BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Chủ Nhật, 21 tháng 11, 2021

GIAI THOẠI VĂN CHƯƠNG: THI TIÊN LÝ BẠCH (701-762) – Đỗ Chiêu Đức



Truyện kể, vào triều đại của Huyền Tôn hoàng đế đời Đường, có một tài tử họ Lý , tên Bạch , tự là Thái Bạch 太白, người đất Cẩm Châu (Tứ Xuyên), vốn là cháu 9 đời của Tây Lương Võ Chiêu Hưng Thánh Hoàng Đế Lý Hạo. Bà mẹ của Lý nằm mơ thấy sao Trường Canh rơi vào bụng mà sanh ra Lý; vì sao Trường Canh là Thái Bạch Kim Tinh, nên mới lấy tên Bạch và tự là Thái Bạch để đặt cho Lý. Lý sinh ra vốn đã mi thanh mục tú, cốt cách phi phàm; Mười tuổi đã làu thông kinh sử, xuất khẩu thành thơ, mọi người đều ca ngợi và xưng tụng là thần tiên giáng thế, nên mới đặt cho cái ngoại hiệu là Lý Trích Tiên 李謫仙 (Là tiên trên trời được trích giáng xuống trần gian). Có thơ của Thi Thánh Đỗ Phủ chứng thực:          

昔年有狂客,  Tích niên hữu cuồng khách,                   
號爾謫仙人。  Hiệu nhĩ trích tiên nhân.              
筆落驚風雨,  Bút lạc kinh phong vũ,                  
詩成泣鬼神!  Thi thành khấp qủi thần !

Có nghĩa:              

Năm xưa có khách ngông cuồng,                
Xưng là trời giáng xuống trần Trích Tiên.                
Huơ bút mưa gió kinh thiên,               
Thơ thành thần thánh qủi tiên cũng gờm !

BA TẦNG CẢM XÚC TRONG THƠ – Phạm Đức Nhì


Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì

 
Đọc thơ khác với đọc văn. Mục đích của đọc văn là tìm thông điệp – xem tác giả muốn nói với mình điều gì. Cảm xúc đôi khi cũng có nhưng chỉ là sản phẩm phụ. Đọc thơ thì ngược lại - cảm xúc là chính, thông điệp là phụ. Thông điệp đôi khi chỉ là phương tiện để chuyển tải cảm xúc.
 

CHÀO EM CHIẾC LÁ THU – Thơ Huỳnh Tâm Hoài, nhạc Nguyễn Hữu Tân, ca sĩ Quốc Duy trình bày.


   
            Huỳnh Tâm Hoài và Nguyễn Hữu Tân
 

CHÀO EM CHIẾC LÁ THU
 
1.Thu về góc phố nắng vàng
Như trăm năm cũ giủa hàng cây xanh
Giấu trong nhịp vỗ cánh chim?
Thả bao nỗi nhớ... nắng hanh hanh vàng
Chào em kỷ niệm mùa sang
Cho môi anh lạnh lòng canh cánh buồn
 
2. Nợ gì cứ véo da trơn
Se se gió lạnh căng hồn nhớ em
Thuở sờ vai áo nụ hôn
Môi còn như thể dài cơn nhớ hoài
Nhớ em cái bấu ngón tay
Trên lưng áo ướt tươm đầy dấu yêu
 
3. Lá xa cuốn... rớt trên tay
Cho anh tơ tưởng những ngày yêu say
Cứ vào thu- đến buồn lây
Thơ tôi theo chiếc lá bay đầy mùa
 
                   HUỲNH TÂM HOÀI
 
 
      

THƠ: Huỳnh Tâm Hoài.
NHẠC: Nguyễn Hữu Tân.
HOÀ ÂM: Trần Nhàn.
Ca sĩ Quốc Duy trình bày
VIDEO CLIP: Huỳnh Tâm Hoài.
 

Thứ Sáu, 19 tháng 11, 2021

HOA NGỌC LAN VÀ CA KHÚC NGỌC LAN CỦA NHẠC SĨ DƯƠNG THIỆU TƯỚC – Diệu Yến sưu tầm


Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước


Ca khúc Ngọc Lan và giai nhân bí ẩn của Dương Thiệu Tước
 
Sau Văn Cao, Phạm Duy, Đoàn Chuẩn, dường như Dương Thiệu Tước thuộc về số ít những nhạc sĩ lãng mạn "tiền chiến" hiện diện như một tác giả có phong cách riêng biệt, tức là các bài hát có đóng dấu tác giả để người nghe nhận ra được giữa rất nhiều bài hát cùng chủ đề.
 

Thứ Năm, 18 tháng 11, 2021

THƠ CŨ CỦA NÀNG (NGƯỜI ĐI QUA ĐỜI TÔI) - Trần Dạ Từ

Nếu chỉ đọc tựa đề bài thơ THƠ CŨ CỦA NÀNG có lẽ nhiều người không có ấn tượng gì. Nhưng nhắc đến bản nhạc NGƯỜI ĐI QUA ĐỜI TÔI của Phạm Đình Chương là nhiều người suýt soa khen lời nhạc. Đúng thế, nhạc sĩ Phạm Đình Chương đã phổ nhạc bài thơ của Trần Dạ Từ.   
Cùng với bản nhạc “Nửa Hồn Thương Đau” thì bản nhạc “Người Đi Qua Đời Tôi” đều đã được sử dụng làm nhạc phim trong cuốn phim điện ảnh nổi tiếng Chân Trời Tím ” (vai chính là Hùng Cường và Kim Vui).



THƠ CŨ CỦA NÀNG
 
Người đi qua đời tôi
Trong những chiều đông sầu
Mưa mù lên mấy vai
Gió mù lên mấy trời
Mây mù lên mấy biển
Người đi qua đời tôi
Hồn lưng mùa rét mướt
Đường bay đầy lá mùa
Vàng xưa đầy dấu chân
Lòng vắng như ngày tháng
Đen tối vùng lãng quên

Người đi qua đời tôi
Chiều ầm vang tiếng sóng
Bàn tay mềm khói sương
Tiếng hát nào hơ nóng

Người đi qua đời tôi
Nghe những lời linh hồn
Phi lao dài tiếng ru
Êm ái lòng hối tiếc
Trên lối về nghĩa trang
Trong mộ phần tối đen

Người đi qua đời tôi
Không nhớ gì sao người
Em đi qua đời anh
Không nhớ gì sao em.
 
              Trần Dạ Từ

VĂN HỌC MIỀN NAM, MỘT GÓC NHÌN – Đỗ Trường



 
Vào năm 2007, ở trong nước tái bản một số tác phẩm của Dương Nghiễm Mậu. Rồi gần đây nhất, người ta cho in lại Vòng Tay Học Trò của Nguyễn Thị Hoàng và đọc một số truyện ngắn của Trần Hoài Thư, Phạm Văn Nhàn trên Radio làm cho bác Nguyễn hàng xóm, tiến sĩ ngôn ngữ học Đức, ghé tai tôi: Dường như người ta đang rón rén hồi sức cấp cứu để Văn học miền Nam (giai đoạn 1954-1975) sống dậy, sau mấy chục năm truy sát, đốt phá, tưởng chừng đập chết ăn thịt ngay thì phải?

THẦY TÔI... – Thơ Tịnh Bình


   
                  Nhà thơ Tịnh Bình


THẦY TÔI...
 
Vẫn là phượng đỏ hàng cây
Tường rêu phong nhuộm tháng ngày xanh rêu
Nhói lòng đôi tiếng ve kêu
Bao nhiêu hoài niệm thân yêu ùa về...
 
Học trò bao lứa xa quê
Thầy tôi thầm lặng với nghề thanh cao
Chạnh lòng năm tháng hanh hao
Phận đò bao lượt cồn cào rước đưa
 
Bâng khuâng lớp cũ trường xưa
Ngỡ lòng như thể mới vừa hôm qua
Nghiêng nghiêng bụi phấn rơi nhòa
Lời thầy ấm áp nở hoa điểm mười...
 
                                  TỊNH BÌNH
                                    (Tây Ninh)

BẾN GÀNH HÀO – Thơ Nguyên Lạc


 


BẾN GÀNH HÀO
 
1.
Đêm lưu xứ vọng bài ca vọng cổ
"Dạ Cổ Hoài Lang" nức nở tiếng đàn cò
Dải vàng lụa bến Gành Hào trăng đó
Lời hát mềm sóng vỗ động bờ mơ!
Đêm lưu xứ tiếng muôn trùng than thở
Nhức nhối tim thổn thức tiếng đàn cò
Tôi nhớ lắm khúc "nhớ chàng" đêm nọ
Đã bao năm rồi vẫn mãi không thôi
Làm cách chi quên được người ơi!
Chỉ tôi cách để tôi thôi nhớ?
Đêm xưa đó bến Gành Hào trăng tỏ
Khúc tình sầu "Dạ cổ hoài lang"
Khúc đoạn trường khóc cuộc li tan
Khúc "tình xa" cho kẻ lên đường
Sâu tiềm thức... làm sao mà quên được?
 
2.
Đêm lưu xứ tiếng muôn trùng sướt mướt
Vọng khúc nguyệt cầm... tôi nhớ tiếng đàn cò
Tôi nhớ lắm bến Gành Hào đêm đó
Tiếng đàn cò hòa quyện khúc "Dạ cổ hoài lang"!
"Đường dầu xa ong bướm, xin đó đừng phụ nghĩa tào khang
Vọng phu vọng luống trông tin chàng
Lòng xin chớ phụ phàng" [*]
Hò liu cống liu xê xạng
Xư xáng xề liu cống hò xang
 
Tiếng đàn cò. khúc "Dạ cổ hoài lang"!
Đêm Gành Hào sông dải lụa trăng vàng
Bao năm rồi đó hồn lữ khách
Tiếng đàn cò. khúc tiễn biệt... y nguyên!
 
                                          Nguyên Lạc
 
.............
 
[*] Lời bài hát Dạ Cổ Hoài Lang - Cao Văn Lầu
 

THIẾU NỮ ĐÊM TRĂNG, EM LÀ NGƯỜI TÌNH CỦA LÍNH - Thơ Phạm Ngọc Thái


   

  
THIẾU NỮ ĐÊM TRĂNG
(Bài thơ viết trong chiến tranh)
                    
Trống Trường Thành lung lay bóng nguyệt              
Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây
                                    (Chinh phụ ngâm)
                              
Em là thiếu nữ đêm trăng
Anh người chiến sỹ xa xăm qua đèo
Bâng khuâng em đứng nhìn theo
Lòng anh như cũng trăm chiều ngổn ngang
                             
Có thiếu nữ tựa cổng chờ ai đó?
Dưới trăng soi cái lán nhỏ ven rừng
Bước lặng lẽ đoàn quân không kịp ngó
Nhưng trong đêm, tim bỗng cũng ngập ngừng...
 
Ta muốn hỏi: Cô ơi, đây là nơi nào nhỉ?
Đã xa rồi! Có kịp trả lời đâu…
Vẫn vội vã đường dài không nghỉ
Bên ven rừng, im đứng... một giây lâu...
 
Chắc em có người thân nơi tiền tuyến
Mới đứng làm chiếc bóng tạc trong đêm
Không giọt lệ, chỉ lặng cười đưa tiễn
Đoàn quân đi! Em ở lại cùng trăng…
 
Giờ anh đã thôi đi. Nửa đời về với xóm
Các cuộc chiến tranh thế kỉ vẫn chập chờn
Vầng trăng sáng năm xưa, vọng Trường Thành bóng nguyệt (*)
Và bao người con gái đã cô đơn!
 
                                                                 Trên đường ra trận
                                                                    Hoà Bình, 1968
                      
(*) Trích ý trong “Chinh phụ ngâm”… 
   
Vào một tối trong những năm tháng còn chiến tranh, trên đường ra trận. Chúng tôi hành quân qua một triền núi. Dưới trăng đêm vằng vặc... Bóng một thiếu nữ đang đứng cô đơn, tựa mình vào chiếc cổng tre của một nông trường nào đó? Lặng lẽ nhìn đoàn quân đi qua. Cảnh tình  thơ mộng. Quay lại nhìn bóng người con gái côi cút, bơ vơ?     
Bao cảm xúc dâng lên trong lòng… và tôi đã lẩm nhẩm làm bài thơ ngay trên dọc đường hành quân ấy!              
(Đoạn thơ cuối, sau này tôi viết thêm)      
Phải chăng? Tấm hình người chinh phụ khi xưa vẫn còn đang in lại trong bóng hình em: “Người thiếu nữ đêm trăng”!

LỜI RU XƯA NƠI ĐÂU – Thơ Tâm An Nguyễn Bảo


 


LỜI RU XƯA NƠI ĐÂU                       
                
Xưa Mẹ hát ru em,                
Con ngồi nghe - dựa cột !                
Lời Mẹ ru êm đềm                  
Đưa con vào cổ tích
                            
Con mơ qua Nam Phổ  *                            
Ra tận vườn hái cau.                           
Chợ Dinh * theo lời Mẹ                             
Con sẽ đi mua trầu.
                                                                
Đến thời Vợ ru con,                  
Mẹ hát theo ân cần                  
Bao nhiêu là âu yếm                  
Bên nôi con chúng mình.
                          
Cám ơn "cau Nam Phổ                                
Cám ơn "trầu Chợ Dinh"                            
Lời ru xưa của Mẹ                           
Ru đôi ta chung tình.
                                                 
Nay con mình ru cháu     
Mở nhạc "Làn sóng xanh"     
Quên câu Cau Nam phổ     
Quên câu Trầu Chợ Dinh.
 
Bốn tao ** không dùng nữa 
Nôi đưa bằng mô tơ (moteur) 
Thẳng dùi câu thương nhớ **  
Biết tìm đâu bây giờ !
                                                          
MẸ về bên bóng núi.       
VỢ loay hoay sớm chiều        
CON xi đi (CD) dỗ cháu...     
LỜI RU XƯA NƠI ĐÂU ?
  
Thanh Đa, 8/3/2000.  
Tâm An NGUYỄN BẢO
 
*
 
* Ý trong câu hò:
Ru em em théc chi muồi... (ca dao)  
     
** Ý trong câu hò:
“Hai tay cầm 4 tao nôi,   
Tao thẳng tao giùi tao nhớ tao thương...”

CHÙM THƠ VỀ TRANH - Châu Thạch


  
                      Ảnh tranh Nude vì thiền    

 
 TRANH NUDE VÌ THIỀN.
 
Em bay qua với thân hình tuyệt đẹp
Ta ngồi thiền chỉ thấy một cành hoa
Dục nếu còn em sẽ hiện hình ma
Ta thanh khiết thấy em là nhan sắc!
 
Em mỹ nữ ngày chưa ăn trái cấm
Ta tâm xưa ngộ dưới gốc bồ đề
Linh hồn ta còn chỉ nỗi đam mê
Yêu thế giới và yêu toàn nhân loại.
 
Em trung tính như là cây thập giá
Ta vô tư ngồi ngắm ánh trăng vàng
Cây treo hình Chúa cứu độ nhân gian
Trăng chân lý cuối con đường là Phật.
 
Em bay qua với thân hình tuyệt đẹp
Ta ngồi thiền nhập định giữa trăng sao
Em và ta hai hình tượng ngọt ngào
Cõi siêu thoát đâu còn nam hay nữ. 

                                   Châu Thạch
 

QUẢ BÓNG & NHÂN SINH! - Đức Hạnh và Thi Hữu


  
 
 
QUẢ BÓNG & NHÂN SINH!
 
Bóng phình trọn kiếp mãi lành không?
Hay nổ tan tành ích lợi không
Đang thuở no tròn luôn bảo có
Đến thời xẹp lép sẽ còn không
Lên xe xuống ngựa rằng khoe có
Nhắm mắt tiêu đời mới hiểu không
Gieo quả nhân từ mùa gặt có
Ngông cuồng độc ác trở thành không!
 
Đức Hạnh
09 11 2021
 
 
Thơ Họa:
 
 
ĐANG THUỞ NO TRÒN HOÀI BẢO BAY CAO!
 
ĐANG thật to đùng hãy nhớ, không!
THUỞ nào khoác lác tận trời không
NO đầy cứ nghĩ mình giàu có
TRÒN trĩnh coi chừng dạ trống không
HOÀI vọng tham tàn tâm chẳng có
BẢO tồn chính thực nghĩa nào không
BAY cao rớt xuống càng cau có
CAO ngạo ngông cuồng trở số không..!
 
Quang Sang
09/11/2021
 

GÓP Ý VỀ BÀI THƠ “VÔ ĐỀ” CỦA VUA THÀNH THÁI – Kha Tiệm Ly


Nhà văn Kha Tiệm Ly


A. Sơ lược về một vị vua yêu nước:
 
Hoàng tử Bảo Lân lên ngôi lấy niên hiệu là Thành Thái, nhà vua sinh ngày 14 tháng 3 năm 1879 và mất ngày 20 tháng 3 năm 1954, tai vị được 18 năm (1889 đến 1907). Là vị vua thứ 10 của nhà Nguyễn.
Ngài lên ngôi lúc 10 tuổi, là vì vua cầu tiến, yêu nước, ngài là một trong ba vì vua nhà Nguyễn bị Pháp lưu đày (vua Hàm Nghi bị đày sang Algerie; ngài và vua Duy Tần bị đày sang đảo Réunion năm1916). Từ khi bị lưu đày, đời sống ngài rất chật vật (nhiều tháng không tiền đóng tiền nhà!).
Năm 1945 ngài được về Việt Nam, sống tại tại Cap Saint Jacques (Vũng Tàu ngày nay).
Ngài mất tại Saigon năm 1954, thọ 75 tuổi, và được an táng ở Huế.
Ngài làm thơ không nhiều, nhưng thường biểu lộ chí khí anh hùng, tỏ rõ lòng yêu nước, thương dân.
Vào năm 1902 khi ngài được mời dự lễ khánh thành cầu Doumer (Cầu Long Biên sau nầy). Tức cảnh dân tình cơ cực, chết chóc, ngài đã làm bài VÔ ĐỀ. Có người đặt tựa bài thơ nầy là THỊ BÁCH QUAN (huấn thị cho các quan), và vài tựa khác nữa; cũng như nhiều người nói bài thơ nầy không phải là của vua Thành Thái. Nhưng đây không phải là mục đích của bài viết nầy. Ở đây, chúng tôi chỉ góp ý về nội dung của bài thơ VÔ ĐỀ mà thôi.
Chúng tôi mạn phép đánh số câu cho tiện việc góp ý.
 

Thứ Ba, 16 tháng 11, 2021

THẮP TẠ - Thơ Tô Thùy Yên


   


THẮP TẠ
(Tặng Huỳnh Diệu Bích)
 
Trăm năm đã chẳng nề hà...
 
Một mai nàng lên núi chan chứa
Hỏi tìm cho gặp đá tiên tri...
Về sau, đời có ra sao nữa
Cũng đã đành tâm sẵn một bề
 
Đá, chẳng đá nào lên tiếng với...
Nàng đi thôi đã nát chân hồng
Nghe con vượn ẩn thân khóc hối
Một lần bỏ lỡ chuyến lìa non
 
Một mai nàng vô rừng u ẩn
Nhặt trái nưa về nhuộm dạ sầu
Thấy trăm họ cỏ cây chen quấn
Nương náu nhau mà tội nợ nhau
 
Con loan, con phượng bay đâu lạc
Đến nỗi nào, sao chẳng gọi bầy?
Nếu như hoa biết chiều nay rụng
Âu cũng vui mà nở sáng nay
 
Một mai nàng qua cầu cam mặc
Mưa nắng gì thôi cũng một thì...
Rau hạnh, rau vi từ lúc có
Chưa từng nguôi biếc bãi Kinh Thi
 
Cửa đẩy lầm, vô lường cuộc diện...
Ba ngàn thế giới đã nhà chưa?
Lâu ngày, thân thế rách như gió
Thấy lại mình như kẻ đáng ngờ...
 
Một mai nàng đến thành hoa gấm
Hát một chiều, tiền tưởng ngập chân
Vui nốn náo trời, thốc tháo biển...
Một lần, thử đổi bỏ chân thân
 
Gà nửa khuya gáy xộ trăng muộn
Ai hồ nghi lộn kiếp bên này?
Con chó khóc tru ngoài địa giới
Ngờ ngợ người góc biển chân mây
 
Một mai nàng ra bãi vô định
Nhìn sông đổi lòng, nhìn núi chuyển chân
Mây bay bay như những vẫy biệt...
Nàng đứng cho tàn như một nén nhang
 
Thắp tạ càn khôn một vô ích
Thắp tạ nhân quần một luyến thương
Biển Đông đã một ngày xe cát...
Khuất giạt, mơ lai kiếp dã tràng
 
                            Tô Thùy Yên
                                7.1998

LY KỲ VỀ LỜI NGUYỀN BÍ ẨN VÀ CHUYỆN “ÔNG NƯỢC” THÍCH TRẺ CON



Cá nược có tên tiếng Anh là Orcaella Brevirostris. Đây là một loài động vật có vú thuộc họ cá heo.
Cá nược thường sống ở ven bờ biển và cửa sông trong khu vực Đông Nam Á. Nó thường được tìm thấy trên sông Irrawaddy tại Myanmar, sông Mahakam ở Indonesia, và sông Mê Kông tại Campuchia cũng như Việt Nam.
Loài này cá này được người Việt gọi là cá nược hoặc "cá nược Minh Hải". Loài này được cho là đã tuyệt chủng ở Việt Nam. Cá nược được đưa vào danh sách những loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng cao từ năm 2004.
Theo Wikipedia, loài cá nược thường có cục mô lớn chứa nhiều chất béo ở trên trán, đầu tròn và tù. Mỏ của nó thường không rõ ràng. Vây lưng ngắn, có hình tam giác tù thường nằm ở khoảng cách khoảng 2/3 của sống lưng, tính từ mỏ xuống tới thùy đuôi. Các chân chèo dài và rộng bản. Nó có da sáng màu trên toàn bộ cơ thể- phần bụng trắng hơn so với phần lưng.
Khi mới sinh ra, cá nược có chiều dài cơ thể khoảng 1m, cân nặng khoảng 10kg. Khi trưởng thành nó đạt tới 2,3m và nặng trên 130kg. Loài cá này có tuổi thọ khoảng 30 năm.
Cá nược thường bơi chậm. Nó chỉ nổi lên mặt nước và lộn nhào với sự nhấc thùy đuôi lên khỏi mặt nước khi lặn xuống sâu mà thôi. Cá nược phun nước từ mi