BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Tư, 10 tháng 4, 2024

BÁO CHÍ HÀNG NGÀY – Trần Vấn Lệ



Mỗi ngày,
đọc trên báo, quá nhiều chuyện thương tâm!  Đau đớn quá Việt Nam lầm-than-và-lạc-hậu!
 
Quê Hương thì không xấu!  Nhưng nó đẹp chỗ nào?  Thành phố đầy. vũng ao, xe đi ngang nhào đổ!
 
Học trò thì mắc cỡ:  không nợ cũng bị đòi, bị dán hình khắp nơi, nhìn phớt thôi...bật khóc!
 
Công An quá cực nhọc, giải quyết đủ chuyện đời, có chuyện không thể cười:  người bán hàng mắng khách!
 
Nhiều chuyện không minh bạch, kệ nó, có đơn, xong!  Hôm qua là hoa hồng, hôm nay là hoa... họa!
 
Phải chi là hoa...Huệ để cúng Phật cúng tăng, để thắp ba cây nhang chụp cái hình đăng báo!
 
*
Thương cảm qua Ông Táo camera thu hình cuối năm mới đem trình mà hãng bay phá sản!
 
Tân Sơn Nhứt nhìn... chán!  Chữ â người ta tô... xóa mất cái chữ ư... xóa mất thời nhộn nhịp!
 
Dân Việt Nam tiền kiếp thuộc cái giống Tiên Rồng?  Tiên hình có thịt không?  Rồng có lông không cánh!
 
Không đọc báo:  Hiu Quạnh!
Đọc báo...thì buồn thêm! 
Ca dao in chữ nghiêng... nó biến thành Tục Ngữ!
 
                                                                                      Trần Vấn Lệ

QUÊ SỚM – Thơ Đặng Xuân Xuyến


   
 

QUÊ SỚM
 
Có gì nhộn nhạo sớm nay
Chim chèo bẻo sải cánh bay ngập ngừng
Phất phơ hương bưởi thơm lừng
Nắng non chộn rộn lưng chừng ngõ quê
 
Tiếng cười vắt vẻo triền đê
Liu riu gió nựng tóc thề xòa vai
Ngẩn ngơ câu lý ngân dài
Khoan thai rẽ nước thuyền ai ghé bờ
 
Mỉm cười tôi với bất ngờ
Vẳng lao xao tiếng tuổi thơ vọng về...
 
    Làng Đá, 09 tháng 04 năm 2024
              Đặng Xuân Xuyến

CHÙM THƠ THÁNG TƯ CỦA THI SĨ ÁI NHÂN


   

 
LỜI THÁNG TƯ
 
Sấm non gõ trống ì ầm
Tháng Tư mở hội đêm thầm rước mưa
Dập dìu từng hạt lưa thưa
Lúa xanh phơi phới, đêm vừa thức mơ
 
Rì rào từng đợt vu vơ
Lập lòe chớp liếc vào thơ ướt đầm
Tương tư ngâm khúc bè trầm
Nụ hôn tạo hóa âm thầm sinh sôi
 
Cầu vồng bảy sắc lả lơi
Nối tình trời đất say lời giao hoan
Rộn ràng ếch nhái râm ran
Bờ đê gạo đỏ miên man thắp trời
 
Loa kèn nà nõn tinh khôi
Vườn xanh tu hú hát lời tháng tư

Thứ Ba, 9 tháng 4, 2024

NGHI ÁN VỀ NHẠC PHẨM “NỖI LÒNG NGƯỜI ĐI” – Nguyễn Mạnh Hà

“Phổ thơ cũng được nhưng đấy là cái sai lầm nhất của Anh Bằng. Toàn bộ gia tài Nguyễn Bính không có bài thơ nào như lời bài “Nỗi lòng người đi”. Mà lúc đấy Nguyễn Bính tập kết ra Bắc ra Hà Nội rồi, không dính dáng đến miền Nam nữa mà viết cái đó. Đấy là kẽ hở của câu chuyện”.                                               

                                                    Nhà nghiên cứu Nguyễn Thụy Kha


Ông Khúc Ngọc Chân (trái) và nhà nghiên cứu Nguyễn Thụy Kha. Ảnh: N.M.Hà
 
Mới đây, ông Khúc Ngọc Chân - nguyên nhạc công cello Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam - đứng ra nhận mình là tác giả bài hát. Theo ông Chân, bài hát tên thật là "Tôi xa Hà Nội" với một vài lời ca khác với "Nỗi lòng người đi" vẫn được nghe hơn nửa thế kỷ nay.
 
Khúc Ngọc Chân khẳng định, mãi tới năm kia ông mới biết đến sự tồn tại của "Nỗi lòng người đi". Bởi ông không thích và rất ít nghe nhạc hải ngoại. Thời gian về hưu, ông say sưa sáng tác thơ Đường thuần Việt (không dùng từ Hán Việt), trở thành Trưởng Chi hội thơ, ca nhạc Hương Chiều (Hội thơ Đường luật Việt Nam).
 

TƯỞNG NIỆM ANH TRẦN VĂN HÒA – Thơ Đoàn Thuận


   
                         Ảnh: em Thuận, anh Hòa
 

TƯỞNG NIỆM ANH TRẦN VĂN HÒA
 
Anh từng phiêu bạt xa khơi
Nay về yên nghỉ dưới trời quê hương.
Giã từ mưa nắng gió sương.
Bỏ buông bao nỗi đoạn trường bể dâu.
Quê Cha đất Mẹ rừng Dầu.
Thôn xưa Tân Lý cúi đầu đón Anh.
Bao năm xa xứ độc hành,
Nay về yên giấc mộng lành thiên thu.
Người từ cát bụi mịt mù.
Trở về cát bụi tầm vu vô thường.
Xác thân cõi tục tang thương
Hồn thiêng tịnh cõi thiên đường an nhiên.
 
                                   Gò Vấp, 9/4/ 2024
                                        Đoàn Thuận

Thứ Hai, 8 tháng 4, 2024

TÌNH YÊU ĐƯỢC NHIỀU NGƯỜI NGƯỠNG MỘ CỦA NHẠC SĨ MAI CHÂU VÀ CA SĨ HOÀNG OANH – Đông Kha



Có một định kiến cho rằng tình yêu của những người trong giới nghệ sĩ thường không bền vững, vì họ đều là những người đa tình, dễ rung cảm…Tuy nhiên điều đó không đúng với những nữ ca sĩ nhạc vàng Việt Nam trước 75, ít nhất là đối với các ca sĩ Phương Dung, Thanh Thúy và Hoàng Oanh.
 

Với 3 nữ ca sĩ này thì tình đầu cũng như tình cuối: ca sĩ Thanh Thúy và phi công Ôn Văn Tài, ca sĩ Phương Dung và ông Võ Doãn Ngọc, và mối tình của ca sĩ Hoàng Oanh với nhạc sĩ Mai Châu – tác giả của bài hát Một Người Đi – được nhiều người ngưỡng mộ. Hiếm có cuộc hôn nhân nào giữa 2 nghệ sĩ nào mà được hòa thuận và bền vững như Hoàng Oanh và Mai Châu.
 
Nhạc sĩ Mai Châu tên thật là Mã Gia Minh, sinh năm 1945 ở Bạc Liêu. Tốt nghiệp tú tài trường Taberd, ông học Dược khoa và ra trường năm 1971, sau đó phục vụ tại Căn cứ Y dược Trung ương – Cục Quân y Saigon. Ông cũng là tác giả của một số bài nhạc vàng nổi tiếng như Một Người Đi, Tiếng Hát Chinh Nhân, Một Ngày Tôi Đi Qua…
Theo lời kể của nhạc sĩ Mai Châu, ông gặp nữ danh ca Hoàng Oanh lần đầu vào năm 1963, khi ông mới 18 tuổi và Hoàng Oanh vẫn còn là một nữ sinh Gia Long 17 tuổi.
Hoàng Oanh đã đi hát từ khi còn rất nhỏ tuổi, và khi là nữ sinh trung học cô đã thành danh và được hàng triệu người mến mộ, trong đó có chàng trai tên là Mã Gia Minh.

LỜI XIN 2, HẠNH PHÚC LÀ HOA CỦA KHỔ ĐAU – Thơ Lê Văn Trung


   


LỜI XIN 2
 
Cho tôi dù chỉ một lần
Hôn lên mặt đất mùa xuân cuối cùng
Mai kia về với hư không
Còn thơm hương mật cõi trần gian em.
 
 
HẠNH PHÚC LÀ HOA CỦA KHỔ ĐAU
 
Cho tôi trở lại vườn thơ cũ
Hái một chùm bông khế tím chiều
Để nhớ ngày xưa bông khế rụng
Áo người tím cả giấc chiêm bao
Cho tôi trở lại thời thơ dại
Đêm buồn ngồi đếm những vì sao
Đếm mãi mà không tìm ra được
Vì sao định mệnh ở phương nào
Năm mươi năm xa một dòng sông
Con nước tình duyên chảy ngược dòng
Kẻ đứng bên bờ trông vòi vỏi
Lạc nhau từ giấc mộng tương phùng
Cho tôi trở lại
Dù không thể
Rũ sạch nguồn cơn nỗi bể dâu
Lòng tôi tím với màu hoa khế
Hạnh phúc là hoa của khổ đau.
 
                          Lê Văn Trung

GỌI NẮNG THÁNG TƯ – Thơ Tịnh Bình


    



GỌI NẮNG THÁNG TƯ
 
Tháng Tư về mang sắc nhớ tinh khôi
Tạm biệt nhé những ngày xuân rực rỡ
Phượng đầu mùa ửng hồng như mắc cỡ
Tiếng ve ngập ngừng len lén phía hàng cây
 
Tháng Tư về... Nắng như thể bâng khuâng
Trên mái phố bầy chim câu lơ đãng
Người chẳng vội mặc dòng đời tấp nập
Đóa loa kèn bừng sắc trắng sau lưng
 
Tháng Tư về chớm gió gọi mùa sang
Mây bay mãi lộ khoảng trời xanh ngắt
Tiếng rao trưa vỉa hè lưng áo mẹ
Ướt lòng con thấm đẫm vị mồ hôi
 
Tháng Tư về... Khúc hát gửi người xa
Mùa hạ trắng những đêm dài thao thức
Đường phượng bay nhòa cơn mưa hư thực
Gọi nắng vai gầy... Em còn nhớ tháng Tư ?
 
                                                Tịnh Bình
                                               (Tây Ninh)

EM ĐI CHÙA CÚNG PHẬT NHẶT GIÙM ANH TIẾNG CHUÔNG – Trần Vấn Lệ



Giờ mùa Hè đã điểm từ nửa đêm boong boong... Sáng nay không còn Xuân, mặt trời lên đỏ rực.
Washington State tuyết rơi, tuyết còn rơi.  Nhiều người ngủ muộn, thôi, lát than Trời, ráng chịu!
Mùa Hè Mỹ không thiếu hoa mùa Xuân em à.  Xòe ra đi tay ngà mà nâng niu ngày mới!
Và hãy đi ra suối vọc chân ngọc giùm nha...Giữa đất trời bao la, em là Bình Minh đó!
Anh nhìn từng ngọn cỏ vẫy gió chào mừng em!  Anh nhìn từng con chim mừng em mà hót sáng!
Em mừng anh lãng mạn, nói đi cái miệng xinh!  Định nghĩa đi chữ Tình, Nguyễn Công Trứ thắc mắc!
Anh ôm em rất chặt... từng sợi tóc mong manh... Anh hôn em thình lình... chỗ nào, anh không biết!
*
Bài thơ này ngộ thiệt làm mừng ngày đổi giờ.  Bài thơ này là thơ, em người duy nhất có...
Em ơi hãy làm gió thổi bay tình-dễ-thương... Em ơi em là sương đọng cho anh Cố Quận...
Anh nhớ em quần xắn tới chỗ nào cũng thơm!  Anh hiểu chữ Quê Hương mỗi lần nghe cay mắt!
Em có đi cúng Phật nhặt giùm anh tiếng chuông boong boong boong... 
                                                                                      Trần Vấn Lệ

ĐỂ BIẾT TÔI CÒN YÊU THẾ GIAN – Thơ Lê Văn Trung


   

 
ĐỂ BIẾT TÔI CÒN YÊU THẾ GIAN
 
Hình như trời đất cho thêm tuổi
Thu xếp hành trang để trở về
Người có cùng tôi đi dặm nữa
Vội gì mà uống rượu phân ly
Vội gì mà nói lời chia biệt
Mà gửi vòng hoa phúng điếu tôi
Nghìn sau chẳng có ngày sau hết
(Xin thấy lòng tôi đang nở hoa?)
Hãy đốt nhang thơm, hãy xông trầm
Mừng vì trời đất quá bao dung
Cho tôi thở nốt từng hơi thở
Để biết tôi còn yêu thế gian
Để biết trên bến bờ sinh tử
Trái tim tôi vẫn nhịp điên cuồng
Trái tim tôi nghìn năm vẫn nở
Triệu đóa yêu thương, triệu đóa Hồng.
 
                                     Lê Văn Trung

Thứ Sáu, 5 tháng 4, 2024

SỰ TRÙNG HỢP LẠ LÙNG MÀ “CHUYỆN TÌNH BUỒN” MANG LẠI - Lê Hồng Minh


Chị Nguyễn Thị Túy, nguyên mẫu của nhân vật “em” trong ca khúc “Chuyện tình buồn” (nhạc sĩ Phạm Duy phổ thơ Phạm Văn Bình)!

Trước tiên xin được nói ngay: người thiếu nữ trong tấm hình đăng kèm bài này, đó chính là chị Nguyễn Thị Túy, nguyên mẫu của nhân vật “em” trong ca khúc “Chuyện tình buồn” (nhạc sĩ Phạm Duy phổ thơ Phạm Văn Bình)!

Mọi người đều quá biết “Chuyện tình buồn” là một trong những bản nhạc tình rất hay và cực kỳ lãng mạn của nền âm nhạc miền Nam Việt Nam trong những năm tháng chiến tranh ác liệt. Câu chuyện trong bài thơ hay bài hát đều kể về một thanh niên có gia đình theo đạo Phật, đem lòng yêu một cô gái rất đẹp theo đạo Công giáo. Hồi đó, những câu chuyện như thế này là không hề thiếu, và chắc chắn là luôn gặp phải trắc trở vì bị cả hai gia đình, thậm chí cả dòng họ ngăn cấm tới cùng!

CUỐI XUÂN, CỎ QUÊ – Thơ Tịnh Bình


  

 
CUỐI XUÂN
 
Chập chờn ngọn khói già nua
Hằn lên mắt mẹ dãi dầu tháng năm
Sông chiều nước gợn xa xăm
Lục bình lỡ hẹn âm thầm bến quê
 
Trăng sao hút lối đi về
Nhớ người năm trước buồn tê tái lòng
Mái dầm khua nước long đong
Lặng nhìn khói trắng từng vòng miên di
 
Hoàng hôn tiễn bóng ngày đi
Bóng xuân dần cạn tiếc gì lời thơ
Ru người cõi mộng vào mơ
Lạc loài sợi khói vu vơ cuối trời
 
Mưa xuân giọt giọt không lời
Người dưng thôi nhớ... rối bời gió sương...
 

MƯA PHỤC SINH – Thơ Trần Vấn Lệ


  

 
MƯA PHỤC SINH
 
Hồi tối có mưa... mưa Phục Sinh,
Sáng nay còn mưa, mưa bình minh!
Dĩ nhiên lạnh buốt.  Vô cùng lạnh.
Thấy núi mà không phải núi xanh!
 
Ngày cuối tuần nên đường sá vắng,
Đường xe xa lộ cũng không nhiều...
Trời mưa không tiếng chim nào hót
Chỉ tiếng thì thào gió hắt hiu...
 
Có thể tuyết đầy trên Big Bear
Hết mưa thiên hạ rủ nhau về
Chơi môn trượt tuyết, vui, vui nhé
Nuớc Mỹ mà! Vui Vẻ sướng mê!
 
Thấy nước người ta, lòng nhức nhức:
Nước mình khô hạn suốt mùa Xuân!
Rất nhiều tai nạn đường cao tốc,
Sống chết nằm bên cái miếng ăn!
 
Mưa sa hồi tối, mưa như khóc,
Cơn bão không tên tới nữa rồi!
Ngày Chúa Phục Sinh, vừa Lễ Lá
Là buồn ghê lắm, chẳng ai vui?
 
Boong boong Chùa đổ chuông mừng sáng
Chuông Giáo Đường nghe có nghẹn ngào...
Mừng Chúa Phục Sinh ai đấm ngực
Cho tôi chia sớt với thương, đau!
 
                                            Trần Vấn Lệ

ĐÊM TÀN – Thơ Lê Phước Sinh


  

 
ĐÊM TÀN
 
Ly Cà phê buổi sớm,
một bình trà nhỏ,
thơm.
Trăng đi hoang,
về muộn.
Ta,
mênh mang
lòng buồn.
 
Lê Phước Sinh

NGƯỢC XUÔI CHO HẾT VÒNG LUÂN LẠC – Thơ Lê Văn Trung


   

 
NGƯỢC XUÔI CHO HẾT VÒNG LUÂN LẠC
 
Người đi bỏ lại bên thềm cũ
Những lời hò hẹn đã xanh rêu
Đưa tay vuốt nhẹ làn sương bụi
Chợt thấy lòng xưa úa bóng chiều
 
Người đi bỏ lại con đường vắng
Lá rụng vàng phai áo lụa vàng
Con đường hun hút xa vô tận
Cát bụi đau từ mỗi bước chân
 
Có kẻ ngồi buồn bên hiên quán
Rót rượu mà ngâm “Tống Biệt Hành”
Người đi bỏ lại lòng sông quạnh
Bọt bèo từ đó cũng lênh đênh
 
Người đành bỏ lại, đành quên lãng
Giấc mộng đời xanh buổi tóc xanh
Ngược xuôi cho hết vòng luân lạc
Tìm nhau nơi cuối bãi đầu ghềnh
 
                              Lê Văn Trung
                                04. 2024

M. MAU, MUÔN MẦU, T. GẦY, KHÔNG AI - Thơ Chu Vương Miện


  


M. MAU
 
Vẫn con đường QT ngày 2 buổi
Vẫn gặp nhau ừa vẫn gặp nhau
1/2/3 năm chuuyển qua trường khác
Rồi xa nhau như chim bỏ mái lầu
Sau đó anh đi lính trận
Nhớ hoài hoài nhưng núi cả rừng sâu
Gió Hạ Lào dồn về La vang Thượng
Phước Môn Trường Sơn đục một mầu
Sông Thạch Hãn đổ về cửa Việt
Bích La Bồ Bản luỹ tre bầu
Thời chinh chiến ai mà quên lãng
Trời sóng vàng qua một trận mưa mau
Giờ già nhởn nhơ ngồi nhớ lại
Bản nhạc xưa gửi lại một nốt sầu
Dù chểnh mảng theo dòng đời ô hợp
Trong lòng này khuôn mặt chả phai đâu?
 
-
Mùa thu cúc
Mùa xuân đào
Mỗi mùa mỗi thứ
Lá vàng rụng nơi ao?
Có người làm thơ
Có người làm thẩn
Có người luẩn quẩn
Thả thơ cho gió bay

NGƯỜI THƯƠNG – Thơ Trần Mai Ngân


  
 

NGƯỜI THƯƠNG
 
Người thương em nơi đâu
Ngày tan cơn mơ sầu
Duyên sao không bền lâu
Cầm lòng... thôi quên mau
 
Người thương như trăng sao
Bây chừ đành xa nhau
Tay rời tay hôm nào
Còn đầy hương mê say
 
Người thương ơi hôm nay
Tình là cơn mê dài
Người thương ơi người thương
Triền miên trong tơ vương...
 
                 Trần Mai Ngân

Thứ Hai, 1 tháng 4, 2024

CÓ CHĂNG, TIẾNG HÁN VIỆT? – Bùi Kim Sơn



Tiếng nói của bất cứ một dân tộc nào cũng vậy, đều biến thiên theo thời gian, không gian, và nhất là trong giao tiếp giữa các dân tộc. Biến thiên, nhưng là biến thiên để hoàn thiện.
 
Tiếng Việt cổ cũng vậy. Xưa, có rất nhiều tiếng còn khá thô mà người thời nay nghe vô cùng lạ tai. Không nói tới tiếng gốc của cả đại chủng trong đó có các nhóm Bách Việt, ngay cả tiếng Việt vào thế kỷ 17, khi các vị linh mục Dòng Tên Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha… qua Việt Nam và với mong muốn tạo nên một loại chữ phục vụ cho việc truyền giáo (và cũng nhờ đó mà ngày nay ta có được chữ Quốc Ngữ), đã vô cùng vất vả khi nghiên cứu dùng chữ cái Latin để ký âm cho tiếng Việt.
 
Do các vị đều là những nhà trí thức, nhà ngôn ngữ học… nên khỏi phải nói tới công cuộc nghiên cứu kỹ lưỡng cho việc ký âm. Như câu sau đây trong Kinh Lạy Cha, bản gốc in năm 1632, đã cho thấy công trình này vất vả như thế nào:
“Cia ciúm toi oẽ tlen bloèi ciúm toi nguyẽn daim Cia cã sám”.
Và theo chính tả được Alexandre de Rhodes chuẩn hóa trong Tự điển Việt Bồ La in năm 1651, câu kinh này đã được viết lại như sau:
“Cha chúng tôi ở tlên blời, chúng tôi nguiẹn danh Cha cả sáng” (Cha chúng tôi ở trên trời, chúng tôi nguyện danh Cha cả sáng).
 
Phải lan man như vậy để thấy rằng tiếng Việt ngày xưa hãy còn thô thiển như thế nào. Nhưng cho tới ngày nay, bốn thế kỷ sau, tiếng Việt cũng như chữ Việt đã trở nên hoàn thiện tới mức không còn thể nào hoàn thiện hơn được nữa.
Trở lại với sự biến thiên của tiếng nói. Biến thiên theo không gian, thời gian là điều đương nhiên. Nhưng biến thiên do giao tiếp qua lại giữa các dân tộc với nhau mới là yếu tố quan trọng mà rõ nét nhất là tiếng Hán Việt.
 

TRĂNG HẠ HUYỀN THEO EM ĐƯỜNG XA – Trần Vấn Lệ




Trăng hạ huyền đêm em thượng lộ. Một nửa trăng, em nhìn thấy sao?  Trăng có nói với em một lời chào?  Trăng có hẹn khi em về trăng lại tròn như Nguyệt?
 
Có thể bây giờ, em đang Phan Thiết.  Con đường dài, mở rộng, êm ru... Phan Thiết ít khi có sương mù, anh tin rằng con trăng luôn tỏ để em vào thành phố thấy con sông...
 
Con sông Cà Ty nước chảy một dòng.  Khi nước triều cao lên, nó ngược lên một khoảng.  Nó đầy vun và tỏa ra ánh sáng... những đêm trăng lấp lánh nghĩa tình.
 
Anh chắc em làm thinh để xe lăn trên lưng của nước.  Anh chắc em tóc bồng bay ngược, thơm vô cùng đêm Phú Hội, Xuân Phong.  Anh nhớ em nha, nói thật tự lòng:  "Sao em đẹp như Vườn Bông Phan Thiết"?
 
*
Xe em qua Bình Tuy, xe em chạy miết.  Sắp tới kìa Xuân Lộc, Túc Trưng... Xe xuyên lòng Sài Gòn, xe tới Phú Mỹ Hưng... Trăng đậu trên nóc nhà cao ngất, hai con chim bồ câu đậu sẵn chờ người...
 
Tưởng tượng em cười.  Hai cái chân có tê tê một chút.  Em xoa xoa giùm anh ngón út... Con đường dài còn phớt gió trăng!  
 
Anh không ghé thăm thành phố mới.  Em có buồn không sau niềm mong đợi thấy cảnh bình yên của đêm tối Sài Gòn?  Nhưng khi em mở bàn tay em sẽ thấy nụ hôn... của anh dành cho em như nụ tường vi mới nở. 
 
Những nụ tường vi nở quanh nhà em... Anh không nói thêm bởi vì em vô cùng diễm lệ!  Chưa bao giờ mà em đẹp thế, Vườn Bông Phan Thiết trăng lung linh long lanh...
 
                                                                                       Trần Vấn Lệ

Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2024

BÀI HỌC TỪ EM TRAI NHỎ BÁN RƯỢU – Lê Duy Linh



Đây không phải nước dừa. Đây là rượu. Mỗi đợt làm khô khoảng 150 ký cá, mình cần khoảng 10 lít rượu, vừa để khử mùi tanh, vừa để phun đuổi ruồi không bu vào khô khi phơi. Nhưng mình không nói chuyện làm khô, mình kể chuyện mua rượu.
Mọi khi đi mua rượu, anh chủ lò bán. Bữa nay mua, thằng nhỏ con ảnh bán. Thằng cu học lớp 5, nhỏ xíu, mặt mũi sáng sủa, cười tươi rói, đeo kiếng.
Mình vô nhà, ổng đang ngồi võng ăn cơm trưa.
- Chú mua nhiêu dụ hả chú?
- Chú mua 10 lít.
- Chèng, chú mua chi nhiều dữ?
- Chú mua làm công chuyện.
- Ờ há, con tưởng chú mua uống, con chưa thấy ai mua dụ uống mà mua lần 10 lít hết á. Có mấy người mua về bán lại mới mua nhiều.
- Con có cái can 10 lít không?
- Dạ ngườI ta mượn hết rồi, để con đong vô bịch cho chú, chú chờ con xíu nghen. Mà chú vô ngồi võng đi chú, chú chờ con, có lâu chút chú cũng đỡ mệt!
- Không sao đâu chú chờ được, mà cần chú phụ gì không?
- Dạ không đâu, con chuyên nghiệp mà chú!
(Ổng chuyên nghiệp mà mỗi lần ổng đong cái cóng 1 lít ổng đong lưng lưng rồi đổ vô quặng, xong lại đong thêm lần nữa).

ĐỜI NGƯỜI, GÀ QUÈ, GHỆ - Thơ Chu Vương Miện


  

 
ĐỜI NGƯỜI
 
Đời người tựa giấc chiêm bao
Chẳng qua sương khói hạ Lào bay bay
Thì thôi nậm rựợu bỏ đây?
Ta tu một hớp chuyển ngày qua đêm
Lơ mơ chân cứng chả mềm
Tỉnh ra ngày cũng ngang đêm thế mà?
-
Trăm năm trong cõi ta bà
Người ta người Rợ “dân tộc” vốn là bà con
Người thì dao quắm nơi non
Người thì đồng áng làng thôn dưới này
Khác nhau cũng chỉ trâu cày
-
Nửa quan mua lấy con mèo
Trăm quan mua được chức lèo ở không
Đàn bà rồi lại đàn ông
Suốt đời cứ lại vợ chồng người ta
Một đôi được gọi ông bà
Một người thì giống cây cà dái dê
Bao năm? Một cõi đi về?
-
Em ơi em trụ tại nhà
Đọc ba cái chuyện con cà con kê
Nhớ nghe “sáng ở tối dìa”
ở luôn hoá lợn nái xề em ơi?
tiếc “ôi thôi rồi nồi xôi”
cũng xong gạo đổ vô nồi
đặt lên trên bếp mấy hồi thành cơm
cũng đành hai chữ tình duyên