BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn KIM DUNG. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn KIM DUNG. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 30 tháng 5, 2023

HAI NHÂN VẬT CHÍNH – Phụ lục “Đồ Long nữ tử” của Chu Vương Miện


Giáo chủ Trương Vô Kỵ do nam tài tử Lương Triều Vỹ thủ vai 
và quận chúa Triệu Mẫn do tài tử Lê Mỹ Nhàn diễn.

Đây là cảnh quay hai nhân vât chính là nam tài tử Lương Triều Vỹ thủ vai giáo chủ Trương Vô Kỵ, và nữ tài tử là quận chúa Triệu Mẫn do tài tử Lê Mỹ Nhàn thủ diễn. Hiện trường là một địa điểm cuả tỉnh Thiểm Tây. Đoàn quần hùng Minh Giáo từ Côn Luân qua Ngọc môn Quan đến địa giới tỉnh Cam Túc rồi vào Thiểm Tây mục đích là đi đón Kim mao Sư vương Tạ Tốn ngoài Băng Hoả đảo. Chỗ dùng để quay phim này rất gần Lục Liễu sơn trang cơ ngơi riêng cuả quận chúa Triệu Mẫn. Dọc đường quan lộ theo chiều Tây Đông, bên lề đường có một cái Đình. Cái đình này thuộc loại mộc đình, làm bằng gỗ, chu vi khoảng 5m, chỉ có mái lá và một cây cột cái, chung quanh trống không, đôi khi có một chiếc băng dài bằng gỗ ngồi được khoảng 4 đến 5 ngườì, nhiều điạ phương thì cũng có như vậy, nhưng nếu lợp ngói thì là cầm đài để cho các vị tài tử ngồi đánh đàn, có nơi lợp ngói goị là thạch đình. Ba cái máy camera đã được chuẩn bị phim pheo sẵn, chỉ cần thấy tay cuả Trương đạo diễn gõ nhẹ vào cái bảng gỗ nghe cách một tiếng cùng tiếng hô [action] là máy rè rè quay ngay. Tất cả là có ba cameramen, một máy chĩa vào mộc đình quay quận chúa giả nam trang và Bát thần tiễn, một máy quay về phía Tây quay phái đoàn Minh Giáo do giáo chủ Trương Vô Kỵ, tả sứ Dương Tiêu, Bạch Mi Ưng Vương và Thanh Dực Bức Vương dẫn dầu, một máy quay về phía Đông  để quay đoàn lính Mông Cổ vừa cưỡi ngựa vừa uống rượu, vừa lấy roi đánh vào lưng dân Hán, còn phía dưới thì lính Mông Cổ lấy dây cột năm ba người dân Hán lại với nhau bất kể lớn bé già trẻ, vừa đá đít, vừa lấy giáo đâm vào lưng kéo lê đi trên mặt đất. Cô gái giả nam trang ngồi trong mộc đình nói:
- Các ngươi ra bảo với chúng nó rằng “thanh thiên bạch nhật như thế này, mà làm những điều thô bỉ như vậy thì không thể coi được! Lệnh thả tất cả những người dân Hán vô tội đó ra!”

Thứ Bảy, 27 tháng 5, 2023

GIỐNG QUÁ ĐI THÔI – Phụ lục “Đồ Long nữ tử” của Chu Vương Miện


Tiểu Chiêu lên làm Tổng giáo chủ Minh giáo Ba Tư


Một lúc sau thì nhị hiệp Dư Liên Châu phái Võ Đang nói với quần hùng:
- Thời gian có lẽ không còn dài nữa, xin phép hai vị giáo chủ và phó giáo chủ, cho tại hạ gặp riêng nguyên giáo chủ Trương Vô Kỵ có chuyện cần bàn riêng về nội bộ cuả phái Võ Đang. 
Hai người đứng ôm quyền chào rồi đi chỗ khác.

Thứ Năm, 25 tháng 5, 2023

DƯƠNG ĐỈNH THIÊN – Phụ lục “Đồ Long nữ tử” của Chu Vương Miện


          Dương Đỉnh Thiên “thánh mọc sừng” - giáo chủ đời 33 của Minh Giáo

Nhân vật giáo chủ Dương Đỉnh Thiên trong bộ truyện Ỷ Thiên Đồ Long Ký gồm có tám tập được nhắc tới ba lần không dài lắm. 
Lần thứ nhất ngoài Linh xà Đảo, Kim Mao Sư Vương Tạ Tốn kể cho các con cháu nghe. 
Lần thứ ba thì ở sau lưng khuôn viên chùa Thiếu Lâm chỗ mà có ba cây thông già, nơi ba vị Thái thúc sư tổ ngồi luyện võ công là Độ Nạn, Độ Ách và Độ Kiếp. Một trong ba vị thần tăng này hoan hỉ nói với giáo chủ Trương Vô Kỵ rằng:
- Cách đây vài chục năm về trước, chúng tăng đã có dịp vinh dự trao đổi võ công với giáo chủ đời thứ ba mươi ba của Minh Giáo là Dương Đỉnh Thiên, vậy nay giáo chủ Trương vô Kỵ đời thứ ba mươi tư đến đây để trả món nợ ngày xưa chăng? Nếu vậy thì bọn bần tăng rất lấy làm trân trọng hân hạnh để tiếp chiêu.
 

Thứ Hai, 22 tháng 5, 2023

DƯƠNG TIÊU, KỶ HIỂU PHÙ - Phụ lục “Đồ Long nữ tử” của Chu Vương Miện



Dương Bất Hối vừa nói với Ân Lê Đình vừa giơ tay:
- “Nếu Ân Lục Thúc muốn báo thù cho mẹ cháu, thì cứ mang kiếm giết chết lão ni Diệt Tuyệt Sư Thái chưởng môn nhân phái Nga My đó đi!”
Ân Lê Đình bỏ Dương Tiêu chạy về phía Diệt Tuyệt sư thái vừa thở vừa ngừng lại, thì sư thái nói:
- Đúng là ta hạ thủ Kỷ Hiểu Phù đó! Ta làm như vậy chẳng qua là rửa nhục cho đại hiệp phái Võ Đang mà thôi. Nếu không tin thì đại hiệp cứ thử hỏi cô nương vừa rồi tên là gì thì rõ?

Thứ Sáu, 19 tháng 5, 2023

ĐẠI Ỷ TY - Phụ lục “Đồ Long nữ tử” của Chu Vương Miện


Tử Sam Long Vương hay còn gọi là Kim Hoa Bà Bà.

Ở trong lương đình tàn tạ nơi vùng quê hẻo lánh thì mấy đồ đệ nam cùng nữ cuả phái Nga My đang bàn thảo về việc chưởng môn Chu Chỉ Nhược đời thứ tư, theo di ngôn cuả Diệt Tuyệt sư thái. Tuy rằng Chu cô nương tuổi trẻ, nhập môn sau, võ công tầm thường, nhưng ngộ tính cao hơn hết thẩy. Hiện bây giờ thì không bằng ai, nhưng mai sau thì không ai bằng được mình? Bên phải lương đình thì quận chúa Triệu Mẫn, giáo chủ Trương Vô Kỵ và cô nương Tiểu Chiêu đang nằm ẩn thân trên đám cỏ cao theo dõi sự vụ.Còn phía tay trái thì Kim Hoa bà bà cùng đồ đệ là Ân Ly cũng vừa đi tới nơi. Mục đích của hai thầy trò Kim Hoa bà bà là đứng nghỉ cho khỏe, ho một lúc cho đã đời rồi sẽ đi nơi khác, chứ không phải đứng để nghe ai phải ai quấy, để chen vào việc của thiên hạ.
 

Chủ Nhật, 14 tháng 5, 2023

ÂN LY, TĂNG Á NGẦU – Phụ lục “Đồ Long nữ tử” của Chu Vương Miện



Nếu chúng ta chỉ đọc qua loa nhưng tác phẩm kiếm hiệp chung chung của nhiều tác giả ba Tàu để giải trí [kể cả của Kim Dung trong số đó] đọc xong rồi “qui đăng quăng đi” thì nhận xét về các loại tác phẩm có thể hay có thể xoàng, nhưng đọc kỹ để tìm hiểu để tham khảo thì đôi khi nhận ra rằng trong nhiều tác phẩm cuả Kim Dung có nhiều nhân vật giống nhau. Từ từ chúng tôi sẽ bàn góp về vấn đề này, vì một nhà văn chuyên nghiệp sống bằng chính ngòi bút cuả mình [có nghĩa là dùng ngòi bút để sinh nhai] thì đương nhiên viết lách phải có dàn bài chi tiết và người mẫu. Trong các  nhân vật nam nữ già trẻ trong Võ Lâm đều có người mẫu chung chung cả, giả dụ như nhận vật Ân Ly [tức Thù Nhi, A Ly] trong tập truyện Ỷ Thiên Đồ Long Ký thì có nét hao hao phảng phất giống Mã phu nhân [Mã Đại Nguyên] bang chủ Cái Bang, A Tử [em ruột cuả A Châu]. Trong “Thần Điêu Đại hiệp” thì có Cừu Thiên Xích [vợ của Tuyệt Tình Cốc Công Tôn Long mẹ của Công Tôn Lục Ngạc] là em út của Cừu Thiên Lý và Cừu Thiện Nhận [bang chủ Thiết Chưởng Bang] và trong tác phẩm Lộc đỉnh Ký thì có Kiến Ninh công chúa em gái vua Khang Hy, những nhân vật này vưà độc ác, vừa bất  nhân, nặng về sađích bệnh hoạn ẩn ức tình dục! Bây giờ xin được trở lại với nhân vật Ân Ly, hồi nhỏ được goị là A Ly, là con gái thứ ba cuả Ân Dã Vương, gọi Bạch Mi Ưng Vương là ông nội. A Ly giết chết mẹ ghẻ, mẹ ruột sợ quá cũng tự tử chết theo luôn. Trong lúc chờ cha ruột giết chết thì cơ may chợt đến là Kim Hoa bà bà xuất hiện đúng lúc mang về nuôi dậy làm đồ đệ, tuy nhiên không dậy một môn võ công nào. A Ly chỉ học có một môn công phu duy nhất cuả mẹ ruột truyền cho là “Tuyệt Hộ Thủ”. Năm mười hai tuổi, A Ly đi theo Kim Hoa bà bà đến My Sơn Hồ Điệp Cốc hỏi thăm sức khoẻ cuả Y Tiên Hồ Thanh Ngưu “Kiến Tử Bất Cứu” và  Độc Tiên Vương Nạn Cô nhằm thông báo cho hai vị tiên sinh cùng tàilẻng, là Kim Hoa bà bà ở không trên Linh xà Đảo đã chấm cho hai vị hai lá số tử vi, nhân tiện hôm nay ghé qua đưa cho hai vị đọc chơi thưởng lãm cho biết? Y Tiên Hồ Thanh Ngưu vốn thông minh nhưng chậm hiểu bèn trả lời thẳng:
- Ai chấm tử vi cho Hồ Mỗ thì còn biết công danh sự nghiệp ra sao lên voi hay xuống chó, chớ Tử Sam Long Vương mà chấm tử vi cho tại hạ và phu nhân, thì cầm bằng chỉ có một chữ “Tử “ to tổ bố. Trong lúc hai ngươì trao đổi thì biến động đột xuất hiện xẩy ra, Diệt Tuyệt sư thái cùng vài môn đồ tình cờ hiện diện, mục đích là đi kiếm đại đồ đệ Kỷ Hiểu Phù. Thế là tâm cơ phút chốc chợt linh hoạt, bà bà nói nhỏ nhẹ với tên tiểu quỉ Trương Vô Kỵ :
- Tiểu tử nhà ngươi hiện đã trúng phải Huyền Minh Thần Chưởng cuả Huyền Minh nhị lão, chỉ còn một con đường duy nhất là đi đoong. Vậy muốn sống thì hãy theo bà bà về Linh Xà đảo, bà bà sẽ làm phước làm đức chữa chạy cho ngươi và truyền thụ võ công thượng thừa cho nhà ngươi nữa...

Thứ Bảy, 13 tháng 5, 2023

BẢN MỆNH Ỷ THIÊN KIẾM – Phụ lục “Đồ Long nữ tử” của Chu Vương Miện



Đúng là số mệnh, chạy đằng trơì cũng không khỏi thoát, sinh cùng ngày cùng tháng cùng năm, ngay cả anh chị em song sinh cũng mỗi người một số, thì hai thanh kiếm Ỷ Thiên, Chân Võ và đao Đồ Long cùng một gốc do thanh Huyền Thiết Trượng Kiếm của đại hiệp Dương Quá mà đúc thành. Bộ Cô Gái Đồ Long trước năm 1972 thì gọi là Trượng [Gậy], bộ Ỷ Thiên Đồ Long Ký sau 1972 thì bạn nhà văn Kim Dung là Nghệ Khuông trong nhóm chuyên viên sửa chữa14 tác phẩm cuả Kim Dung sửa lại là Kiếm, thanh Trượng này là thép nguyên chất, nhưng đặc biệt có từ tính cuả nam châm, nên có thể hút các loại ám khí kim loại bằng sắt thép, hoặc hút ngay các thanh đao kiếm, hoặc có thể làm lệch đi hướng mà địch thủ muốn tấn công. Đầu đuôi chỉ là do lòng tốt mà xẩy ra cớ sự, do kết nghĩa vài đời từ trước, và có công nuôi dưỡng Dương Quá từ nhỏ, nên phu phụ QuáchTĩnh Hoàng Dung muốn gả Quách Phù là cô con gái lớn cuả mình cho Dương Quá. Mà Dương Quá thì lại say mê sư phụ cuả mình là Tiểu Long Nữ cô cô, mối tình thầy trò này ở vào thế kỷ 12/13 thì quá mới mẻ nếu không thì cũng thuộc vào loại “loạn luân”, quần hào võ lâm ai ai cũng phản đối chỉ có một người duy nhất ủng hộ mối tình này là Đào Hoa đảo chủ Hoàng Dược Sư mà thôi. Cái chuyện hiểu lầm nói qua nói lại đáng tiếc xẩy ra, làm cho Quách Phù nổi tam bàn lục tặc, giơ kiếm chặt đứt mất cánh tay trái cuả Dương Quá, thành ra đại hiệp Dương Quá phải tặng lại hai bác Quách Tĩnh Hoàng Dung thanh thiết Trượng này, vì còn một tay phải vác không nổi. Lý do thứ hai không rõ ràng là sắp có phim “Độc Thủ đại hiệp đại chiến hiệp sĩ Mù”, vai hiệp sĩ Mù thì giao cho Kim Mao Sư Vương Tạ Tốn thủ diễn, vì tai Tạ Tốn nghe gió kiếm rất tài, còn vị Độc Thủ [một tay] thì đạo diễn họ Trương chưa biết tìm ai, nên chém cụt một tay trước đi cho chắc ăn. Vì thế mà tài tử Lưu Đức Hoà chỉ còn một tay là vậy! 


Bây giờ trở lại số tử vi cuả hai Kiếm và một Đao, sinh cùng ngày cùng tháng cùng năm, mà lên voi xuống chó khác nhau, vinh nhục cũng khác nhau. Khi thành Tương Dương thất thủ, hai vị đại hiệp Quách Tĩnh Hoàng Dung ở lại cháy với thành. Vì hai vị không ở lại thì thành không chịu cháy. Thanh đao Đồ Long thì Quách Phá Lỗ bảo quản chạy theo cửa Nam, còn Trương Quân Bảo tay phải cầm Ỷ Thiên kiếm và tay trái cầm Chân Võ kiếm chạy theo cửa Bắc một lèo về núi Võ Đang tỉnh Hồ Bắc. 

Thứ Năm, 11 tháng 5, 2023

BẢN THẢO Y DƯỢC – Phụ lục “Đồ Long nữ tử” của Chu Vương Miện



Một buổi sáng đẹp trời, tướng Thường Ngộ Xuân cõng chú em Trương Vô Kỵ vừa mười hai cái xuân xanh đến Hồ Điệp Cốc nhờ đại sư bá Y Tiên Hồ Thanh Ngưu ra tay tế độ chữa trị. Nghe qua loa là chú em bị Huyền Minh thần chưởng của Huyền Minh nhị lão Lộc Trượng Khách và Hạt Bút Ông hạ thủ vào lưng, nên Y Tiên một mặt hoan hỉ nhận lời và sai tiểu đồng tức thời ra ngoài cửa gỡ ngay cái bảng “thấy chết không cứu” quăng thùng rác giùm cho cái

Thứ Sáu, 5 tháng 5, 2023

HƯ CẤU TRONG VÕ HIỆP KIM DUNG (9) - Phiếm luận của Đỗ Chiêu Đức

                       (Lý thú, Hấp dẫn, Khúc Chiết, Bất ngờ.)
 
Kim Dung và tên những tác phẩm tiêu biểu  
 
Khi bị người đứng đầu "Tứ Đại Ác Nhân" là Ác Quán Mãn Doanh nhốt vào trong thạch thất chung với Đoàn Dự, Mộc Uyển Thanh mới vỡ lẽ ra là mình đã bị gạt. Sau đó, với âm mưu thâm hiễm của Ác Quán Mãn Doanh Đoàn Diên Khánh đã bỏ thuốc "Âm Dương Hòa Hợp Tán" vào trong thức ăn mỗi ngày để cho hai anh em loạn luân với nhau hầu bêu xấu gia đình Hoàng tộc của nhà vua Đoàn Chính Minh và bào đệ Đoàn Chính Thuần. Ác Quán Mãn Doanh đã phối hợp với cốc chủ Vạn Kiếp Cốc là Chung Vạn Cừu cho mời tất cả những võ lâm đồng đạo gần đó đến để chứng kiến. Làm cho anh em Đoàn Thị, nhất là Đoàn Chính Thuần vô cùng sợ hãi và lo lắng. Cả người đọc truyện cũng lo lắng dùm cho ông, mặc dù họ cũng giận ông có con riêng rơi rớt khắp nơi. Chỉ tội nghiệp cho anh em Đoàn Dự và Mộc Uyển Thanh đều là nạn nhân do hậu quả việc làm của người lớn gây nên mà phải bị nhục lây. Khi cửa thạch thất được mở ra thì Đoàn Dự áo quần xốc xếch trên tay bồng một cô gái cũng xốc xếch áo quần chạy ra. Mọi người cùng kêu Ồ lên một tiếng, trong khi gia tộc họ Đoàn đều nhắm mắt quay đầu không nở nhìn cảnh xấu hổ nhục nhã đó. Bỗng nghe Chung Vạn Cừu phu nhân kêu lên: "Chung nhi, là con sao !?". Thì ra cô gái mà Đoàn Dự bồng trên tay là Chung Linh con của Chung Vạn Cừu, chớ không phải Mộc Uyển Thanh. Bấy giờ Đoàn Chính Thuần mới hoàn hồn mở mắt ra và nói lời đãi bôi mai mĩa: "Cám ơn Chung Cốc chủ đã hậu ái mà cho Chung tiểu thơ ở chung với khuyển tử. Ta sẽ cho đem lễ vật đến cầu hôn sau!". Chung Vạn Cừu giận tím cả mặt, muốn bêu xấu người ta ngược lại tự bêu xấu mình; ông chạy đến xáng cho con gái bột bạt tai mắng rằng: "Con tiện nhân không biết xấu hổ, ngươi đi đâu trong đó cho nhục nhã vậy!". Đoạn ông chạy vào thạch thất tìm Mộc Uyển Thanh lôi ra để cùng chịu nhục với gia đình ông; nhưng trong thạch thất lại trống trơn nào có thấy bóng dáng của ai đâu !?
 

Thứ Tư, 3 tháng 5, 2023

HƯ CẤU TRONG VÕ HIỆP KIM DUNG (8) – Phiếm luận của Đỗ Chiêu Đức

                           (Lý thú, Hấp dẫn, Khúc Chiết, Bất ngờ)
                                                                  
Truyện võ hiệp Kim Dung còn làm cho người ta cảm thấy lý thú, hấp dẫn với những tình tiết dí dõm bất ngờ, như cách đặt tên và danh hiệu cho các nhân vật; chẳng hạn trong truyện "Thiên Long Bát Bộ 天龍八部" có "Tứ Đại Ác Nhân 四大惡人" là :
   - ÁC Quán Mãn Doanh 惡貫滿盈 là Tội Ác đầy cả trời đất : Đoàn Diên Khánh 段延慶. Ông là cha đẻ của Đoàn Dự.
   - Vô ÁC Bất Tác 無惡不作 là Không có cái ác nào mà không làm : Diệp Nhị Nương 葉二孃. Bà là mẹ của nhà sư Hư Trúc.
   - Hung Thần ÁC sát 凶神惡煞 là Ông thần hung ác dữ dằn : Nam Hải Ngạc Thần 南海鱷神. Ông muốn thu Đoàn Dự làm đồ đệ, kết cục phái bái Đoàn Dự làm sư phụ.
  - Cùng Hung Cực ÁC 窮凶極惡 là người Hung dữ ác độc hết mức: Vân Trung Hạc 雲中鶴. Rất giỏi về khinh công và cũng rất háo sắc.

HOẠT TỬ NHÂN MỘ - Nguyên Minh ngoại truyện của Chu Vương Miện



Vào khoảng thập niên thứ hai mươi, thì giáo chủ Trương Vô Kỵ cùng đại phu nhân Triệu Mẫn cho ngườì mơì vợ chồng chưởng môn phái Cổ Mộ Nga My là Đinh Mẫn Quân và phu quân là sư huynh Minh Nguyệt buổi tối xuống dùng cơm và bàn công việc riêng tư một chút, cơ ngơi đạo quán ngay bên phải Hồ điệp Cốc, bữa cơm chay gia đình hết sức là đạm bạc. Lúc moị người dùng trà nước thì chưởng môn nhân Đinh Mẫn Quân trịnh trọng nói:
- Nhờ ơn đại giáo chủ đề bạt, nên đồ đệ mới chấp chưởng được chức chưởng môn nhân và cũng do đại giáo chủ thu xếp mà có một vị lang quân, đệ tử nguyện sống để bụng chết mang theo!

Thứ Tư, 26 tháng 4, 2023

HƯ CẤU TRONG VÕ HIỆP KIM DUNG (7) – Phiếm luận của Đỗ Chiêu Đức

                            Các triều đại và sự kiện lịch sử
 
Truyện Võ hiệp KIM DUNG qua các Thời đại
 
Không như những truyện kiếm hiệp vớ vẩn khác, người hiệp sĩ của Kim Dung có cuộc sống như người thật và được lồng vào một khung cảnh lịch sử nào đó rất thật. Mặc dù là truyện HƯ CẤU nhưng những Đại hiệp của Kim Dung không phải chỉ cứu khổn phò nguy mà còn có lòng yêu nước, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ đất nước mà gác bỏ mọi tình cảm riêng tư. Kim Dung cũng đã HƯ CẤU một cách rất khéo léo tạo nên những nhân vật và sự kiện nghĩa hiệp để giải thích cho những sự kiện lịch sử CÓ THẬT. Trong cuối truyện "Thần Điêu Hiệp Lữ", lúc quần hùng đang giúp An Vũ Sứ Lữ Văn Đức thủ thành Tương Dương khi bị quân Mông Cổ tấn công, có đoạn như sau...
 

Thứ Năm, 20 tháng 4, 2023

HƯ CẤU TRONG VÕ HIỆP KIM DUNG (6) – Phiếm luận của Đỗ Chiêu Đức

                      Chiêu thức Võ công thông qua Thư Pháp
 
                                                      Võ Công Thư Pháp                                                                  
Một đặc điểm nữa của tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung mà những tác giả khác không có là: Ông đã đưa nghệ thuật và kỹ thuật thư pháp vào trong các thế võ công trong các truyện của ông một cách lý thú và hấp dẫn. Đây cũng là một sáng tạo độc đáo của riêng ông vừa đặc sắc vừa lôi cuốn đầy sức quyến rủ mà ta sẽ lần lượt tìm hiểu sau đây.
 

Chủ Nhật, 16 tháng 4, 2023

HƯ CẤU TRONG VÕ HIỆP KIM DUNG (5) – Phiếm Luận của Đỗ Chiêu Đức

                                (Võ Công và Các Thế Võ TT)
Thần Điêu Hiệp Lữ  神雕侠
                                                                                          
Đêm xuống trên núi Hoa Sơn...
Sau khi đã ổn định các vị trí và tên gọi cho Võ Lâm Ngũ Bá mới là : Đông Tà, Tây Cuồng, Nam Tăng, Bắc Hiệp và Trung Ngoan Đồng 東邪,西狂,南僧,北俠,中頑童。 Dương Quá 楊過 đưa tay chào mọi người và nói lời từ biệt, đoạn nắm lấy tay của Tiểu Long Nữ 小龍女, sánh vai cùng Thần Điêu đi xuống núi... Lúc đó vầng trăng thu đang vằng vặc trên bầu trời xanh biếc, làn gió thu hiu hắt đang cuốn những chiếc lá vàng rơi xào xạc; đầu cành tiếng quạ oang oát kêu sương... làm cho cô bé Quách Tương 郭襄 không còn cầm lòng được nữa, nhìn theo bóng Đại ca ca Dương Quá và Tiểu Long Nữ mà nước mắt cứ đoanh tròng rồi rơi xuống áo... Quả là:
           
秋風清,秋月明。     Thu phong thanh, thu nguyệt minh     
落葉聚還散,           Lạc diệp tụ hoàn tán,          
寒鴉栖復驚。           Hàn nha thê phục kinh.          
相思相見知何日 ?    Tương tư tương kiến tri hà nhật?          
此時此夜難為情 !     Thử thời thử dạ nan vi tình!
 
Có nghĩa:
              
Gió thu mát, Trăng thu sáng.            
Lá rụng hợp rồi tan         
Quạ lạnh kêu sương xuống        
Nhớ nhau muốn gặp biết ngày nao?            
Cảnh ấy tình nầy thêm áo não!
      

Thứ Hai, 3 tháng 4, 2023

HƯ CẤU TRONG VÕ HIỆP KIM DUNG (4) – Phiếm luận của Đỗ Chiêu Đức

                                 (Võ Công và Các Thế Võ)

        
Nói đến VÕ CÔNG và CÁC THẾ VÕ trong truyện võ hiệp của KIM DUNG thì nhiều vô số kể. Ở đây ta chỉ điểm qua những võ công hoặc các thế võ thú vị hay có liên quan đến văn học mà thôi. Trước tiên, nhắc đến "Tiếu Ngạo Giang Hồ" thì không thể không nhắc đến Quân Tử Kiếm Nhạc Bất Quần 君子劍 岳不羣, giỏi về kiếm pháp và có nhiều nghĩa cử trong võ lâm, lại là chưởng môn của phái Hoa Sơn, vừa là thầy lại vừa là cha nuôi của Lệnh Hồ Xung, nên được mọi người kính trọng và tôn xưng là QUÂN TỬ KIẾM 君子劍; cả chiêu thức kiếm pháp của ông cũng thể hiện vẻ nghiêm cẩn chính trực, như chiêu "Cổ Bách Sâm Sâm 古柏森森", có xuất xứ từ hai câu thơ trong bài Thục Tướng 蜀相 (là Thừa Tướng của nước Thục, chỉ Khổng Minh Gia Cát Lượng) của Thi Thánh Đỗ Phủ là:
                
丞相祠堂何處尋,  Thừa Tướng từ đường hà xứ tầm,              
錦官城外柏森森。  Cẩm quan thành ngoại BÁCH SÂM SÂM.
 
Có nghĩa:
      
- Đi đâu để thấy được từ đường của Thừa Tướng Gia Cát Lượng đây? 
- Ở ngoại thành của Thành Đô, nơi mà có rừng bách thâm u đó.
       
Đây là chiêu kiếm mà khi đối đầu với Tả Lãnh Thiền của phái Tung Sơn. Nhạc Bất Quần đã sử dụng một cách cẩn trọng. Ngoài ra để thể hiện cái tác phong quân tử của mình Nhạc Bất Quần còn sử dụng tiếp chiêu Thanh Sơn Ẩn Ẩn 青山隱隱 cũng là kiếm pháp của phái Hoa Sơn để che dấu hình tích Ngụy Quân Tử của mình, rồi sau đó bất ngờ tung ra Tịch Tà Kiếm Pháp đâm mù 2 mắt của Tả Lãnh Thiền đoạt chức Chưởng Môn Ngũ Nhạc Phái .
 

Thứ Tư, 29 tháng 3, 2023

HƯ CẤU TRONG VÕ HIỆP KIM DUNG (3) – Phiếm luận của Đỗ Chiêu Đức

                                   (Rượu và Ly Uống Rượu)
  
Tiếu Ngạo Giang Hồ  
                                                                        
Đọc truyện võ hiệp "Tiếu Ngạo Giang Hồ 笑傲江湖", không ai là không trầm trồ đoạn luận về uống rượu và các ly chén dùng để uống rượu rất điệu nghệ của Đại Hiệp KIM DUNG thông qua các nhân vật và văn thơ cổ được ông đưa vào để dẫn chứng một cách tài tình và lý thú. Nào ta hãy cùng đọc bài thơ sau đây: 

蘭陵美酒鬱金香,   Lan lăng mỹ tửu uất kim hương,                 
玉碗盛來琥珀光。   Ngọc uyển thịnh lai hổ phách  quang          
但使主人能醉客,   Đản sử chủ nhân năng tuý khách,               
不知何處是他鄉。   Bất tri hà xứ thị tha hương!         

Thứ Hai, 27 tháng 3, 2023

HƯ CẤU TRONG VÕ HIỆP KIM DUNG (2) – Phiếm luận của Đỗ Chiêu Đức

                          NHỮNG MỐI TÌNH OAN NGHIỆT

Nhà văn Kim Dung 
                                                                                     
          
四張機,                  TỨ TRƯƠNG CƠ
            
鴛鴦織就欲雙飛,   Uyên ương chức tựu dục song phi,           
可憐未老頭先白。   Khả lân vị lão đầu tiên bạch.            
春波碧草,               Xuân ba bích thảo,           
曉寒深處,               Hiểu hàn thâm xứ,            
相對浴紅衣。           Tương đối dục hồng y.
      
Đó là bài TỪ của bà Anh Cô 瑛姑 (trước là Lưu Quý Phi của Đoàn Nam Đế) thêu trên chiếc khăn tay để tặng cho Lão Ngoan Đồng Châu Bá Thông 周伯通. Châu Bá Thông là người không sợ trời không sợ đất, bình sinh ông ta chỉ sợ có hai người: Sư huynh Vương Trùng Dương và... Hoàng Dung, cô em dâu bất đắc dĩ của thằng bạn kết nghĩa vong niên Quách Tĩnh. Mỗi lần muốn khống chế và đối phó với Lão Ngoan Đồng thì Hoàng Dung chỉ cần đọc ba chữ "TỨ TRƯƠNG CƠ..." thì Chu Bá Thông y như là trúng phải tà, như Tôn Ngộ Không bị Đường Tăng niệm chú khẩn cô, nhất nhất nói gì cũng nghe theo cả! Thì ra...
 

Thứ Năm, 23 tháng 3, 2023

HƯ CẤU TRONG VÕ HIỆP KIM DUNG (1) - Phiếm luận của Đỗ Chiêu Đức

 
Nhà văn Kim Dung
                                                        
Ai cũng biết truyện võ hiệp của Kim Dung đều toàn là những câu truyện HƯ CẤU, nhưng sao tất cả mọi người già trẻ lớn bé, bất kể sang hèn nam nữ, từ bình dân đến trí thức đều mê như điếu đổ. Truy nguyên, ta sẽ thấy được những HƯ CẤU của Kim Dung đều dựa vào những thực tế của cuộc sống hằng ngày, của tâm lý tình cảm chân thật của con người, của những sự kiện lịch sử có thật kết hợp với những dã sử trong dân gian, những phong tục tập quán của từng địa phương hòa vào trong các tình tiết khúc chiết ly kỳ gây cấn để hấp dẫn người đọc bằng lối kể truyện vừa bình dân vừa bác học, vừa chất phác vừa văn chương, vừa xen vào cái không khí trinh thám như của Sherlock Holmes... Tất cả Lịch sử, Địa lý, Chính trị, Văn hóa, văn chương, tâm lý tình cảm của con người, tất cả tất cả... hòa quyện vào nhau trong câu truyện VÕ HIỆP HƯ CẤU một cách tài tình hợp lô-gích và phù hợp với cuộc sống thực tại của con người !
 

Thứ Năm, 21 tháng 7, 2022

CHUYỆN ĐỜI BÙI GIÁNG: CÁI NHÌN BÙI GIÁNG VỀ KIM DUNG - Giao Hưởng

Trong các tài liệu do gia đình thi sĩ Bùi Giáng vừa cung cấp qua đợt tưởng niệm 15 năm ngày mất của ông, có một số nội dung liên quan đến tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung mà ông viết đến...


Bùi Giáng đã dịch Kim kiếm điêu linh của Ngọa Long Sinh và nhận định: “Những kiệt tác của Ngọa Long Sinh đi song song với Kim Dung và Gia Cát Thanh Vân - thực hiện cuộc chuyển biến dị thường trong lịch sử văn học tư tưởng Trung Hoa”. Không chỉ đọc suông, theo Bùi Giáng, đọc truyện võ hiệp là “một trong những phép tu dưỡng ký ức và khơi dẫn nguồn vui ẩn mật trong mình. Đọc theo lối hồn nhiên, hoặc vừa đọc vừa suy gẫm. Chưởng lực, kiềm chế, nội kình phát ra có thể là tinh thể của tinh thần phát hiện”. Riêng với thi sĩ, sách võ hiệp sẽ “giúp bạn làm thơ lai láng một cách không ngờ - điều đó không có chi lạ: ban sơ vũ học, văn học, thi nhạc cùng phát khởi tại một cỗi nguồn: uyên nguyên của tinh thần xuất phóng”
                        (Sương Bình Nguyên, NXB Võ Tánh, Sài Gòn 1969).
 
Đoạn trên do nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Chiến trích dẫn về Bùi Giáng và Đỗ Long Vân với truyện võ hiệp trong tài liệu chúng tôi mượn được, có ghi nhận xét của Bùi Giáng về cuốn Vô Kỵ giữa chúng ta - hay Hiện tượng Kim Dung của Đỗ Long Vân (NXB Trình bày, Sài Gòn 1967): “Ông Đỗ Long Vân nhận định thâm viễn khoảng vắng lặng vô ngôn trong sách vũ hiệp... Những khuyết điểm của bản dịch không làm trở ngại Đỗ Long Vân. Vì những kẻ tư tưởng chân thành, vốn thường nhận ra rất mau những gì gọi là “ý tại ngôn ngoại” hoặc “huyền ngoại chi âm” (âm thanh ngoài cây đàn - H.N.C) - hoặc “ngôn tại thử nhi ý tại bỉ” (lời ở đây mà ý nằm ở nơi khác - H.N.C)”. Bùi Giáng cũng viết “Sách tôi bị cháy hết, nhưng tôi sẽ tìm riêng cuốn Vô Kỵ giữa chúng ta để đọc lại”.

Thứ Bảy, 7 tháng 5, 2022

CÙNG BÙI GIÁNG ĐỌC TRUYỆN VÕ HIỆP – Huỳnh Ngọc Chiến

(Tưởng niệm hai nhà nghiên cứu Kim Dung kiệt xuất Bùi Giáng và  Đỗ Long Vân)
 
Nhà nghiên cứu, biên khảo Huỳnh Ngọc Chiến

Nhan đề bài viết có thể khiến bạn đọc ngạc nhiên, vì nói đến Bùi Giáng, người ta thường nghĩ đến các trước tác đồ sộ của ông về thơ ca và triết học. Ông nổi tiếng ở nhiều lĩnh vực, nhưng lại không có một tác phẩm hoặc một bài viết hoàn chỉnh nào về Kim Dung hoặc các tác giả võ hiệp nào cả. Song có lẽ ít ai biết vị “Hồng Thất Công trong thi ca tư tưởng” này lại rất mực mê sách kiếm hiệp (mà ông thường gọi là vũ hiệp), và đã để lại cho đời những tản văn bình phẩm tuyệt vời.