BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Năm, 3 tháng 1, 2019

SINH NHẬT THI HÀO NGUYỄN DU - Nguyên Lạc





     SINH NHẬT THI HÀO NGUYỄN DU

Hôm nay ngày 3 tháng 1 là ngày sinh của thi hào Nguyễn Du (1766).
Để tưởng niệm ngài, Nguyên Lạc tôi post lại vài bài thơ ngắn chữ Hán của ông và bản phóng dịch

I. SƠ LƯỢC TIỂU SỬ NGUYỄN DU
Sinh: 3 tháng 1, 1766, Bích Câu, Thăng Long.
Mất: 16 tháng 9, 1820 (54 tuổi) Huế.
Bút danh: Tố Như, Thanh Hiên, Hồng Sơn lạp hộ, Nam Hải điếu đồ.
Nguyễn Du đã để lại một di sản văn chương đồ sộ với những tác phẩm kiệt xuất, ở thể loại nào ông cũng đạt được sự hoàn thiện ở trình độ cổ điển.
Thơ chữ Hán: Nguyễn Du có 3 tập thơ: Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, và Bắc hành tạp lục.
Thơ chữ Nôm: Nguyễn Du có hai kiệt tác Truyện Kiều (Đoạn trường tân thanh) gồm 3254 câu thơ lục bát và Văn tế thập loại chúng sinh gồm 184 câu viết theo thể song thất lục bát.

MƠ ƯỚC TẬT NGUYỀN - Thơ Kha Tiệm Ly


        
                               Nhà thơ Kha Tiệm Ly


MƠ ƯỚC TẬT NGUYỀN

Những niềm đau bất chợt
Thường len lén vào đời
Giọt buồn nào em rớt
Giọt lệ nào ta rơi?

Dù biết là ảo mộng,
Dù ai nhớ, ai quên.
Dù biết là vô vọng
Ta vẫn mãi đi tìm!

Chén tình nào thơm ngát
Em dành riêng cho ai
Chén tình nào chua chát
Ta chìm trong cơn say!

Được chút tình ngây ngất,
Để làm duyên với đời.
Em nỡ vò tan nát,
Làm đau trái tim côi!

Giấu lệ buồn thổn thức
Chôn ước mơ tật nguyền.
Cả khung trời kí ức
Rơi vào trong đêm đen!

              Kha Tiệm Ly

QUẺ DỊCH: CÁCH LẬP VÀ GIẢI ĐOÁN (tt) - Nguyên Lạc


          

              QUẺ DỊCH: CÁCH LẬP VÀ GIẢI ĐOÁN (tt)
                                             (Bài 4)
                                                                        Nguyên Lạc  

C. GIẢI ĐOÁN QUẺ

"Quẻ vạch đã lập, liền có lành dữ vì là Âm Dương đi lại giao thác ở trong. Thời của nó thì có tiêu đi, lớn lên khác nhau: cái lớn lên là chủ, cái tiêu đi là khách; việc của nó hoặc có nên chăng khác nhau, cái nên là thiện, cái chăng là ác. Theo chỗ chủ khách thiện ác mà phân biệt thì sự lành, dữ sẽ rõ. Vì vậy nói rằng: Tám Quẻ định sự lành dữ. Sự lành dữ đã quyết định không sai, thì dùng nó để dựng các việc, nghiệp lớn sẽ từ đó sinh ra. Đó là thánh nhân làm ra Kinh Dịch, dạy dân xem bói, để mở cái ngu của thiên hạ, để định cái chí của thiên hạ, để làm nên các việc của thiên hạ, là thế. Có điều từ Phục Hy về trước chỉ có sáu vạch, chưa có văn tự truyền được; rồi đến Văn vương Chu công mới đèo thêm lời, cho nên nói rằng: “Thánh nhân đặt quái xem Tượng, đèo Lời vào để tỏ lành dữ”. Khi Quẻ chưa vạch, nhân xem pháp tượng tự nhiên của trời đất mà vạch ra; đến lúc Quẻ đã vạch rồi, thì quẻ nào riêng có Tượng của quẻ ấy. Tượng nghĩa là có chỗ giống giống, cho nên thánh nhân mới theo tượng đó mà đặt ra tên. Văn vương
coi hình tượng của quái thể mà làm Thoán từ. Chu công coi sự biến đổi của quái hào, mà làm Hào từ, cái Tượng của sự lành dữ lại càng rõ rệt." (Ngô Tất Tố)

NHÀ THƠ NGUYỄN BÍNH VÀ “TỈNH GIẤC CHIÊM BAO” – Nguyễn Ước

Nguồn:
http://www.hocxa.com/VanHoc/VnsCs/NB_NguyenUoc_NhaThoNguyenBinhvaTinhGiacChiemBao.php

               
           


 NHÀ THƠ NGUYỄN BÍNH VÀ “TỈNH GIẤC CHIÊM BAO” 
                                                                                     Nguyễn Ước

 I. Cuộc Đời Của Nguyễn Bính

Nguyễn Bính là bút danh của Nguyễn Trọng Bính. Ông sinh năm 1918 (khoảng cuối mùa xuân đầu mùa hạ năm Mậu Ngọ) tại xóm Trạm, thôn Thiện Vịnh, xã Đông Đội (nay là xã Cộng Hòa), huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.
Gia đình ông thuộc loại nhà nho thanh bần, sinh sống tại vùng đất nổi tiếng đồng chua nước mặn. Thân phụ là cụ Nguyễn Đạo Bình (thường gọi Ông Cả Biền) làm nghề dạy học, tính tình điềm đạm, hiền lành, trọng chữ nghĩa hơn của cải vật chất. Thân mẫu là cụ bà Bùi Thị Miện, đức hạnh và xinh đẹp, thuộc một gia đình khá giả và có lòng yêu nước, ở thôn Vân, xã Đông Đội (nay là xã Minh Tân), cùng huyện. Bà sinh cho chồng được ba người con trai là Trúc Đường Nguyễn Mạnh Phát, Nguyễn Ngọc Thụ và Nguyễn Trọng Bính. Sau khi sinh Nguyễn Bính được đôi ba tháng, bà ra cầu ao rửa chân thì bị rắn độc cắn, mất lúc 24 tuổi. Mấy năm sau, vì cảnh nhà cô quạnh, thân phụ của Nguyễn Bính tái giá với bà Phạm Thị Duyên, rồi sinh thêm được hai con trai và hai con gái.

Thứ Tư, 2 tháng 1, 2019

THÁNG GIÊNG - ANH... / Thơ Trần Mai Ngân


   
                      Nhà thơ Trần Mai Ngân


THÁNG GIÊNG - ANH...

Tháng Giêng về em gửi tặng anh
Lời nồng nàn hạnh phúc
Nghe trái tim thúc giục
Mình hẹn hò đi anh, nha anh!

Tháng Giêng về trời đẹp rất xanh
Và mùa Xuân từ đó
Để nơi em bắt đầu
Yêu anh như thuở còn thanh tân

Tháng Giêng về lòng những bâng khuâng
Ta sẽ đến từ đâu
Để xua đi khoảng cách
Ùa về anh chung đôi nhịp đập...

Tháng Giêng về yêu đến khôn cùng
Em nói bằng tiếng hôn
Bằng đôi tay trọn vẹn
Tháng Giêng hò hẹn quấn chặt nhau

Như dây trầu đắm đuối thân cau
Để mình mãi bên nhau
Để chênh chao chênh chao
Tháng Giêng... tháng Giêng màu tuyệt đỉnh!

                                            Trần Mai Ngân
                                               01/01/2019

MÀU ÁO NGƯỜI YÊU DẤU - Thơ Quách Như Nguyệt


      
                         Nhà thơ Quách Như Nguyệt


MÀU ÁO NGƯỜI YÊU DẤU

Em mặc áo dài trắng
Tôi thấy cả trời mây
Em ơi trái tim đây
Đưa tặng em đấy nhé

Mặc áo tím hoa cà
Cả một trời mộng mơ
Hai ta ngắm chiều tà
Tím mây chiều... tím quá!

Em mặc áo hoa vàng
Long lanh mầu nắng ấm
Nhớ mầu hoa cúc đậm
Vàng hoàng hậu kiêu sa

Áo lụa em thướt tha
Tóc buông dài óng ả
Nhìn em tim tơi tả
Tôi yêu em vất vả!
Yêu em, tình bao la...

          Như Nguyệt


     

Thơ : Như Nguyệt
Nhạc Lý Kiến Trung
Trình bày: Ca sĩ Cao Huy Thế

     

Thơ : Như Nguyệt
Nhạc Lý Kiến Trung
Trình bày: Ca sĩ Nguyễn Hưng Long

SUY TƯ CHIỀU CUỐI NĂM - Thơ Phạm Ngọc Thái


     phamngocthai
            Nhà thơ Phạm Ngọc Thái


SUY TƯ CHIỀU CUỐI NĂM

Chiều cuối năm ngẫm cả cuộc đời
Cũng là chút phận kiếp người thôi !?
Khổ nhiều... Sướng lắm... Ôi, khổ sướng !
Tình đến, rồi đi - mảng đời trôi...

Ta tính xem ta được những gì ?
Dựng cả tòa đài nghiệp ca thi...
Xế chiều còn vướng vòng nhi nữ
Nửa lòng thì chán, nửa lòng si

Đã tưởng rằng đây bóng tri âm
Nâng niu cất giữ ở trong lòng
Ai ngờ cũng chỉ bèo hoang cả
Nửa tình muốn phá, nửa tình mong

Chiều cuối năm ngẫm cả cuộc đời ?
Tiền tài, danh vọng thỏa mãn rồi
Có cả đất trời cùng nhân thế
Tham làm gì nữa, hỡi người ơi ?

Tôi khóc cho tôi ! Đáng lẽ cười ?
Vì nàng còn níu mãi chân tôi...
Mai sau hậu thế mà viết sử
Rằng, ta chỉ kém mỗi EM thôi !

                     Phạm Ngọc Thái
                    Chiều 31.12.2018

KHÚC GIAO MÙA - Thơ Nhật Quang


       
                 Nhà thơ Nhật Quang


KHÚC GIAO MÙA

Đêm ru…
chuyển gió sang mùa
Nhẹ như hơi thở
khẽ lùa tháng năm
Tiễn đông
nghinh đón xuân xanh
Lao xao lộc nhú
trên cành xum xuê

Sương mai
đánh thức cơn mê
Long lanh  lá biếc
tràn trề nhựa xuân
Mai, đào
E ấp…bâng khuâng
Trở mình
hấng giọt nắng xuân ngọt ngào
Trời xanh
níu cánh én chao
Dáng xuân tha thướt, dạt dào ý thơ.

                                  Nhật Quang


GỞI TRĂM NĂM MỘT CHÚT TÌNH, ĐÂU CÒN NGHE TIẾNG MẸ XƯA - Thơ Tịnh Đàm


      
         Nhà thơ Tịnh Đàm


GỞI TRĂM NĂM
MỘT CHÚT TÌNH

Em về,
Cho một lần vui
Hanh hao nỗi nhớ
Bùi ngùi niềm thương.
Dáng xưa
Gầy tựa hình sương
Còn bao hương phấn
Vấn vương bước đời !

Nhân gian này
Cõi chơi vơi
Mình dìu nhau nhé
Xa nơi bụi trần  .
Rồi mai
Thắm lại duyên phần
Gởi trăm năm
Chút tình thân...
Tặng người.

30 BÀI THƠ HAY VÀ 70 BÀI THƠ DỞ NHẤT THẾ KỶ XX - Trần Mạnh Hảo

Nguồn:
http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=9806&rb=0101

   

   30 BÀI THƠ HAY VÀ 70 BÀI THƠ DỞ NHẤT THẾ KỶ XX
                                                                                 Trần Mạnh Hảo

Tập sách 100 bài thơ hay nhất thế kỷ XX do Trung tâm Văn hoá Doanh nhân (TTVHDN) và Nhà xuất bản Giáo dục (NXBGD) vừa ấn hành đã bị dư luận trong nước và ngoài nước phản ứng. Theo lời nói đầu của TTVHDN và NXBGD cho tuyển tập này, thì đây là cuộc thi bình chọn các bài thơ hay của thế kỷ XX, diễn ra trong suốt hai năm, có hàng nghìn thí sinh khắp nước và hải ngoại tham gia; cuối cùng, qua “mắt xanh” của ban chung khảo gồm năm vị: nhà thơ Hữu Thỉnh (trưởng ban), nhà thơ Phạm Tiến Duật, nhà thơ Trần Đăng Khoa, giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh và nhà thơ Bằng Việt, mới lọc ra “vàng ròng” là 100 bài thơ hay nhất thế kỷ XX này.

Thứ Hai, 31 tháng 12, 2018

BỞI TẾT LÀ TIẾNG GỌI THIÊNG LIÊNG CỦA SỰ TRỞ VỀ ! - Truyện ngắn của Hồ Thị Thúy An


     


BỞI TẾT LÀ TIẾNG GỌI THIÊNG LIÊNG CỦA SỰ TRỞ VỀ !

Thức dậy vào thời khắc tuyệt đẹp khi ngày mới bắt đầu.Ngày cuối cùng của năm.Bên tai tôi chợt vang vẳng bên tai những câu hát :

"Mùa xuân nói với em điều gì ?
 Mà sao mắt em vui thế..."

Chắc hẳn trong cuộc đời mỗi người, ai cũng có nhiều nẻo đường để đi nhưng có một nơi để quay về là nhà . Với những người đang sống nơi đất khách quê người thì Tết là khoảng thời gian đặc biệt nhất trong năm. Trở về… đó là điều thiêng liêng nhất đối với những người con xa quê. Ở đó, khoảnh khắc trở về hội tụ muôn vàn cung bậc cảm xúc. Những ngày này, có người hối hả hoàn tất công việc, tạm ngưng dời non lấp bể, mọi bon chen nơi đất khách luôn đếm từng ngày trong tiếng gọi thân thương: Trở về... Có những người ngậm ngùi khi phải ăn Tết xa quê với muôn vàn lý do khác nhau song dường như hai tiếng quê hương vẫn luôn trong tiềm thức của họ…

Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2018

SÓNG BẠC ĐẦU - Thơ Lê Văn Trung


        


SÓNG BẠC ĐẦU

Trăm năm chén rượu không đành uống
Ta rót chưa tàn nỗi nhiễu nhương
Ta gọi ta rền vang đáy mộ
Ai về đứng khóc giữa đêm sương

Cố quận ? Mười phương mù cố quận
Mắt mờ muôn dặm bóng tà huy
Có con chim khách ngang đầu ngõ
Gửi một lời đau buổi biệt ly

Ta rót lòng ta đã mỏi mòn
Rượu nghìn năm cũ men chưa tan
Ôi lòng dâu biển hòa trong rượu
Ta rót về đâu hỡi thế gian

Em mãi mù xa trời viễn xứ
Ta con thuyền giạt cuối bờ đau
Dòng rượu đời ta như sóng vỗ
Ta vỗ ngàn năm sóng bạc đầu.

                       Lê Văn Trung            

TÌNH ẢO - Thơ vui của Đặng Xuân Xuyến


        


TÌNH ẢO
(Tặng những cuộc tình qua mạng)

Anh ạ. Thật lòng thích em không?
Thì em đang đến bãi ngô đồng
Em già, em xấu, không như ảnh
Chỉ sợ gặp rồi anh chả thương.

Đấy, bữa hôm xưa, ở Định Tường
Có người thề thốt nặng lòng thương
Thế mà vừa gặp đã cao chạy
Còn rủa em rằng: con ẩm ương.

Vâng, thế nên em muốn tỏ tường
Gặp rồi có xấu cố mà thương
Đành rằng tình ảo không như mộng
Cũng đừng làm tội những triền sông.

Thì hẵng, em vừa ghé bến Đông
Qua đò mới tới bãi ngô đồng
Áo em xanh thẳm màu nước biển
Em nghĩ, gặp em, anh thích liền.

Thì bởi chồng em, gã khùng điên
Suốt ngày lẩn thẩn chuyện thần tiên
Bỏ em vò võ năm canh trắng
Lạnh lẽo cô phòng, đông mấy đông.

Vâng. Đúng là em đã qua sông
Thì em đang ở bãi ngô đồng
Đúng rồi, em đứng bên cây sấu
Gớm. Chả ra chào còn cố trêu!

Cái gì? Mày bảo bà quá xấu?
Mày đứng ở đâu? Nấp ở đâu?
Tiên sư thằng chó! Bà tìm được
Xé xác mày ra chấm muối tiêu!

Hà Nội, 28 tháng 10.2017
ĐẶNG XUÂN XUYẾN

Thứ Bảy, 29 tháng 12, 2018

NGUYỄN GIA THIỀU, HỒN THƠ ẤY CHIẾC PHAO TRÊN CẠN - Trần Mạnh Hảo


      

Chưa bao giờ như hôm nay, nước Việt Nam chúng ta cần một chiếc phao cứu nạn trên cạn ( phao vật chất và cả phao tinh thần) như lúc này, để cứu thoát cả một dân tộc sắp chết đuối trên mặt đất, chết đuối trên cao nguyên, chết đuối trong chính tâm hồn mình, xin đọc bài:

NGUYỄN GIA THIỀU – HỒN THƠ ẤY CHIẾC PHAO TRÊN CẠN

Khi tiếp cận một số tác gia văn học lớn thời phong kiến như Nguyễn Trãi, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Huy Tự, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Xương…hầu như giới nghiên cứu văn học “quy phạm” ở nước ta đều dùng khái niệm “trung đại” (trung cổ) là phạm trù văn hóa khu biệt của phương Tây để làm hệ quy chiếu đo đạc, thậm chí còn làm phương pháp luận tiếp cận nữa.
Chính sự lầm lẫn “lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia” trong phương pháp luận ấy đã dẫn đến những đánh giá khá sai lạc về 9 thế kỷ văn học dân tộc thời phong kiến của ông cha ta. Chúng tôi xin vứt bỏ cái kính chiếu yêu trung cổ – kinh viện lầm lạc kia để nhìn nhận các tác gia văn học thời phong kiến của ta dưới một cái nhìn khác, không phụ thuộc vào những định kiến hay những bùa chú, những công cụ tiếp cận gông cùm lỉnh kỉnh ngoại lai nào. Trước hết, chúng tôi xin đề cập tới một đại tác gia: Nguyễn Gia Thiều.

ÁO VÀNG THU XƯA - Thơ Nhật Quang


     


ÁO VÀNG THU XƯA

Gió thầm thì mang Thu về ngang cửa
Bướm lả lơi say tình cúc vàng mơ
Bóng em qua, áo lụa vàng phơi phới
Nghe hương mùa xao động chạm hồn thơ

Thu bềnh bồng suối tóc huyền nhung thắm
Buông vai mềm là lụa dáng tinh khôi
Như  đắm đuối hồn tôi theo làn gió
Ngây ngất tình, hương thoảng vút lên ngôi

Mùa Thu đi, thẫn thờ bên song vắng
Mơ áo vàng thon thả gót hiên xưa
Tôi ngơ ngác nhìn mây bay lãng đãng
Kỷ niệm đầu còn in dấu trong mưa

Có lẽ nào, dáng Thu giờ quên lối?
Ngõ phố khuya, lạc lõng bước chân về
Áo lụa vàng nhạt phai màu, em hỡi!
Đêm Đông hờn, sương phủ buốt lê thê.

                                      Nhật Quang
                                    

TÂM SỰ GIỮA ĐỜI - Thơ Hạ Thái Trần Quốc Phiệt


   
               (Hình Hiếu và Lan thành hôn ngày 7/12 /1972)


TÂM SỰ GIỮA ĐỜI
(Viết để tặng hai bạn Hiếu và Lan,
đôi bạn quý mến nhất trong đời tôi)

Dấu ấn ngày xuân bạn vẫn còn
ta thì biền biệt bước chân bon
từ khi nhạn lạc vào mây xám
gió dạt xoay nghiêng dậy sóng cồn!

Bạn gởi cho ta những tấm hình
khơi về dĩ vãng một thời danh
bùi ngùi nuối tiếc ngày xưa ấy
bốn sáu năm như gió lướt mành!

Ta từ treo kiếm bên triền núi
ngựa thả rong ngoài cồn bãi hoang
tấm thân ngang dọc thôi dong ruỗi
tím cả tâm can... nỗi đoạn trường!

*
Ngồi đây hoài niệm ngày xưa đó
thấm thía chao ôi! thấm thía đau!
trăng hỡi hôm qua còn sáng tỏ ?
nay buồn mây gió phải rời nhau!...

Cám ơn hai bạn ngàn trân quý
kỷ niệm tưởng như cổ tích rồi...
đã khéo giữ gìn từng mảnh giấy
sợi dây liên kết bạn và tôi...

Ta đã nhiều lần khóc giữa chợ!
tiếc đời nặng nợ - lắm gian nan
nhớ thời gãy gánh tan hàng đó
lắm cái bẽ bàng... đáng thở than!...

*
Nhân thế xưa nay là vốn vậy!
dấu thời gian há dễ phôi pha
khơi kỷ niệm lùi về dĩ vãng
mà nhớ khôn cùng - bạn quý - xa!...

Hạ Thái Trần Quốc Phiệt
Ngày cuối năm 2018, từ thung lũng Hoa Vàng
(Kỷ niệm nhân ngày thành hôn đôi bạn 12/1972)

BÀN VỀ CHỮ “BUÔNG” CỦA TRỊNH CÔNG SƠN TRONG “ĐỂ GIÓ CUỐN ĐI” - Phạm Đức Nhì


      
                     Tác giả Phạm Đức Nhì


      BÀN VỀ CHỮ “BUÔNG” CỦA TRỊNH CÔNG SƠN
      TRONG “ĐỂ GIÓ CUỐN ĐI”
                              
Vài Lời Phi Lộ

Từ bài viết Hiểu Đúng Nghĩa Câu Hát Của Trịnh Công Sơn Như Thế Nào? của giáo sư Hoàng Đằng đã dẫn đến một cuộc trao đổi văn học nho nhỏ khá lý thú. Mỗi người một cách hiểu, một cách dẫn giải khác nhau. Mỗi người một “tấm lòng”, nhất định không chịu “Để Gió Cuốn Đi”. Và thế là chỉ cần một câu nói vô tình của người này “đụng chạm” đến “tấm lòng” của người khác, cuộc trao đổi văn học nho nhỏ đã biến thành một cuộc tranh luận nảy lửa. Có người mải mê ham vui đã ít nhiều bị “văng miểng”.
Độc giả có thể đọc bài viết của giáo sư Hoàng Đằng theo link dưới đây:
https://vannghequangtri.blogspot.com/2018/11/hieu-ung-nghia-cau-hat-cua-trinh-cong.html
Cô giáo Vân Anh ở Đà Nẵng, bạn Facebook, đứng ngoài theo dõi cuộc tranh luận, nhắn tin cho tôi (đại ý): “Nếu có dịp viết về Trịnh Công Sơn, anh viết mở rộng một tý để em được học hỏi thêm.” Tôi nghĩ rằng, muốn hiểu một chữ, để chắc ăn, nên hiểu nó trong khung cảnh một câu, có khi cả đoạn. Hiểu một câu hát, muốn khỏi bị lầm, phải hiểu câu hát ấy trong khung cảnh của cả bản nhạc. Đọc kỹ lại các ý kiến tranh cãi thấy mọi người chỉ nhắm vào, xoáy vào một câu hát nên đôi khi, theo tôi, hơi bị “lệch” với ẩn ý của tác giả. Nhân có lời yêu cầu của cô giáo, tôi nảy ra ý định bàn rộng ra một tý để mọi người thấy được bức tranh toàn cảnh của bản nhạc. 
Vì thế, xin phép những độc giả khác cho tôi được tặng bài viết này cho cô giáo Vân Anh.
Với tôi, đây là đề tài quen thuộc, lại nhân dịp lễ nên rảnh rỗi hơn khi viết những bài khác. Vì thế, cũng có chút tự tin khi đem bài viết trình làng. Nhưng dù tự tin đến mức nào đi nữa, đây cũng chỉ là quan điểm của riêng cá nhân mình. Rất sẵn sàng và vui vẻ đón nhận ý kiến phê bình từ những góc nhìn khác. 

Thứ Sáu, 28 tháng 12, 2018

TRĂNG LÀ GÌ ? - Truyện ngắn của Tạ Thị Ngọc Thảo

Trên thương trường, chị nổi tiếng là một chủ địa ốc bản lĩnh. Trong văn trường, cái tên Tạ Thị Ngọc Thảo (T.T.N.T) là nhà báo, nhà văn sắc sảo. Thậm chí, nhiều giáo sư uy tín đã gọi chị là một nữ trí thức, một doanh nhân mẫu.

         
                              Nhà văn Tạ Thị Ngọc Thảo


             TRĂNG LÀ GÌ ?
               Truyện ngắn của Tạ Thị Ngọc Thảo         


Gia đình tôi với gia đình “hắn” là chỗ thân tình!

   Cách đây khoảng chục năm, nhân dịp tôi đến khám mắt tại bệnh viện hắn làm việc, hắn say sưa khoe với tôi về nguồn thu nhập hậu hĩnh kiếm thêm từ việc khám và giải phẫu mắt ngoài giờ của mình. Bất ngờ, tôi đặt ra một câu hỏi, chẳng ăn nhập gì đến câu chuyện hắn say sưa: “Có bao giờ ông dành thời-gian ngắm trăng với vợ, con không? Đến lượt tôi bất ngờ vì câu trả lời của hắn: 'Trăng là gì?'”.

VÔ CỚ - Thơ Ngô Quý Lành


        
                Nhà thơ Ngô Quý Lành


VÔ CỚ

Mưa... mưa...
Bong bóng... bềnh bồng.
Lòng vô duyên cớ...
Mọc mênh mông sầu.
Từ đâu...
Không hiểu từ đâu ?
Lăn tăn...
giọt nước quẹt đau điếng hồn.
Ừ thì !
Trời có khi buồn.
Can chi...
đem trút tủi hờn… xuống đây ?

                      Ngô Quý Lành

CỐ NHÂN - Thơ Lê Kim Thượng


         
       Nhà thơ Lê Kim Thượng


CỐ NHÂN

“ Buồn trông chênh chếch Sao Mai
Sao ơi, sao hỡi, nhớ ai sao mờ…”
Thời gian kỷ niệm xanh mơ
Bao mùa mưa nắng hững hờ phôi pha
Hoàng hôn thắp nỗi nhớ nhà
Mắt ai có bóng chiều tà tái tê
Người xa nhớ một miền quê
Phong sương dừng bước… quay về xứ xưa…

***
Bãi phù sa… bến đò đưa…
Đồng khoai đánh luống, ruộng dưa cuốn giồng
Nón nghiêng đổ nắng bên sông
Bay bay áo trắng mênh mông Thu vàng
Đồng xa tiếng Cuốc kêu vang
Thoáng về nỗi nhớ xóm làng xa xưa
Gió lùa hương đất thoảng đưa
Tre gầy rủ lá, bóng dừa mơn man
Cô đơn đường nắng chang chang
Gió bay… bay lá me vàng về đâu
Vườn ai rụng trắng hoa cau
Mướp vàng lối ngõ, phai màu đợi trông…

***
Chiều tàn… nắng tắt bên sông
Chùa xa chuông đổ… lúa đồng hương bay
Cò về ngủ trắng cành cây
Phiêu phiêu đò chở trăng gầy trong sương
Khói thơm… sắn nướng củi vườn
Thềm trăng yên ắng mùi hương bốn bề
Vườn sau tiếng Dế vọng về
Võng đưa… chao mãi câu thề dở dang
Thương người xa xứ dặm ngàn
Hồn tan theo bóng nguyệt tàn trong sương
Đêm huyền thấm đẫm mùi hương
Hoa quê Dủ Dẻ ngát đường trăng suông
Nửa khuya… sóng vỗ buồn buồn
Trăng thanh trắng nõn… trần truồng tắm sông
Hồn trăng rơi chén rượu nồng
Hỏi trăng… người ấy lấy chồng bao năm?...
“Trăng tròn chỉ có đêm rằm
Tình ta tháng tháng, năm năm vẫn tròn…”

                       Nha Trang, tháng 12. 2018
                            LÊ KIM THƯỢNG

“...” Ca dao