BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Sáu, 6 tháng 8, 2021

NỮ SĨ MINH ĐỨC HOÀI TRINH – Sài Gòn xưa


Nữ sĩ Minh Đức Hoài Trinh


Nữ thi sĩ MINH ĐỨC HOÀI TRINH tên thật là VÕ THỊ HOÀI TRINH, sinh ngày 15/10/1930 tại Huế, bà thường lấy các bút hiệu là Hoàng Trúc, Nguyễn Vinh, Bằng Cử, bà sống ở Pháp từ năm 1953 đến 1964, sau đó bà đến định cư tại quận Cam, Hoa Kỳ từ năm 1982 cho đến ngày qua đời.
 

CUỘC ĐỜI BUỒN CỦA ‘CẬU BÉ RỪNG XANH’ ĐƯỢC BẦY SÓI NUÔI DƯỠNG – Thu Hằng

Nguồn:
https://baotintuc.vn/ho-so/cuoc-doi-buon-cua-cau-be-rung-xanh-duoc-bay-soi-nuoi-duong-20210707163350822.htm


Một bức ảnh Dina Sanichar được chụp vào khoảng năm 1889 - 1894. Nguồn: Wikimedia Commons

Dina Sanichar được bầy sói nuôi lớn trong rừng rậm bang Uttar Pradesh của Ấn Độ cho đến khi những người thợ săn phát hiện cậu bé vào năm 1867. "Cậu bé người sói" trở thành nguồn cảm hứng cho nhân vật Mowgli trong tác phẩm nổi tiếng "The Jungle Book" (Câu chuyện Rừng xanh) của Rudyard Kipling. 
 

DỌC ĐƯỜNG GIÓ BỤI, ĐOẢN KHÚC 86- 95 (TRONG 100 ĐOẢN KHÚC) – Thơ Khaly Chàm


  
                                 Nhà thơ Khaly Chàm

 
trích đoản khúc: dọc đường gió bụi

86.
chắc gì cuồng trí mười mươi
ôm cây chết rũ chờ tươi tro tàn
co ro ủ ấm nồng nàn
hồn điên bứt máu cười khan một mình
 
87.
mù trời chạm mặt yêu tinh
âm hồn chuốc rượu ta nhìn đê mê
khói sương mặc khải câu thề
từ trong linh giác em về như mây
 
88.
chùn chân ngả xuống truông lầy
quán đời lợm giọng đã ngầy ngật chưa
nghiêng chai tràn rượu, dạ thưa
đẫm mùi nhân nghĩa cũng vừa mềm môi
 
89.
lột truồng nộ khí cái tôi
miệng nhai chữ đạo lên ngôi cuồng đồ
lưỡi cùn, ngọng nghịu nam mô
tru dài điên dại cơ hồ trối trăn
 
90.
em nghiêng đời xuống nhọc nhằn
níu buồn vui lại muộn mằn khát khao
hớ hênh tình của chiêm bao
câu thơ sương phụ nhập vào khói bay
 
91.
hình dung ảo giấc mơ ngày
ấu trùng ngoi ngóp trong nhầy nhụa sao
hoài nghi rờ rẫm lao xao
bóng ta khóc ngất cấu cào xước môi
 
92.
trườn qua môi lửa tinh khôi
ngôn tình rú lạnh trên đồi ngực hoang
đỉnh đêm mùa thụ phấn loang
ta man dại ngậm trăng vàng hỡi em!
 
93.
bao năm khép mắt say mèm
tẩm thân rượu ngọt tèm hem mặt mày
cô đơn nâng đỡ bàn tay
vớt từ khổ nhục vơi đầy niềm vui
 
94.
bước đi sao mãi thụt lùi
đành nương chướng khí nghiệm mùi tử sinh
định thần quán tưởng hư linh
trời xô lệch đất trào thinh âm buồn
 
95.
bã bời chưa hỡi lách luồn
nằm co máu ứ trong khuôn ngực đời
bình tâm nhặt nắng chiều rơi
mùa xuân đi biệt phía trời nhớ đau
 
                                    khaly chàm
 

Thứ Năm, 5 tháng 8, 2021

CHÙM TỨ TUYỆT THÁNG 8/2021 CỦA NGUYỄN KHÔI

 
  


CHÙM TỨ TUYỆT THÁNG 8
 
“Tháng 8 mùa thu xanh thắm
 ...Mây của ta trời thắm của ta”
                                (Thơ T.H)
 
* 1- Lại được nếm một mùa thu Covid
Trời trong xanh mà đường phố vắng tanh
Dòng người Phố trốn về quê ngút ngát
Không đạn bom kinh hơn cả Chiến tranh.
                            
* 2- Olympic... xem qua màn ảnh nhỏ
Vẫn đua tranh soán ngôi vị hàng đầu
Tàu - Mỹ - Nhật anh nào phen này “nhất” ?
Buồn cho Nga... thời oanh liệt còn đâu !
                             
*3- Ngài Biden đang lấy lại vị thế
Tập Cận Bình đang ở thế thượng phong
- Vẫn là chuyện Tiền Hàng gây sóng bề
Taliban đã có kẻ chống lưng...
                              
* 4- Trời trớ trêu : năm “dịch ‘ lại   “được mùa”
Nông sản ế thừa vì Chặn đường, cấm chợ
Con cá, con tôm... Sầu riêng, nhãn, dứa
Nông dân buồn hái quả gửi đem cho...
                                
* 5- Còn Niềm Tin: toàn dân dồn Chống dịch
Thủ tướng ra tay, Bộ trưởng ra quân
Mong “lò thiêu” chỉ lơ thơ khói nhạt
Có Vaccine hy vọng có mùa Xuân...
 
                            Hà Nội 2/8/2021
                           NGUYỄN KHÔI 

QUÊ TÔI BÊN GIÒNG SÔNG THẠCH HÃN – Hoàng Thắng

Tiếp theo bài “Có một thầy đồ Nuôi - Giữ lửa Việt trên đất Mỹ” giới thiệu về anh Hoàng Thắng - một cựu Nguyễn Hoàng tài năng của khóa 1961-1968, với một nghị lực đáng khâm phục anh đã thực hiện được ước mơ trở thành người dạy tiếng Anh và văn chương Anh Mỹ cho người Mỹ ngay trên đất Mỹ của mình. Bên cạnh việc giảng dạy tại các trường công lập Mỹ, anh còn hóa thân thành Thầy Đồ Ngọc Sương trong ngôi trường “Thầy Đồ Hoàng” để giúp cho nhiều học sinh Việt có đủ khả năng theo học tại các trường Trung học Mỹ.
Hôm nay, chúng tôi xin được giới thiệu một bài viết mới của anh Hoàng Thắng - một người suốt gần 40 năm đã nói -  viết - giảng dạy và giao tiếp bằng tiếng Anh như ngôn ngữ chính của mình.



 
QUÊ TÔI BÊN GIÒNG SÔNG THẠCH HÃN 
                                                        Hoàng Thắng
 
(Thân tặng Hùng Vĩnh Phước, người đã đem tiếng và ngữ vựng Quảng Trị vào thơ một cách dễ mến và dễ thương).
 
Tôi quê nội ở huyện Vĩnh Linh và quê ngoại ở huyện Triệu Phong. Tôi là người Quảng Trị đứt đuôi con nòng nọc. Xin quí độc giả cho phép tôi không nêu tên hai làng nội, ngoại kẻo lỡ người nào không đồng ý quan điểm của tôi lại trù ẻo tôi bằng cách lôi hai làng của nội ngoại của tôi ra hài tội, bà con nội ngoại của tôi sẽ không tha tôi đâu.  “Mi làm mi chịu, sao bắt tau chịu?”

Tôi viết bài này trong một buổi trà dư tửu hậu, rơi vào Lễ Nghỉ Đông (theo như bạn tôi, anh Lê Đình P., đã đặt cái tên mỹ miều [Winter Break] này cho ngày lễ Giáng Sinh.)  Hoan hô anh Lê Đình P. đã đưa ngữ vựng Việt Nam mới vào ngôn ngữ Quảng Trị (anh Lê Đình P., bạn thân tôi, là người Quảng Tri, cũng đứt đuôi con nòng nọc như tôi). Từ nay chữ Nghỉ Đông là bản quyền của anh Lê Đình P. Xin đừng ai giành giật.

Thứ Tư, 4 tháng 8, 2021

BÀI THƠ "KHÓC CHỒNG" CỦA ĐỒNG THỊ CHÚC – Đặng Xuân Xuyến



Bài thơ "Khóc Chồng" của nhà thơ Đồng Thị Chúc, viết từ những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ XX, nhưng mãi tới ngày 29 tháng 7 năm 2021 bà mới đưa lên facebook giới thiệu với bạn bè:
 
KHÓC CHỒNG
 
Vừa mới hôm qua thức bên anh
Nhỏ to câu chuyện nặng nghĩa tình
Hôm nay anh bước vào Thiên cổ
Để lại một mình em đứng trông.
 
Em đứng nơi đây giữa biển trời
Mênh mông sóng nước, một thuyền trôi
Thuyền trôi theo sóng mà vô hướng
Em giữa lòng thuyền vụng tay bơi.
 
Em đã gọi hoài gọi mãi anh
Đáp lời là tiếng gió rít đanh
Tiếng em chìm đắm trong vô vọng
Chỉ còn tiếng sóng giữa biển xanh.
 
Em đã như chim gãy cánh rồi
Nằm im bất động mặc thuyền trôi
Mắt em đăm đắm vào ảo ảnh
Cầu chúc hồn anh mãi thảnh thơi.
 
(Những ngày bi quan nhất)
ĐỒNG THỊ CHÚC
 

EM DÉP LÊ BÌNH THUẬN VÀ EM ĐẸP NGHỆ AN - Thơ Châu Thạch


   


EM DÉP LÊ BÌNH THUẬN
 
Em mang đôi dép lê
Cho tiền người về quê
Tên họ không ai biết
Thôi gọi là Dép Lê
 
Nắng trưa hè chưa xế
Em đón cả đoàn xe
Đầu đội chiếc nón che
Tay cầm xấp bạc chẵn
 
Gật đầu chào lẳng lặng
Trao vội tay mỗi người
Năm trăm ngàn bạc tươi
Chẳng mong lời cảm tạ
 
Những con người xa lạ
Chưa kịp nhìn mặt em
Em đã bước qua bên
Trao cho người bên cạnh
 
Truy tìm tên cô thánh 
Biết tên em Huệ hoa
Sống chân chất trong nhà 
Ngoài đời lòng như biển
 
Đem trăm ngàn chữ thiện
Chưa viết hết thiện em
Vì sao sáng trong đêm
Giữa cuộc đời đang tối  
 
Tôi viết bài thơ vội
Tôn vinh một tâm hồn
Nguyện Trời cao mở sách
Khuyên tên em đỏ tròn!
 
                      Châu Thạch

NHÀ THƠ HỮU LOAN, LẦN GẶP MẶT - Cung Tích Biền

Nguồn:
https://nguoitinhhuvo.wordpress.com/2021/07/11/nha-tho-huu-loan-lan-gap-mat-cung-tich-bien/
 
Nhà thơ Hữu Loan


Sau tháng Tư 1975, tôi có dịp gặp gỡ các văn nghệ sĩ từ miền Bắc vào Nam. Những cuộc “gặp” lẫn “gỡ” này, cái đinh đóng vô đầu, vui ít buồn nhiều. Vui, là gặp được những người mình từ lâu mong đợi gặp. Lại khá bàng hoàng khi đụng phải những nhà văn nhà thơ từng là các tác gia được “vang bóng một thời”, nay trở thành những cán bộ tuyên truyền, “Nói mãi không thôi những điều dân miền Nam nghe muốn ói”.
 

Cung Tích Biền qua nét vẽ Nguyễn Xuân Hoàng.


Thật hạnh ngộ khi chúng tôi được gặp nhà thơ Hữu Loan, tác giả bài thơ Màu Tím Hoa Sim, cùng một số vị trong vụ án Nhân văn – Giai phẩm, những năm từ 1957 về sau, trên đất Bắc.
 
Những người bị chế độ đương thời bắt bớ, tù đày là hầu hết những trí thức, văn nghệ sĩ có chủ trương, qua tác phẩm công khai của mình trên báo chí, mục đích chống lại đường lối cai trị độc đoán, đàn áp tư tưởng, thủ tiêu quyền tự do sáng tác.
 

NHỮNG TRÁI TIM NỞ HOA – Thơ Nhật Quang


 

 
NHỮNG TRÁI TIM NỞ HOA
 
 (Kính Tặng các Tu sỹ tình nguyện viên
 đi phục vụ các bệnh nhân nhiễm Cô-vít)
 
Dịch Cô- vít mỗi ngày một bùng lan
Sài Gòn đau, oằn mình trong giãn cách
Sài Gòn đang trong vòng gian nguy thử thách
Người người ơi! Sao ta nỡ ngồi yên?
 
Giữa gian nan… có muôn vàn trái tim
Đã rộng mở, nối vòng tay yêu mến
Nguyện dấn thân mang tình thương đến
Không ngại hiểm nguy giữa đại dịch bủa vây
 
Ôi! Cao quí những trái tim nồng say
Đầy nhiệt huyết của những người tu sỹ
Đang căng mình ngày đêm không ngần nghỉ
Bên bệnh nhân lúc hấp hối tử, sinh
 
Ôi! Đẹp thay biết bao những ân tình
Những bước chân nở hoa đường phục vụ
Thắp sáng niềm tin, như thầm nhắc nhủ:
Hãy vững lòng cậy trông Chúa xót thương
 
Cơn đại dịch vẫn diễn biến khôn lường
Những trái tim vẫn hy sinh trong thầm lặng
Nơi tuyến đầu, hanh hao từng đêm trắng
Vỗ về xoa dịu nỗi đau các bệnh nhân
 
Ôi! Thật đẹp thay những bước chân
Luôn vững vàng đường truyền rao chân lý
Tin yêu phục vụ, sáng ngời Chân, Thiện, Mỹ
Giúp muôn nguời thoát khỏi ách khổ đau
 
Sài Gòn ơi! Hãy vang lên khúc nguyện cầu
Nguyện xin Chúa đấng từ bi muôn thuở!
Đoái mắt xem lòng người bao trăn trở…
Mong bình yên, cơn đại dịch qua mau.
                                           
                                           Jos.  Nhật Quang
                                            (TGP - Sài Gòn)

ÔNG ĐOÀN HỒNG CHÂU PHÁT HIỆN BÀI THƠ “TRƯỜNG HUYỆN” CỦA NGUYỄN BÍNH CÓ ĐẾN 7 KHỔ THƠ 28 CÂU - Triệu Xuân


Nhà thơ Nguyễn Bính

 
Bài “Trường huyện” của Nguyễn Bính có 7 khổ thơ, 28 câu, chứ không chỉ có 3 khổ thơ, 12 câu như các sách in hiện hành!
Thơ Nguyễn Bính hiện hành, bài “Trường huyện” chỉ có 3 khổ thơ, 12 câu:
 
TRƯỜNG HUYỆN
 
Học trò trường huyện ngày năm ấy
Anh tuổi bằng em lớp tuổi thơ
Những buổi học về không có nón
Đội đầu chung một lá sen tơ.
 
Lá sen vương vấn hương sen ngát
Ấp ủ hai ta chút nhụy hờ
Lũ bướm tưởng hoa cài mái tóc
Theo về tận cửa mới tan mơ.
 
Em đi phố huyện tiêu điều lắm
Trường huyện giờ xây kiểu khác rồi
Mà đến hôm nay anh mới biết
Tình ta như chuyện bướm xưa thôi.
 
                                 Nguyễn Bính
 
Nguồn:
Nguyễn Bính Toàn tập. Nguyễn Bính Hồng Cầu sưu tầm, biên soạn. Fahasa đầu tư in ấn. NXB Hội Nhà văn, 08-2017.



THÀNH PHỐ BUỔI CHIỀU CUỐI THÁNG BẢY – Thơ Lê Phước Sinh


   


THÀNH PHỐ BUỔI CHIỀU
CUỐI THÁNG BẢY
 
Xe Cứu Thương hú
Con Thú bị thương
dạt vào vệ đường
lóng ca lóng cóng
Nước sôi lửa bỏng...
 
LÊ PHƯỚC SINH
Sài gòn tháng 7.

RU TÌNH – Thơ Tịnh Bình


  
               
Nhà thơ Tịnh Bình
                                               
 
RU TÌNH
 
Ngày xưa vẫn cứ ngày xưa
Ta về hoài niệm nắng mưa xanh ngời
Người xa... xa lắm người ơi...
Ru tình đôi khúc lả lơi như là...
 
Rối lòng tóc gió chiều qua
Ngày xanh e nỗi tình già mất thôi
Dung nhan ngày ấy đâu rồi
Phấn son hờ hững vành môi thuở nào
 
Đường chiều ong bướm lao xao
Mười thương chín nhớ ngọt ngào rước đưa
Tiễn mùa vạt nắng về chưa ?
Cõi tim khép cửa cho vừa lòng ai...
 
TỊNH BÌNH
  (Tây Ninh)

DỌC ĐƯỜNG GIÓ BỤI, ĐOẢN KHÚC 81- 85 (TRONG 100 ĐOẢN KHÚC) – Thơ Khaly Chàm


   
                   Nhà thơ Khaly Chàm


trích đoản khúc: dọc đường gió bụi
 
81.
đời con gái chớm bao ngày 
hát ru hoa bướm tròn đầy đặn chưa
tóc chiều vướng gió xanh xưa
hỏi rằng. thiếu phụ đã vừa nợ duyên
 
82.
đàn bà trăng nhập linh thiêng
chắt chiu nước mắt tưới triền mộng xanh
tay nâng bầu ngực dỗ dành
chiều nghiêng hắt bóng hóa thành ca dao
 
83.
dựng hình nhìn mặt xanh xao
nhân danh câm điếc vái chào thơ ca
chửi thề con chữ trổ hoa
cái không tưởng được đã là mây bay
 
84.
tin rằng vọc lửa bằng tay
vô vàn hạt bụi trắng ngày hồn thơm
bóng ta sao tóc dựng bờm
háng hoang dại lú chút rườm rà chơi
 
85.
bước chân hẫng hụt, kêu trời!
xòe tay chém gió đã đời mộng du
quê hương trắng giọt mưa mù
hớp không khí lạnh ngồi thu lu cười

                                      khaly chàm
 

Thứ Ba, 3 tháng 8, 2021

LẶNG LẼ YÊU – Thơ Quách Như Nguyệt


LẶNG LẼ YÊU
 
Sáng sớm được nghe bản nhạc
Anh gửi đêm qua, tuyệt vời!
Thấy tim nhức nhối trời ơi!
Không yêu mới chuyện lạ đời
 
Thế gian lắm chuyện lạ đời!
Chuyện em yêu anh thì không
Tự nhiên yêu anh dễ dàng
Tim ngoan gục ngã đầu hàng!
 
Tại em tâm hồn thi sĩ
Cho nên lãng mạn ra gì
Tại anh tâm hồn nhạc sĩ
Lời thơ, nốt nhạc mê si
 
Cảm xúc dồi dào nóng bỏng
Dễ yêu dễ nhớ, phải lòng!
Tiếng nhạc trầm bổng, mênh mông
Em nghe bồi hồi, cảm động!
 
Làm sao kiểm soát trái tim?
Hãy để trái tim đi tìm
Làm sao ngăn được tình yêu?
Trái tim mù lòa, thất thểu
 
Anh trãi lòng anh qua nhạc
Anh nói yêu em qua thơ
Đọc thơ cứ tưởng vu vơ
Ngẫm nghĩ… thấm quá! Thẩn thờ!
 
Làm sao không yêu được chớ?
Bài thơ anh tặng riêng em
Bản nhạc anh viết cho em
Ngọt ngào, dễ thương, nức nở
 
Yêu anh là chuyện bình thường
Yêu anh là lẽ đương nhiên
Không yêu mới là chuyện lạ
Yêu anh, yêu đậm yêu đà
 
Biết thế mà em không thể
Biết thế nên tim ủ ê
Sao dám tỏ tình lê thê?!
Ba chữ còn chưa dám nói
“Em yêu anh”... à? Không thể...
Không đâu, em chẳng nói đâu
Tưởng dễ mà không hề dễ
Anh ơi, chưa nói bao giờ!
 
Thế gian lắm chuyện lạ đời!
Nên yêu, yêu trong thầm lặng
Cho dù quý thương vời vợi
Không cho anh biết anh ơi!
 
Cảm ơn tình yêu nửa vời
Cảm ơn bản nhạc, bài thơ
Cảm hứng, em lại làm thơ
Tình đẹp là tình thờ ơ
Không phải là tình muôn thuở
 
                Quách Như Nguyệt
 

Chủ Nhật, 1 tháng 8, 2021

TRONG CƠN ĐẠI DỊCH COVID-19 HOÀNH HÀNH Ở THỊ XÃ LA GI, TÔI VÀO TRẠI CÁCH LY TẬP TRUNG – La Thụy


Quán phở Hồng Phong trước mặt nhà tôi bị phong tỏa

Những ngày đầu tháng 7/2021, đại dịch Covid-19 ập đến thị xã La Gi. Một trong những điểm xuất phát là tiệm phở Hồng Phong ngay trước nhà tôi. Anh con rể tiệm phở là tài xế xe tải chở hải sản vào quận Bình Chánh, Sài Gòn xét nghiệm dương tính. Thế là xe bịnh viện đến chở anh ta (F0) đi ngay. Toàn bộ thành viên gia đình anh ta ở tiệm phở Hồng Phong (những người tiếp xúc trực tiếp với F0 là F1) ngay sau đó cũng được chở đi vào trại vào trại cách ly tập trung. Bà con nhốn nháo bu quanh xem và bàn tán.