BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Ba, 26 tháng 4, 2022

THƯ CON GÁI BẠN TRẦN QUỐC CƯỜNG GỬI NGƯỜI CHA YÊU THƯƠNG VỪA RỜI XA “CÕI NGƯỜI TA” - Maggie Tran


Bạn Trần Quốc Cường
Chs Nguyễn Hoàng (1968-1975)

Kính gửi Ba thương yêu,

Cam Ranh một chiều đầu hạ, nắng trải vàng như rót mật giữa bầu trời trong xanh không gơn chút mây, giàn hoa giấy trước nhà rực rỡ rung rinh theo gió hòa cùng tiếng chim cu gáy nhà hàng xóm thi thoảng vọng sang từng hồi. Khung cảnh bình yên và đẹp đẽ bao năm của ngôi nhà nhỏ như nó vốn dĩ, giờ rơi vào sự tĩnh lặng vì thiếu vắng Ba. Ngồi nhìn ra con đường trước nhà, con tưởng chừng như thấy bóng dáng Ba đang đạp xe tập thể dục về, từng bước dắt xe mở cổng nhà, gương mặt đầm đìa mồ hôi và cười nói hớn hở… Nhớ những sáng sớm hay xẩm tối, đều đặn ba cùng mẹ đi dạo công viên vài vòng đến tận bến xe, rồi pha café, trà sáng... Cuộc sống thường nhật tuổi già bình dị, nhẹ nhàng tưởng chừng như trôi đi mãi…

VÀI SO SÁNH VỀ TRUYỀN THỐNG TƯ TƯỞNG ĐÔNG –TÂY - Phan Khôi.

Nguồn:
Đông Pháp thời báo, Sài Gòn, số 774 (27/9/1928) & số 776 (2/10/1928).
 
Học giả Phan Khôi 
(1887-1959).

Tây phương gồm cả các nước châu Âu, châu Mỹ mà nước Pháp là một; Đông phương gồm cả các nước châu Á, mà nước ta là một. Tư tưởng của Tây phương phát nguyên từ Hy Lạp, La Mã, Hê-bơ-rơ, song bây giờ đã hỗn thành ra một nền tư tưởng Tây phương, nên ở đây gọi chung là tư tưởng Tây phương. Tư tưởng Đông phương có hai tua lớn, một là Ấn Độ, một là Tàu, mà ta thuộc về tua Tàu, nên ở đây chỉ lấy Tàu làm trọng.
 

KÝ ỨC 30-4: KHI CHÉN KIỂU GẶP CHÉN SÀNH – Nguyễn Trường Trung Huy (TTNH)


Hà Nội 1985 (ảnh: Christopher Pillitz/Getty Images)
 
Sau 1975, ai cũng biết, đa số người miền Bắc ồ ạt vào Nam hơn là dân miền Nam ra Bắc. Ngoại trừ những nhân vật đặc biệt với công tác đặc biệt có giấy phép, còn hầu hết thường dân bị cấm, nhất là đối với thành phần “ngụy quân, ngụy quyền” như tôi.
 
Chỉ có ở miền Bắc XHCN!
 
Cho đến khoảng năm 1979-1980, lịnh cấm ra Bắc vẫn còn hữu hiệu. Tôi, do một nhân duyên, bà con phía chồng cũng như nhà mình đều ở ngoài Bắc. Tôi có người anh họ bên chồng sau 1975 vào Sài Gòn làm cơ quan nhà nước. Anh lại là trưởng đoàn trong chuyến công tác ra Bắc năm đó. Nhờ vậy mà tôi xin quá giang anh (xe tải) ra Bắc thăm chồng cải tạo. Anh làm cho tôi một giấy công nhân gõ rỉ của nhà máy theo đoàn công tác.
 

Thứ Hai, 25 tháng 4, 2022

CUỘC ĐỜI U TỐI ÍT AI BIẾT CỦA NÀNG MONA LISA ĐỜI THẬT

Giai nhân trong một bức tranh nổi tiếng nhất thế giới mang một truyền thuyết lạ lùng về cuộc đời của nhân vật trong tranh và nghệ thuật sáng tạo của họa sĩ. Những bí ẩn này vẫn được các nhà nghiên cứu phân tích để tìm hiểu sâu thêm.

Bức họa Mona Lisa. Ảnh: I.T

Cuộc đời u tối ít ai biết của nàng Mona Lisa đời thật
 
Bức chân dung nàng Mona Lisa không chỉ là tác phẩm tiêu biểu cho cuộc đời danh họa Leonardo da Vinci mà còn là một tuyệt tác huyền thoại của lịch sử hội họa. Sau hàng trăm năm, nụ cười đầy mơ hồ trên môi nàng Mona Lisa vẫn được hậu thế bàn luận, phân tích. Thế nhưng, không phải ai cũng biết về cuộc đời thực tế bên ngoài bức họa của quý bà người Ý này.
 

CHUYỆN TÌNH CỦA NHÀ VĂN VŨ BẰNG VÀ CÔ VỢ HƠN 7 TUỔI

Nhiều nhà văn nổi tiếng có câu chuyện tình yêu khiến người ta phải xuýt xoa sao mà lãng mạn quá, văn thơ thế. Tuy nhiên, cũng có những chuyện tình còn khiến người ta phải xót xa thật nhiều.
Trai tân quyết cưới bằng được người vợ qua 1 đời chồng
Mở đầu cuốn sách Thương Nhớ Mười Hai, nhà văn Vũ Bằng viết: "Thương không biết bao nhiêu, nhớ không biết ngàn nào người bạn chiếu chăn Nguyễn Thị Quỳ. Thành mến tặng Quỳ cuốn sách này để thay mấy lời ai điếu".


Nhà văn Vũ Bằng sinh năm 1913 tại Bình Giang, Hải Dương. Năm 16 tuổi, ông được in bài báo đầu tiên và bắt đầu hành trình cầm bút.
 
Năm 22 tuổi, ông kết hôn. Người vợ mà ông chọn là bà Nguyễn Thị Quỳ - đến từ miền quê Quan họ. Bà Quỳ hơn Vũ Bằng 7 tuổi, đã có một đời chồng và 5 đứa con riêng.
 
Chồng trước của bà là một nhà buôn nổi tiếng tại Hà Nội. Ông đam mê nghe hát cô đầu. Cũng vì mê một cô đầu mà ông hắt hủi bà Quỳ, dẫn đến ly hôn. Một thời gian sau, bà gặp Vũ Bằng và hai người nảy sinh tình yêu.
 
Vì sự chênh lệch ấy nên đương nhiên, mối quan hệ này đã bị hai bên họ hàng phản đối. Tuy vậy, Vũ Bằng đã quyết phải cưới được bà Quỳ làm vợ.
 

BÀI THƠ ‘ĐỢI XUÂN...’ CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN – Trịnh Thị Nhâm


 

Bài thơ ĐỢI XUÂN của Đặng Xuân Xuyến là bài thơ lục bát ngắn 4 câu nhưng rất hàm súc!
 
ĐỢI XUÂN...
 
Đợi xuân xuân chửa chịu về
Đợi tình tình lại mải mê xứ người
Nâng lên ly rượu tự mời
Uống đi cho cạn nụ cười nhếch môi?!
 
               Hà Nội, 24 tháng 04.2020
                ĐẶNG XUÂN XUYẾN
 
"Đợi xuân xuân chửa chịu về". Mùa xuân mang lại sự tươi mới ấm áp cho vạn vật bừng nở. Rực rỡ sắc mầu hoa lá, rộn rã tiếng chim ca xua đi cái ủ dột buồn sầu của lòng người. “Đợi xuân” xuân sẽ đến chứ, bởi theo vòng quay, theo chu kỳ của thời tiết, của đất trời. Nhưng ở đây "... xuân chửa chịu về". Tôi cảm câu thơ này lồng hai ý. Thứ nhất: đây đích thị là người có tuổi rồi, cái tuổi xuân đi qua không bao giờ trở lại, đồng nghĩa với sức khoẻ hao tán, buồn lo đầy lên. Thứ hai: Mong một mùa xuân trọn vẹn đầy đủ ý nghĩa với ta, với mọi người trên toàn bờ cõi Việt Nam. Nhưng "... xuân chửa chịu về". Thôi thì đợi xuân chẳng được ta nghĩ đến tình. Tình yêu tiếp cho ta sức mạnh, cho ta say yêu cuộc đời, nhưng hỡi ôi "Đợi tình tình lại mải mê xứ người". Tình yêu, mình nhớ nhung mong đợi đâu còn thuộc về mình mà chỉ còn là vọng tưởng mà thôi.
 

NHỚ HÀ NỘI - Thơ Nguyễn Khôi


  

 
NHỚ HÀ NỘI
(Đi giữa Thủ đô mà nhớ Thủ đô)
 
Xa để nhớ không đâu bằng Hà Nội
Đường bàn cờ những mái phố cổ xưa
Những khuôn mặt tươi hồng rạng rỡ
Mắt bồ câu tiếng nói nhẹ như mơ…
 
Xa để nhớ những thường ngày chẳng nhớ
Những cái hôn… tay ấm trong tay
Bát phở nóng sớm mùa đông bốc khói
Ly cà phê sóng sánh nước Hồ Tây
 
Xa để nhớ ai người quên đấy nhỉ
Thời khó khăn mua bán xếp hàng dài
Xếp cả những đêm dài đi gánh nước
Mà thấy lòng thư thái lệ trào rơi…
 
Xa để nhớ một thời bom đạn giặc
“Thăng Long phi chiến địa” vút cánh Rồng
Khách sạn Hin tơn đi vào lịch sử
Trận Điện Biên lừng lẫy trên không
 
Xa để nhớ những điều em thường nói
Em chỉ yêu chàng công tử hào hoa
Chiếc đàn ghi ta câu thơ bổi hổi
Vết thương lòng từ ấy hai ta…
 
Xa để nhớ đượm đà tình xứ sở
Mặt trời sông Hồng chói lọi thân thương
Thật hạnh phúc ngày trở về Hà Nội
Thấy lòng mình tĩnh lặng giữa Hồ Gươm.
 
                                 Hà Nội, 10-10-2002
                                      Nguyễn Khôi

DUNG THI VÂN, BÀI THƠ NGẮN KHÔNG ĐỀ VÀ NỖI ĐAU PHÙ VÂN - Châu Thạch


   
            Nhà thơ Dung Thị Vân

 
Chiều vạn dặm côn trùng còn biết khóc 
Huống chi ta tâm huyết đoạn thế nhân 
Tình nhân ơi có nghe mùi hương tóc 
Đâu ngọc ngà hay chỉ thoáng phù vân 
             
                                     Dung Thị Vân
 
 
DUNG THI VÂN, BÀI THƠ NGẮN KHÔNG ĐỀ VÀ NỖI ĐAU PHÙ VÂN 
                                                                                          Châu Thạch
      
Dung Thị Vân, một nhà thơ đã xuất bản nhiều tác phẩm được bạn đọc mến mộ và giới văn học khen ngợi đã nhiều, Viết về bốn câu thơ có lẽ tác giả ứng tác ngay cho một tấm hình đăng trên facebook của mình, tôi nghĩ dư thừa. Thế nhưng, thật tình tôi không viết vì Dung Thị Vân mà tôi viết vì tôi, để thổ lộ những cảm xúc xảy ra trong lòng tôi bởi bốn câu thơ mang vẽ đẹp của nỗi buồn trầm kha mà khó có nhà thơ nào đem vào được trong thơ mình như Dung Thị Vân.

TẤM CHĂN NHÂN DUYÊN – Tùy bút của Trần Mai Ngân


Tác giả Trần Mai Ngân


Tấm nhân duyên làm lòng người hạnh phúc nhất hay tan nát nhất đó là gì? Tình yêu ư… không phải!
Đó là gia đình - là chồng, là vợ là những đứa con thân yêu nhất!

TIỂU THUYẾT MỚI VỀ NHỮNG CÔ GÁI MÀ MAO TRẠCH ĐÔNG TỪNG QUAN HỆ - Vanessa Hua, Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch

Nguồn: 
Jonathan Chatwin, “Novel gives voice to the girls Mao Zedong had sex with, in the powerful form of a confessional
 

Dưới đây là bài bình luận về cuốn sách sắp xuất bản Forbidden City (Tử Cấm Thành) của Vanessa Hua, Ballantine Books.
 
“Giống như hộp đựng trong hộp, và câu đố trong câu đố” – đây là cách nữ nhà văn người Mỹ gốc Hoa mô tả bản đồ Bắc Kinh cũ. Nằm ở trung tâm của các ô vuông đan xen vào nhau là Tử Cấm Thành, nơi hoàng đế cai trị và sinh sống, các sảnh hành lễ được xây dọc theo “long mạch” chạy từ bắc xuống nam, đi xuyên qua trung tâm thành phố.
 
Nằm về phía tây của cung điện, nhưng vẫn là một phần của “Hoàng thành,” là các hồ nước và vườn cây của Trung Nam Hải – “biển miền trung và miền nam” – nơi hoàng đế và các thành viên hoàng gia có thể thoát khỏi sự ngột ngạt của những cung điện có tường vây kín của Tử Cấm Thành, hoặc đơn giản là có thể tránh được cái nóng mùa hè bên dưới bóng râm của một cây liễu.
 

Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2022

TÔI LÀ NGƯỜI NƯỚC NÀO ??? – Chuyện phiếm của Đỗ Chiêu Đức

Bài viết dưới đây của một người Việt gốc Hoa - học giả Đỗ Chiêu Đức. Khởi đầu theo tác giả, bài viết chỉ là “Đôi Điều Tâm Sự” mình gởi cho bạn bè đọc chơi, nhưng không ngờ được nhiều người thích đăng lên mạng. Chúng tôi thấy bài viết hay, dí dỏm, chân thực nên mạn phép tác giả chia sẻ cho mọi người cùng đọc.
 
        
                                     Đỗ Chiêu Đức và phu nhân
             
 Dĩ nhiên, tôi là Đỗ Chiêu Đức, được sanh ra ở xã Thường Thạnh và lớn lên ở xã Thường Thạnh Đông, chợ vườn chồm hổm ở Cái Chanh, 5 giờ sáng nhóm đến khoảng 9-10 giờ sángthì tan chợ. Cái Chanh cách Thị Trấn Cái Răng khoảng 5 cây số đường đất với cầu ván đóng đinh cũng có, mà cầu tre lắt lẻo cũng nhiều, như câu hát ru em mà tôi thường nghe:
 
Ví dầu cầu ván đóng đinh,
Cầu tre lắt lẻo gập ghình khó đi....
       
Nên mặc dù là người Việt gốc Hoa (Triều Châu), tôi chỉ biết gọi Cha Mẹ Anh Chị bằng Pá Má Hia Chế và các từ thông dụng như Ăn cơm, ăn cháo là "Chìa bừng, chìa múi..." ra, thì toàn bộ sinh hoạt gia đình đều bằng tiếng Việt của Nam kỳ Lục Tỉnh. 7 tuổi vào trường làng học lớp Đồng Ấu, học đánh vần với quyển Con Gà Con Chó, với các thành ngữ sau khi đã qua vần ngược là:
 
* Dùi đánh đục, đục đánh săng.
* Ách giữa đàng, mang vào cổ.
* Ăn bữa giỗ, lỗ bữa cày.
* Đặng buồng nầy, xây buồng nọ.
* Ăn thì có, ó thì không...

NHỚ CHUYỆN TRÂU – Ugno.Vn (Nguyễn Phước Yên)



Đầu năm con trâu 2021, tình cờ nhẩm câu ca dao “Trên đồng cạn, dưới đồng sâu. Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa” bổng dưng có ông già nhớ lại chuyện con trâu từ những thuở nào. Dấu hiệu của người đến kì lẩn thẩn! Ông già tự nhủ thầm: "Thì ra mình cũng đã già rồi chăng"? Ông tuổi con gà. Bà tuổi con trâu. Lão thầy tướng số ngày xưa bảo tuổi ông bà thuộc cung tam hạp Dậu, Sửu, Tị... tốt lắm! tốt lắm!... Đúng là chỉ tốt phần ông. Phần bà đã hơn 70 còn phải làm kiếp "đi bừa" như trâu để phục vụ con gà lười bươi móc, nghèo xác xơ.

ĐẠI NGÃI QUÊ TÔI: TÀI NGUYÊN, ĐẤT NƯỚC & CON NGƯỜI – Nguyên Lạc




Lời dẫn nhập:
 
Thi sĩ Trần Phù Thế vừa gởi tặng tôi- Nguyên Lạc 3 tập thơ: Cõi Tình, Giỡn Bóng Chiêm Bao và Gọi Khan Giọng Tình- Thư Ấn Quán của thi văn sĩ Trần Hoài Thư xuất bản.
Tôi đã từng giới thiệu rất rõ về thi sĩ Trần Phù Thế trong bài viết đã đăng trên các trang trong cũng như ngoài nước VỀ CHỮ “BẬU”.
 
Cảm ơn tấm thịnh tình của thi sĩ, tôi xin trích dẫn vài bài thơ tiêu biểu trong các thi tập của anh và nhân dịp xin được giới thiệu đến các bạn quê hương thân mến của chúng tôi: xã Đại Ngãi, huyện Long Phú tỉnh Sóc Trăng/ Ba Xuyên.
Anh Trần Phù Thế cùng quê Đại Ngãi và cùng học Trung học Hoàng Diệu, Sóc Trăng với tôi, thuộc lớp đàn anh.
 
                                                                                         Nguyên Lạc
 


(Hình chụp sách thơ Trần Phù Thế – Thư Ấn Quán của thi văn sĩ Trần Hoài Thư tái bản)
 

Thứ Tư, 20 tháng 4, 2022

CHA CỦA NGƯỜI TA, LÀ BA CỦA TÔI – Truyện ngắn của Trần Thiện Phi Hùng



Ông Ta gặp Tôi sau khi Tôi mở mắt chào đời chỉ mới có một đêm; chỉ nhìn Tôi có một phút đã nghĩ xấu về Tôi là “cái môi chu chu chắc lớn lên sẽ hỗn”. Một Phút mà Ông Ta đã đưa ra quyết định tương lai cho một đời người thì thật đúng là dân nhà binh nhiều năm quân ngủ; dứt khoát nhanh chóng mặc dù không phải là việc đánh nhau trên chiến trường gần kề giữa cái sống và chết trong gang tấc nhưng đây lại là Tình Người cao cả. Con Bé mới sinh mang cái tội Lai Mỹ nên người mang nặng đẻ đau sau 9 tháng 10 ngày đã nhẫn tâm cho người khác và nếu không có được có người có tình người cao cả thì Tôi phải vào Viện Mồ Côi. Vợ của Ông ta sinh con gái cho Ông ta chỉ trước Tôi có 4 tiếng và Tôi thì bị Mẹ rao “Cho Con”; chỉ nhìn Tôi một phút rồi trở về phòng của Vợ nói lên quyết định xin con nuôi và Vợ không thuận nhưng cũng không phản đối; thế là thủ tục cho Con của mẹ Tôi và xin con của Cha Tôi được thỏa thuận trên giấy trắng mực đen được đưa cho Bà Mụ và cũng là Chủ phòng sinh quân đội Tỉnh Khánh Hòa. Thủ tục chưa kịp hoàn tất; Mẹ của Tôi đã bỏ Tôi ra đi. Tôi còn say ngủ Tôi nào có biết gì; đến cả mắt của Tôi còn chưa mở. Tôi được Cô Mụ bồng sang giao cho Bà Mẹ thứ Hai. Khi Tôi mở mắt được để nhìn đời thì nét mặt cương nghị đó đã in sâu vào tâm não Tôi từ ngày đó và có lẽ là mãi mãi không bao giờ phai nhạt trong Tôi: Ba của Tôi.

CON GÁI CỦA NGƯỜI TA.! - Truyện ngắn của Trần Thiện Phi Hùng



       
Con gái của người ta sau 24 giờ sinh ra đã trở thành con gái của tôi, và chỉ sinh sau con gái của tôi có 4 giờ tại Bảo Sinh Viện Quân Đội Thành Phố Nha Trang năm 1972.
 
Mẹ của nó còn trẻ lắm, nhưng có vẻ lanh lợi sành đời. Cô ta sinh xong mạnh khỏe đi đứng bình thường chứ không nằm liệt như bà vợ tôi. Cô ta nói với vợ tôi cô ta là vợ của một Trung Úy Biệt Kích. Anh ta ít khi về nhà và công tác ở đâu không bao giờ nói. Cô ta đi làm sở Mỹ ở Chu Lai, vì sinh kế sao đó nên "Nhảy dù" với Mỹ. Tai nạn có thai ngoài ý muốn nhưng không biết con của chồng cô ta hay của Mỹ nên cứ sinh con xong rồi tính. Con chồng thì để nuôi, còn con Mỹ thì cho.
 
Nghe vợ nói lại, tôi sang phòng cô ta gõ cửa xin vào xem đứa nhỏ ra sao. Trong bóng đèn mờ của căn phòng, con bé nằm bó mình trong khăn lông, chỉ lòi cái mặt da trắng đỏ và cái miệng nhỏ xíu hai môi như chu ra làm tôi nghĩ "Con bé nầy chắc sau nầy hỗn lắm đây". Tôi không nói gì với cô ta mà về phòng bảo bà vợ tôi: "Mình xin con bé nuôi luôn nhen em?".
Vợ tôi lo lắng: "Làm sau đủ sữa cho 2 đứa? Thiên hạ nói bậy bạ làm sau chịu nổi?".
"Cho nó uống sữa bò, anh sẽ mướn thêm người giúp việc nữa cho em.", tôi quả quyết.
"Tùy anh!", vợ tôi đồng ý.

BIÊN NIÊN TIỂU SỬ LÝ BẠCH (701 - 762) – Đỗ Chiêu Đức




三杯通大道,    Tam bôi thông đại đạo,                          
 一斗合自然。   Nhất đấu hợp tự nhiên.                          
但得酒中趣,    Đản đắc tửu trung thú,                           
勿為醒者傳。    Vật vi tỉnh giả truyền !
          
Có nghĩa:
                           
Ba ly thông qua đạo lớn,                          
Một đấu hợp lẽ tự nhiên.                        
Chỉ cần được vui trong rượu,                           
Mặc cho kẻ tỉnh tuyên truyền !      
 

TRÍCH: TÌNH KHÚC TẶNG BẠN BÈ – Thơ Khaly Chàm


   
                  Nhà thơ Khaly Chàm


trích: tình khúc tặng bạn bè
 
.theo dòng phù sinh
 
ngày về nhìn lại sông sâu
thả con thuyền giấy trôi vào mênh mông
triều lên hoa tím bềnh bồng
bóng ta khoảnh khắc theo dòng phù sinh!
 
.biển đời sóng xô
 
sững sờ chuông vọng u minh
mùa xuân trổ hạt tùng đình cuộc vui
em ơi bao kiếp luân hồi?
bước chân an định biển đời sóng xô
 
.giọt buồn hoá sinh
 
trần truồng sỏi đá lô nhô
nhập nhằng ảo vọng điên rồ môi hôn
cỏ cây hát khúc chiêu hồn
rong rêu bám víu giọt buồn hoá sinh
 
                                       khaly chàm
 

Thứ Ba, 19 tháng 4, 2022

NGƯỜI VIỆT NÓI TIẾNG VIỆT - Phạm Đình Lân


Cung oán ngâm khúc, bản tiếng Nôm


Như tất cἀ cάc dân tộc khάc trên thế giới, người Việt Nam cό tiếng nόi từ lύc bὶnh minh lịch sử nhưng tiền nhân chύng ta không cό chữ viết. Đό là tὶnh trᾳng chung cὐa cάc dân tộc sống ở miền Nam sông Dưσng Tử đến thung lῦng sông Hồng, sông Mᾶ và sông Cἀ cάch đây 3000 nᾰm. Ở Trung Hoa cό lối 500 thổ ngữ khάc nhau nhưng tất cἀ cάc tộc đều cὺng chung một chữ viết.
 

THÁNG TƯ HOA LOA KÈN – Thơ Trần Mai Ngân


   


THÁNG TƯ HOA LOA KÈN
 
Tháng tư nơi em không có hoa Loa Kèn
Tháng tư mình cũng mất nhau
Nhưng em không buồn vì chúng ta đã có những tháng tư rực rỡ
Đẹp và tinh khiết thơm mùi hương hoa…
 
Tháng tư chẳng nhạt chẳng nhoà
Em nhớ về anh và mỉm cười
Không buồn trách cũng không rơi nước mắt
Bởi có những lúc rất thật anh đã gọi tên em…
 
Tháng tư xa, tháng tư gần em yêu thêm
Khi thấy những đoá Loa Kèn người ta tặng nhau trên Facebook
Em hiểu rồi… cũng phải kết thúc
Dẫu mình nào ảo tưởng chi đâu…
 
Tháng tư Loa Kèn toả hương sâu…
Sâu thăm thẳm trong em nỗi nhớ!
 
                                                                            Trần Mai Ngân

Thứ Hai, 18 tháng 4, 2022

TẠI SAO LẠI GỌI LÀ “BIỂN ĐEN” (HẮC HẢI)? - Andy Van



Cái tên “Biển Đen” chắc hẳn hầu hết chúng ta ai cũng đều nghe qua. Và tôi dám cá rằng khá nhiều người giống tôi đã từng nhầm tưởng “Biển Đen” là vì nó có màu đen. Nhưng tất nhiên không phải như vậy rồi. Bài viết này sẽ giải đáp điều đó.
 
Nhưng trước hết chúng ta cùng tìm hiểu một chút về lý lịch trích ngang của Biển Đen đã.
 

Thứ Bảy, 16 tháng 4, 2022

“DỚ DẨN” LÀ MỘT TỪ ĐÚNG CHÍNH TẢ

Nguồn:
https://www.facebook.com/ChinhTaTuVungTiengViet/posts/4373819952661392


Khi nhắc đến “dớ dẩn”, chắn hẳn chúng ta đều nghĩ rằng đây là biến âm của “vớ vẩn”, được hình thành do cách nói “v” thành “d” trong phát âm của người Nam Bộ. Tuy nhiên, có một sự thật thú vị rằng “dớ dẩn” vốn là cách viết đúng chính tả, đã được ghi nhận trong nhiều từ điển có uy tín.
 

QUÊ MIỀNG..., VÌ SAO...? – Thơ Quang Tuyết


     
         Nhà thơ Quang Tuyết

 
QUÊ MIỀNG...
 
Quảng Trị quê miềng
Hạ về nóng ran như chảo lửa
Đốt cháy da người...
Nhưng mát rượi những con tim
 
Bao nẻo đường rồi rộn rã tiếng chim
Một chút nhớ, một chút thương cuộn trôi thành nước mắt
Dòng sông cũ, máu đào xưa nhuộm đỏ
Giờ lao xao chuyên chở những phận đời
 
Ta tìm lại những gì như cổ tích
Bạn bè ơi! Thân cát bụi rã rời
 
 
VÌ SAO...???
 
Sao gởi chi sợi thương
Để trói đời nhau bằng sợi nhớ
Đến tận cùng hơi thở
Chừng như nợ tình sâu
 
Gió miên man từ đâu
Thổi từ cồn cát rộng?
Hạt rơi vào cõi mộng
Hoá thân thành cuồng si
 
Rồi gió cát ra đi
Khi nắng ngả về chiều
Để đêm dường ngơ ngẩn
Soi bóng mình cô liêu
 
Môi úa nhàu lời hứa
Tóc bạc đầu ưu tư
Chỉ còn ta đứng lại
Thầm hỏi lòng vì sao?
 
              Quang Tuyết
 

ĐỌC LẠI THƠ MÌNH, BUỔI HỌC CUỐI – Thơ Hùng Vĩnh Phước


   

ĐỌC LẠI THƠ MÌNH
 
Bao nhiêu năm làm thơ để xó
Hôm nay lục lại đọc thơ mình
Phía sau từng câu mỗi chữ
Là nỗi dại khờ từ thuở sơ sinh.
 
Nghe như thử là thằng chán nản...
Đâu phải vậy, người ơi
Ta vẫn yêu thương
Vẫn thiết tha đời
Đã nhiều bận chở dại khờ đi đổ
Thuyền vẫn ắp đầy
Đổ mấy cũng không vơi!
 

NHỮNG TẤM HÌNH – Tản văn của Đào Dân


Tác giả Đào Dân

Năm 1979, trong khi tôi đang trằn mình nơi miền Bắc lạnh giá thì ở Sài Gòn, mẹ tôi và bé Nga được anh Khinh chồng chị Anh đưa về quê hương Quảng Trị. Ngoài căn nhà nhỏ gần như đã mục nát trong một con hẻm ở Thị Nghè được bán đi với giá đủ để trang trải cho một chuyến xe về quê, chỉ còn lại đống sách báo mà tôi ký cóp tích lũy được trong mấy năm đi lính là có thể đem bán cân lấy chút tiền lẻ.
 

LÀNG TRƯỜNG SANH - Phạm Xuân Dũng



Trường Sanh là một làng cổ phía Nam huyện Hải Lăng được hình thành trong quá trình Nam tiến của người Việt, tạo nên một hương thôn khá đặc biệt của vùng quê Quảng Trị.
 

DU SỸ TÂM NHIÊN - Bài viết của Chu Giang Phong

                        Trích trong Chu Thị Tạp Ký (trang 77)
 
Tâm Nhiên qua nét vẽ của Trịnh Tài
 
Tâm Nhiên vốn là bạn đồng tu với sư phụ tôi ngày trước tại Tổ đình Linh Sơn, Khánh Hòa. Anh sinh ra bên dòng Cẩm Lệ giang, Đà Nẵng.
 
Trước 1975 học Phật khoa Đại học Vạn Hạnh, Sài Gòn. Chẳng biết vì nợ nần chi với cõi hồng trần mà sau năm 1975, Tâm Nhiên có những xung đột mãnh liệt về tâm thức lẫn nhận thức, bỏ chén cơm chùa, khoác tay nải đi làm ông giáo làng ở ngoài hải đảo Lại Sơn, Kiên Giang, nơi tận cùng đất nước.
 
Hình bìa CHU THỊ THI TẬP. Thơ Chu Giang Phong
Nhà xuất bản Hội Nhà Văn, 12. 2021 (150 trang)

Tuy thân xa khỏi mái hiên lam nhưng tâm luôn mang theo đạo hạnh của người từng thọ Sa di ở chốn Không môn với tinh thần thấu triệt ý nghĩa của lời kinh xưa văng vẳng:
 
"Nhất thiết hữu vi pháp
Như mộng huyễn bào ảnh"