BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn HỒI KÝ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn HỒI KÝ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2022

VỀ MỘT QUÃNG ĐỜI TRỊNH CÔNG SƠN (Kỳ 6) - Nguyễn Thanh Ty


Tác giả bài viết Nguyễn Thanh Ty
 
Bây giờ chúng tôi mới thấy rõ trong tay bọn chúng đứa nào cũng lăm lăm con dao. Làm sao đây? Chúng tôi nhìn nhau không biết phải làm cách nào để giúp sức người ơn, đành trơ mắt ếch nhìn anh một cách bất lực. Nhưng lạ thay, chàng thanh niên vẫn bình tĩnh, tay chống nạnh sườn, nhìn đám du đãng đang giương nanh, múa vuốt, không một chút sợ sệt. Sau một lúc hò hét thị oai để cướp tinh thần đối phương, chúng hè nhau áp vô một lượt định tấn công anh bằng đòn hội chợ. Nhưng nhanh hơn chúng trước mấy giây đồng hồ, ba phát súng nổ chát chúa vang lên trong đêm tối tĩnh mịch. Cả bọn bỏ chạy tán loạn, té bò lê, bò càng. Vừa chạy vừa la thất thanh:
- Nó có súng! Nó có súng!
 

Thứ Năm, 28 tháng 7, 2022

VỀ MỘT QUÃNG ĐỜI TRỊNH CÔNG SƠN (Kỳ 5) - Nguyễn Thanh Ty


Tác giả bài viết Nguyễn Thanh Ty


Nhạc Phẩm Đầu Tiên Được Ấn Hành:
 
Mấy ngày sau Sơn về, mặt mày bơ phờ, hốc hác. Tôi kể chuyện ông già Thống đi tìm. Sơn nói sẽ xin lỗi sau. Xong, Sơn ngủ vùi suốt ngày hôm đó.
 
Hôm sau, Sơn vui vẻ kể cho tôi nghe đầu đuôi câu chuyện về nhạc phẩm "Chiều Một Mình Qua Phố".
Sơn kể:
- Mình bán cho cha Duy Khánh. Chả trả có ba ngàn đồng bạc. Mình nài thêm, chả nói: "Nhạc Phạm Duy là đắt nhứt mà cũng chỉ tới năm ngàn là cùng, ông là nhạc sĩ mới, giá vậy là cao lắm rồi". Sơn tặc lưỡi nói tiếp:
- Thôi cũng được, nhưng tiếc một điều là chả làm hư bản nhạc của mình. Mình bán đứt bản quyền rồi đâu còn ý kiến chi được!
Tôi thắc mắc:
- Hư là hư làm sao?
- Nhạc của mình thuộc loại êm, nhẹ, diễn tả nỗi buồn của những ngày lang thang trên phố vắng, đìu hiu, quạnh quẽ, mà chả cứ rống lên như bò rống!
 

Thứ Năm, 21 tháng 7, 2022

VỀ MỘT QUÃNG ĐỜI TRỊNH CÔNG SƠN (Kỳ 4) - Nguyễn Thanh Ty


Tác giả bài viết Nguyễn Thanh Ty

NGÀY LÃNH LƯƠNG ĐẦU ĐỜI
 
Mới ngày nào vừa trình diện để nhận nhiệm sở, thoáng cái đã đến cuối tháng lãnh lương. Ngày lãnh lương đầu tiên trong đời, chúng tôi ai nấy đều háo hức đến Ty thật sớm để được ký tên vào sổ lương. Tôi ký tên và nghĩ đến một món tiền lớn do chính tay mình làm ra. Món tiền mà từ xưa tới nay, tôi chưa hề được cầm trong tay. Hai năm trọ học ở Qui Nhơn, cha mẹ tôi phải khó nhọc lắm mới chắt chiu được sáu trăm đồng hàng tháng gửi cho tôi chi tiêu. Có tháng chậm tới ngày thứ mười mà tôi vẫn không dám viết thư dục vì tôi hiểu rõ hoàn cảnh của tôi: Con nhà nghèo.
 

Thứ Sáu, 15 tháng 7, 2022

ANH ĐỖ TƯ NGHĨA, MỘT NGƯỜI NHƯ MỌI NGƯỜI – Nguyễn Nam Giao

Gần đến ngày tiểu tường của em trai Đỗ Tư Nghĩa, thầy Đỗ Tư Nhơn gửi đến trang web blog Bâng Khuâng bài viết của anh Nguyễn Nam Giao. Mời quý bạn cùng đọc.
 

Nhà giáo, nhà thơ, dịch giả Đỗ Tư Nghĩa


Nhìn bề ngoài, anh Đỗ Tư Nghĩa không khác chi người bình thường, một người như mọi người. Với chiều cao trung bình, dáng người gầy ốm, mái tóc ngắn, ăn mặc bình dị, rất ít nói và tính tình hiền lành; có khi anh chìm khuất trong đám đông…
Nhưng nếu quen biết và gần gũi anh lâu, mới biết Đỗ Tư Nghĩa là một con người lạ lùng, nếu không nói là một người có nhân cách đặc biệt.
Trước hết về lẽ sống. Đỗ Tư Nghĩa chọn cho mình cuộc đời để sống chứ không để cho cuộc đời dẫn dắt mình đi để sống như tầm gửi trong cõi tạm.
 

Thứ Năm, 14 tháng 7, 2022

VỀ MỘT QUÃNG ĐỜI TRỊNH CÔNG SƠN (Kỳ 3) - Nguyễn Thanh Ty


Tác giả bài viết Nguyễn Thanh Ty
 
Sáng thứ Hai, trình diện tại Ty để chờ bổ nhiệm, chúng tôi gặp hầu hết các bạn khác từ các nơi cũng đã đến từ thứ Bảy, Chủ Nhật.
 
Sư phạm Qui Nhơn đủ mặt: Lê Thị Ngọc Trinh, Đỗ Thị Nghiên, Trương Khắc Nhượng.
Sư phạm Sài Gòn: Nam có Nguyễn Hảo Tâm, Nguyễn Văn Ba, Nguyễn Văn Tâm, Trần Văn Nghị. Nữ có: các cô Nguyệt, Châu, Hải, Trang...
Sư phạm Long An chỉ có một ngoe là Ngô Thanh Bạch.
 
Ty Trưởng đương nhiệm là Ông Trương Cảnh Ngôn, sắp về hưu. Đỗ Thị Nghiên, Trương Khắc Nhượng, Nguyễn Hảo Tâm và tôi cùng được bổ nhiệm về trường Tân Bùi, xứ Tân Bùi, cách trung tâm Bảo Lộc chừng năm cây số. Lê Thị Ngọc Trinh bổ về trường Nữ Bảo Lộc ngay trung tâm phố. Nguyễn Văn Ba phụ chân kế toán tại Ty. Riêng Trịnh Công Sơn được "biệt nhãn" hơn bổ về một trường Sơ Cấp Thượng, ở sát nách Ty, chừng non cây số. Với chức vụ là Trưởng Giáo. (Xin chú ở đây, theo qui chế Bộ Giáo Dục bấy giờ: một trường chỉ có lớp bốn trở xuống gọi là trường Sơ cấp. Đứng đầu là Trưởng Giáo, phải dạy lớp và không có phụ cấp chức vụ 200$. Trường từ năm lớp trở lên mới được gọi là trường Tiểu học. Đứng đầu là Hiệu Trưởng có phụ cấp chức vụ, vẫn phải đứng lớp. Truờng có từ mười lớp trở lên, Hiệu Trưởng mới được miễn dạy.
 
Ngạch chúng tôi là Giáo Học Bổ Túc, chỉ số lương tập sự là 320, ngân sách do Bộ Quốc Gia Giáo Dục đài thọ, như đã nói ở trên. Sau khi phân bổ xong, Ty cho chúng tôi được nghỉ một tuần để thu xếp nơi ăn chốn ở. Thứ hai tuần tới sẽ trình diện nhiệm sở mới. Khi về đến nhà, chúng tôi bò lăn ra cười với cái chức Trưởng giáo của Sơn. Lần đầu nghe tới chức Trưởng Giáo, ai cũng liên tưởng tới chức Trưởng Lão Hộ Pháp trong Ma Giáo, truyện chưởng Kim Dung.
 

Thứ Hai, 11 tháng 7, 2022

VỀ MỘT QUÃNG ĐỜI TRỊNH CÔNG SƠN (Kỳ 2) - Nguyễn Thanh Ty


Tác giả bài viết Nguyễn Thanh Ty

Trường Sư Phạm và trường Kỹ Thuật Qui Nhơn được ngân sách Mỹ tài trợ, xây cất rất qui mô và tân kỳ. Hai trường nằm gần nhau tại Khu Sáu, sát bờ biển, khoảng giữa đường từ phố Gia Long đến Ghềnh Ráng, nơi thi sĩ Hàn Mặc Tử an nghỉ giấc ngàn thu. Qua khỏi Ghềnh Ráng là làng Qui Hòa, làng dành riêng cho người mắc bệnh cùi. Ở đó có nhiều bà "xơ" hy sinh một đời, tận tụy chăm sóc cho bệnh nhân.
 

Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2022

VỀ MỘT QUÃNG ĐỜI TRỊNH CÔNG SƠN (Kỳ 1) - Nguyễn Thanh Ty


Tác giả bài viết Nguyễn Thanh Ty

Cát bụi trở về với cát bụi.
Xong một kiếp người.
 
Nhưng đằng sau ông, vấn đề vẫn chưa xong. Người khen ông rất nhiều. Kẻ chê ông cũng lắm. Dù khen hay chê, mọi người đều phải công nhận tài năng âm nhạc của ông. Cái đó đã hẳn. Không bàn ở đây. Vấn đề đang tranh cãi được đặt ra ở đây: Trịnh Công Sơn có là Cộng Sản hay không? Hay chỉ là nạn nhân đi giữa hai lằn đạn? Như ông Trịnh Cung và một số người đã nêu!
 

Chủ Nhật, 19 tháng 6, 2022

GIO LINH THOÁNG MỜ TRONG KÝ ỨC TÔI - Đinh Hoa Lư




Nhi đồng tương kiến bất tương thức            
Tiếu vấn khách tòng hà xứ lai?...
                              (Hạ Tri Chương)
 
           
MỜ PHAI KỶ NIỆM GIO LINH
 
Trí nhớ của tôi còn ghi mãi những kỷ niệm đầu đời lúc tôi khoảng bốn, năm tuổi đã theo chân mẹ tôi ra tận Gio Linh. Vào năm đó mẹ và dì tôi mở một cái quán hàng ăn ngoài đó.
 

Thứ Hai, 30 tháng 5, 2022

BA NGÀY VỚI BÙI GIÁNG - Phan Thị Như Ngọc




“Tháng Năm” ở Sài Gòn khao khát mưa, chói chang phượng vĩ. Tôi đi dọc những lối nhỏ râm ran ve trong công viên Tao Đàn, nghe âm thầm xô tới câu thơ cũ của Appolinaire:
 
Tháng Năm về điểm sơn xuyên
Trên tàn phế dựng muôn ngàn cỏ hoa
Bây giờ em đứng nơi đâu
Cỏ trong mình mẩy em sầu ra sao
 
Bài thơ “Tháng Năm” có những câu sống dai dẳng cùng năm tháng, phần lớn nhờ tài dịch của Bùi Giáng. Và đã bao nhiêu người tốn nhiều giấy mực vì ông, một hiện tượng hơn là một thiền án. Gần đây nhất, báo Hà Nội đăng nhiều bài về Bùi Giáng thời chăn bò chăn dê, thời làm thơ, thời mê các kỳ nữ, thời điên loạn khiến nhiều người hiếu kỳ muốn xem mặt nhà thơ. Tiếc thay! Cánh hạc đã bay bổng tuyệt vời….
 

Thứ Ba, 24 tháng 5, 2022

ẤN TƯỢNG ĐẦU TIÊN CỦA DÂN MIỀN NAM VỀ CHẾ ĐỘ MỚI: VIỆC ĐỐT SÁCH SAU NĂM 1975 – Nguyễn Hiến Lê

Đoạn văn dưới đây được trích từ chương “Văn Hóa” của cuốn “Hồi Ký Nguyễn Hiến Lê” Tập III, từ trang 74 đến trang 80, Văn Nghệ xuất bản.
 


VĂN HÓA
 
Một trong những công việc đầu tiên của chính quyền là hủy tất cả các ấn phẩm (sách, báo) của bộ Văn hóa ngụy, kể cả các bản dịch tác phẩm của Lê Quí Đôn, thơ Cao Bá Quát, Nguyễn Du; tự điển Pháp, Hoa, Anh cũng bị đốt. Năm 1976 một ông thứ trưởng Văn hóa ở Bắc vào thấy vậy, tỏ ý tiếc.
 
Nhưng ông thứ trưởng đó có biết rõ đường lối của chính quyền không, vì năm 1978, chính quyền Bắc chẳng những tán thành công việc hủy sách đó mà còn cho là nó chưa được triệt để, ra lệnh hủy hết các sách ở trong Nam, trừ những sách về khoa học tự nhiên, về kĩ thuật, các tự điển thôi; như vậy chẳng những tiểu thuyết, sử, địa lí, luật, kinh tế, mà cả những thơ văn của cha ông mình viết bằng chữ Hán, sau dịch ra tiếng Việt, cả những bộ Kiều, Chinh phụ ngâm… in ở trong Nam đều phải hủy hết ráo.
 

Thứ Hai, 16 tháng 5, 2022

ĐỖ TƯ NGHĨA, MỘT NGƯỜI NHƯ MỌI NGƯỜI - Nguyễn Nam Giao

Để tưởng nhớ anh Đỗ Tư Nghĩa - Nhà giáo - Nhà thơ - Dịch giả (cựu học sinh Nguyễn Hoàng khoá 1960 - 1967) xin mời đọc lại bài viết của người bạn thân của anh, Nguyễn Nam Giao (Nguyễn Văn Cam) cũng vừa từ giã trần gian.
 
Nhà giáo-Nhà thơ-Dịch giả Đỗ Tư Nghĩa

Nhìn bề ngoài, anh Đỗ Tư Nghĩa không khác chi người bình thường, một người như mọi người. Với chiều cao trung bình, dáng người gầy ốm, mái tóc ngắn, ăn mặc bình dị, rất ít nói và tính tình hiền lành; có khi anh chìm khuất trong đám đông…
Nhưng nếu quen biết và gần gũi anh lâu, mới biết Đỗ Tư Nghĩa là một con người lạ lùng, nếu không nói là một người có nhân cách đặc biệt.
 

Thứ Ba, 26 tháng 4, 2022

KÝ ỨC 30-4: KHI CHÉN KIỂU GẶP CHÉN SÀNH – Nguyễn Trường Trung Huy (TTNH)


Hà Nội 1985 (ảnh: Christopher Pillitz/Getty Images)
 
Sau 1975, ai cũng biết, đa số người miền Bắc ồ ạt vào Nam hơn là dân miền Nam ra Bắc. Ngoại trừ những nhân vật đặc biệt với công tác đặc biệt có giấy phép, còn hầu hết thường dân bị cấm, nhất là đối với thành phần “ngụy quân, ngụy quyền” như tôi.
 
Chỉ có ở miền Bắc XHCN!
 
Cho đến khoảng năm 1979-1980, lịnh cấm ra Bắc vẫn còn hữu hiệu. Tôi, do một nhân duyên, bà con phía chồng cũng như nhà mình đều ở ngoài Bắc. Tôi có người anh họ bên chồng sau 1975 vào Sài Gòn làm cơ quan nhà nước. Anh lại là trưởng đoàn trong chuyến công tác ra Bắc năm đó. Nhờ vậy mà tôi xin quá giang anh (xe tải) ra Bắc thăm chồng cải tạo. Anh làm cho tôi một giấy công nhân gõ rỉ của nhà máy theo đoàn công tác.
 

Thứ Năm, 31 tháng 3, 2022

NHỚ CÁI GIẾNG KHÔ NƯỚC, NHỚ XÓM NHÀ ANH NGUYỄN LAM – Đinh Hoa Lư


Anh Nguyễn Lam
(CHS NH 1955-1962)

Cái giếng trước con kiệt vô nhà ôông Đội Lạp tiếng thì có giếng đó nhưng cứ cạn queo, nước chẳng bao giờ có. Chỉ mừng cho dân trong xóm khi không có nước thì đi móc gàu người khác bỏ lại cũng khỏi lỗ công đi vét nước.
 
Tui nhắc cái giếng để nhớ nhà anh Báu con trai mệ Báu chuyên đi gánh nước cho mẹ già. Trong xóm không ai gánh giỏi hơn anh Báu. Nước phải về tận thôn Hạnh Hoa mới có. Lại là nước uống mới quý làm sao. Cứ thấy anh sáng sáng chiều chiều là gánh nước về cho mạ. Hai cái thùng dầu hỏa cũ, vuông, mấy lá chuối thả trên mặt thùng cho nước khỏi chao, anh gánh một mạch từ cái giếng nước uống đầu thôn Hạnh hoa về tận xóm nhà ôông Đội Lạp. Khoảng đường khá xa nhưng hai chân anh chạy nhịp nhàng dẻo queo, thấy mà thèm cái sức và đôi vai chịu khó của anh Báu và nhất là anh quả là NGƯỜI CON CHÍ HIẾU
 
Cái giếng này ngó qua là nhà Anh Nguyễn Lam. Nhà anh Lam sát cạnh Khuôn Hội Đệ Tứ, ngó ra đường Lê văn Duyệt. Thằng Lợi em trai út của anh Lam học với tui lên tận lớp Đệ Tứ.
Tui hay tới nhà anh Lam để mua bánh ướt. Lúc này tui là đứa con nít, mạ cho hai đồng là tới nhà anh để mua. Chị Nghệ em gái anh Lam đổ bánh ướt nhà dưới. Ngồi chổm hổm bên chị Nghệ chờ chị cuốn cho đủ HAI tì bánh ướt gói trong lá chuối, cộng thêm chút nước mắm nấu trong cái chén mang theo. Một thời chưa có kỹ nghệ nylon như sau này. Lá chuối làm chuẩn; mọi thứ đều gói lá chuối.
 
Anh Lam thời nay đã đi làm; anh là anh trưởng trong nhà. Anh còn có hai đứa em trai là anh Thảnh và em trai út là thằng Lợi, bạn tui. Tội nghiệp thằng Lợi chỉ học xong lớp đệ tứ, hắn đi lính và sau đó mất sớm. Tui biệt tin thằng Lợi trước năm 1972 sau hỏi mới biết...
 

Thứ Ba, 22 tháng 3, 2022

“THÁNG NGÀY QUA ”, HỒI ỨC CỦA NGUYỄN TƯỜNG NHUNG, TRƯỞNG NỮ CỦA NHÀ VĂN THẠCH LAM, PHU NHÂN TRUNG TƯỚNG NGÔ QUANG TRƯỞNG - Trần Thị Nguyệt Mai.



Sách in màu, bìa cứng, dày 412 trang
Thạch Ngữ xuất bản 2021
 
Biên tập: Nguyễn Tường Giang
Đọc bản thảo: Trần Thị Nguyệt Mai & Nguyễn Tường Giang
Thiết kế hình ảnh: Nguyễn Tường Tâm
Thiết kế bìa: Đinh Trường Chinh
Chân dung tác giả trang bìa: Họa sĩ Thanh Trí
Trình bầy và Dàn trang: Nguyễn Đồng
 
Chân thành cảm ơn Nhà văn Nguyễn Tường Nhung
và Bác sĩ / Nhà thơ Nguyễn Tường Giang cùng Nhà xuất bản Thạch Ngữ.
 
Độc giả có thể mua sách trên mạng qua link này:
https://www.barnesandnoble.com/w/thang-ngay-qua-nhung-nguyen-tuong/1140528038?ean=9798765508541
 
oOo
 
Trích giới thiệu từ bìa sau
 
Thạch Lam, nhà văn tài hoa trong Tự Lực Văn Đoàn, ông sống một cuộc đời giản dị và thanh bạch. Ông mất đi khi còn trẻ, để lại một vợ và ba con thơ. Tác giả Nguyễn Tường Nhung là con gái đầu của ông, lúc đó mới sáu tuổi, đã phải phụ giúp mẹ trong cuộc sống khó khăn, thiếu thốn trăm bề. Đọc những trang hồi ức của tác giả để thấy lại sức phấn đấu, nhẫn nại của phụ nữ Việt Nam trong thời nhiễu nhương những năm tháng chiến tranh…
Tướng Ngô Quang Trưởng là một vị tướng nổi danh trong Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, được coi là trong sạch, liêm khiết và đức độ. Người ta chỉ biết đến tài chỉ huy quân sự của ông, nhưng ít ai biết về đời sống gia đình thường ngày và nhất là cuộc sống của ông khi lưu vong nơi xứ người. Hồi ức Tháng Ngày Qua đã soi tỏ một đời sống có thể nói là quá bình thường của vị tướng lãnh quyền lực nhưng đầy lòng nhân hậu, đồng cảm thương xót quân nhân thuộc cấp. Ông cũng là một người chồng đầy tình cảm lãng mạn, một người cha nhiều trách nhiệm, đã sống một cuộc đời khiêm nhường, khép kín nhưng có lẽ thật bình yên, hạnh phúc như một di dân tị nạn tại Hoa Kỳ…
 
                                                                   Nhà xuất bản Thạch Ngữ

*
Đây không chỉ thuần là một tập hồi ức, mà còn là những trang tư liệu rất quý về gia đình nhà văn Thạch Lam và tướng Ngô Quang Trưởng, một trong những vị tướng lãnh rất giỏi và trong sạch của Quân lực VNCH, được thuộc cấp nế phục. Và riêng tôi cũng rất kính phục và ngưỡng mộ từ đã rất lâu… Tác giả tuy là vợ tướng lãnh một vùng, nhưng bà sống rất giản dị, bình dân, lo cho chồng, cho con, biết thông cảm với mọi người. Những đoạn viết về thời tuổi trẻ quá cơ cực của bà dễ làm độc giả chảy nước mắt…
 
                                                             Nhà thơ Trần Thị Nguyệt Mai
 
https://tranthinguyetmai.wordpress.com/2022/01/14/thang-ngay-qua-hoi-uc-cua-nguyen-tuong-nhung/

*

Thứ Hai, 14 tháng 3, 2022

NÚI TÀ DÔN VÀ DẤU CHÂN Y UYÊN - Lê Mai Lĩnh


Tác giả Lê Mai Lĩnh
(Nhà thơ Sương Biên Thùy)


TÁC GIẢ, ĐÔI LỜI
 
Ba mươi sáu năm về trước, nói rõ hơn, đúng vào ngày mồng một tháng 5-1969, sau khi nhà văn Y Uyên chết, trên tạp chí VĂN của ông Trần Phong Giao, số tưởng niệm nhà văn Y Uyên, Lê Mai Lĩnh tôi, dưới bút hiệu khai sinh Lê Văn Chính, đã có một bài viết, về cái chết của một người huynh trưởng, Y Uyên, anh khóa 27, tôi khóa 1/68, Trường Bộ binh Thủ Đức, bài này nằm giữa, trước là Võ Phiến, sau là Thanh Tâm Tuyền. Điều rất vui là tôi nằm giữa, những bậc đàn anh, bậc thầy. (Lê Mai Lĩnh, 2005).
 
Bài viết, như một kỷ niệm, tưởng chừng như đã chết.
Nhưng. Không ngờ. Không dự báo trước. Nhà văn Phạm Văn Nhàn cùng nhà văn Trần Hoài Thư, trong tổ hợp xuất bản Thư Quán Bản Thảo trong nỗ lực thực hiện một ấn bản tưởng niệm nhà văn Y UYÊN, hai anh đã vận động được những bạn bè trong nước, những người cầm bút trước 1975, còn sa cơ lỡ vận trong chế độ Cộng sản, tìm kiếm tài liệu, vận dụng trí nhớ và tình yêu đối với Nhà văn Y UYÊN để có bài và viết bài cho số báo đặc biệt. Nhà thơ Nguyễn Lệ Uyên, dù đang cuốc đất, cày ruộng tại Tuy Hòa, cũng đã tìm được số báo VĂN tưởng niệm Y UYÊN (số 129), trong đó có một bài viết, đã trải qua 36 năm, nhưng còn Nóng Hổi chất “Văn Học, Tính Người và Nhân Bản” của người lính, Chuẩn úy Lê Văn Chính năm 27 tuổi: “Núi Tà Dôn và Dấu Chân Uy.” Lê Mai Lĩnh nhận được bài nầy từ Phạm văn Nhàn, qua bưu điện vào lúc 11 giờ 30 ngày 1 tháng 12 năm 2004.
 

Thứ Sáu, 4 tháng 3, 2022

HOÀNG CẦM TRONG TÔI - Phạm Duy

Nguồn:
https://dungparis.pagesperso-orange.fr/Phamduy_motdoinhinlai.htm


... Tôi không có tham vọng đóng vai trò một nhà khảo cứu phê bình có đủ phương tiện, thời gian và không gian để viết về một trong những nhà thơ lớn nhất của nước Việt Nam hiện đại. Tôi chỉ muốn hoá giải một nỗi buồn thương có trong tôi mỗi khi nhớ tới Hoàng Cầm. Người bạn thi sĩ cùng tuổi với tôi, vừa bước vào đời là được cùng tôi thoả chí tang bồng khi cùng đi vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Rồi vì phận nước long đong, với cảnh đất nước và lòng dân bị phân chia bởi chủ nghĩa, chiến tranh và hận thù, chúng tôi mỗi người mỗi ngả. Từ đó, nhất là sau cuộc nổi dậy và bị tiêu diệt của một phong trào đối kháng, Hoàng Cầm mất tích, trong đời anh cũng như trong đời tôi.
Suốt 30 năm trời, một tấm màn đen phủ lên cuộc đời và sự nghiệp của Hoàng Cầm, không cứ gì ở Bắc Việt. Cho tới năm 1975, tại Nam Việt Nam, tuy không thiếu những bài viết về các nhà thơ nổi danh của thời đại nhưng không có ai viết đầy đủ về anh. Chỉ có Hoàng Văn Chí với cuốn sách TRĂM HOA ÐUA NỞ cho ta thấy thơ Hoàng Cầm trong phong trào Nhân Văn Giai Phẩm và chỉ có Trần Tuấn Kiệt cho in lại (với nhiều khuyết điểm) một vài bài thơ kháng chiến của thi sĩ trong một tuyển tập thi ca.
Thời gian trôi đi, bỗng có lúc tôi khám phá ra một số bài thơ của Hoàng Cầm rồi thấy mình nên viết ra những gì còn nhớ được nơi người bạn vãn niên này để, thêm một lần nữa (sau Nguyễn Chí Thiện), lôi ra từ bóng tối một nhà thơ sáng láng nhất của chúng ta...
 
Ðó là đoạn MỞ ÐẦU của tập HOÀNG CẦM TRONG TÔI, một tiểu luận được viết ra sau gần mười năm sống đời lưu dân -- nghĩa là vào khoảng 1984 -- nhất là sau khi đã tự coi như mất quê hương rồi bỗng nhiên lại tìm thấy quê hương qua những bài thơ ẩn dụ của Hoàng Cầm mà vô tình tôi được đọc. Sự biên soạn tập tiểu luận vừa kể và sự ra đời của những bản (tôi gọi là) Hoàng Cầm Ca cũng còn do một ngẫu nhiên, hay nói cho đúng hơn, do một hữu duyên. Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ, vô duyên đối diện bất tương phùng.
 

Thứ Hai, 28 tháng 2, 2022

TRƯỜNG TRUNG HỌC CAM LỘ Ở ĐỘNG ĐỀN, BÌNH TUY - Nguyễn Thị Thu Sương


Tác giả bài viết Nguyễn Thị Thu Sương

          
Khi về Bình tuy, tôi được vào học Trường trung học Cam Lộ. Trường đóng tại xã Sơn Mỹ, Động Đền, tỉnh Bình Tuy. Trường trung học Cam Lộ là trường công lập dạy cho các con em vùng khẩn hoang lập ấp Động Đền Bình Tuy. Nhà tôi ở đối diện với trường, nên tôi chỉ đi bộ băng qua con đường đất đỏ trước mặt nhà, coi như có mặt ở sân trường. 
 

VỊ “VUA KHÔNG NGAI” TRONG CHỢ QUẢNG TRỊ NĂM XƯA – Đinh Hoa Lư

(Nhớ chú Quý phu chợ Quảng Trị trước 1972)

 
Chào bạn đọc,
Thời Covid không dám đi đâu xa. Nghe quý bạn nhắc chú Quý, Tôi ngồi kể chuyện tào lao cho quý bạn nghe chơi.
 
Chuyện là vầy:
Chợ Quảng Trị trước MÙA CHẠY GIẶC HÈ 1972 còn sầm uất bán mua vui vẻ lắm. Nhà tôi thuê lại tiệm của Bà Lê thị Trọng để kinh doanh bỏ hàng sỉ lẻ trong chợ. Nhắc lại một tí về căn lầu của bà Lê thị Trọng sát với Ảnh quán Lido cho quý bạn dễ hình dung lại. Khoảng một hai tuần là dì tôi thuê xe chở hàng từ  Đà Nẵng ra. Năm sáu tấn hàng nặng nề nhất là nước mắm thùng sau đó là bia cam đóng bao và nhiều thứ nhu yếu phẩm khác.
 
Hình: Tiệm nhà tôi sát Lido có ngôi sao - mũi tên là lầu thầy Hồ thế Vĩnh.Đường Trưng Trắc chợ tỉnh Quảng Trị, có nhiều cái “dù du” hình vuông cho người bán hàng thuê để che mưa nắng

Thứ Bảy, 26 tháng 2, 2022

THẦY LÊ HỮU THĂNG VÀ NGÔI TRƯỜNG CŨ NGUYỄN HOÀNG THÂN YÊU - Lê Văn Trạch



Anh Phạm Phú Nam, người trực tiếp làm bộ phim Quảng Trị qua một giai đoạn lịch sử có lần tâm sự: Trong quá trình xúc tiến để hình thành bộ phim, tôi đọc một số tài liệu và hỏi chuyện nhiều người Quảng Trị, có điều tôi ghi nhận và thắc mắc là hầu hết khi trình bày tâm tư của mình theo từng vị trí khác nhau, mọi người đều nhắc đến tên Trường Nguyễn Hoàng, ngay Anh cũng thế, có những câu hỏi không liên quan, Anh đã tìm cách nói tới bằng tất cả sự thiết tha, điều gì đã làm nên sự kiện này?
Tôi không trả lời mà hỏi lại:
-  Khi đọc tư liệu, chắc Anh đã biết đến sự thành công của người Quảng Trị?
- Có và tôi thật ngạc nhiên. Sự thành công nằm trên mọi lãnh vực, từ khoa học, văn học nghệ thuật, tôn giáo đến chính trị, quân sự ... có vị rất nổi tiếng trên thế giới.
- Một thầy giáo ở ngoại tỉnh, khi đến đây dạy đã viết rằng: Nguyễn Hoàng của Quảng Trị như là Sorbone của Pháp, Harvard của Mỹ và Oxford của Anh ... Quả như thế, nhưng ngoài việc trao truyền và tiếp nhận kiến thức tổng quát về khoa học- xã hội, chúng tôi còn được dạy dỗ để khơi dậy những đức tính hiếm có mà hồn thiêng sông núi bao đời hun đúc, đó là tính cởi mở, bao dung, sự thương yêu đùm bọc và nhân ái, ân nghĩa. Những điều ấy tiềm tàng trong máu thịt chúng tôi và biểu lộ rõ nét qua mọi ứng xử.
 

Thứ Hai, 21 tháng 2, 2022

VỀ BÚT DANH THÁI ĐẮC XUÂN – Đặng Xuân Xuyến



 
Đầu năm 1998, nhà báo kỳ cựu Trần Lâm “nã” phát đại bác đầu tiên vào cuốn GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH (Nhà xuất bản Y học - 1997, Đặng Xuân Xuyến chủ biên) do Nhà sách Bảo Thắng liên kết xuất bản. Sau đó Cục Xuất bản ra quyết định thu hồi cuốn sách GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH trên toàn quốc và “chỉ thị miệng” với các Nhà xuất bản về việc cấp giấy phép xuất bản cho Nhà sách Bảo Thắng.