BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn PHIẾM LUẬN. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn PHIẾM LUẬN. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 27 tháng 4, 2023

TƯ MÃ THỦY KÍNH - Tam Quốc Chí ngoại truyện của Chu Vương Miện



Đây nói về xứ Kinh Châu, là một nửa tỉnh Hồ Bắc về phía tây, còn nửa về phía đông là Tương Dương, là đất cát cứ cuả Lưu Biểu [tức Lưu Cảnh Thăng]. Kinh Châu là phiá trên và Hồ Nam là phía dưới sông Dương Tử. Hai bên là bên này và bên kia cuả Động đình Hồ, xứ này có tất cả là tám quận và 41 châu [huyện], so với giòng họ thì Lưu Biểu cũng là hoàng tộc nhà Đại Hán vai trên cuả Lưu Bị và Lưu Chương, vốn không có tái cán gì, mà lại già bệnh, trong lúc thiên điạ phong trần, bốn phương loạn lạc biết rằng không thể giữ được vùng đất này cuả tổ tiên nên có ý mời Lưu Bị một người em họ có khả năng và lực lượng lúc bấy giờ tới giao phó, nếu không thì sớm muộn gì cũng lọt vào tay người khác. Nhưng bà Thái phu nhân là vợ sau cuả Lưu Biểu và những người em trai cuả phu nhân là Thái Mạo, thì nhân cơ hội này cướp luôn sự nghiệp cuả Lưu Biểu, cướp giang san cho người con thứ là Lưu Tông con ruột của Thái phu nhân sinh ra. Còn người con cả là Lưu Kỳ con bà đại phu nhân, bà này đã chết, tình cảnh xứ Kinh Châu lúc này như chỉ mành treo chuông. Bố là Lưu Biểu thì vô kế khả thi lại thêm già bệnh, người con cả là Lưu Kỳ thì ăn chơi lêu lổng trắc táng luôn luôn bệnh theo, con thứ là Lưu Tông thì không có khả năng gì cả, chỉ trông chờ vào mấy người cậu [tức là em Thái Phu Nhân] những người này thì khả năng cũng không có gì xuất sắc, nên tìm mọi cách hạ sát Lưu Bị cho bằng được.

Thứ Tư, 26 tháng 4, 2023

HƯ CẤU TRONG VÕ HIỆP KIM DUNG (7) – Phiếm luận của Đỗ Chiêu Đức

                            Các triều đại và sự kiện lịch sử
 
Truyện Võ hiệp KIM DUNG qua các Thời đại
 
Không như những truyện kiếm hiệp vớ vẩn khác, người hiệp sĩ của Kim Dung có cuộc sống như người thật và được lồng vào một khung cảnh lịch sử nào đó rất thật. Mặc dù là truyện HƯ CẤU nhưng những Đại hiệp của Kim Dung không phải chỉ cứu khổn phò nguy mà còn có lòng yêu nước, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ đất nước mà gác bỏ mọi tình cảm riêng tư. Kim Dung cũng đã HƯ CẤU một cách rất khéo léo tạo nên những nhân vật và sự kiện nghĩa hiệp để giải thích cho những sự kiện lịch sử CÓ THẬT. Trong cuối truyện "Thần Điêu Hiệp Lữ", lúc quần hùng đang giúp An Vũ Sứ Lữ Văn Đức thủ thành Tương Dương khi bị quân Mông Cổ tấn công, có đoạn như sau...
 

Chủ Nhật, 23 tháng 4, 2023

THỔ LÀ ĐẤT – Phiếm luận của Đỗ Chiêu Đức


        

THỔ
là ĐẤT, đất là ĐỊA , trong chữ Địa có Bộ Thổ, nên Địa cũng là Đất. Ta có từ kép Thổ Địa 土地 là Đất Đai. Thổ cũng thuộc một trong 214 bộ của CHỮ NHO... DỄ HỌC, theo diễn tiến của chữ viết như sau:
 
     
 Giáp Cốt Văn     Kim Văn     Đại Triện      Tiểu Triện      Lệ Thư
            
Ta thấy:
        
Từ Giáp Cốt Văn cho đến Đại Triện đều là hình tượng của một mô đất trên mặt đất, nên Thổ vừa là chữ Tượng Hình vừa là chữ Chỉ Sự, chỉ một đống đất trên mặt đất, đến Tiểu Triện thì các nét mới được kéo thẳng ra thành biểu tượng của chữ viết, cho đến Chữ Lệ thì mới hoàn chỉnh như chữ viết hiện nay THỔ là ĐẤT.
 
Có tất cả 463 chữ được ghép bởi bộ Thổ nầy để chỉ những gì có liên quan đến Thổ là Đất. Ta có các từ về Thổ là Đất rất lý thú và cũng không kém phần rắc rối như sau:
 
  - Thổ Địa 土地 : là Đất Đai, chỉ tất cả các loại đất trên đời nầy.
  - Thổ Nhưỡng 土壤 : cũng là Đất Đai, chỉ tất cả các loại đất dùng để trồng trọt.
  - Thổ Cư 土居 : chỉ tất cả các loại đất dùng để ở.
  - Thổ Canh 土耕 : là tất cả các loại Đất dùng để canh tác, làm ruộng.
  - Thổ Trạch 土宅 : là tất cả các loại Đất dùng để cất nhà ở, biệt thự.
  - Thổ Mộ 土墓 : là tất cả các loại Đất dùng để chôn cất người trong gia tộc, còn gọi là Đất Hương Hỏa, là đất dùng để lo nhang đèn hương khói cho người thân đã chết. 
 

Thứ Năm, 20 tháng 4, 2023

HƯ CẤU TRONG VÕ HIỆP KIM DUNG (6) – Phiếm luận của Đỗ Chiêu Đức

                      Chiêu thức Võ công thông qua Thư Pháp
 
                                                      Võ Công Thư Pháp                                                                  
Một đặc điểm nữa của tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung mà những tác giả khác không có là: Ông đã đưa nghệ thuật và kỹ thuật thư pháp vào trong các thế võ công trong các truyện của ông một cách lý thú và hấp dẫn. Đây cũng là một sáng tạo độc đáo của riêng ông vừa đặc sắc vừa lôi cuốn đầy sức quyến rủ mà ta sẽ lần lượt tìm hiểu sau đây.
 

Chủ Nhật, 16 tháng 4, 2023

HƯ CẤU TRONG VÕ HIỆP KIM DUNG (5) – Phiếm Luận của Đỗ Chiêu Đức

                                (Võ Công và Các Thế Võ TT)
Thần Điêu Hiệp Lữ  神雕侠
                                                                                          
Đêm xuống trên núi Hoa Sơn...
Sau khi đã ổn định các vị trí và tên gọi cho Võ Lâm Ngũ Bá mới là : Đông Tà, Tây Cuồng, Nam Tăng, Bắc Hiệp và Trung Ngoan Đồng 東邪,西狂,南僧,北俠,中頑童。 Dương Quá 楊過 đưa tay chào mọi người và nói lời từ biệt, đoạn nắm lấy tay của Tiểu Long Nữ 小龍女, sánh vai cùng Thần Điêu đi xuống núi... Lúc đó vầng trăng thu đang vằng vặc trên bầu trời xanh biếc, làn gió thu hiu hắt đang cuốn những chiếc lá vàng rơi xào xạc; đầu cành tiếng quạ oang oát kêu sương... làm cho cô bé Quách Tương 郭襄 không còn cầm lòng được nữa, nhìn theo bóng Đại ca ca Dương Quá và Tiểu Long Nữ mà nước mắt cứ đoanh tròng rồi rơi xuống áo... Quả là:
           
秋風清,秋月明。     Thu phong thanh, thu nguyệt minh     
落葉聚還散,           Lạc diệp tụ hoàn tán,          
寒鴉栖復驚。           Hàn nha thê phục kinh.          
相思相見知何日 ?    Tương tư tương kiến tri hà nhật?          
此時此夜難為情 !     Thử thời thử dạ nan vi tình!
 
Có nghĩa:
              
Gió thu mát, Trăng thu sáng.            
Lá rụng hợp rồi tan         
Quạ lạnh kêu sương xuống        
Nhớ nhau muốn gặp biết ngày nao?            
Cảnh ấy tình nầy thêm áo não!
      

Thứ Bảy, 15 tháng 4, 2023

CAO NHÂN NÚI THANH THÀNH - Tam Quốc Chí ngoại truyện của Chuvươngmiện



Trong lúc chờ ngày lành tháng tốt để lên đường làm một cuộc noí chuyện phải quấy với phía bên Đông Ngô, bá quan văn võ tháp tùng cùng tâu với Tiên Chuá là về phía tây núi Thanh Thành gần Thành Đô, có một vị kỳ nhân dị sĩ sống trên ba trăm tuổi, từ cuối đời nhà Tây Hán cho tới bây giờ, moị chuyện trên đời dưới đất vị lão tiên sinh này đều đoán biết hết. Vậy xin chúa công cho mời vị cao nhân tiền bối này đến chơi xơi nước, tiện thể hỏi thăm chút chuyện nhân tình thế thái ra sao? Tiên Chúa vui lòng hoan hỉ truyền cho thượng tướng Trần Chấn mang chiếu chỉ đi mơì ngay tức thì. Trần Chấn phục mệnh, đến nơi thì được biết thự danh của cao nhân là Lý Ý, dòng dõi Lý Đam [Lão Tử ] thời Chiến Quốc ngày trước, nói dăm điều ba chuyện, biết là có từ chối cũng chẳng đặng bèn thành thật nói vơí tướng Trần Chấn rằng:
- Tướng quân cứ tự tiện về quân doanh phục mệnh, sáng sớm ngày mai bỉ nhân sẽ có mặt ở cống thành Lăng Trung ngay để chờ lệnh, nhưng tránh mọi nghi thức giao tế đời thường không cần thiết, nhưng có một điều bỉ nhân muốn được thấu đáo con ngươì thật cuả Tiên Chuá, thì mơí trả lời đúng được những điều gì ngài cần biết, bỉ nhân là khách và Tiên Chuá là chủ, phải đích thân chủ nhân đón rước và lo mọi chuyện trà nước, nếu sai quân hầu phục thị thì moị chuyện lớn nhỏ sẽ hỏng.
Đúng ngày giờ thì cao nhân Lý Ý xuất hiện, đúng theo ý cuả cao nhân Tiên Chuá Hán Trung Vương ra tận cổng thành đón rước, gặp nhau chưa kịp chào hỏi thì Tiên Chuá đã ngã ngay về phiá đằng trước mặt, cũng may cao nhân Lý Ý vừa đỡ kịp. Hai người vào thư phòng đàm đạo. Tiên Chuá hai tay run run rót trà ra ly mời khách, tay lẩy bẩy làm một nửa nước trà rơi ra ngoài. Chủ khách đều nâng ly xong xuôi Tiên Chuá mở đầu:

Thứ Hai, 3 tháng 4, 2023

HƯ CẤU TRONG VÕ HIỆP KIM DUNG (4) – Phiếm luận của Đỗ Chiêu Đức

                                 (Võ Công và Các Thế Võ)

        
Nói đến VÕ CÔNG và CÁC THẾ VÕ trong truyện võ hiệp của KIM DUNG thì nhiều vô số kể. Ở đây ta chỉ điểm qua những võ công hoặc các thế võ thú vị hay có liên quan đến văn học mà thôi. Trước tiên, nhắc đến "Tiếu Ngạo Giang Hồ" thì không thể không nhắc đến Quân Tử Kiếm Nhạc Bất Quần 君子劍 岳不羣, giỏi về kiếm pháp và có nhiều nghĩa cử trong võ lâm, lại là chưởng môn của phái Hoa Sơn, vừa là thầy lại vừa là cha nuôi của Lệnh Hồ Xung, nên được mọi người kính trọng và tôn xưng là QUÂN TỬ KIẾM 君子劍; cả chiêu thức kiếm pháp của ông cũng thể hiện vẻ nghiêm cẩn chính trực, như chiêu "Cổ Bách Sâm Sâm 古柏森森", có xuất xứ từ hai câu thơ trong bài Thục Tướng 蜀相 (là Thừa Tướng của nước Thục, chỉ Khổng Minh Gia Cát Lượng) của Thi Thánh Đỗ Phủ là:
                
丞相祠堂何處尋,  Thừa Tướng từ đường hà xứ tầm,              
錦官城外柏森森。  Cẩm quan thành ngoại BÁCH SÂM SÂM.
 
Có nghĩa:
      
- Đi đâu để thấy được từ đường của Thừa Tướng Gia Cát Lượng đây? 
- Ở ngoại thành của Thành Đô, nơi mà có rừng bách thâm u đó.
       
Đây là chiêu kiếm mà khi đối đầu với Tả Lãnh Thiền của phái Tung Sơn. Nhạc Bất Quần đã sử dụng một cách cẩn trọng. Ngoài ra để thể hiện cái tác phong quân tử của mình Nhạc Bất Quần còn sử dụng tiếp chiêu Thanh Sơn Ẩn Ẩn 青山隱隱 cũng là kiếm pháp của phái Hoa Sơn để che dấu hình tích Ngụy Quân Tử của mình, rồi sau đó bất ngờ tung ra Tịch Tà Kiếm Pháp đâm mù 2 mắt của Tả Lãnh Thiền đoạt chức Chưởng Môn Ngũ Nhạc Phái .
 

Thứ Tư, 29 tháng 3, 2023

HƯ CẤU TRONG VÕ HIỆP KIM DUNG (3) – Phiếm luận của Đỗ Chiêu Đức

                                   (Rượu và Ly Uống Rượu)
  
Tiếu Ngạo Giang Hồ  
                                                                        
Đọc truyện võ hiệp "Tiếu Ngạo Giang Hồ 笑傲江湖", không ai là không trầm trồ đoạn luận về uống rượu và các ly chén dùng để uống rượu rất điệu nghệ của Đại Hiệp KIM DUNG thông qua các nhân vật và văn thơ cổ được ông đưa vào để dẫn chứng một cách tài tình và lý thú. Nào ta hãy cùng đọc bài thơ sau đây: 

蘭陵美酒鬱金香,   Lan lăng mỹ tửu uất kim hương,                 
玉碗盛來琥珀光。   Ngọc uyển thịnh lai hổ phách  quang          
但使主人能醉客,   Đản sử chủ nhân năng tuý khách,               
不知何處是他鄉。   Bất tri hà xứ thị tha hương!         

Thứ Hai, 27 tháng 3, 2023

HƯ CẤU TRONG VÕ HIỆP KIM DUNG (2) – Phiếm luận của Đỗ Chiêu Đức

                          NHỮNG MỐI TÌNH OAN NGHIỆT

Nhà văn Kim Dung 
                                                                                     
          
四張機,                  TỨ TRƯƠNG CƠ
            
鴛鴦織就欲雙飛,   Uyên ương chức tựu dục song phi,           
可憐未老頭先白。   Khả lân vị lão đầu tiên bạch.            
春波碧草,               Xuân ba bích thảo,           
曉寒深處,               Hiểu hàn thâm xứ,            
相對浴紅衣。           Tương đối dục hồng y.
      
Đó là bài TỪ của bà Anh Cô 瑛姑 (trước là Lưu Quý Phi của Đoàn Nam Đế) thêu trên chiếc khăn tay để tặng cho Lão Ngoan Đồng Châu Bá Thông 周伯通. Châu Bá Thông là người không sợ trời không sợ đất, bình sinh ông ta chỉ sợ có hai người: Sư huynh Vương Trùng Dương và... Hoàng Dung, cô em dâu bất đắc dĩ của thằng bạn kết nghĩa vong niên Quách Tĩnh. Mỗi lần muốn khống chế và đối phó với Lão Ngoan Đồng thì Hoàng Dung chỉ cần đọc ba chữ "TỨ TRƯƠNG CƠ..." thì Chu Bá Thông y như là trúng phải tà, như Tôn Ngộ Không bị Đường Tăng niệm chú khẩn cô, nhất nhất nói gì cũng nghe theo cả! Thì ra...
 

MỘT BÀI VIẾT THIẾU LƯƠNG THIỆN CỦA ÔNG TRẦN TRUNG ĐẠO – Phạm Đức Nhì


Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì
 
Tình cờ đọc được bài “Việt Nam Buồn Lắm Em Ơi” của Trần Trung Đạo trên trang Nỗi Niềm viết về việc ca sĩ Tuấn Ngọc khi hát đã tự ý sửa lời bản nhạc Tình Bơ Vơ của nhạc sĩ Lam Phương.
 
Từ nguyên bản “Trời vào thu Việt Nam buồn lắm em ơi” Tuấn Ngọc đã sửa lại thành “Trời vào thu chiều nay buồn lắm em ơi”
 

Thứ Năm, 23 tháng 3, 2023

HƯ CẤU TRONG VÕ HIỆP KIM DUNG (1) - Phiếm luận của Đỗ Chiêu Đức

 
Nhà văn Kim Dung
                                                        
Ai cũng biết truyện võ hiệp của Kim Dung đều toàn là những câu truyện HƯ CẤU, nhưng sao tất cả mọi người già trẻ lớn bé, bất kể sang hèn nam nữ, từ bình dân đến trí thức đều mê như điếu đổ. Truy nguyên, ta sẽ thấy được những HƯ CẤU của Kim Dung đều dựa vào những thực tế của cuộc sống hằng ngày, của tâm lý tình cảm chân thật của con người, của những sự kiện lịch sử có thật kết hợp với những dã sử trong dân gian, những phong tục tập quán của từng địa phương hòa vào trong các tình tiết khúc chiết ly kỳ gây cấn để hấp dẫn người đọc bằng lối kể truyện vừa bình dân vừa bác học, vừa chất phác vừa văn chương, vừa xen vào cái không khí trinh thám như của Sherlock Holmes... Tất cả Lịch sử, Địa lý, Chính trị, Văn hóa, văn chương, tâm lý tình cảm của con người, tất cả tất cả... hòa quyện vào nhau trong câu truyện VÕ HIỆP HƯ CẤU một cách tài tình hợp lô-gích và phù hợp với cuộc sống thực tại của con người !
 

THẾ CHÂN VẠC - Tam Quốc Chí ngoại truyện của Chu Vương Miện



Khổng Minh Gia Cát Lượng đứng ngoài ngõ trúc cầm tay thân ái tiễn từng người một. Thôi Châu Bình về Bắc Lăng, Mạnh Công Uy về Nhữ Nam, Tư Mã Thuỷ Kính về Tân Dã. Mọi người đều hẹn nhau tuần sau đến Dĩnh Châu thăm Thạch Quảng Nguyên sẽ bàn tiếp chuyện thiên hạ sự.
 

Thứ Tư, 22 tháng 3, 2023

PHIẾM LUẬN VỀ “NHŨ DANH” – La Thụy



Đọc sách báo tôi thấy có hai quan niệm về NHŨ DANH khác nhau
 
Quan niệm 1:

Ngày nay, trong các bản tin cáo phó cho một người đàn bà, người ta thường viết “nhũ danh” hoặc ghi tiếng Anh là“Maiden name” (Tên thời thiếu nữ)
 
Ví dụ:

Nam Phương Hoàng Hậu nhũ danh là Jeanne Mariette Nguyễn Hữu Thị Lan (4.12.1914 – 16.9.1963)

Bà Sarah DeRemer Knauss, nhũ danh Clark (24.9.1880 – 30.12.1999)

Hoặc trên thiệp cưới ghi:

Bà quả phụ..................
Nhũ danh  ..................

Từ “nhũ danh” ở đây được hiểu là tên của người đàn bà khi chưa lấy chồng.
 
Có người nói “nhũ danh” chỉ dùng riêng cho phụ nữ mà thôi.
Có lẽ do họ quan niệm: “Nam tu 男須 (trai râu), nữ nhũ 女乳 (gái vú)”
 
Và:
Đàn ông không râu bất nghì,
Đàn bà không vú lấy gì nuôi con!”
 
Đôi dòng phiếm luận:
 
Với quan niệm như trên thì vú là bộ phận tượng trưng cho phái nữ, râu cằm là bộ phận tượng trưng cho phái nam.
 
Đàn ông có khuôn mặt chữ điền râu quai nón hay “râu hùm hàm én mày ngài” thì oai phong lẫm liệt rất xứng đáng là “bậc tu mi nam tử”. Người đàn ông râu rậm, râu tốt, râu dài được khen là “mỹ nhiệm công” như Quan Vân Trường chẳng hạn
 
Phụ nữ đẹp với tiêu chuẩn “đào kiểm”, “tế yêu”, “trường túc”, “ngọa tầm mi” (má đào, eo thon, chân dài, mày tằm) vẫn chưa đủ mà còn thêm tiêu chuẩn bộ ngực tròn trịa, đôi mông đầy đặn mới đạt tiêu chuẩn về số đo 3 vòng, cùng với chiều cao, cân nặng phù hợp.
 
Nhà văn Mạc Ngôn, (nhà văn đầu tiên mang quốc tịch Trung Quốc, được trao giải Nobel Văn học năm 2012) có tác phẩm  “Phong nhũ phì đồn” xuất bản năm 1995, một thời được dư luận xôn xao bàn tán.

Tác phẩm “Phong nhũ phì đồn” lúc đó khi chuyển ngữ tiếng Việt đã phải đổi tựa thành “Báu vật của đời” để gọi là cho nhã hơn.
“Phong nhũ phì đồn” 丰乳肥臀  nghĩa là “vú đầy mông nẩy” hay “mông to ngực nở”. Dịch là “vú đầy mông nẩy” vừa sát sao, chẳng có gì là thô tục cả. Không hiểu sao mấy ngài dịch giả Việt Nam phải e ngại đi vòng quanh cho dài dòng...

“Vú đầy mông nẩy” thường được quý ông thích đùa gọi “ngực tấn công, mông phòng thủ” chỉ thân hình khêu gợi hấp dẫn bốc lửa của quý bà... làm mấy quý ông cứ “dùng dằng”
 
Quân tử dùng dằng đi chẳng dứt
Đi thì cũng dở ở không xong
       
Ông bà ta đã dặn nên chọn vợ phải là tướng “mông nở, ngực to”. Giải thích theo khoa học thì mông nở tức là xương chậu rộng, khi sanh đẻ sẽ dễ dàng, ít rủi ro cho bé sơ sinh hơn người xương chậu hẹp, ngực to thì tuyến sữa phát triển tốt, có nhiều sữa để nuôi con
 
Sự căng tràn của đôi bồng đảo do sự dồi dào của estrogen, ngoài ra còn cần đóng góp của “hạ tầng cơ sở” (mô, tuyến sữa) được quy định tại gien. Căp tuyết lê của nữ giới vừa là bộ phận quyến rũ về giới tính và vừa là cơ quan hậu cần cung cấp dinh dưỡng cho thiên thần nhỏ sau này.
 
NHŨ  có nghĩa là vú và có nghĩa khác là sữa

Vú là bộ phận đặc trưng của phái nữ nên một số danh xưng có từ NHŨ thường chỉ phái nữ chẳng hạn:
NHŨ MẪU (chữ Hán: 乳母; tiếng Anh: Wet nurse), tiếng Việt gọi nôm na là Bà vú hay Vú em, là danh từ để chỉ những người phụ nữ có chồng, có con làm công việc chăm sóc và cho ăn những đứa trẻ sơ sinh của những gia đình khác bằng sữa mẹ.
 
Quan niệm NHŨ DANH là tên chỉ dành riêng cho phái nữ xem ra cũng có lý !?!...

 *
Tuy nhiên

Quan niệm 2:
 
Theo Wiktionary tiếng Việt, theo từ điển Hán Nôm và một một số từ điển như vtudien... thì:

NHŨ DANH: Tên đặt lúc mới sinh.
 

Tên mà người Việt gọi là tên tục thì người Trung Quốc gọi là tiểu danh, được đặt lúc đứa bé còn nhỏ và cũng gọi là nhũ danh khi tên này được đặt lúc đang bú
 
Đôi dòng phiếm luận:
 
NHŨ  có nghĩa là vú, sữa. Ngoài ra còn có nghĩa là con non, sơ sinh.

Nên:
乳名 nhũ danh:  Tên đặt lúc mới sinh.
Nhũ danh trong Tiếng Anh là Milk Name (tên sữa)
 
Mọi đứa trẻ đều có quyền được đặt nhũ danh không kể là trai hay gái. “Nhũ” ở đây chỉ “cái vú”“sơ sinh”. NHŨ DANH hàm ý tên của “trẻ sơ sinh đang còn bú mẹ”.
 
Tên cha mẹ đặt gọi là nhũ danh, đó là tên từ khi còn bú vú mẹ - hay có khi là tên cúng cơm, tên tục.
 
Quý bạn có ý kiến gì về NHŨ DANH theo hai quan niệm trên nhỉ!
 
                                                                                          La Thụy

Thứ Ba, 21 tháng 3, 2023

TRẬN XÍCH BÍCH - Tam Quốc Chí ngoại truyện của Chu Vương Miện



Thu xếp xong đâu đó từ lâu rồi, chỉ còn đợi quân sư điều dụng. Khổng Minh liền cùng Huyền Đức, Lưu Kỳ lên ngồi trên trướng.
Thứ nhất gọi Triệu Vân tới nhận lệnh:
Tử Long hãy mang 3000 quân mã qua sông thẳng tới con đường nhỏ Ô Lâm, tìm chỗ lau cao rừng rậm mà mai phục, cuối canh tư đêm nay Tào Tháo ắt thua chạy qua đường ấy, đợi quân nó qua được một phần, thì đốt lửa lên mà đánh ra. Tuy không giết hết được chúng, cũng giết được một nửa.
Triệu Vân hỏi lại:
- Ô Lâm có 2 con đường, một đường thông sang Nam Quận, một đường về Tương Dương Kinh Châu, không biết chúng theo đường nào?
Khổng Minh nói :
Nam Quận bị uy hiếp mạnh, ắt lúc đầu Tháo không dám về đấy, mà toan chạy về Tương Dương để thu thập bại quân rút về Hứa Xương.
Triệu Vân vâng lệnh kéo đ .
Khổng Minh gọi đến Trương Phi:
- Dục Đức hãy lĩnh 3000 quân mã qua sông chặn đường Di Lăng, cứ vào hẻm núi Hồ Lô mai phục. Tào Thao không dám chạy đường phía Bắc Di Lăng, mà chạy đường nam Di Lăng. Ngày mai khi dứt cơn mưa, ắt quân nó đến núi đào lò thổi cơm hễ thấy khói bốc lên, thì đổ ra chân núi đốt lửa mà đánh. Tuy không bắt được Tào Tháo, nhưng cái công Dục Đức cũng không phải nhỏ .
Trương Phi nhận lệnh kéo đi.

Thứ Hai, 13 tháng 3, 2023

PHIẾM LUẬN VỀ HƯ CẤU – Đỗ Chiêu Đức


                                                                                    
là Không thực; CẤU là Cấu Tạo, là Làm nên. Nên nghĩa đơn giản nhất của HƯ CẤU là: Cấu tạo hay làm nên một viêc gì đó hay một câu chuyện nào đó không có thật. Từ nghĩa gốc nầy phát sinh thêm những nghĩa rộng hơn như:
  - HƯ CẤU là chỉ vựa vào trí tưởng tượng, tưởng tượng ra những sự việc hay những câu truyện không có thực trong đời sống thực tại.
  - HƯ CẤU là vựa vào truyện có thực rồi tưởng tượng thêm thắc những chi tiết ly kỳ khúc chiết để hấp dẫn người nghe người đọc hơn.
  - HƯ CẤU là vựa vào những sự kiện có thật trong lịch sử, rồi dựng nên một câu truyện hay nhân vật có kết cấu hợp "lô-gích" để giải thích hoặc chứng minh là những sự kiện đó có thật một cách hợp tình hợp lý.
  - HƯ CẤU trước mắt thường xuất hiện dưới các hình thức Tiểu thuyết, Điện Ảnh, Kịch nghệ, Hoạt họa...
    
Trong phạm vi nhỏ hẹp của bài viết nầy, ta chỉ điểm qua một vài HƯ CẤU trong Lịch Sử và Văn Học mà thôi.
  

Chủ Nhật, 12 tháng 3, 2023

TRƯƠNG PHI - Tam Quốc Chí ngoại truyện của Chu Vương Miện



Từ khi nghe tin Quan Vân Trường tử nạn, Hán Trung Vương một mặt sai sứ đến Lăng Trung thăng tướng Trương Dực Đức lên làm Xạ Kỵ tướng quân, lĩnh Tư Lệ Hiệu Úy, tước Tây Hương Hầu kiêm Lăng Trung Mục.

Thứ Sáu, 3 tháng 3, 2023

QUÂN TỬ “CHUNG QUỐC” - Tam Quốc Chí ngoại truyện của Chu Vương Miện



Cái nước bây giờ "hiện đại" có hình con gà Mái dầu là gồm có nhiều nước nhỏ lận cận bị sát nhập cố tình hay vô ý, từ cung cách sống đến ngôn ngữ phong tục tập quán cũng hoàn toàn khác xa người Háng tộc, người Háng thoạt kỳ thủy chỉ hiện diện cư ngụ ở vùng Hoa Hạ là miền đông bắc Hoa Lục tức là từ tỉnh Hà Bắc nước Yên cũ [ải địa đầu là Sơn Hải Quan tiếp giáp với Mãn Châu] , bên trái là tỉnh Sơn Tây nguyên là nước Triệu cũ có ải Nhạn Môn Quan tiếp giáp với Hung Nô Mông Cổ, bên trái nữa là tỉnh Thiểm Tây tiếp giáp với Hồ sau là Tây Hạ, phía dưới tỉnh Hà Bắc là tỉnh Sơn Đông của nước Tề cũ  nhưng phía đuôi nước Tề là nước Lỗ của Đức Khổng Tử và bên cạnh phía trái là nước Lương Ngụy tức tỉnh Hà Nam [Đông Đô của nhiều triều đại].
 

Thứ Năm, 2 tháng 3, 2023

PHIẾM LUẬN VỀ CHỮ HƯ – Đỗ Chiêu Đức


Học giả Đỗ Chiêu Đức
 

                                    
thuộc dạng dữ dùng Chỉ Sự để Hội Ý trong CHỮ NHO... DỄ HỌC, theo diễn tiến của chữ viết như sau:
 
            Kim Văn  Đại Triện             Tiểu Triện           Lệ Thư               Dị Thể

Ta thấy:       
Phần Kim Văn Đại Triện gồm có 2 phần: Phần trên là hình tượng của một chiếc rương (hòm) được mở lên phía trên và mở xuống phía dưới; Phần dưới là hình tượng của 2 vách rương được mở sang phải và mở sang trái. Như vậy là chiếc rương đã được mở tung ra (Chỉ Sự) để cho thấy bên trong không có gì cả (Hội Ý). Nên HƯ có nghĩa đầu tiên là Không, là Trống lỏng, không có gì cả! Nên ta có từ kép đầu tiên là:
     
- KHÔNG HƯ 空虚 là Trống lỏng trống lơ, không có gì cả. Đão ngược lại là...
- HƯ KHÔNG 虚空 là Chỉ khoảng không trống trơn không có gì cả; Nghĩa phát sinh là "Khi khổng khi không", chỉ việc làm không có chủ ý, chỉ tình cờ mà thôi, như khi thấy Thúy Kiều đi tìm cây trâm bị mất thì Kim Trọng đã đánh tiếng là:
                    
Thoa nầy bắt được HƯ KHÔNG,                  
Biết đâu Hợp Phố mà mong châu về.
 

Thứ Tư, 1 tháng 3, 2023

QUAN VŨ (QUAN CÔNG) – Tam Quốc chí ngoại truyện của Chu Vương Miện



Đây nói về Chương hư cấu “Huê Dung Tiểu Lộ”. Chương này và chương “Liên Hoàn Kế” theo như trong Tam Quốc Chí của Trần Thọ đời nhà Tấn thì hoàn toàn không có, mà do khả năng uốn sừng sửa xoáy của xính xáng La Quán Trung nhà Minh mà chúng ta ngày nay có thêm hai chương sách hết sức đặc biệt này. 

Thứ Hai, 27 tháng 2, 2023

TẨU VI THƯỢNG SÁCH - Tam Quốc Chí ngoại truyện của Chu Vương Miện




Trong pho binh pháp "Tam Thập Lục Kế" được phác thảo vào thời Nam Bắc triều cỡ thế kỷ thứ sáu sau Công Nguyên, sách này thuộc vào loại Vô Danh Thị, ghi lại những mưu kế của nhiều nhà, từ thời nhà Tây Châu, qua nhà Tần nhà Hán nhà Tam Quốc, nhà Tấn... Chỉ ghi lại rất là giản đơn [đơn giản] những mưu kế xuất hiện trong giai đoạn nào đó thành công hay thất bại, ghi chép chung chung và có nhận xét chút chút. Không Thành Kế thuộc vào loại kế thứ 32, Liên Hoàn Kế là kế thứ 35, và sau chót cùng là Kế "Tẩu Vi Thượng Sách" còn một tên khác là "Dĩ Đào Vi Thượng" là Kế thứ ba Mươi Sáu nói nôm na là Kế Sách "Rút Lui", Rút Lui có trật tự hoặc Di Tản Chiến Thuật.