BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trịnh Công Sơn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trịnh Công Sơn. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 12 tháng 2, 2020

CA SĨ KHÁNH LY: “VỚI 10 BÀI HÁT CỦA TRỊNH CÔNG SƠN, TÔI NUÔI ĐƯỢC CẢ GIA ĐÌNH” - Yến Anh


           Với ca sĩ Khánh Ly, tình yêu nếu giữ kín của riêng mình thì lúc nào cũng đẹp


CA SĨ KHÁNH LY: “VỚI 10 BÀI HÁT CỦA TRỊNH CÔNG SƠN, TÔI NUÔI ĐƯỢC CẢ GIA ĐÌNH” 
                                                                                         Yến Anh

- Phóng viên: Chuyện tình trong âm nhạc của Khánh Ly – Trịnh Công Sơn, báo chí đã khai thác quá nhiều. Nhưng liệu có còn điều gì hạnh phúc giữa Khánh Ly và Trịnh Công Sơn mà bà chưa từng kể, đến giờ có thể bật mí?

+ Ca sĩ Khánh Ly: Tình yêu nếu giữ kín của riêng mình thì lúc nào cũng đẹp, khi nói ra nó không đẹp nữa. Cũng như chuyện vợ chồng phai nhạt theo thời gian cũng là vì vậy.

Người ta nói không bao giờ có tình bạn giữa người đàn ông với người đàn bà, điều đó cũng đúng. Khó lắm. Với ông Trịnh Công Sơn, hỏi tôi có yêu không Sơn không à? Có yêu chứ, nói không yêu là không có lý đâu, bởi vì với người tài hoa như thế, rất đẹp trai, nho nhã, dáng cao gầy, cặp mắt kính, mũi dọc dừa, mắt bồ câu, răng khểnh, tóc bồng bềnh, rất đáng yêu… Nhưng mình biết một điều, anh không phải của mình đâu.

Có thể ông Sơn cũng yêu mình nhưng không nói được. Không phải lúc nào yêu cũng nói được. Ví dụ ông yêu người đàn bà đã có chồng có con, mà những người có đạo đức có nhân cách người ta không nói, người ta giữ tình yêu đó. Ngược lại, người đàn bà khi yêu rồi thì muốn chiếm bằng được người đàn ông. Cái đó là khác biệt giữa đàn ông và đàn bà.

Thứ Hai, 17 tháng 6, 2019

BẢN NHẠC “BẰNG LÒNG” CỦA TRỊNH CÔNG SƠN – Đoàn Vị Thượng

Hồi đó, trước năm 1975 mấy đứa học sinh trường Quốc Học - Huế chúng tôi cứ tan học là đi theo mấy o nữ sinh Đồng Khánh hát bản nhạc BẰNG LÒNG của Trịnh Công Sơn để làm quen:
"Chân có bằng lòng cho chân theo với. Tóc có bằng lòng xe một sợi thôi. Mắt có bằng lòng trông nghiêng chờ đợi. Tim có bằng lòng giữ hộ tình tôi. Là la la la la là là. Tay có bằng lòng cho tay nắm với. Vai có bằng lòng cho quàng nhẹ ngang. Tim có bằng lòng cho tim gần lại. Môi có bằng lòng cho một nụ hôn...".
Có một thời gian khi trao đổi email với thầy Cao Hữu Điền, thầy Trần Kiêm Đoàn và một số anh văn nghệ sĩ khác (nhận chung cùng nhiều người), thì anh Hoàng Thi Thao (cháu ruột, đồng thời là con nuôi của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ) đã cho biết hoàn cảnh sáng tác và lời bản nhạc BẰNG LÒNG. Nhưng Yahoo mail  của tôi bị hack, nên rồi cũng quên theo thời gian
Tình cờ lướt web đọc bài viết này của nhà thơ Đoàn Vị Thượng, nên hôm nay post bài viết của anh đăng trên phunuonline.com.vn như là lại ôn kỷ niệm cũ
                                                                                               La Thụy




BẢN NHẠC “BẰNG LÒNG” CỦA TRỊNH CÔNG SƠN 
                                                                              Đoàn Vị Thượng

Những năm 1970 - 1975, tôi cùng bạn bè có nhiều dịp hát nhạc Trịnh Công Sơn, trong đó có một ca khúc mà nay không mấy người nhớ hoặc biết đến. Tôi ngờ rằng, bài hát đó ông viết cho những dịp sinh hoạt tập thể. Xin nói luôn, đó là bài BẰNG LÒNG với những lời ca dễ thương: “Chân có bằng lòng cho chân theo với. Tóc có bằng lòng xe một sợi thôi. Mắt có bằng lòng trông nghiêng chờ đợi. Tim có bằng lòng giữ hộ tình tôi. Là la la la la là là. Tay có bằng lòng cho tay nắm với. Vai có bằng lòng cho quàng nhẹ ngang. Tim có bằng lòng cho tim gần lại. Môi có bằng lòng cho một nụ hôn...”.
Bài hát có hai đoạn, xen giữa là những “hư từ” là la la... như một cách giúp nhóm người dễ hòa nhập với nhau, cùng vỗ tay khi hát. Những câu nhịp bốn dễ hát “Chân có bằng lòng/cho chân theo với..”. đã mau chóng lôi cuốn chúng tôi trong sinh hoạt và cả cái khoảnh khắc... “tỏ tình” với ai đó.

Thứ Hai, 28 tháng 1, 2019

BI KỊCH TRỊNH CÔNG SƠN – Trịnh Cung

Nguồn:
https://nhactrinh.vn/bi-kich-trinh-cong-son/

                 (Ghi theo lời của Trịnh Cung trong một buổi nói chuyện ngày 4-4-2001)

             BI KỊCH TRỊNH CÔNG SƠN – Trịnh Cung

Tôi gặp Trịnh Công Sơn vào năm 1956 tại Huế, lúc đó Sơn khoảng 17 tuổi và tôi 18 tuổi. Chúng tôi chơi với nhau vì cùng tâm hồn thi ca, và bởi vì lúc đó tôi chưa hề là họa sĩ.
Sơn thích thơ của tôi và đã phổ bài “Cuối cùng cho một tình yêu” năm đó. Trước đó, Trịnh Công Sơn đã viết “Ướt Mi”, “Thương một người”“Nhìn những mùa Thu đi”. Ngôn ngữ của “Ướt Mi”, “Thương một người”“Nhìn những mùa Thu đi” còn nhẹ nhàng, và còn có gì đó ảnh hưởng của Đặng Thế Phong trong “Giọt Mưa Thu” hoặc “Buồn Tàn Thu” của Văn Cao, nhưng đến khi Sơn phổ nhạc bài thơ của tôi, nhạc của Sơn bắt đầu một chương khác, do ngôn ngữ của bài thơ lúc đó rất là mới. Tôi đã dùng những chữ “đói”, “mỏi” trong thơ, mà lúc này Sơn lại thích bài thơ đó. Tuy nhiên theo tôi, bài Diễm Xưa của Sơn mới là mở đầu của một Trịnh Công Sơn hoàn toàn mới lạ và cực kỳ hấp dẫn trong nhạc trẻ, giới trẻ hồi đó.