BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn BÌNH THƠ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn BÌNH THƠ. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 15 tháng 10, 2023

ĐỌC “LUNG LINH TÌNH ĐẦU” TẬP THƠ PHƯƠNG TẤN - Châu Thạch


Nhà thơ Phương Tấn
 
Nhà thơ Phương Tấn là một chân dung văn học sống và viết đều đẹp. Thiết nghĩ không cần giới thiệu ông nhiều ở đây để bài viết thêm dài. Bởi vì giới yêu mến thi ca không mấy ai không biết Phương Tấn, và ai không biêt Phương Tấn là một điều thiếu sót, nên tự tìm hiểu về nhà thơ để giàu thêm kiến thức.
 

Thứ Sáu, 29 tháng 9, 2023

VÀI CẢM NGHĨ KHI ĐỌC "THU VÀNG PHỐ CŨ" CỦA HOÀNG XUÂN SƠN – Đặng Xuân Xuyến



Tôi biết bài thơ "Thu Vàng Phố Cũ" của nhà thơ  qua chuyên mục giới thiệu thơ hay vào thứ 7 hàng tuần trên facebook cá nhân của Nhà giáo, dịch giả Nguyễn Đại Hoàng.
Đây là bài thơ thể tự do, viết theo lối truyền thống, với khá nhiều câu thơ đẹp, tinh tế, đã níu người đọc găm bài thơ vào trí nhớ:
 
THU VÀNG PHỐ CŨ
 
Khi lá rừng phong dần đỏ thắm
Anh nghe hương nồng bách diệp thoảng quanh đây
Ôi những mùa thu rực rỡ xứ người
Anh vẫn nhớ, vẫn mơ mỗi độ thu vàng phố cũ
Nhớ những con đường hoàng hôn tím nhẹ
Áo trắng ai đi dáng đẹp mơ hồ
Gót nhỏ thì thầm, guốc mộc đơn sơ
Như ghi dấu một thời anh mộng tưởng
 
Anh nhớ cả một trời mây thầm lặng
Con sông nằm khuất lấp bóng mù sương
Buổi sáng ra đi chưa có nắng trên đường
Nghe hơi lạnh phả vào hồn thích thú
Anh còn giữ
Xác bướm lồng trang sách cũ
Từng cánh hoa yêu ép vở học trò
Từng buổi tan trường đưa đón vẩn vơ
Theo ai đó mà ngại ngùng thăm hỏi
 
Mùa thu trở về với hồn thơ vụng dại
Ôm mộng thi nhân làm đẹp cho đời
Hè phố gieo mòn những bước đơn côi
Đi thơ thẩn như mây chiều lạc lối
 
Anh muốn hỏi
Một đời người có bao nhiêu lần thay đổi?
Con tầu đi không ghé mãi ga nào
Có đâu ngờ hoa bướm vẫn xôn xao
Trong trí nhớ mùa thu vàng phố cũ
Chiều nay đứng dưới hàng phong rực rỡ
Mà ngỡ rưng rưng mầu huyết phượng năm nào...
 
                                               Hoàng Xuân Sơn
 

Thứ Sáu, 15 tháng 9, 2023

BÀI THƠ “HOA NHÀI” VÀ THƠ TÌNH YÊU CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN – Nguyễn Đại Hoàng



1.
Trong buổi nói chuyện Văn Học thường kỳ hôm Thứ Bảy tuần rồi, nhiều bạn trẻ muốn nghe tôi nói một chút về Thơ Đặng Xuân Xuyến.
 
Tôi bảo: - Các bạn ạ, thực tình tôi không biết nhiều về nhà thơ Đặng Xuân Xuyến. Nên nếu phải nói về thơ Đặng Xuân Xuyến thì quả thật là mông lung - bởi thơ anh ấy bao trùm nhiều đề tài và thể loại….
- Sao thầy lại dùng từ “bao trùm”?
- Vâng. Là bởi vì ở bất kỳ đề tài hay thể loại nào thơ anh ấy cũng đều để lại nhiều ấn tượng và cảm xúc sâu sắc trong lòng độc giả. Thực sự là thơ hay đấy! Và các bạn đừng quên Đặng Xuân Xuyến còn là nhà viết tản văn kỳ tài nữa nhé.
 

Thứ Năm, 14 tháng 9, 2023

TRĂNG TRONG THƠ NGÃ DU TỬ - Châu Thạch


Châu Thạch và Ngã Du Tử

Trung thu sắp đến, thơ viết về trăng chắc sẽ nhiều. Đêm nay tôi nhìn trăng trong thơ người bạn vong niên của mình, nhà thơ Ngã Du Tử. Hình như tôi đã từng lạc dưới bầu trời trăng của biết bao nhiêu thi sĩ xưa và nay, để thắm thiết, để mê ly, để bay cao vào vùng trời vô biên tuyệt sắc. Đêm nay tôi bước vào vườn thơ trăng của Ngã Du Tử, nhưng tôi chỉ lướt qua bởi trí óc đã già, thời gian lại ít. Tuy thế những cảm xúc trong lòng tôi thật vô cùng.
 

Thứ Tư, 6 tháng 9, 2023

CHÂU THẠCH MỘT NGƯỜI ĐỒNG HƯƠNG KHÁC QUÊ - Trương Công Hải


Tác giả Trương Công Hải

Anh Châu Thạch là người Điện Bàn, nói rặt giọng Quảng Nam. Nhưng tôi luôn coi anh là một đồng hương khác quê.
 
Bởi tự thuở thiếu thời anh theo bố ra sống và lớn lên tại thị xã Quảng Trị, quê hương tôi. Học trường Nguyễn Hoàng, uống nước gánh từ sông Thạch Hãn, đọc cọp báo tại hiệu sách Lương Giang, sáng ăn bún mụ Ấm tối bánh mì chú Hưng, xem cine ở rạp Đại Chúng. Anh đã lớn lên bằng chất liệu Quảng Trị cho đến lúc tòng quân đeo lon sỹ quan Quân Lực, bôn ba khắp bốn vùng chiến thuật.  Từ trại cải tạo về, anh sinh sống tại Đà Nẵng, nhập vào cộng đồng lưu dân người Quảng Trị, sinh hoạt các hội đồng hương, đồng môn và giao lưu với bạn bè hầu hết là người Quảng Trị cùng trang lứa.
 
Châu Thạch là người nghiệp dư làm thơ và viết bình thơ. Bình thơ là một thể loại khó, đòi hỏi phải có kiến thức và một tâm hồn nhạy cảm đủ cảm nhận được sáng tác của người khác để tái tạo vẻ đẹp của tác phẩm, giúp người đọc thưởng ngoạn tốt hơn. Và anh đã viết bình thơ nhiều hơn thơ anh làm.
 
Nhà thơ Châu Thạch

Vừa rồi Châu Thạch có tặng tôi tập thơ Qua Miền Ký Ức, miền ký ức của Châu Thạch cũng chính là ký ức của những lưu dân Quảng trị sau biến cố 1972 đã ra đi mà chưa hề trở lại.
 
Mỗi bài thơ của anh là mỗi niềm tiếc nuối về một thị xã, nơi đã từng lưu giữ biết bao kỷ niệm thời trai trẻ của anh, nay đã biến thành bình địa, tất cả đã bị chôn vùi dưới lớp bụi phế hưng.

Anh làm thơ như một cách giữ lại chút trầm tích cho gam màu ký ức:
 
“Hạt lóng lánh qua miền ký ức
Màu năm xưa soi giọt sương nay
Đời vô thường trơn tuột trên tay
Đá Thành Cổ đỏ rêu màu cháy
 
Trầm tích của nỗi đau lắng đáy
Niềm vui xưa đã hóa bọt bè
Chút vần thơ phụng nhiến trong veo
Xin vào đọc mở lòng yêu mến”
                                  (Lời tựa)
 
 Thị xã Quảng Trị bé nhỏ, hiền hòa theo năm tháng bên dòng sông Thạch Hãn, Châu Thạch rất dễ dàng gói trọn hết vào thơ. Tất cả đã được đánh thức bởi những câu thơ đẹp như:
 
“Áo trắng bồng bềnh
Con phố nhỏ mờ sương”
 
Hay:
 
“Gió tự Nhan Biều gió thổi qua
Thơm như hoa cúc hương hoa cà”
                          (Em Nhan Biều)
 
“Em Như Lệ Mắt chưa hề vướng lệ
Chỉ trời thu xanh biếc dưới hàng mi”
                                   (Em Như Lệ)
 
 Hình ảnh của một ngôi trường mang tên chúa Tiên nay không còn nữa được tái hiện bằng những lời mộc mạc:
 
“Có những chiều xưa trống điểm vang
Phố xưa Quảng Trị trường Nguyễn Hoàng
Bao cô thiếu nữ tan giờ học
Dạo bước vui chơi chẳng vội vàng”
                                    (Chiều Tím)
 
Và sau đây là một hồn thơ đầy ma lực, làm thức dậy ngôi Thành Cổ vốn đã ngủ yên từ mấy trăm năm:
 
“Và bóng ai đi dưới Cổ Thành
Chân chim từng bước gợn âm thanh
Mơ hồ tiếng nhạc qua đường vắng
Gõ cả tim người lặng lối xanh”
                              (Dáng Xưa)
 
Đọc Qua Miền Ký Ức của Châu Thạch, ta cảm thấy dường như tác giả đã bỏ quên con sông chảy qua thị xã Quảng Trị. Trong các tiêu đề không có bài nào dành riêng cho sông Thạch Hản cả. Thực ra thì không, tuy rằng không được đặc tả nhưng dòng sông Thạch Hãn trong thơ luôn được hóa thân vào nét xuân thì của người con gái hay loãng tan vào hương sắc của thiên nhiên như làn gió, hương hoa và vạt nắng chiều... Con sông Thạch Hãn trong thơ Châu Thạch như được dú trong thơ bằng phép ẩn dụ. Ta hãy cùng nhà thơ đi dọc triền sông:
 
“Những sáng mai em đạp xe đi học
Theo hàng tre xanh ngát suốt con đường
Ven dòng sông ẩn hiện giữa mù sương
Tà áo trắng lùa hương về phố thị”
                               (Em Như Lệ)
 
Hay lên một chuyến đò ngang:
 
“Gió tự Nhan Biều gió thổi qua
Thơm hương hoa cúc hương hoa cà
Thuyền ai tách bến ngang sông Thạch
Áo trắng đi về chung với hoa”
                                 (Em Nhan Biều)
 
 Có thể nói, khi nương vào thuật ẩn dụ để nói về dòng sông, Châu Thạch đã giải mã được một mật ngữ, khươi ra vẻ đẹp của dòng Thạch Hãn, từ lâu đã vốn mang một phận đời của mồ hôi đá.
 
Thực ra thì mỗi dòng sông đều có vẻ đẹp riêng của nó, vấn đề là nằm trong mắt ai mà thôi. Như một triết gia phương Tây đã nói: "vẻ đẹp của người con gái không nằm nơi đôi má hồng mà nằm trong ánh mắt của kẻ si tình".
 
Rồi thì cũng chính dòng sông đó với con nước im lìm mãi miết lạnh lùng trôi đã trở thành chứng nhân cho một cuộc đời dâu bể:
 
“Rồi một ngày kia rất hãi hùng
Lửa về theo hạ vượt qua sông
Tôi đi biền biệt theo chính chiến
Em đến rừng thiêng đón gió đông”
                           (Em Nhan Biều)
 
Tàn cuộc chiến chinh, tác giả về lại chốn xưa thì:
 “Hồn xưa tự ấy không về nữa /Ở cõi hư vô dấu đã chìm”
                                                                   (Hàn Mặc Tử)
 
Có thể nói bài Hư Mộng trong tập thơ là một bài xuất sắc, là tiếng khóc khô không lệ trong Qua Miền Ký Ức của Châu Thạch:
 
“Phố của ảo những ngày xưa còn đó
Tìm không ra dấu tích của một thời
Ta bươn bả giữa thành quách sụp đổ
Nhà em xưa ẩn hiện trong sương
  
Những ngã tư không phải của con đường
Ta đã đợi đón em thời xưa cũ
Trường trong mơ gạch màu tro ủ rũ
Hai hàng cây sa nước mắt song song
 
Ta bước đi quay quắt ở trong lòng
Tà áo trắng vật vờ bay trong gió”
 
Chỉ hai câu “Những ngã tư không phải của con đường/ta đã đợi đón em thời xưa cũ” cũng đủ để biết rằng thị xã đã được cơ cấu lại hoàn toàn mới. Một bài thơ hay thường chạm đến được cảm xúc của người đọc, Châu Thạch đã làm được điều đó. Từ một vùng bình địa, thị xã Quảng Trị nay được tái sinh. Đúng ra là đã được đầu thai bằng một vong hồn khác, không phải là linh hồn của một thị xã tiền kiếp
 
 Nói vậy vì qua trải nghiệm của bản thân tôi, khi lần đầu về thăm lại cố hương, cũng vẫn bến bờ sông cũ, nhưng sao nghe như nơi nầy hình như không phải là nơi trước đây mình đã từng thuộc về, khiến tôi cảm xúc viết những vần thơ sau đây:
 
“Tôi trở lại bên ni giòng Thạch Hãn
Đường Gia Long nay đã đổi tên rồi
Phía Nhan Biều mưa giăng mù bãi bắp
Con nước im lìm, mãi miết lạnh lùng trôi
 
Quảng Trị yêu thương nay sao nghe là lạ!
Vọng tiếng chuông ngân từ chùa Tỉnh Hội
Tôi gởi hồn tôi tới mênh mông
Còn mưa nào buồn hơn mưa trên sông?”
                               (Trương Công Hải)
 
Tóm lại, Một tập thơ thì có bài hay với người này, bài hay với người kia, nhưng những khổ thơ đã chọn trích dẫn trong bài viết này đối với tôi, là những mảnh lụa trong nhiều mảnh lụa mượt mà được lượm ra từ xấp vải thơ Qua Miền Ký Ức của Châu Thạch. Hơn nữa viết về thơ của một nhà chuyên bình thơ thì cũng hơi khó nên tôi xin dừng lại nơi đây. Và hy vọng rằng tôi sẽ không sai khi gọi anh là một người đồng hương khác quê, vì từ tố chất tới tâm hồn anh đã được hoàn toàn Quảng Trị hóa.
 
                                                                           Trương Công Hải
                                                                               Tháng 8/2023

Thứ Năm, 31 tháng 8, 2023

ĐỌC “NGUYỄN TRÃI TRƯỚC GIỜ TRU DI” THƠ TRẦN MẠNH HẢO - Châu Thạch.



Đối với tôi, nhà thơ Trần Mạnh Hảo là con voi trắng trong rừng văn chương, còn tôi chỉ là tên mù lang thang trong khu rừng ấy. Theo như chuyện ngụ ngôn nước ta, tên mù làm sao tả voi cho đúng, có tả chăng thì chỉ tả chưa chắc đúng cái đuôi, cái vòi, cái tai hay cái chân con voi mà thôi. Thế nhưng câu chuyện ngụ ngôn cho biết 4 tên mù có tả voi thật, rồi chúng cải nhau vì tên nào cũng cho rằng mình tả đúng con voi. Với tôi, nói chi đến sự nghiệp văn chương của Trần Mạnh Hảo, chỉ bài thơ “Nguyễn Trãi trước giờ tru di” của ông đã là con voi đối với tôi rồi. Thế nhưng, bởi yêu mến tiếng voi rống trong rừng khuya, bởi linh tính thấy voi trong tâm tưởng, tôi thử rờ và tả con voi, hay nói trắng ra, viết về bài thơ “Nguyễn Trãi trước giờ tru di” bằng suy tư hạn hẹp, bằng lời văn thô thiển của mình, bởi vì nếu tôn trọng quyền tự do thì không ai cấm tên mù tôn vinh điều mình ưa thích.
 

Thứ Bảy, 19 tháng 8, 2023

MỘT BÀI THƠ HAI CÂU GÂY NHIỀU XÚC CẢM - Châu Thạch



Có những bài thơ rất dài nhưng đọc xong không để lại trong lòng ta gì cả. Ngược lại, có những bài thơ chỉ có 2 câu nhưng đọc xong để lại trong lòng ta nhiều cảm xúc bâng khuâng, khiến ta cứ suy tư mãi.
Sáng nay tôi đọc được bài thơ có 2 câu như thế trên trang facebook của Khúc Thụy Du tức nữ sĩ Trần Mai Ngân. Hai câu thơ kèm tấm ảnh dẹp của tác giả. Bài thơ có hai câu thơ như sau:
 
CỜ TƯỚNG
Như con Tốt thí qua sông
Tiến, ngang đi mãi hư không chẳng về!
 
Trong cờ tướng, Tốt là quân cờ có ít khả năng di chuyển nhất. Con tốt trong cờ tướng đại diện cho một chiến binh sẵn sàng xông pha hi sinh thân mình vì thế trận. Khi con tốt qua sông, nó trở nên mạnh hơn và mở rộng khả năng di chuyển về cả phía trước và hai bên. Điều này cho phép nó có sức ép với nhiều quân của đối phương nên có khi trở nên quan trọng. Người đánh cờ thường “cờ bí thí Tốt”, nghĩa là khi thất thế trên bàn cờ thì họ bỏ con Tốt  không thương tiếc. Họ cho đối phương ăn con tốt để hoản binh thế cờ, hay để họ tạo một nước cờ khác công mạnh hơn, thủ chắc hơn.


Với câu thơ “Như con Tốt thí qua sông” nhà thơ Trần Mai Ngân phản ảnh, tố cáo hành vi xấu của con người, đẩy những thân phận yếu đuối đi vào chổ hiểm nguy, chổ chết, hy sinh họ cho lợi ích của mình. Câu thơ thứ hai “Tiến, ngang đi mãi hư không chẳng về” mới khơi gợi cảm xúc trong lòng ta về sự phủ phàng của những thân phận làm Tốt.

Thứ Năm, 17 tháng 8, 2023

HOA DẠI VÀ TÂM THẾ CỦA THI SĨ – Phạm Đức Nhì


Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì


HOA DẠI
(Tâm sự một nhà thơ)
 
Tôi là loài hoa dại
mọc bên đường
tỏa sắc hương
dịu lòng những ông bố
trên đường đến xưởng
những bà mẹ
đi thăm ruộng trở về
 
Tôi thêm nét vui tươi
cho cô gái quê
xách làn đi chợ
 
Các cô cậu học trò
mặt mày hớn hở
cười với tôi mỗi buổi đến trường
 
Tôi đứng đây
mở lòng đón gió bốn phương
để thêm sắc thêm hương
cho người đời thêm đẹp dạ
 
Bạn đừng tưởng đời tôi êm ả
như mặt nước hồ
tôi đã bao phen nghiêng ngả
trước những trận gió to
 
Có lúc thân tôi xác xơ
tả tơi từng cánh
lá rụng phấn bay
lịm dần trong đêm lạnh
nhưng nghĩ đến ngày mai
tôi gượng dậy mỉm cười
 
Tuy nhiên
nếu lúc này bạn ngỏ ý mời tôi
đến một ngôi nhà sang trọng
dành cho tôi
chỗ ngồi ấm cúng
có kẻ chăm lo trẩy lá tỉa cành
tôi vẫn lắc đầu
nhìn dưới chân mình
mảnh đất nhỏ
tôi vô cùng yêu mến
 
Tôi sống
không phải để riêng ai âu yếm
sắc hương này
tôi muốn sẻ chia
cho tất cả mọi người
từ em bé ngây thơ
đến các cụ già trăm tuổi
 
Và nếu nơi đây
nước dâng bão nổi
tấm thân này
tan nát cuốn muôn nơi
tôi vẫn vui
bởi phấn nhụy của tôi
sẽ mọc lên                                                      
trăm ngàn cây hoa mới

          (Phạm Đức Nhì)
 
Thơ tôi viết có một phần khá lớn sử dụng phép ẩn dụ trong đó có gần hai chục bài bàn về Lý Thuyết Thơ được bạn bè xếp vào loại “Những Bài Thơ Về Thơ”. Hoa Dại là bài thơ thuộc loại này.
Tứ: Tác giả nói lên tâm sự của một loài hoa dại.
Ý: Bóng gió nói đến tâm sự của chính tác giả - một nhà thơ
 
Giải Thích Thêm Về “Tứ Thơ”
 
Khi nghe nói hoa dại người đọc sẽ có thể nghĩ đến một loại hoa khác với loại “hoa nhà” được con người trồng, như một cách trang trí, ở trong nhà hay ngoài vườn.
 
Nếu đem so sánh sẽ có một số khác biệt như sau:
1/ Môi Trường
     a/ Hoa Dại: Mọc ở môi trường tự nhiên, ven đường, ven rừng, chịu đựng nắng mưa, sương gió, có khi cả bão lụt - bất trắc xảy đến bất cứ lúc nào.
     b/ Hoa Nhà: Được con người trồng trong vườn hoặc ở trong nhà, được lên luống, chăm bón, tưới tắm, bắt sâu, tỉa lá, bẻ cành, trong một môi trường được kiểm soát, “nuông chiều” và dĩ nhiên, an toàn.
2/ Tự Do
     a/ Hoa Dại: Gió thổi hạt đến đâu có thể mọc cây ở đó, cảnh quan trước mắt rộng rãi, thoáng đãng, tầm nhìn bao la.
     b/ Hoa Nhà: Chỉ được trồng hoặc trưng bày ở nơi người chủ nhà muốn, bị tù túng trong khung cảnh chật hẹp.
3/ Đối Tượng Phục Vụ:
     a/ Hoa Dại: Phục vụ tất cả những người qua lại
     b/ Hoa Nhà: Phục vụ những người trong gia đình chủ nhà và khách khứa, bạn bè của họ

Chủ Nhật, 6 tháng 8, 2023

CÙNG "QUA MIỀN KÝ ỨC" CỦA CHÂU THẠCH - Ngã Du Tử


Châu Thạch và Ngã Du Tử
   
Nhà bình thơ cho Châu Thạch được giới văn chương biết đến quá nhiều từ trong ra ngoài nước. Anh xem bình thơ là niềm vui tao nhã, diễn dẫn thêm những gì còn phía sau con chữ của hồn thơ trong thi phẩm bất kỳ của ai, liên tưởng và khai triển thêm làm cho người đọc rõ ràng hơn, nâng tầm bài thơ cao hơn. Có thể nói anh cảm nhận thơ không cầu cạnh bất kỳ điều gì ngoài sự thích thú và đam mê chữ nghĩa.

Thứ Ba, 25 tháng 7, 2023

CÓ “SÓNG CUỒNG” TRONG THƠ TRẦN MẠNH HẢO? – Phạm Đức Nhì


Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì
 
Lời Nói Đầu:
 
Bạn bè chuyển cho bài viết của nhà thơ Chu Mộng Long nói về thơ Trần Mạnh Hảo. Chỉ riêng cái tựa của bài viết cũng dễ làm những người yêu thơ giật mình: Trần Mạnh Hảo: Sóng Cuồng Xô Dạt Đền Thơ. Ghê gớm quá! “Ấn Tượng” quá!
 
Muốn viết mấy dòng bình luận nhưng gặp lúc “vợ đẻ con đau nhà nước ngập” nên cứ nấn ná hoài. Mấy bữa nay con cái lấy “vacation” (phép) đưa các cháu đi chơi xa nên được ở nhà thảnh thơi, chợt nổi hứng, lấy máy ra gõ lóc cóc mấy đoạn góp vui với bạn bè yêu thơ.
Phải công nhận bài viết của nhà thơ Chu Mộng Long vóc dáng bề thế (2552 chữ), được viết trong lúc hứng khởi nên tuy là văn, mà lại khá nhiều cảm xúc, đọc cũng đỡ ngán. Đáng tiếc, có một chút hiểu lầm “nho nhỏ”.
 

Thứ Bảy, 8 tháng 7, 2023

ĐỌC “DỐC HOA VÀNG, NHỚ CẬU”, thơ Nguyễn Đại Hoàng - Châu Thạch


    
           Nguyễn Đại Hoàng đang phát biểu 
              tại diễn đàn Quán Văn                                       
 
          
DỐC HOA VÀNG - NHỚ CẬU
 
Tôi vẫn thấy- người về dốc thẳm
những mù sương Đà Lạt ngàn năm
những nụ cười im lặng xa xăm
những trang viết mang hồn đất nước…
 
Người ra đi – thơ còn xuôi ngược
để gởi tình yêu – gởi cuộc đời
những bài thơ tháng năm vẫn đợi
hoa quỳ vàng vời vợi cố nhân…
 
Hồn quê cũ mẹ hiền vương vấn
nếp nhà xưa mấy bận bâng khuâng
nhớ Nguyễn Hoàng - nhớ nắng Hải Lăng
mây trắng - nhớ tài hoa Quảng Trị
 
Tôi vẫn thấy người trên vạn lý
Hồ Xuân Hương lặng lẽ chiều buông
dốc hoa vàng
người đứng trong sương…
 
                            Nguyễn Đại Hoàng
 

ĐỌC “DỐC HOA VÀNG- NHỚ CẬU”, thơ Nguyễn Đại Hoàng                                                                                            Châu Thạch
  
Tôi chỉ mới biết nhà thơ Nguyễn Đại Hoàng gần đây. Tôi biết ông qua những bài tùy bút viết về thơ trên trang facebook có tên Anh Dung Hoang.
 
Phải nói tuy mới biết ông, nhưng tôi vô cùng ái mộ bởi bài viết của ông ngắn gọn, súc tích, chính xác và trí tuệ.
 
Hôm nay lại được đọc bài thơ ông viết để tưởng nhớ cậu ruột của mình, nhà thơ, nhà dịch giả, triết gia Đỗ Tư Nghĩa, cũng là một đồng môn mà tôi hằng cảm phục, khiến tâm hồn tôi như gặp, cảm xúc trong tôi như gần với cảm xúc trong thơ.
 

Thứ Hai, 29 tháng 5, 2023

ĐỌC “MƯA KHOẢ THÂN GIỮA BỤI TRẦN” THƠ DUNG THỊ VÂN - Châu Thạch




MƯA KHỎA THÂN GIỮA BỤI TRẦN
  
Mưa khỏa thân - giữa bụi trần
Giọt như khóc - giọt phân vân kiếp người
Bên này mưa có biếng cười
Bên kia mưa ngủ quên lời yêu thương
Em khuấy mưa - giữa vô thường
Anh giam câu hứa dặm trường lụy mưa
Lời mồ côi - ủ mầm xưa
Trói mưa trần trụi người chưa thấy về
Mưa lay gió cả bốn bề
Đông tây nam bắc nhiêu khê ơi buồn
Giọt sám hối - giọt trào tuôn.
Cho anh nợ một giọt chôn mộ tình.
                
                                  Dung Thị Vân
 
ĐỌC “MƯA KHOẢ THÂN GIỮA BỤI TRẦN” THƠ DUNG THỊ VÂN                                                                                                        Châu Thạch

Buổi trưa mùa hạ. Nóng ngủ không được. Đọc bài thơ về mưa cho lòng mát hơn. Không ngờ, đọc bài  thơ “Mưa Khoả Thân Giữa Bụi Trần” của Dung thị Vân làm ngủ không được thêm. Ngủ không được là vì cái tựa đề của bài thơ và bài thơ khó hiểu quá. Ngủ không được cũng tại vì bài thơ khó hiểu mà lại cảm thấy hay, thấy thích thú, thấy tâm hồn rung động, kích thích trí suy tư của mình.

Thứ Tư, 10 tháng 5, 2023

ĐỌC TẬP THƠ “CHỈ LÀ HẠT BỤI” CỦA THẾ LỘC - Châu Thạch


Nhà thơ Thế Lộc

Nhà thơ Thế Lộc - Đà Nẵng vừa xuất bản tập thơ “Chỉ Là Hạt Bụi”. Châu Thạch tôi là một trong những người hân hạnh được tác giả tặng tập thơ trước khi nhà thơ tổ chức ra mắt.
 

Thứ Hai, 8 tháng 5, 2023

CÁC CUNG BẬC CỦA HỒN THƠ – Phạm Đức Nhì


Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì
 
 
Phân Chia Và Đặt Tên Các Tầng Bậc Cảm Xúc
 
Mới đầu để tránh nhập nhằng lẫn lộn cảm xúc từ câu chữ, thế trận với cảm xúc từ cơn cao hứng của tác giả, tôi chia cảm xúc thành 3 tầng bậc:
 
1/ Cảm xúc tầng 1 - đến từ câu chữ: Khoái cảm người đọc có được khi gặp ngôn ngữ, hình tượng đẹp, câu cú có cấu trúc gọn, mới lạ, trong sáng.
Ngôn ngữ bóng đá là sự thích thú khi thấy kỹ thuật cá nhân điêu luyện của cầu thủ.
 
2/ Cảm xúc tầng 2 - đến từ thế trận chữ nghĩa: Khoái cảm người đọc có được khi tiếp xúc với bố cục, thế trận hợp lý, hiệu quả của bài thơ.
Ngôn ngữ bóng đá là đấu pháp toàn đội.
 
3/ Cảm xúc tầng 3 - ở ngoài bài thơ: Khoái cảm không phải từ câu chữ, thế trận mà hình như từ đâu đó “giữa 2 hàng kẻ” do cơn cao hứng của thi sĩ truyền vào bài thơ. Đó là thứ khoái cảm cao cấp, luồng hơi nóng tạo cảm giác “sướng” đặc biệt.
Ngôn ngữ bóng đá là đá cao hứng, xuất thần.