BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyên Lạc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyên Lạc. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 18 tháng 9, 2019

TRẬN CHIẾN CHƯA NGƯNG: ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH VÀ KIM VÂN KIỀU TRUYỆN # 2 - Nguyên Lạc


     


TRẬN CHIẾN CHƯA NGƯNG:
ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH VÀ KIM VÂN KIỀU TRUYỆN # 2
                                                                                     Nguyên Lạc

 Phần 2

ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH VÀ KIM VÂN KIỀU TRUYỆN

ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH

Như đã bàn ở phần 1, Nguyễn Du chỉ lấy tích truyện về 3 nhân vật, trước và sau một trận đánh vài giờ xảy ra thời nhà Minh để tạo nên một tác phẩm kéo dài 15 năm, từ Bắc Kinh cho tới Phúc Kiến lừng danh thế giới: Đoạn Trường Tân Thanh. Ba nhân vật trong tích truyện này là Thúy Kiều, Từ Hải, Hồ Tôn Hiến; không có Kim Trọng, Thúy Vân, Đạm Tiên, Thúc Sinh, Hoạn Thư, Tam Hợp, Giác Duyên trong đó. Thúy Kiều chết trên sông Tiền Đường, không có chuyện Thuý Kiều sống lại. Từ câu chuyện hết sức mờ nhạt, tầm thường này, Nguyễn Du xây dựng thành các tuyến tính Kiều, Hoạn Thư, Từ Hải, và chèn vào các nhân vật đệm. Trong này, nhân vật đa tình Thúc Sinh xuất hiện để làm tăng độ phong tình cho câu chuyện đầy nước mắt của một người phụ nữ cực kỳ hiếu thảo: Vương Thúy Kiều.
Sau khi Truyện Kiều ra đời, từ vua, quan, trí thức đến giới bình dân đều say mê. Riêng giới có học, bao thế hệ đã dựa vào Truyện Kiều để sáng tác, chuyển thể, vịnh, họa, cảm tác, cả bói Kiều…


Thứ Sáu, 6 tháng 9, 2019

VỀ NHAN ĐỀ GỐC CỦA TRUYỆN KIỀU - Nguyên Lạc


          
                            Ông Nguyên Lạc


          VỀ NHAN ĐỀ GỐC CỦA TRUYỆN KIỀU
                                                                         Nguyên Lạc

Trong quá trình sưu tầm tài liệu để viết tiếp phần 2 và phần 3 bài TRẬN CHIẾN CHƯA NGƯNG: Đoạn Trường Tân Thanh và Kim Vân Kiều Truyện, tình cờ tôi gặp bài viết: "Nhan đề gốc của “Truyện Kiều” ca Đinh Văn Tuấn đăng trên trang Tp chí Sông Hương SỐ 310 (T.12-14) và trên nhiều trang khác, trong cng như ngoài nước. Ông Đinh Văn Tuấn đưa ra kết luận như "đinh đóng cột" thế này:
"Nay, chúng tôi là hậu học, sau khi đã tìm hiểu lại ngọn nguồn, xin đề nghị trả lại nhan đề gốc do thi hào Nguyễn Du đặt cho một tuyệt tác thi ca nổi tiếng trong và ngoài nước từ gần 2 thế kỷ qua, đó là KIM VÂN KIỀU TRUYỆN "
"... Truyện Kiều cũng thế, nguyên truyện Trung Quốc là tiểu thuyết Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân và tự nhiên cụ Nguyễn Du cũng sẽ đặt nhan đề là Kim Vân Kiều truyện"
              ["Nhan đề gốc của “Truyện Kiều”- Đinh Văn Tuấn ][*]

Thứ Tư, 28 tháng 8, 2019

TRẬN CHIẾN CHƯA NGƯNG – ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH VÀ KIM VÂN KIỀU TRUYỆN - Nguyên Lạc


     


TRẬN CHIẾN CHƯA NGƯNG – ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH VÀ KIM VÂN KIỀU TRUYỆN 

                                                                                   Nguyên Lạc

Phần dẫn nhập
Trong phần Lời Kết của bài Về Nguồn Gốc Của Thơ Lục Bát [1] – tôi có viết: “Giống như một số người cố tình cho Đoạn Trường Tân Thanh là truyện thơ diễn dịch từ Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân bên China mà ra, sao không nghĩ ngược lại?”. Rất nhiều người, kể cả các trường đại học, trung học Việt Nam đã cho rằng thi hào Nguyễn Du dựa theo cốt truyện một tiểu thuyết chương hồi, bằng văn xuôi của Thanh Tâm Tài Nhân bên China để viểt ra Đoạn Trường Tân Thanh. Thí dụ:

[ … Nguyễn Du viết dựa theo cốt truyện một tiểu thuyết chương hồi bằng văn xuôi của Trung Quốc có tên là Kim Vân Kiều truyện (truyện về Kim Trọng Thúy Vân Thúy Kiều) của một tác giả hiệu là Thanh Tâm Tài Nhân. Trong thời đại của Nguyễn Du các nhà thơ sáng tác thường dựa theo một tác phẩm của Trung Quốc như thế. Nói chung Nguyễn Du dựa khá sát vào tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân khi viết lại Truyện Kiều: Cụ thể là những nhân vật trong Truyện Kiều của ông đều là những nhân vật lấy từ Kim Vân Kiều truyện; những tình tiết biến cố cốt truyện trong Truyện Kiều hầu hết đều có trong KIm Vân Kiều truyện…] 
 [Trường THCS Nguyễn Viết Xuân- Thị xã An Khê- Tỉnh Gia Lai]

Xin ghi thêm vài lời của ông GS “bạn vàng phương Bắc” Đổng Văn Thành:

“So sánh truyện Kim Vân Kiều Trung Quốc và Việt Nam” trên “Minh Thanh tiểu thuyết luận tùng” GS. Đổng Văn Thành – China cho rằng: “Nguyễn Du chẳng những chỉ mượn đề tài của tiểu thuyết Trung Quốc mà dường như bê nguyên xi […] Nguyễn Du không có bất kỳ một sáng tạo mới nào, chỉ chuyển thuật khá trung thực nội dung tiểu thuyết của Thanh Tâm Tài Nhân…” 
[ Theo Phạm Tú Châu “So sánh Truyện Kim Vân Kiều Trung Quốc và Việt Nam”]

Thêm nữa, mời các bạn đọc những lời này:

 “Thế nhưng chẳng những bài viểt trên mạng, sách giáo khoa của các vị TS, PTS Giáo sư Việt Nam ta đọc đều thấy viết đại để: Nguyễn Du đã vay mượn cốt truyện Kim Vân Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân bên China, diễn dịch ra quốc âm dưới dạng thơ lục bát, sáng tạo ra truyện Kiều. Nguyễn Du là thiên tài của nước Việt đã biến một tiểu thuyết “tầm thường” trở thành một tác phẩm thi bất hủ.

Biết bao lời ca ngợi Nguyễn Du, trên cơ sở khen ông nhào nặn tiểu thuyết của Thanh Tâm Tài Nhân bên China. Thực ra những lời khen đó là sáo rỗng, vì những người viết như thế vô trách nhiệm với văn hoá dân tộc đã đành; đồng thời, trong những lời ca ngợi đó đã kết tội Nguyễn Du “đạo văn”, tức là mượn cốt truyện người ta mà giấu. Mặt khác các vị cho rằng Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân là tiểu thuyết tầm thường mà sao từ năm 1926, tên tác phẩm và tác giả đã đưa vào “văn học sử Trung quốc” và đến 1984 đến nay nó lại át cả Hồng Lâu Mộng China? Các vị không thấy có cái gì là lạ ở đây sao? Có bao giờ các vị đặt một câu hỏi liệu China có định chiếm đoạt văn hoá như đã, đang và sẽ chiếm cho được lãnh thổ người Việt không?”

Có vị bào chữa rằng ta mượn cốt truyện thì có gì phải tự ái, miễn là về mặt tư tưởng và nghệ thuật truyện Kiều đạt tới đỉnh cao là tự hào rồi! Nghĩa là trong thâm tâm những vị đó vẫn cho rằng Nguyễn Du đã đạo văn và đạo văn chẳng có gì xấu hổ. Còn tư tưởng thì hệt tiểu thuyết Kim Vân Kiều chứ khác chỗ nào mà gọi là cao hơn? Nghệ thuật cao hơn ư? Cao là cao đối với thơ Việt Nam.

Nói cho cùng là: Nguyễn Du đã đạo văn và diễn truyện Tàu bằng thơ rất hay đối với người Việt. Người Việt tự hào về điều đó.! Thử hỏi người nước ngoài mà nghe kết luận như vậy thì có cười vào mặt người Việt không? Có là nỗi tủi nhục cho quốc hồn và quốc sĩ của ta không?
                                                                      [Viết theo lời Lê Nghị]

Thứ Bảy, 24 tháng 8, 2019

THỦ PHÁP SHOW, DO NOT TELL - Nguyên Lạc


          


          THỦ PHÁP SHOW, DO NOT TELL
                                                           Nguyên Lạc

Lời nói đầu:
-- Show, Do Not Tell được nhà bình thơ Phạm Đức Nhì giới thiệu, Nguyên Lạc tôi đồng cảm với anh về thủ pháp (kỹ thuật) nầy nên bỏ công tìm hiểu, sưu tầm, nghiên cứu thêm rồi đúc kết thành văn bản chia sẻ cùng các bạn, với hy vọng độc giả tìm thấy được một vài điều hữu ích.
-- Để tránh bị hiểu lầm là "sính ngoại" tôi xin giải thích tại sao dùng cụm từ "Show, Do Not Tell" (Show, Don't Tell): -- Người Việt rất giỏi trong việc hội nhập cái hay của nước khác. Thí dụ như các từ: Cà-phê, xe cyclo .v.v..Thay vì nói "thức uống màu nâu đỏ, vị đắng, có nguồn gốc từ Arab (Arabic), uống vào gây phấn khởi và tỉnh táo, ta chỉ cần nói cà-phê (café, coffee) là ai cũng hiểu ngay. Cũng vậy, thay vì nói :" Bày tỏ, hiển thị ra, gợi ra, không cần kể lể; để độc giả tự đoán ra, tự kết luận", ta để nguyên cụm từ "Show Do Not Tell" là người sẽ biết, chỉ đơn giản thế thôi

Thứ Hai, 19 tháng 8, 2019

CHONG ĐÈN ĐỌC VĂN TẾ THẬP LOẠI CHÚNG SINH - Nguyên Lạc


       


CHONG ĐÈN
ĐỌC VĂN TẾ THẬP LOẠI CHÚNG SINH
(Bài thơ viết cho ngày rằm tháng bảy để tưởng niệm)

Đêm quánh đặc tiếng thời gian tích tắc
Chong đèn khuya đọc lại truyện tử sinh
                                        (Nguyên Lạc)

"Còn chi ai quí ai hèn
Còn chi mà nói ai hiền ai ngu
Một phen thay đổi sơn hà
Mảnh thân chiếc lá biết là về đâu" *

Chong đèn. đọc truyện Nguyễn Du
Câu thơ trêu khổ. thiên thu lệ người!
Lệ xưa. tháng bảy sụt sùi
Người nay. mùa đến. có vui được nào?

Tháng tư ngày ấy. năm nao
Quê hương tan vỡ. biển dâu kiếp đời!

Tiền nhân. thảm thiết khóc người
Ta. nay đêm muộn. mượn lời thơ xưa
Chiêu hồn tháng bảy. mưa thưa
Thở dài. tiếng gió lạnh thừa đêm nay!

Khêu đèn. cho nỗi sầu dài
Đọc trang thơ cổ. khóc ai mùa về!
"Chúng sinh thập loại" buồn thê!
Thời gian tích tắc. tái tê điếng lòng!

Lưng tròng số kiếp trầm luân
Khép trang thơ cổ
Nến hồng lụn tim!

                                  Nguyên Lạc
.........

[*] Lời thơ "Văn tế thập loại chúng sinh" - Nguyễn Du

Chủ Nhật, 11 tháng 8, 2019

PHƯỢNG - Thơ Nguyên Lạc


    


PHƯỢNG

Có một mùa xa lắm
Phượng nở đỏ góc trường
Ve reo mừng rộn rã
Từng bước nhỏ thân thương
Líu lo giờ tan học
Rực trắng cả con đường
Mắt liếc dao lá trúc
Chém tim ai bị thương!

Thương phượng rưng mắt đỏ
Người giờ tìm phương nao?!
Vẫn đường xưa lối cũ
Ve buồn tình trốn đâu?!
Dấu chân nào nho nhỏ
Nhói hồn tôi rất lâu!
Lời yêu không dám ngỏ
Nên hằn rõ trong lòng

Chiều nay bên trường cũ
Mười năm rồi phải không?
Mười năm …
Dài có đủ?
Phượng ơi. dù trăm năm!

                  Nguyên Lạc

Thứ Sáu, 9 tháng 8, 2019

THUYỀN TRĂNG - Thơ Nguyên Lạc


     


THUYỀN TRĂNG

Vời đó phương đoài. mây trắng bay!
Sông sâu. còn ngút lụa trăng dài?
Ta ở phương này. thương nhớ lắm
Thương. những đường quê. thương lắm thay!

Trăng. ở phuơng nầy. sao tối nay
Nửa kia khuyết mất. nửa thuyền say?
Chở. cho ta nhé. sầu ngất ngất
Đổ. xuống sông kia. khúc tình hoài!

Ta. ở nơi nầy. đêm tối nay
Tay. ly rượu đắng. nửa trăng đây
Nửa hồn khuyết mất
Ừ khuyết mất!
Nửa hồn ở lại...
Với ly cay!

Ta ngỡ. đêm dài sẽ hết thôi
Trăng kia. rồi lặn khuất bên trời
Rượu cay
sao chẳng làm say mãi?
Đêm vẫn muôn trùng!
"Mây vẫn bay"!

Nguyên Lạc

Thứ Bảy, 3 tháng 8, 2019

BIỂN CHIỀU ĐỢI MONG - Thơ Nguyên Lạc


   


BIỂN CHIỀU ĐỢI MONG

Nghìn năm vẫn mãi huyễn mong
Bởi em là mộng tôi đành mơ thôi!

Nghìn năm em vẫn xa xôi
Sóng chiều biển vắng. tôi ngồi đợi em
Dã tràng xây mộng đời riêng
Xa kia. trời lặn ưu phiền. trốn tôi!

Em giờ là mộng thật rồi
Dấu chân trên cát biển đời xóa mau
Trong hồn. vẫn dấu chân nào
Trinh nguyên. em vội bước vào tim tôi

Những chiều biển vắng trông vời
Thấy bao tan vỡ mộng đời vụt qua!
Thấy ai. mỏng mảnh lụa là
Thấy tôi. với bóng chiều tà. biển mong!

Chỉ là huyễn mộng phải không?

                                         Nguyên Lạc

Thứ Tư, 31 tháng 7, 2019

TÌNH BẬU DUYÊN QUÊ - Nguyên Lạc


       
                       Tác giả Nguyên Lạc


I. THƯƠNG BẬU

Tưởng bậu sâu, thả một câu
Dè đâu bậu cạn! Tiếc câu bậu chề!
Ghét người, tôi lập lời thề!
Nhưng quên tuốt luốt đêm về... bậu ơi!
Tức mình, dậm cẳng kêu trời
Thương chi cho dữ, để rồi... mọc rong!
Bậu ơi! Có biết hay không?

Thứ Tư, 24 tháng 7, 2019

MỘT TRƯỜNG HỢP CHUYỂN NGỮ THƠ, NHẠC - Nguyên Lạc


     
                        Tác giả Nguyên Lạc

     MỘT TRƯỜNG HỢP CHUYỂN NGỮ THƠ, NHẠC
                                                                    Nguyên Lạc                                 
BÀI THƠ L' ADIEU
Trong bài thơ nổi tiếng L’Adieu của thi sĩ người Pháp: Guillaume Apollinaire L’Adieu:

L’Adieu
J'ai cueilli ce brin de bruyère
L'automne est morte souviens-t'en
Nous ne nous verrons plus sur terre
Odeur du temps brin de bruyère
Et souviens-toi que je t'attends

Bùi Giáng dịch:

Ta đã hái nhành lá cây thạch thảo
Em nhớ cho Mùa Thu đã chết rồi
Chúng ta sẽ chẳng tương phùng được nữa
Mộng trùng lai không có ở trên đời
Hương thời gian, mùi thạch thảo bốc hơi
Và nhớ nhé, ta vẫn chờ em đó…

Phạm Duy phổ nhạc:

MÙA THU CHẾT

Ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo
Em nhớ cho mùa thu đã chết rồi
Đôi chúng ta sẽ chẳng còn nhìn nhau nữa
Trên cõi đời này
Từ nay mãi mãi không thấy nhau
Ôi ngát hương thời gian mùi thạch thảo
Em nhớ cho rằng ta vẫn chờ em.[1]

Thứ Bảy, 20 tháng 7, 2019

VỀ VẤN ĐỀ NGUỒN GỐC THƠ LỤC BÁT - Nguyên Lạc


       
                                Nhà thơ Nguyên Lạc  


       VỀ VẤN ĐỀ NGUỒN GỐC THƠ LỤC BÁT
                                                                        Nguyên Lạc

Trong Facebook ca nhóm Diartlogue - văn đàm có đăng bài viết “Lc Bát: Ca Ta Hay Ca Tàu”, tác gi Đỗ Qu Dân cùng lời mời tranh biện. Thấy tầm quan trng ca vấn đề nguồn gốc này, tôi xin ghi ra đây nguyên văn bài viết ca ông Đỗ Qu Dân cùng lời phn biện ca tôi.
Sau đây là nguyên văn bài viết ca ông Đỗ: