...
Là khi tôi chợt nhớ em
Bộ phim rạp Rex, Eden... đượm tình!
 
Con đường với hàng me xinh
Một trưa bất chợt ve thình lình vang
Nụ hôn vội vội, vàng vàng
Ghế công viên, phút mơ màng chợt qua?
 
Nhớ Sài Gòn, Lambretta...
Tiếng xe quyện khói đường ra Bạch Đằng
Hàng Xanh, cư xá mưa giăng
Nhớ Sài Gòn, Thảo cầm viên... chung dù
 
Phố Bonard, đường Nguyễn Du
Hàng hiên thư viện, tiếng gù chim câu
Dìu nhau ý hợp tâm đầu
Sài Gòn hò hẹn, lâu lâu Bến Thành...
 
Nhớ đêm đèn đỏ, đèn xanh
Đêm màu hồng ước ta thành phu thê?
Rước dâu xe ngựa Thị Nghè
Qua Văn Khoa chợt lòng nghe mơ màng
 
Sài Gòn thuở bước lang thang
Trót thương gác trọ đêm vàng vọt đau
Lăn theo từng giọt mưa mau
Trên tay chiếc lá mùa sau biết còn?
 
Một hôm chợt nhớ Sài Gòn
Sài Gòn... đi mất chỉ còn mùi hương?...
 
                           Tháng tư, Sài Gòn
                          TRẦN HOÀNG VY
 
 *

Nhà bình thơ Châu Thạch


ĐỌC “MỘT HÔM CHỢT NHỚ SÀI GÒN” THƠ TRẦN HOÀNG VY 
                                                                             Châu Thạch
 
Chỉ cần đọc “Một Hôm Chợt Nhớ Sài Gòn” thì những cảm xúc dâng tràn trong tâm hồn tôi rồi. Tựa đề bài thơ đã là môt câu thơ bình dị, nhưng hiên hữu ngay trong tôi cả một khung trời yêu thương dẫy đầy kỷ niệm. “Sài Gòn ơi, ta nhớ người trong cuộc đời!”

VƯỜN TUI VỚI THẰNG BÙ NHÌN – Đinh Hoa Lư


Tác giả Đinh Hoa Lư
 
Bạn đọc thân mến,
Gia đình Hai Lúa qua Mỹ hơn hai mươi năm rồi thế mà Lúa tui vẫn không quên cái tính "rẫy vườn" của mình. Cái tính đó là cái chi thưa các bạn?  Đó là những hành động không khác chi Hai Lúa chính hiệu tại VN vậy.
 
Chuyện như vầy:
 
Vườn sau của Lúa tui có trồng một mớ cải cay. Năm đó Lúa quyết phải có giống hột cải để làm cho vụ sau. Chuyện hột giống nghe qua chẳng có chi là lạ? Mười mấy năm lăn mình với đời nương rẫy bên nhà đủ cho Lúa tui có 'chút chút' kinh nghiệm.


Chim hummingbird xám
 
Nhưng thưa các bạn Lúa có nỗi khổ là phải chống trả tìm cách chống chọi với sự phá phách của bầy chim tại xứ Cao Bồi này? Trước hết Lúa xin kể bạn đọc nghe về những con hummingbird hay người ta còn gọi là "chim ruồi". Chim ruồi hay chim ong trong sách vở nhưng ở đây người ta quen gọi là hummingbird. Thứ chim này, chúng nhỏ hơn chim sâu bên mình, nhưng 'anh chàng' này có cái độc đáo mà chim sâu bên nhà cũng 'chào thua'. Chim ruồi là loại ưa 'mổ' hột cải nhất. Ô la la, cái mỏ dài, nhọn hoắc của chúng lựa hột nào là chắc ăn hột đó. Nó không mổ tứ tung, lại nhắm vào nhánh hột nào vàng chín mà thôi. Những hạt cải vừa chín tới nếu không 'đấu tranh sinh tồn' với loài chim này thì xem như thua luôn, mất giống?!
 

MÙA HẠ BẮT ĐẦU – Thơ Tịnh Bình


  


MÙA HẠ BẮT ĐẦU
 
Khi những bầy mưa sầm sập đến và đi
Cọng gió run run hơi thở gấp
Ở đâu đó mùa hạ đã bắt đầu...
 
Ngày dậy sớm như thể chờ đợi điều gì
Trong góc tối đã kịp loang vệt sáng
Màu mặt trời nhưng nhức
Bầy chim câu ồn ã gọi nhau trước ban mai rực rỡ
Vang lên lời ca trầm buồn chợt trở nên phù phiếm...
 
Mùa hạ bắt đầu
Đừng đánh thức lũ hoa loa kèn
chưa kịp sinh sôi
Ta ngoái lại phía cuối con đường
Mọc lên chi chít giọt sương mai
Lặng lẽ ánh nhìn tan vào xa ngái...
 
                                                         TỊNH BÌNH
                                                          (Tây Ninh)

Chủ Nhật, 16 tháng 5, 2021

DÒNG THƠ BÚT TRE - Nguyễn Khánh Văn, Nguyễn Ngọc Bảo, Huy Phương



Tiểu sử:

Nhà thơ Bút Tre tên thật là Ðặng văn Ðáng. Sinh ngày 23.8.1911 tại Sông Thao, Vĩnh Phú. Mất ngày 18.5.1987 tại Vĩnh Phú.
Bút hiệu khác: Lục Y Lang, Chàng áo xanh.
Tác phẩm tiêu biểu: Thơ Bút Tre.

Mục Lục:

- Viết về thơ Bút Tre: Nhận xét về thơ Bút Tre – Nguyễn Khánh Văn; Thử theo dõi dòng thơ Bút Tre – Nguyễn Ngọc Bảo; Thơ Bút Tre : Hiện tượng và trào lưu – Huy Phương
- Đọc thơ Bút Tre: Những câu thơ sau cùng của Bút Tre.



Thứ Bảy, 15 tháng 5, 2021

HƯƠNG TOẢ ĐƯA NGƯỜI – Đinh Quang Tuyết



Chỉ còn mấy tiếng đồng hồ nữa, ở quê nhà tít mù kia Xuân Thu và các cháu sẽ đưa anh rời căn nhà thân yêu của cõi tạm, để về miền miên viễn mịt mờ hương khói. Nơi ấy là nơi bình yên của kiếp người. Buông tay là hết, không còn trăn trở muộn phiền phải không anh? Hai anh em mình đã có biết bao kỷ niệm của một thời khốn khó để mà thương nhớ. Đến giờ phút biệt ly lòng buồn và xúc động vô cùng. Muốn khóc nhưng không thể khóc, lòng lại càng xót xa bởi sinh tử vô thường, hợp tan rồi tan hợp. Đời người bươn chãi hơn thua, cuối cùng cũng ra đi với hai bàn tay trắng.

CHÙM THƠ “DÒNG SÔNG...” CỦA LÊ VĂN TRUNG


  


DÒNG SÔNG
 
Dòng sông xưa Chảy về đâu
Mà đau cả vạn nhịp cầu trong tôi
Sông tôi Từ buổi Xa người
Còn xao xác chuyện lỡ bồi trăm năm
 
Dòng sông nào của lãng quên
Dòng sông nào của gập ghềnh bể dâu
Chảy qua tôi Những nhịp sầu
Chảy về đâu? Chảy về đâu? Cuộc người!
 
Qua em là nỗi ngậm ngùi
Qua tôi là những đầy vơi buốt lòng
                           

HAI CÂU CA DAO VỀ MẸ - Nguyên Lạc




Nhân ngày Mother's Day, tìm tài liệu viết về Mẹ tình cờ tôi tìm gặp hai câu ca dao này trên web:
 
Mẹ già như chuối chín cây
Gió lay mẹ rụng, con rày mồ côi
 
Thật ra thì hai câu này được rút gọn từ bài ca dao dân gian về mẹ sau đây:
 
Mẹ già như chuối ba hương
Như xôi nếp mật, như đường mía lau
Đường mía lau càng lâu càng ngát
Cơm nếp mật ngào ngạt hương say
Ba hương lây lất tháng ngày
Gió đưa mẹ rụng, con rày mồ côi
Mẹ già như áng mây trôi
Như sương trên cỏ, như lời hát ru
Lời hát ru vi vu trong gió
Sương trên cỏ khó vỡ dễ tan
Mây trôi lãng đãng trên ngàn
Gió đưa tan, hợp, hợp, tan, nao lòng.
                             (Ca dao dân gian)
 

CON ÔN DỊCH – Thơ Lê Phước Sinh


  


CON ÔN DỊCH
 
Dường như tất cả Đứng Phim
Trời trồng.
kể cả lạc quan Tình Yêu
Bông Hồng cũng chuyển gene Bông Trắng.
Báo in báo mạng
ì ầm một thời câu khách
vòng trên vòng dưới
đành thua cuộc
giảm số định kỳ
tệ hơn phải đình bản chẳng hẹn ngày tái ngộ.
Virus cầu gai
lên ngôi quảng cáo thời trang
che mũi bịt miệng sợ hắt xì
Nhà Thơ cạn nguồn cảm hứng
Nhà Văn khô khan ý tưởng
về vườn
đành viết vớ vẩn khuyết tật
lập bập
Con Covid chạy quanh
chơi trò quay số...
 
                                              Lê Phước Sinh

Thứ Sáu, 14 tháng 5, 2021

ĐỌC “BIỆT TAM THANH” THƠ LÊ GIAO VĂN – Châu Thạch


  
           Nhà thơ Lê Giao Văn

 
BIỆT TAM THANH
 
Bài 1
 
Anh trải thế tình qua thế sự
Dòng sông Vĩnh Định đục hay trong...?
Cố quận - quê người đều đất trích
Chỉ có quê thơ sống tận lòng
 
Cùng một bào thai, hai thế kỷ
Bể dâu gởi trả cuộc Nam hành
Bao nhiêu Từ Thứ, bao Từ Hải...
Anh bạn của huynh - em bạn anh !
 
Lòng đất anh về tìm sao Đẩu
Sao Khuê em lặng ngắm qua mành
Giấy úa, còn nguyên hình nét bút
Đường trần thao thức nhớ Tam Thanh.
 
 
BIỆT TAM THANH
 
Bài 2.
 
Chiếu thơ điểm lại biệt Tam Thanh
Cõi mộng riêng anh bước độc hành
Dâu bể không sờn khi sóng lớn
Tang bồng chẳng thẹn với ngày xanh
Tứ thơ bay bổng toan dừng lại
Sự nghiệp cao sang cũng phải đành
Nằm lại Vũng Tàu nghe biển hát
Ngàn thu bên Chúa giấc mơ lành.
 
                                Lê Giao Văn  
 
*

Nhà bình thơ Châu Thạch

 
ĐỌC “BIỆT TAM THANH” THƠ LÊ GIAO VĂN
                                                                  Châu Thạch
 
(Khóc bạn thơ hay hơn khóc bạn tình)
 
Nhà thơ Tam Thanh, tên thật Nguyễn Tiềm, sanh 1929, quê Thanh Lê - Quảng Trị, mất 2011. Nhà thơ Lê Giao Văn quê Quảng Nam, hiện sông tại Bà Rịa-Vũng Tàu, tiễn bạn thơ của mình bằng hai bài thơ “Biệt Tam Thanh”, bài thứ nhất là Thơ Mới, bài thư hai là thơ Đường luật. Cả hai bài thơ không có nước mắt, vì hình như nước mắt đã hóa thành hơi, bay lên vùng sao Đẩu sao Khuê.

TIẾNG VE – Thơ Trần Mai Ngân

                                     
 

 
TIẾNG VE
 
Con Ve cũ tôi đã chôn mấy bận
Bỗng trở mình trỗi dậy khúc hè sang
Cánh mỏng cong vang mãi khúc hoang mang
Dòng sông ngược ngày xưa về chỗ cũ...
 
Tôi gặp lại buổi chiều kia hò hẹn
Ở nơi này - gió vướng tóc trên tai
Đôi mắt nâu đăm đắm cứ như say
Chiều thật vội đi qua nơi mình đứng...
 
Thôi về đi tiếng ngân nga đưa tiễn
Con Ve sầu bởi lỗi tại chúng ta
Cười hay khóc cũng phải... một dáng hoa
Làm sao biết khi đi về nơi ấy!
 
                                        Trần Mai Ngân

NHỚ "NGÀY THẦY CÔ GIÁO" NƠI CHỐN THÔN NGHÈO – Đinh Hoa Lư


Trường quê Sơn Mỹ, Hàm Tân, Thuận Hải 1984
 
 
NGÀY ĐÓ trên một vùng quê nghèo, tạm gọi là vùng KINH TẾ, tôi khó quên được cảm xúc khi nhìn các em học trò nơi đây đón Tết Thầy Cô. Ngoài cha mẹ ở nhà, học trò ngày đó rất yêu quý thầy cô do người viết tin rằng hạnh phúc lớn nhất của lớp trẻ vùng thôn nghèo ngày đó là đi học.
 
Tới trường là niềm sung sướng nhất cho các em này. Rẫy rừng, miếng cơm độn sắn, cái áo chẳng lành trong mười hai tháng của một năm dài, ngoại trừ năm ba ngày tết. Chúng mừng vui với lớp bạn quê tại trường. Chúng sung sướng để được ngồi cùng nhau dưới những dãy bàn xiêu vẹo để được thấy cô và thầy những lớp người khác với cha mẹ chúng... chân lấm tay bùn.

Thứ Năm, 13 tháng 5, 2021

THẰNG BÁN TƠ KIA GIỞ GIÓI RA – Bùi Bảo Trúc

Nhà báo Bùi Bảo Trúc sinh năm 1944 tại làng Trình Phổ, tỉnh Thái Bình. Đi học ở tỉnh Hải Phòng năm 1952, sau lại dời lên Hà Nội vào năm 1953 để theo học Tiểu học tại trường Lý Thường Kiệt nằm ở phố Sinh Từ. Thời gian này ông cư ngụ ở ngõ Yên Sơn, đối diện với Chùa Bà Ngô, là một ngôi chùa nhỏ kế cận Văn Miếu, tức Quốc Tử Giám, Hà Nội. Ông thường nói ông đã từng có tuổi thơ vui đùa chạy nhẩy trong Văn Miếu với những cây muỗm cây xoài rậm rạp và những con rùa đội bia tiến sĩ ở nơi này.
 
Năm 1954 ông di cư theo gia đình vào Nam, theo học nốt chương trình bậc Tiểu học ở trường Nguyễn Tri Phương, Sài Gòn, sau đó tiếp tục bậc Trung học ở trường Chu Văn An và tốt nghiệp Tú tài Toàn phần, Ban C năm 1963.
 
Sau đó ông du học ở Tân Tây Lan (New Zealand) và trở về nước năm 1965 để dạy Anh ngữ ở Hội Việt Mỹ và trường London School của giáo sư Nguyễn Ngọc Linh.
Năm 1974, ông làm việc tại Tòa Đại Sứ Việt Nam ở Anh Quốc, và sau biến cố tháng 4-1975, ông qua Canada vào tháng 6 cùng năm.
Năm 1977 ông làm việc cho đài VOA ở Hoa Thịnh Đốn cho đến năm 2001 thì nghỉ hưu. Tuy nhiên ông vẫn tiếp tục viết loạt bài "Thư Gửi Bạn Ta" cho nhiều báo, được rất đông độc giả tán thưởng.
 
Ông cũng cộng tác với đài Little Saigon Radio, Hồn Việt TV trong hai chương trình "Ngày Này Năm Xưa", "Chào Hoàng Hôn mỗi ngày", và "Anh Ngữ Trong Đời Sống hằng tuần".
 
Sau vài tháng trở bệnh, ông từ giã cõi trần hồi 11:45 pm hôm 16-12-2016 tại Fountain Valley, California.


Nhà báo Bùi Bảo Trúc


Cách đây mấy năm, trong cuộc thi Ai Là Triệu Phú của đài truyền hình VTV3 Hà Nội, một giảng viên trường Ðại Học Sư Phạm, cô Nguyễn Thị Tâm 27 tuổi, khi trả lời một câu hỏi liên quan đến văn học Việt Nam, đã cho biết cô chưa hề nghe nói tới Tự Lực Văn Ðoàn bao giờ và nói rằng theo cô, có thể đó là tên một gánh cải lương mặc dù có hai chữ văn đoàn ở cuối. Rồi cô giảng viên đại học này khẳng định Nhất Linh là một nghệ sĩ cải lương, còn các ông Hoàng Ðạo, Thạch Lam và Khái Hưng thì cô không rõ có phải là nghệ sĩ cải lương như Nhất Linh hay không.
 

VỊNH ĐÁ BA CHỒNG – Kha Tiệm Ly cùng quý thi hữu


  

 
VỊNH ĐÁ BA CHỒNG
 
Chẳng là Tô Thị, chẳng Nam Xương
Một dạ trung trinh mới lạ thường
Bốn tiết gió mưa gìn tứ đức
Ba tầng son sắt vẹn tam cương
Ngàn thu gió lộng bền gan đá
Năm lớp mây che vững mối giường
Sừng sững ngang trời, cao khí tiết
“Ba chồng”, ai bịa nghĩ mà thương!
 
                                  Kha Tiệm Ly

HỌA:


VỊNH ĐÁ BA CHỒNG
 
Thân đá ngàn đời chẳng thịt xương
Trơ gan tuế nguyệt lẽ phi thường
Cheo leo bốn cõi gìn non nước
Sừng sững một vùng giữ lãnh cương
Mây trắng ngang trời kê tựa gối
Cỏ hoa dưới đất phủ nên giường
"Ba Chồng'' nào thấy đành cam chịu!
Tiếng xấu miệng nguời có xót thương?
 
                                              Nhã My
                                       2/1994