BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Tư, 14 tháng 3, 2018

CHIA TAY ĐẦU TRĂNG MẬT - Thơ Minh Huệ, Nguyễn Khôi sưu tầm và giới thiệu


     
             Nhà thơ Minh Huệ

Nhớ một bài thơ của Minh Huệ:

CHIA TAY ĐẦU TRĂNG MẬT

Lời thưa : Nhà thơ Minh Huệ (1927- 2003), tên thật là Nguyễn Đức Thái, sinh ở Bến Thủy/ Tp Vinh / Nghệ An. Ông nổi tiếng  với bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ" (1951).
Tuy vậy hồi 1953, Nguyễn Khôi tôi (15 tuổi) đang học lớp 6 Trường cấp 2 huyện Phổ Yên/ Thái Nguyên - Chiến khu Việt Bắc, được Thầy giáo cho chép 2 bài thơ của Nhà thơ Minh Huệ:
- Bài "Đêm nay Bác không ngủ" để học làm bài Giảng Văn  (thời ấy chưa có sách Giáo khoa, tất cả là chép tay, học thuộc lòng...)
- Bài "Chia tay đầu Trăng mật", bài này Thầy cho chép để các Trò yêu Thơ "biết Thơ Minh Huệ thực hay đến chừng nào ? Bài này ĐẸP nhất là câu "Óng ánh tóc buông 19 tuổi"... Còn bài thơ "bị cấm" là vì anh Bội đội vào Chiến dịch Thu đông 1953 quyết thắng mà lại viết "Anh bàng hoàng lên hỏa tuyến Thu Đông" là làm nhụt chí khí chiến đấu ! Câu "Chiến tranh. Nghe mới nặng nề sao !" là "Tư tưởng cầu an - Hòa Bình chủ nghĩa "... ảnh hưởng Xét lại Liên Xô / TBT. Chủ tịch Nikita Khơ rút sốp "Chiến tranh là mất hết !"
 Bài thơ chép tay đến nay đã 65 năm, nhiều đêm Nguyễn Khôi tôi nằm thao thức nhẩm đọc cảm nhận: có lẽ sau Tây Tiến / Quang Dũng, Màu tím hoa Sim / Hữu Loan (đều bị cấm) thì bài thơ "Chia tay đầu Trăng mật/ Minh Huệ" là rất đáng đọc... Nguyễn Khôi xin chép lại để các Bạn thơ cùng thưởng thức:

                                            Hà Nội 12-3-2018 - Nguyễn Khôi

CHÙM THƠ TRẦN NHUẬN MINH


      
      Nhà thơ Trần Nhuận Minh

Sinh: Ngày 20/ 8 năm Giáp Thân (1944). Quê quán: Điền Trì,Quốc Tuấn, Nam Sách, Hải Dương (bắc Việt Nam). Hiện sống và viết tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh (bắc Việt Nam).
Công tác và sáng tác tại Khu mỏ Hồng Quảng từ năm 1962, tham gia sáng lập Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Ninh năm 1969, từng được cử làm  Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Ninh, Tổng biên tập báo Hạ Long.
Giải thưởng Nhà Nước về Văn học Nghệ thuật đợt II, năm 2007.
Đã được xuất bản 44 tập sách, trong đó có 38 tập chính, gồm: 22 tập Thơ, 3 tập Truyện vừa, 1 tập Văn, 1 tập Hợp tuyển Thơ Văn, 2 tập Tiểu luận và 9 tập Biên khảo:
THƠ: Đấy là tình yêu (1971), Âm điệu một vùng đất (1980, in lần thứ 2, năm 2016), Thành phố bên này sông (1982), Nhà thơ áp tải (1989), Hoa cỏ (1992), Nhà thơ và hoa cỏ (1993, in lần thứ 22, năm 2015), Giọt phù sa vạn dặm (2000), Bản Xônat hoang dã(2003, in lần thứ 13, năm 2015), Trần Nhuận Minh - Thơ với tuổi thơ(2003), Gửi lại dọc đường (2005, in lần thứ 6, năm 2011), Trần Nhuận Minh, tuyển tập thơ (2005, in lần thứ 2, năm 2007), 45 khúc đàn bầu của kẻ vô danh (2007, in lần thứ 5, năm 2013), Miền dân gian mây trắng (2008, in lần thứ 5, năm 2014), Bốn mùa - Fourseasons (2008), Bốn mùa (2009, in lần thứ 2, năm 2011), Miền dân gian mây trắng - The white cloud popular area (2011), Cánh rừng đã bay về trời (2012), Thành phố Dịu Dàng (2015, in lần thứ 2, năm 2017), Liệu có kiếp sau
 ( 2017), Qua sóng Trường Giang ( 2017); và Trong hy vọng khôn cùng, Maxcơva (1992), do Iuri Konhetxki tuyển chọn và  giới thiệu, Trần Nhuận Minh - Thi ca tinh tuyển tập do Phùng Trọng Bình, Dương Hạ Nguyệt, Tấn Dương dịch, Phùng Trọng Bình và Dương Hạ Nguyệt giới thiệu,  Nhà xuất bản Phát thanh và Truyền hình Trung ương Trung Quốc, Bắc Kinh (2014).
TRUYỆN VỪA: Trước mùa mưa bão (1980, in lần thứ 7, năm 2016), Hòn đảo phía chân trời (2000, in lần thứ 6, năm 2015), Truyện chọn lọc cho thiếu nhi (2002).
VĂN: Đối thoại văn chương (2012 - chung với nhà thơ, nhà phê bình văn học Canada Nguyễn Đức Tùng).
HỢP TUYỂN: Đá Cháy (2016)
TIỂU LUẬN: Thời gian lên tiếng (2013), Đi tìm Sự Thật ( 2017)
BIÊN KHẢO: 15 tác phẩm. Chỉ tính 9 tác phẩm chính: Tuyển tập thơ Hạ Long (1977, in lần thứ 3 năm 2000), Tuyển tập thơ Bạch Đằng Giang (1988), Tuyển tập Nửa thế kỉ thơ Quân Khu Ba (1995) và Tuyển chọn, giới thiệu thơ của 6 thi hào trong 6 tập Khuất Nguyên, Xergây Exênhin, Raxun Gamzatốp, Yanit Rítxốt, Nicôla Ghiden, Oan Uytman trong bộ sách Thi ca thế giới chọn lọc(2004).
SÁCH THAM KHẢO: Trần Nhuận Minh và ba lần định vị cho thơcủa PHONG LÊ và nhiều tác giả (Nhà xuất bản Văn học, 2009);Trần Nhuận Minh và một hướng tìm diện mạo mới cho thơ của Đỗ Ngọc Yên và nhiều tác giả (Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2015).


Thứ Hai, 12 tháng 3, 2018

TÂM SỰ NGƯỜI Ở LẠI TRONG THƠ LÊ ĐÌNH HẠNH VÀ THẾ LỘC - Châu Thạch


           
           Nhà bình thơ Châu Thạch
 
         TÂM SỰ NGƯỜI Ở LẠI 
         TRONG THƠ LÊ ĐÌNH HẠNH VÀ THẾ LỘC
                                                                      Châu Thạch

Sau cuộc chiến dài 20 năm gây ra biết bao nhiêu tang tóc cho đất nước Việt Nam. Đến tháng 4 năm 1975, phe miền Nam thua, phe miền Bắc thắng. Những chiến binh của quân đội miền Nam, lính thì cải tạo ngắn ngày rồi trở lại đời thường sinh sống, quan thì từ giả vợ con lên núi cao cải tạo nhưng thực chất thì mang một kiếp sống tù binh, lao động khổ sai phá rừng để trồng trọt, đốn cây lấy gỗ trong điều kiện khó khăn, đói khổ. Có kẻ vài năm, có kẻ trên mười năm lao dịch khổ sai. Thế rồi đến một ngày họ được “phóng thích”  được trở về với gia đình. Một số trong họ khi trở về, đã theo chân những đoàn người vượt biên, vượt biển đào tẩu vượt thoát  rời bỏquê hương và may mắn được đặt chân đến đất người. Một số khác, hạnh phúc hơn, được sự thỏa thuân của hai phía cho họ rời bỏ quê hương hợp pháp, tái định cư ở nhiều miền  khác nhau bên trời Âu Mỹ. Xấu số hơn là những người ở lại, họ có cảm tưởng mình như những con chim ở trong lồng, dầu đó là lồng son.  Những con chim đó còn bị mang trên cổ mình chiếc vòng rất nặng, đó là cái  lý lịch ba đời: đời họ, đời con họ và đời cháu họ. Họ mừng cho bạn  được ra đi, như con chim tung cánh bay về miền đất hứa mà nó yêu thích, nhưng tất nhiên trong lòng  cũng có một nỗi buồn trĩu nặng. Họ cảm thấy xót xa bởi nhận thấy sự bất công làm đè nặng tâm hồn. Cùng một hòan cảnh, cùng một kiếp nạn mà người thì được ưu tiên, người thì bị bạc đãi. Lê Đình Hạnh và Thế Lộc là hai sĩ quan trong quân đội miền Nam bị ở lại. Họ là thi nhân. Họ có những bài thơ chất chứa tâm sự mà đọc nó, ta hiểu được phần nào những gì xảy ra trong lòng họ. Trước hết hãy đọc bài thơ “Vòng Đời” của Lê Đình Hạnh:

Chủ Nhật, 11 tháng 3, 2018

CÂU ĐỐI CÔ HÀNG PHỞ - Lãng Nhân Phùng Tất Đắc

Câu chuyện này in trong cuốn CHƠI CHỮ, của tác giả Phùng Tất Đắc, bút hiệu Lãng Nhân, được Nhà xuất bản Nam Chi Tùng Thư in lần đầu tại Sài Gòn vào năm 1961. Tại hạ đọc khá lâu giờ ghi lại theo trí nhớ, nội dung chuyện - nhất là các câu đối bảo đảm đúng 100% (hơi tự hào chút xíu). Còn lời văn tại hạ viết theo "cái gì sót lại sau khi đã mất" trong miền ký ức, không như ý muốn.
Mời quý bác có nhã hứng để bổ sung câu đối nhé!





CÂU ĐỐI CỦA CÔ HÀNG PHỞ

Một quả phụ tài sắc, lại chịu ở lâu trong cảnh hiu quạnh, mở ngôi hàng phở để mưu sống qua ngày. Khách ùn ùn kéo đến, không hẳn chỉ vì phở thôi mà ắt hẳn vì nhan sắc của nàng, khiến cho nàng phải tính dẹp bớt sự tấn công nham nhở của cánh đàn ông đủ mọi thành phần, mọi nghề nghiệp, bằng cách ra vế đối :

NẠC MỠ NỮA LÀM GÌ, EM NGHĨ CHÍN RỒI, ĐỪNG NÓI VỚI EM CÂU TÁI GIÁ

BUỔI SỚM - Thơ Chu Vương Miện


  


    BUỔI SỚM

    buổi sớm
    giống buổi trưa
    buổi trưa giống buổi chiều
    buổi chiều giống buổi tối

    có kẻ điên vì thời cuộc
    có kẻ vì gái
    vì tiền
    có kẻ vì làm thơ
    có kẻ giả điên
    để được nói bậy nói bạ
    và ở truồng

    một đời được bao lần Xuân Tết
    xuân tết tới hoài người có hay
    bao năm xuân tết đi chạy giặc
    tết xuân có đến rừng cỏ may ?
    77 tuổi nhìn tết xuân
    phố xá nơi đây vẫn nhộn nhàng
    ai tết ai xuân thì cứ nhận
    ai không thì lặng lẽ qua đường
    tết ta nơi xứ nguời tạp chủng
    ngang gió đông về thổi dửng dưng
    còn hai ngày nữa là ngày tết
    nhìn mai vàng nở sắt se lòng

             CHU VƯƠNG MIỆN

Thứ Bảy, 10 tháng 3, 2018

BUỒN ƠI , TA XIN CHÀO MI... - Trần Mai Ngân



       Tác giả Trần Mai Ngân

       BUỒN ƠI , TA XIN CHÀO MI...

       Có những tháng ngày ta cùng nỗi buồn đồng hành và chịu đựng nhau.
       Những tháng ngày ấy thật dài và đen tối . Ta buông mình rơi sâu xuống vực ảm đạm tưởng chừng như đã tan ra thành từng mảnh vỡ từ khổ đau . Cứ thế, ta lăn trôi theo nỗi buồn dẫn dụ...
       Lúc ấy, ta đã quên mất buổi sáng vẫn luôn còn có bình minh và tiếng chim hót. Không nhớ được những cơn gió nhẹ nhàng ban trưa và hoàng hôn vàng trên tóc khi đến chiều...
       Ta đã quên , quên tất cả để đắm mình trong hơi thở muộn phiền . Nỗi buồn bây giờ như một đam mê, huyền bí làm ta lạc lối đời...
      Cứ thế ta chìm sâu mê muội !
      Đến một lúc, nỗi đau đã đủ , đã đầy... ta như chết đi . Chết đi để rồi hiện sinh lại ở một kiếp khác ngay trong kiếp này...ta thành một con người khác! Ta buông nỗi buồn và xa lánh nó ! Ta quên hết, quên hết!

       Đúng vậy, khi nỗi đau đã đủ đã đầy ta tự khắc sẽ buông ra . Và ta sẽ mỉm cười.
       Nỗi buồn ơi! Vẫy tay chào mi nhé !

                                                                      Ngày 4-3-2018
                                                                      Trần Mai Ngân

CHÚT XƯA, DẤU XƯA KỶ NIỆM - Thơ Tịnh Đàm


     
       Tác giả Tịnh Đàm


  CHÚT XƯA...

   Mãi giờ...
   Còn tưởng là mơ.
   Em như bướm trắng
   Dật dờ...
   Mộng tôi.
   Thắp đêm,
   Cùng những bồi hồi.
   Chút xưa hoài vọng
   Thầm trôi xuống lòng !
   Ơ hờ...
   Mắt giấu buồn mong !
   Yêu thương nào
   Đọng...
   Mấy dòng tâm tư ?!?


   DẤU XƯA KỶ NIỆM...

   Ngày tháng này
   Tôi mải loanh quanh
   Chân quen đường cũ
   Bỏ sao đành !
   Dấu xưa kỷ niệm
   Còn in bóng .
   Áo mộng hoàng hoa,
   Đâu mắt xanh ?!?

          TỊNH ĐÀM
   (Hóc Môn, TP. HCM)

Thứ Năm, 8 tháng 3, 2018

THEO CHÂN CHÚA - Thơ Đức Hạnh



   THEO CHÂN CHÚA

   Theo Đường Chúa về quê thật
   Ở trần gian Ngài rất thân thương
   Yêu Người tỏa sáng Thiên Đường
   Tin Mừng Nước Chúa nở vườn thế gian

   Con quý trọng tiếc thương Đức Tổng
   Ngài Mục Tử mở rộng vòng tay
   Dẫn đoàn chiên về lối ngay
   Con Đường “hẹp” Ngài hăng say dấn bước

   Dẫu bão tố..... Ngài luôn thẳng bước
   Tỏ việc làm sáng Nước danh Cha
   Hoa tình thương trải muôn nhà
   Ơn Ngài thắm nở muôn hoa Nước Trời

   Nguồn ánh sáng rạng ngời nhân thế
   Bến trần gian Thánh lễ cao sang
   Hồng ân thiên Chúa muôn vàn
   Tình Ngài nhập thể bình an cõi trần

   Nay Thiên Quốc vui mừng đón rước
   Cả triều thần thánh thót hoan ca
   Ngợi khen ơn Chúa nở hoa
   Tin Mừng giáo huấn gần xa thấm nhuần…

                                              Đức Hạnh
                                             08 03 2018




Thứ Tư, 7 tháng 3, 2018

MỞ LÒNG - Thơ Tịnh Đàm


   
         Tác giả Tịnh Đàm


   MỞ LÒNG...

   Mở lòng ra với thiết tha
   Sẽ yêu cuộc sống này qua tình người.
   Dẫu đời chìm nổi, chơi vơi
   Vẫn mơ ước một phương trời bình yên.
   Mở lòng ra với dịu hiền
   Sẽ quên đi những lụy phiền
                                            chưa khuây !
   Giận, thương cũng chỉ hao gầy
   Như đêm mộng dở giấc đầy... mông lung .
   Mở lòng ra với bao dung
   Niềm yêu thương tỏa lan cùng tháng năm .
   Người còn ở chốn xa xăm
   Sao chưa về lại để thăm quê nhà ?!
   Mở lòng ra với bao la
   Trái tim vô lượng... mãi là an nhiên.

                                        TỊNH ĐÀM
                                   (Hóc Môn, TP HM)

ĐỘNG ĐÌNH HỒ, CỘI NGUỒN CỦA TỘC VIỆT - Trần Thị Vĩnh Tường

Nguồn: 
http://caobaquat.com.vn/?cao-ba-quat=ban-can-biet&id=769&dong-dinh-ho-coi-nguon-cua-toc-viet.html

     Bản đồ Lĩnh Nam thời Trưng Vương (Bản đồ Bai Yueh (Bách Việt)

ĐỘNG ĐÌNH HỒ - CỘI NGUỒN CỦA TỘC VIỆT

Hồ Động Đình ở đâu?

Ở miền Nam sông Dương Tử, hồ Động Đình họp thành bởi nhiều hồ lớn. Mỗi năm vào mùa lũ nước sông Dương Tử chảy vào hồ, làm tăng diện tích hồ từ 2.800 km² đến 20.000 km². Quân Sơn, một đảo nằm giữa hồ có 72 đỉnh núi, rộng 1 km nổi tiếng với các loại trà thơm, hoa lá quý hiếm tươi tốt quanh năm. Cảnh đẹp thần tiên, nhiều truyện tích rất u linh chích quái, liêu trai chí dị. Từ hàng ngàn năm, nhắc đến Tiêu Tương Hồ Nam, là nhắc đến tiên cảnh Động Đình Hồ, đến “Bát cảnh Tiêu Tương” của vùng Giang Nam [Việt].

Động Đình Hồ Ngoại Sử

Từ miền Hoa Bắc [Hán] sa mạc, người thuộc chủng Hoa Hạ [Hán tộc] ào ào lưng ngựa triền miên chinh phục hết miền đất này đến miền đất khác. Người Hoa Bắc [Hán] nổi tiếng với nhiều lý thuyết gia, nhưng văn chương rất khô khan. Trái lại, miền Nam sông Dương Tử [Việt], nhất là miệt Động Đình sông nước mây khói mơ màng, nổi tiếng nhất với hai con sông Tiêu và Tương chảy vào lòng hồ, đã là nguồn cảm hứng bất tận cho thơ văn, hội hoạ, âm nhạc…

Thứ Hai, 5 tháng 3, 2018

TRƯƠNG CHI - Nguyễn Khôi


         
             Nhà thơ Nguyễn Khôi

                              TRƯƠNG CHI 
                           (Tặng BNN & LXQ)
         
Lời dẫn :
Hồi còn nhỏ (trước 1945)  Nguyễn Khôi tôi theo mẹ đi chợ Dầu (Phù Lưu, Từ Sơn , Bắc Ninh) đã mê mẩn chen vào xem nghe "Hát Xẩm" của một bà lão cùng với ông chồng mù lòa kéo "hồ" (nhị) đệm theo rất  chi là mùi mẫn, rơi lệ... đó là lối hát "Xẩm chợ" kể chuyện sự tích Trương Chi ...Ông ngoại tôi bảo : Trương Chi- Mỵ Nương là chuyện cổ tích có thật gắn với sông Tiêu Tương ở quê mình (miền quê Quan Họ- Kinh Bắc xưa), xưa là vì tên cô gái là Mỵ Nương- cái tên con gái có từ thời Vua Hùng dựng nước Văn Lang ta , Lầu Tây chính là đồi Hồng Vân (đồi Lim) nơi trai gái các Làng ra giêng thường đến hẹn lại lên về đây thi hát Quan Họ (hội Lim) để tưởng nhớ mối tình Trương Chi- Mỵ Nương và để "kết bạn tình" (trai gái Quan Họ chỉ được yêu nhau chứ (kiêng) không được lấy nhau (có lẽ là vì : kết hôn là mồ chôn luyến ái, tình chỉ đẹp khi còn dang dở ?)...
  Vừa qua bạn La Thụy (La Gi- Bình Thuận) có gửi cho Nguyễn Khôi nguyên tác lời hát xẩm Trương Chi, so với lời hát của NSND Hà Thị Cầu thì còn thấy khá nguyên vẹn, có khác chăng là mấy chữ luyến láy (đệm thêm đưa lời) mà thôi, NK xin chép lại để mọi người cùng thưởng thức áng thơ cổ quý giá này :
    "Nghĩ xa xôi lại nghĩ gần
Làm thân con Nhện mấy lần vương tơ."...
                  *

Thứ Bảy, 3 tháng 3, 2018

THƠ GỞI ANH, NỖI NHỚ... - Thơ Tịnh Đàm


    
    Nhà thơ Tịnh Đàm

 
   THƠ GỞI ANH
   (Thân tặng bác G.T.Điệp)

   Từ khi,
   Cái ngã đau đời
   Thấy anh dần vắng
   Nụ cười trên môi !
   Mắt nhìn,
   Thoáng những xa xôi
   Phải chăng,
   Đã "Ngộ" ra rồi nạn căn !?!

   Bước chân,
   Cùng nỗi nhọc nhằn.
   Sẽ quên đi hết...
   Băn khoăn của lòng.
   Lại về
   Vui
   Với người mong
   Nhắp thêm chút rượu,
   Say...
   Trong nghĩa tình.


   NỖI NHỚ...
   (Cho người xưa Kim Chi Gò Công)

   Vẫn biết lên đồi
   Chạm tay, mây trắng
   Anh còn đứng lặng
   Ngước mặt... trông vời .
   Người từ xa xôi
   Tìm về chốn cũ
   Dáng xưa đâu rồi ?
   Tiếc đời lữ thứ !
   Cuộc tình đã lỡ
   Một mình qua đêm !
   Sương ướt bên thềm
   Dài thêm nỗi nhớ !

          TỊNH ĐÀM
   (Hóc Môn, TP. HCM)

Thứ Sáu, 2 tháng 3, 2018

RỪNG DẦU TÂN LÝ, CÂY ME TÂY TUỔI ĐẦU BÌNH TUY - Phan Chính


        

                         RỪNG DẦU TÂN LÝ

        Nay còn sót lại một cụm rừng nguyên sinh khoảng trên ba hecta loại cây dầu lông ở gần khu Mã Thánh, thuộc làng Tân Lý (Tân Bình- La Gi). Những cây cổ thụ loại dầu lông có đến tuổi trên trăm năm, chứng nhân sự biến thiên của một vùng đất đang chuyển dần đến ngưỡng cửa đô thị hóa. Dầu lông còn gọi là dầu rái, dầu bao, chò lông…có cây cao đến 40 mét, tán rộng và đường kính khoảng 80cm. Còn có loại cây dầu cát, lá nhỏ hơn dầu lông, mặt lá mịn trơn, thích hợp trên vùng đất cát. Người dân địa phương Tân Hải, Tân Thiện trước đây sống nghề khai thác dầu bằng cách khoét ở phần gốc của thân cây làm miệng lấy nhựa dầu để bán cho ngư dân đóng thuyền, phủ lên vật dụng tre mây. Cách quản lý ngày xưa bằng sự tự giác của người dân trong vùng, miệng dầu của ai nấy lấy, dù trong rừng vắng mà không trộm cắp của nhau. Có khi phải dùng vỏ cây tràm đốt lên để kích thích nhựa chảy ra nhiều hơn. Dầu lông là nguồn nguyên liệu đặc biệt và không thể thiếu của một thời chưa tiếp xúc với những điều kiện khoa học hiện đại.

THẦY LÊ MẬU TÂM, GIÁO SƯ DẠY MÔN TRIẾT TRƯỜNG TRUNG HỌC NGUYỄN HOÀNG - Đoàn Đức


        

Thầy Lê Mậu Tâm
Dạy Triết lớp Đệ Nhất C (Lớp 12) Trung Học Nguyễn Hoàng Quảng Trị niên khóa 1966-1967

Trường trung học Đệ Nhị Cấp Nguyễn Hoàng cho đến hè năm 1966 chỉ có lớp Đệ Nhất ban A và ban B. Học sinh ban C sau khi đậu Tú Tài bán phần (Tú Tài I) nếu không chuyển qua ban khác, muốn tiếp tục học ban C thì phải vào Huế học ở trường Quốc Học (nam) hay trường Đồng Khánh (nữ).
Sau khi thi đậu, tôi và Nguyễn Văn Quang đem toàn bộ hồ sơ học sinh cùng với giấy giới thiệu chuyển trường của thầy Hiệu trưởng Thái Mộng Hùng đem nạp vào trường Quốc Học. Trường Quốc Học không mặn mà với học sinh Quảng Trị và chúng tôi cũng không có duyên với trường Quốc Học nên Quang và tôi (là hai người không muốn vào Huế học vì điều kiện kinh tế) ôm hồ sơ về lại trường Nguyễn Hoàng, thuật chuyện với thầy Hùng. Sau khi lắng nghe nỗi lòng ấm ức của chúng tôi, thầy gật đầu quyết định mở lớp Đệ Nhất C. Tôi và Quang mừng như hồi còn nhỏ mừng mẹ đi chợ về. Vấn đề không phải là trước đây không mở được lớp Đệ Nhất ban C mà vì không đủ sĩ số và thiếu một giáo sư ban Triết tốt nghiệp Đại học Sư phạm. May thay, năm này có thầy Tâm là giáo sư môn Triết, tốt nghiệp Đại học Sư phạm về dạy, và sĩ số chúng tôi là 28 người gồm hai ban Anh văn và Pháp văn. Vậy lớp Đệ Nhất C chúng tôi là lớp đầu tiên, và trường Nguyễn Hoàng trở thành trường Đệ Nhị Cấp có đầy đủ các ban. Xin cám ơn thầy Ký hiệu trưởng trường Quốc Học lúc bấy giờ, là người tạo nên sự về lại trường Nguyễn Hoàng của chúng tôi.

Thứ Năm, 1 tháng 3, 2018

LỤY TÌNH - Thơ Trần Mai Ngân



      Nhà thơ Trần Mai Ngân


     LỤY TÌNH 

     Em hay nói và luôn hay viết
     Em nhớ anh nhiều... em nhớ anh
     Và yêu anh cũng rất nhiều nhiều...
     Dẫu biết nhàm... anh chẳng cần đâu

     Câu tin nhắn chơ vơ úa sầu
     Nằm yên lặng cố dằn tiếng nấc
     Đến một lúc nỗi đau chất ngất
     Em lạnh lùng từ bỏ rời xa

     Em đã ngu ngơ cả thật thà
     Cứ vụng nghĩ mình yêu là đủ
     Nhưng vốn dĩ cuộc đời mới cũ
     Anh si mê hương sắc rong chơi

     Em trả lại và mãi xa rời
     Về sau... về sau... chẳng còn đâu
     Câu nói yêu anh ngậm đắng sầu
     Sẽ im bặt và em mất hút

     Có còn lại chỉ là một chút
     Chút dư hương kỉ niệm hôm nay
     Có bao giờ anh nhớ những ngày
     Em hay nói nhớ anh nhiều lắm...

     Thôi đã hết câu văn dấu chấm
     Trả đời nhau lận đận ngày qua
     Nhạt nhoà thôi em bước vội xa
     Ngăn nước mắt vì ai rơi xuống !

                             Trần Mai Ngân
                                 9-2-2018

KINH VÔ THƯỜNG (tt) - Thơ Võ Thạnh Văn


   


   KINH VÔ THƯỜNG (tt)

   [031]
   xa nguồn nước có buồn trôi
   xa nhau người có bồi hồi nhớ mong
   những con hải tước bên cồn
   ngẩn ngơ kêu khản giọng buồn đục sương

   [032]
   chợt thèm đôi mắt cá ươn
   môi chùm chín bói - má hường ủng phai
   đồng tiền duyên lúm gió vay
   đôi chân liễu ốm - nhánh tay trúc gầy

   [033]
   mai về chất đá chờ mây
   chép thơ đợi gió trăng gầy qua song
   ai nghiêng gối mộng se lòng
   chuyện xưa ngày cũ bòng bong rối bời

   [034]
   thuở trăng li dị mặt trời
   có ta nhân chứng góp lời phân bua
   mặt trời gay gắt hờn thua
   trăng non nũng nịu chuốt bùa mây se

   [035]
   vòng tay mãi đợi người về
   chuyền nhau hơi ấm lời thề dở dang
   hoa từ lạc bướm lang thang
   bướm tìm hoa dẫu phũ phàng gió sương

                                          Võ Thạnh Văn

CHÙM THƠ TỨ TUYỆT XUÂN MẬU TUẤT CỦA NGUYỄN KHÔI


     
          Nhà thơ Nguyễn Khôi


1- LÒ ĐÃ ĐỐT

 Lò đã đốt... lửa phừng lên "vĩ đại " ?
 Củi gộc, gốc tre... đâu chỉ mấu với cành
 "Chống tham nhũng"... lũ Quan tham rất hãi
 Chức quyền cao "ghế" đã thấy rung rinh.

 2- LỄ HỘI
 Lại lễ hội... đi cầu tài, cầu lộc
 Phục suốt đêm mua dấu "ấn đền Trần"
 Chỉ vì tiền, chúng diễn trò lừa bịp
 Bán cả cái linh thiêng còn sót của Thánh thần.

 3- VUI LẬP NGHIỆP
 Trên hồ Tây đang đua Hội thuyền Rồng
 Ở dưới phố đầy Quán bia nhậu nhẹt
 Dân mình sướng thỏa ăn chơi, nói phét
 Quyết phen này "lập nghiệp"- 4 chấm không.

CÒN ĐƯỢC CHÚT TÌNH, KHÔNG ĐỀ - Thơ Tịnh Đàm


      
            Nhà thơ Tịnh Đàm


     CÒN ĐƯỢC CHÚT TÌNH

     Ngõ hồn tôi
     Mãi trâm tư
     Bao nhiêu ước vọng
     Đã như... sương mù !
     Lặng nghe
     Đời khát lời ru
     Bông hoa nào
     Rụng
     Nẻo phù vân... xưa ?
     Sầu đong
     Biết mấy cho vừa
     Một tôi
     Tung tẩy...
     Nắng mưa phận mình !
     Cũng may
     Còn được chút tình
     Về thương lại
     Kiếp nhân sinh...
     Vơi đầy.

Thứ Tư, 28 tháng 2, 2018

DỆT THƠ TIN MỪNG - Bóng Tà Dương, Nghiệp Bùi, Đức Hạnh



   DỆT THƠ TIN MỪNG

   Thứ bảy sau Chúa nhật 1 Mùa Chay 
   Ngày 24/02/2018
   Phúc Âm: Mt 5, 43-48
   "Các ngươi hãy nên trọn lành như Cha các ngươi trên trời"

   YÊU KẺ THÙ (Mt 5,43-48)

   Yêu hàng đồng loại lý đương nhiên
   Mến cả thù nhân mới thực hiền
   Ngược đãi oán hờn lui xuống chót
   Khoan hoà tha thứ đặt ưu tiên
   Làn mưa tưới cả người hung bạo
   Ánh sáng soi cùng kẻ đảo điên
   Quý trọng quân hằn, tâm đại lượng
   Nên con cái Chúa, Đấng siêu huyền
            Bóng Tà Dương - Nghiệp Bùi

   HỌA:

   ĐI TRÊN ĐƯỜNG CHÚA

   Tỏ tính yêu đời lẽ tự nhiên
   Rộng lòng thứ lỗi tỏ nhơn hiền
   Ngông cuồng độc ác mù tâm địa
   Bác ái nhân từ đẹp cảnh tiên
   Chân lí Yêu Người ngời biển cả
   Niềm tin Kính Chúa đẹp cơ duyên
   Theo đường Thánh Giá thương thù địch
   Tạo hóa Thiên ân rất diệu huyền... 
                                     Đức Hạnh
                                    24 02 2018

Thứ Hai, 26 tháng 2, 2018

DÒNG SÔNG - Trần Mai Ngân





DÒNG SÔNG

Dòng sông cứ trôi chảy mãi không bao giờ ngưng nghỉ .
Con sông ai biết được có buồn vui, có cô đơn và hạnh phúc. Nó cứ lặng lẽ khi đầy, khi vơi. Nó cứ cô độc trong miền miên viễn riêng tư của bốn mùa...

Thứ Bảy, 24 tháng 2, 2018

CHÙM THƠ CHU VƯƠNG MIỆN

     

    XUÂN XUÂN

     mấy chục năm không viết thơ xuân
     năm tàn tháng lụn cứ qua dần
     mới đó mà đã gần tám bó
     bây giờ xuân lù lù sau lưng
     xuân của thiên nhiên của đất trời
     hết đông xuân lại đến bên người
     người vui hay khổ xuân o biết
     bốn mùa bát tiết tiếp nhau trôi

     một năm 365 ngày
     xuân đi rồi xuân đến
     tết đến rồi tết đi
     một năm mười hai tháng
     thảo nguyên cỏ xanh rì
     phía này sơn ca hót
     vọng lại tiếng từ qui
     ngồi quên trên bãi cỏ
     gió ngàn qua vi vu
     chung quanh hoa rừng nở
     cánh bướm bay nhởn nhơ
     xa xa tràng pháo tết
     xuân đến tự bao giờ ?

Thứ Tư, 21 tháng 2, 2018

TÂM LÝ NGÀY TẾT - Phạm Quỳnh


         

                        TÂM LÝ NGÀY TẾT
                                        Phạm Quỳnh

Lời dẫn của Phạm Tôn: 
Bài này Phạm Quỳnh viết bằng tiếng Pháp nhan đề Psychologie du Tet, đăng trên phần Pháp văn của Tạp chí Nam Phong số 149-1924, sau này có in trong Tiểu luận 1922-1932 (Essais 1922-1932) và đã được nhà văn Nguyên Ngọc dịch rất đạt ra tiếng ta, xuất bản năm 2007. Nhưng ở đây, chúng tôi giới thiệu với bạn đọc bản dịch của Tiến sĩ Phạm Thị Ngoạn, con gái Phạm Quỳnh, và là tác giả luận văn Tìm hiểu tạp chí Nam Phong để tạo thêm một nét hứng thú trong ngày Tết này.

Những dịp để cho cả một dân tộc cùng nhau hướng về một tình cảm, một tư tưởng, để cùng nhau rung động…thật là hiếm có. Thường phải có những sự xẩy ra khá quan trọng, có ảnh hưởng đến tính mạng cả một đoàn thể, để ai nấy đều phải để hết tâm trí vào.
Dân Việt Nam ta có cái may mắn, cái đặc ân là có một dịp vui chung cho tất cả, dịp ấy cứ đều đặn mỗi năm một lần vào ngày đầu xuân năm mới. Về dịp này tất cả đàn con đất Việt, từ người giàu cho đến kẻ nghèo, từ người tiên tiến cho đến kẻ thủ cựu đều một lòng một dạ, cùng nhau hớn hở đón chúa xuân, trong mấy ngày lễ long trọng, trang nghiêm mà cũng rộn ràng náo nhiệt biết bao! Ngày ấy là ngày TẾT.

Thứ Ba, 13 tháng 2, 2018

AN TRÚ - Thơ Trần Mai Ngân


 

    AN TRÚ

   Tóc anh bạc khói sương
   Lòng em luôn xanh thắm
   Yêu thương thật vô nhường
   Nồng nàn như xuân tết

   Tháng ngày tờ lịch hết
   Để ta lại bắt đầu
   Đánh dấu trang tình yêu
   Ngọt ngào tươi màu mới

   Thời gian luôn bước tới
   Riêng ta ở chỗ này
   Xin an trú thật đầy
   Như bao ngày ta đã

   Mùa xuân như tình xuân
   Dù đôi khi nghiêng ngả
   Ta vẫn hết một lòng
   Yêu người như thế đó

   Tóc anh trắng màu mây
   Hoa nắng tròn mê say
   Tết tình yêu yến tiệc
   Lòng phải lòng ngất ngây...

                  Trần Mai Ngân
                     13-2-2018

Thứ Hai, 12 tháng 2, 2018

THẦY HỒ SĨ CHÂM, GIÁO SƯ DẠY ANH VĂN TRƯỜNG TRUNG HỌC NGUYỄN HOÀNG QUẢNG TRỊ - Đoàn Đức


     

Thầy Hồ Sĩ Châm
Dạy Anh văn lớp Đệ Nhất C (Lớp 12). NK 1966 – 1967
 
Năm lớp Đệ Nhất C, thầy Hồ Sĩ Châm dạy chúng tôi môn Anh văn, sinh ngữ 1. Được biết thầy tốt nghiệp chuyên ngành Cử nhân Văn chương Anh Mỹ (B.A. in English Literature) và sinh ngữ phụ là Pháp và Đức ngữ, tại Hoa Kỳ. Thầy xuất thân trong dòng tộc Hồ Sĩ có tiếng ở Quảng Trị nên chúng tôi rất ngưỡng mộ. Ngày đầu tiên thầy vào lớp, trông thật hiền lành, dáng người trung bình, nhỏ nhắn. Thầy đọc và giảng bài như các thầy tốt nghiệp ĐHSP Huế hay Sài Gòn chứ không có vẻ “Mỹ” chút nào cả, chỉ có khác là thầy nói tiếng Anh rất tự nhiên và lưu loát. Năm học lớp Đệ Nhất C, bạn thân của tôi, Đỗ Tư Nghĩa vì buồn tình nên xin học miễn chuyên cần, chỉ tới lớp học môn Triết mà thôi chỉ khi nào thi Đệ Nhất Lục Cá Nguyệt hay Đệ Nhị Lục Cá Nguyệt (tức học kỳ I và II) thì mới có mặt đầy đủ để thi các môn. Tôi thoạt đầu thấy trống vắng và buồn vì Nghĩa ngồi cùng bàn sát bên trái tôi suốt sáu năm liền; nay năm cuối chỉ còn lại mình tôi. Thế nhưng rồi cũng quen vì đã có người khác thay thế ngồi bên cạnh. Bấy giờ tôi phải giơ tay hoạt động nhiều hơn và lên bảng nhiều hơn vì lớp chỉ còn 13 người mà tiếng Anh là môn chính, hệ số 3, sáu giờ một tuần.

LA GI ĐẤT CỦA NGƯỜI TỨ XỨ - Phan Chính


            

            LA GI ĐẤT CỦA NGƯỜI TỨ XỨ

         Lần theo bước chân của Tư nghiệp Nguyễn Thông khi nhận chức Doanh điền sứ Bình Thuận (1877) đã lặn lội tận cùng núi cao hiểm trở từ phía tây Bình Thuận qua hướng bắc Biên Hòa, hết lòng với công việc của nhà quy hoạch. Những địa danh có từ trước đó sống lại trên trang sớ dâng vua "Nghĩ thỉnh thượng du đồn khẩn sự nghi sớ" (sớ xin lập đồn điền khai khẩn vùng thượng du). Khi đề xuất mở tuyến đường nối biển với vùng cao, Nguyễn Thông có nói đến các địa danh như La Di thuộc Hàm Tân và ước lượng quãng đường dài tính bằng đêm xe trâu đi. Rồi ở vùng lân cận đã có Bác Dã (Đồng Kho), Lạc Hải (Biển Lạc) thuộc Tánh Linh và Cao Cương (La Ngư), Thiển Môn (Cửa Cạn) thuộc Hàm Thuận Nam, Hàm Tân có Canh Man (Sông Phan ?)…Tất nhiên có những cơ sở từ sử liệu Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán nhà Nguyễn (1802- 1845) mà Nguyễn Thông tiếp tục trong quá trình khảo sát thực địa. 

ĐIỆU RU VỎ ỐC - Thơ Quang Tuyết





   ĐIỆU RU VỎ ỐC

   Em trở về bên biển
   Hoà điệu cùng cô đơn
   Biển trào dâng không dứt
   Nỗi lòng như sóng vờn


   Một mình trên biển vắng
   Nhặt tìm những bước chân
   Bên thềm xuân đã đến
   Thuyền vẫn còn mênh mông

   Vùi đêm trong tiếng sóng
   Vùi tình trong cơn mê
   Vùi anh trong quá khứ
   Vùi mình trong tái tê

   Biển níu chân em lại
   Bằng bọt bèo sóng hoa
   Anh níu đời em mãi
   Bằng bóng mây chiều xa

   Đời xin là nốt lặng
   Dòng nhạc còn say mơ
   Người xin thôi hò hẹn
   Nắng tàn soi bóng mờ

       Đinh Quang Tuyết
        VT sáng thứ bảy

Chủ Nhật, 11 tháng 2, 2018

ĐÊM XUÂN CA - Thơ Hoành Châu


 

     ĐÊM XUÂN CA

     Nửa đêm thánh thót khúc ca xuân
     Tay rẽ phím đàn nhịp ái ân
     Uyển chuyển ngón mềm êm nhẹ lướt
     Dịu dàng môi ngọc khẻ rung ngân
     Nốt trầm thương nhớ thời mai hậu
     Cung bỗng trót quên tuổi xế gần
     Réo rắt dương cầm như huyễn hoặc
     Ru đời phiền muộn vấn an thân


                           Lãng Uyển Châu 
                         (Trần Hoành Châu)

Thứ Bảy, 10 tháng 2, 2018

BÀI TỰA NHÀ VĂN CUNG TÍCH BIỀN VIẾT CHO THI PHẨM "KINH VÔ THƯỜNG" CỦA VÕ THẠNH VĂN


             

@ I
Từ Kinh

Một kính ngưỡng hằng có mà chúng ta được biết, phần nào được hiểu: “Lời / Chữ của bậc Thánh Nhân gọi là Kinh, của thường nhân, là Truyện.”

Kinh Dịch đã định rõ 2 phần: KinhTruyện. Lời luận giải của Khổng Tử --một chỉ yếu hình định Dịch kinh— là Truyện.


Thứ Sáu, 9 tháng 2, 2018

CHẬP CHỜN XUÂN PHAI - Thơ Trần Mai Ngân




   CHẬP CHỜN XUÂN PHAI

   Chập chờn cơn mê
   Giăng mắc lối về
   T ơi tìm đâu
   Năm tháng trắng mầu
   Trôi trên tóc xanh...

   Chập chờn mong manh
   T ơi quẩn quanh
   Hoa Bằng Lăng tím
   Của em và anh
   Mây cũng xa rồi !

   Chập chờn xa xôi
   Vẽ nét đơn côi
   Trên tờ giấy cũ
   Cánh hoa ủ rũ
   Một cơn mưa chiều

   Chập chờn những điều
   Cùng anh không nói
   Trôi mãi âm thầm
   Nỗi đau lặng lẽ
   Giấu cầm trên tay

   Chập chờn Xuân phai
   Bước nốt đường dài
   Chẳng ai còn ai
   Chẳng ai còn ai
   Chập chờn phôi phai...

   Những ngày cuối năm Đinh Dậu
           Trần Mai Ngân

TƯ LIỆU LỊCH SỬ VỀ CÁC TRẬN CHIẾN BẠCH ĐẰNG GIANG - Le Quang Chac

   Cua_song_Bach_Dang

             Cửa sông Bạch Đằng ngày nay thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh

          TƯ LIỆU LỊCH SỬ VỀ CÁC TRẬN CHIẾN 
          BẠCH ĐẰNG GIANG

Trần Hưng Đạo là người có đức –tài, về nhân cách ông đặt mối thù chung lên mối thù riêng. Ông tập trung vào việc chống ngoại xâm là chính, đối với Trần Cảnh, Trần Chung thì ông vẫn giữ đoàn kết. Vua tôi đồng lòng, cả nước ra sức. Đó là yêu cầu chiến lược, là bài học lớn của chúng dân được Trần Hưng Đạo rút ta từ ba lần chống Nguyên – Mông xâm lược. Từ vai trò của vị tướng quân thời Trần trẻ tuổi, cuộc kháng chiến lần thứ nhất đến cương vị của một vị Quốc công thiết chế, đứng đầu sự nghiệp quân sự của toàn bộ quân dân Đại Việt. Ở cuộc kháng chiến gian khó nhất, ở cả ba cuộc kháng chiến chống Nguyên-Mông xâm lược. Là cuộc kháng chiến lần hai đến lúc mở màn cuộc kháng chiến lần thứ ba. Đứng trên cương vị tối cao mà ở đó là nhờ những vị thống soái già dặn, tài năng sự nghiệp chiến tranh và chiến trường đầy ắp vinh quang của chiến công và chiến thắng oanh liệt của thời đại tràn đầy hào hứng Đông A lúc bấy giờ.
Trận Bạch Đằng lần thứ ba đã được dựng lại sự hình thành trận Bạch Đằng giang, giờ đây đã rõ ra là một dòng sông chiến trường lịch sử sau Ngô Quyền.

Thứ Tư, 7 tháng 2, 2018

ÔNG GIÀ BÁN VÉ SỐ - Lưu An




ÔNG GIÀ BÁN VÉ SỐ

Về hưu đã hơn một năm nay nhưng tôi vẫn chưa quen thuộc được lối sống nhàm chán của một người không có gì để làm. Cả ngày chỉ đi lên, đi xuống tìm những việc vớ va, vớ vẩn để làm hay đi thăm bạn bè, tán gẫu. Ngày nào cũng mua 2 hay 3 tờ báo đọc không còn một chữ, ngay cả những trang quảng cáo cũng không bỏ sót.

NỖI LÒNG LƯU DÂN - Thơ Tuệ Minh




   NỖI LÒNG LƯU DÂN

   Rưng rức giậu sau mấy nụ đào
   Mưa phùn lất phất, rặng thông cao
   Năm cùng tháng tận, trời buông rét
   Khiến khách lưu phương dạ xuyến xao

   Chạnh nhớ quê hương, xa bấy dặm
   Tìm về cửa Phật, điểm tâm giao
   Bánh chưng, bánh tét, chung tay gói
   Giữ trọn yêu thương những ngọt ngào

   Lá chuối, gạo thơm gìn sự tích
   Dưa hành, nhân đậu nếp thanh tao
   Nhắc con, nhủ cháu luôn đùm bọc
   Lẽ đạo khuôn vàng phép gởi trao

   Thư pháp chúc Xuân câu đối đỏ
   Tâm linh thắp sáng nghĩa đồng bào
   Mái chùa không khí ra ngày Tết
   Ấm áp tình người, bớt xuyến xao

                                 Tuệ Minh
                           February 5, 2018

Nguồn:
https://www.facebook.com/ThichPhuocToan/posts/412292299208414

Thứ Ba, 6 tháng 2, 2018

CHÙM THƠ TỊNH ĐÀM


   
      Nhà thơ Tịnh Đàm

   GỞI NGƯỜI XA
   Người còn mê mải chốn xa
   Có mơ cùng nỗi nhớ nhà bao năm ?
   Để khi nghe lạnh chỗ nằm
   Mới hay mắt lệ ướt đằm niềm riêng !

   CHÚT TÌNH
   (Thân tặng bác G.T.Điệp)
   Buồn vui cũng ở chốn này
   Trà suông, vắng bạn... uống cay nỗi mình !
   Ngẫm đời trong cõi nhân sinh
   May còn có được chút tình làm duyên

   MỘT MÌNH
   Phố đông người, vẫn riêng mình
   Tôi ngồi như một tượng hình bơ vơ !
   Nhìn trăm con mắt hững hờ
   Biết ai thương cảm trước giờ biệt ly ?
   Bạc đầu, chân mỏi còn đi
   Trả cho xong nợ những gì trót vay !
   Đến khi đời trắng đôi tay,
   Tôi về ru lại tháng ngày trong xưa !

                                Tịnh Đàm
                      (Hóc Môn, TP. HCM)