BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đỗ Chiêu Đức. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đỗ Chiêu Đức. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 8 tháng 7, 2023

SẦU CA, thơ Trần Văn Lương - THÁN CA, thơ Đỗ Chiêu Đức




Dạo:
    
Lời xưa trối lại còn đây,
Sao ta vô dụng thế này, hỡi ơi!
 

 
,
.

.
         
 
Âm Hán Việt:
   
SẦU CA
 
Bi văn tỏa thạch bi,
Di mệnh vĩnh nan di.
Lệ chí, duy hồng lệ
Y tiền tí lạn y.
  
Trần Văn Lương
 
Dịch nghĩa:
 
KHÚC CA SẦU
 
(Bài) văn buồn khóa chặt bia đá,
Lời (người xưa) trối lại vĩnh viễn khó thay đổi.
(Dù) gắng sức (nhưng) chỉ có lệ máu
Thấm (ướt manh) áo rách như trước.
 
Phỏng dịch thơ:
 
KHÚC CA SẦU
 
Hằn bia đá vết sầu dâu bể,
Di mệnh buồn há dễ đổi thay.
Trọn đời dẫu cố loay hoay,
Trên manh áo rách lệ nay vẫn hồng.          
 
                             Trần Văn Lương
                             Cali, 7/2023
 
Lời than của Phi Dã Thiền Sư:
 
Mộ bia buồn vẫn còn đó, di mệnh của người xưa vẫn còn đó.
Nhưng, than ôi, vì tấm thân vô dụng, bất tài vô tướng nên dù gắng gỏi thế nào cũng chỉ làm lệ máu rơi trên manh áo rách!  
Hỡi ơi!
 
HỌA VẬN:
 
Dạo:
               
Trăm năm bia đá thì mòn,          
Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ!
 
                 
歎歌                    THÁN CA
            
啤酒就口碑,     BI tửu tựu khẩu BI,             
迤邐總不移。     DI lệ tổng bất DI.            
厲鬼灑愁淚,     LỆ quỷ sái sầu LỆ,              
伊誰還有衣?     Y thùy hoàn hữu Y?!                     
 
     杜紹德                Đỗ Chiêu Đức
 
Có nghĩa:
        
- Rượu BIA làm nên BIA Miệng (Bia vào nói năng lung tung!).
Nhưng...        
- Lòng vòng rồi cũng không có thay đổi gì hết.        
- Qủy dữ thì vẫn chuyên rải ra những giọt lệ sầu mà thôi!...       
- Thử hỏi người nào còn có (cơm ăn) áo mặc đây?!
 
Diễn Nôm:
 
 * Song thất lục bát:
              
Nốc rượu bia, làm nên bia miệng,              
Lòng vòng rồi có tiếng nhưng không...             
Lệ sầu qủy dữ đừng mong...              
Ai người còn có áo hòng mặc đây?!
 
 * Lục bát:
              
Rượu bia bia miệng trơ trơ,              
Lòng vòng cũng rứa khó chờ đổi thay.              
Lệ sầu qủy dữ xưa nay,             
Khắp nơi cơm áo mấy ai đủ đầy!?
                                        
              Đỗ Chiêu Đức kính họa

Thứ Bảy, 1 tháng 7, 2023

CHỮ TRUNG – Phiếm luận của Đỗ Chiêu Đức


      
TRUNG là Ở GIỮA, Ở BÊN TRONG. Như Trung Tâm 中心 là ở ngay chính giữa và Tâm Trung 心中 là ở ngay trong lòng. TRUNG là chữ viết được hình thành theo phép Chỉ Sự với diễn tiến của chữ viết như sau:
 
     Giáp Cốt Văn    Kim Văn        Đại triện        Tiểu Triện     Lệ Thư
 

Thứ Bảy, 24 tháng 6, 2023

NHẤT LÀ MỘT – Phiếm luận của Đỗ Chiêu Đức


      
NHẤT là MỘT, Một là Nhất. NHẤT là chữ thuộc dạng Chỉ Sự đơn giản nhất, dễ viết và dễ nhớ nhất trong CHỮ NHO... DỄ HỌC. Có diễn tiến chữ viết như sau:

      Giáp Cốt Văn     Đại Triện    Tiểu Triện        Lệ Thư     Khải Thư

Thứ Năm, 22 tháng 6, 2023

CŨNG TẠI CÁI ÔNG KHUẤT NGUYÊN CỦA NƯỚC SỞ - Phiếm luận của Đỗ Chiêu Đức


TIẾT ĐOAN NGỌ: Tết Giữa Năm
 
Mùng 5 tháng 5 là TIẾT ĐOAN NGỌ 端午節, theo Ngũ hành Bát quái, vì số 5 thuộc dương, nên Tiết Đoan Ngọ còn gọi là Tiết ĐOAN DƯƠNG 端陽. ĐOAN: là Đầu mối, là mở đầu; NGỌ: là giờ Ngọ, là giữa trưa; còn DƯƠNG là mặt trời, là khí dương, ĐOAN DƯƠNG có nghĩa là bắt đầu lúc khí dương đang thịnh. Còn ĐOAN NGỌ là bắt đầu lúc giữa trưa. Theo truyền thuyết Trung Hoa...

Thứ Sáu, 16 tháng 6, 2023

PHIẾM VỀ CHỮ LẠC – Phiếm luận của Đỗ Chiêu Đức


Nhất Diệp Tri Thu 一葉知秋
                               
LẠC là Vui, LẠC là Liên Lạc 聯絡, LẠC là con Lạc Đà 駱駝... Trong bài viết nầy ta chỉ đề cập đến LẠC là Rơi, là Rụng, là Rớt... Theo "Chữ Nho... Dễ Học" thì chữ LẠC thuộc dạng Hài Thanh, có diễn tiến chữ viết như sau :
 
          Đại Triện        Tiểu Triện              Lệ Thư               Khải Thư
 
Ta thấy:
           
Qua Đại Triện Tiểu Triện đều có bộ dạng của chữ Thảo bên trên, đến chữ Lệ chữ Khải thì đã hình thành bộ Thảo như chữ viết hiện nay; phần bên dưới là diễn tiến của chữ Lạc dùng để chỉ Âm Đọc, còn phần trên bộ Thảo là Hoa Cỏ dùng để chỉ Ý Nghĩa. Nên nghĩa gốc của  chữ LẠC là chỉ "Sự Rơi, Rụng của Cây Cỏ Lá Hoa".
Như 2 câu cổ thi sau đây:
                          
梧桐一葉落,    Ngô đồng nhất diệp lạc,                          
天下共知秋。    Thiên hạ cộng tri thu.
 
Có nghĩa:
              
- Một lá ngô đồng rơi rụng,              
- Thiên hạ đều biết thu sang!
 
      
Từ đó hình thành thành ngữ NHẤT DIỆP TRI THU 一葉知秋 : Chỉ cần một chiếc lá thôi thì đã biết mùa thu đã đến rồi. Trong truyện Kiều để diễn tả mùa thu đã đến từ lâu, cụ Nguyễn Du đã cho đến vài chiếc lá ngô đồng rơi rụng, khi tả đoạn Thúc Sinh về nhà thăm Hoạn Thư:
                        
Thú quê thuần hức vén mùi,                   
Giếng vàng đã rụng Một Vài Lá Ngô.
      
LẠC DIỆP 落葉 là Lá rơi. LÁ RƠI lại làm cho ta nhớ đến 2 câu thơ bất hủ của nhà thơ Giả Đảo trong bài Ức Giang Thượng Ngô Xử Sĩ 憶江上吳處士 :
                           
秋風吹渭水,      Thu phong xuy Vị Thủy,                               
落葉滿長安。      LẠC DIỆP mãn Trường An.
 
Có nghĩa:
                            
Gió thu sông Vị sóng vây,                   
Lá thu theo gió rụng đầy Trường An!
 

Thứ Sáu, 5 tháng 5, 2023

HƯ CẤU TRONG VÕ HIỆP KIM DUNG (9) - Phiếm luận của Đỗ Chiêu Đức

                       (Lý thú, Hấp dẫn, Khúc Chiết, Bất ngờ.)
 
Kim Dung và tên những tác phẩm tiêu biểu  
 
Khi bị người đứng đầu "Tứ Đại Ác Nhân" là Ác Quán Mãn Doanh nhốt vào trong thạch thất chung với Đoàn Dự, Mộc Uyển Thanh mới vỡ lẽ ra là mình đã bị gạt. Sau đó, với âm mưu thâm hiễm của Ác Quán Mãn Doanh Đoàn Diên Khánh đã bỏ thuốc "Âm Dương Hòa Hợp Tán" vào trong thức ăn mỗi ngày để cho hai anh em loạn luân với nhau hầu bêu xấu gia đình Hoàng tộc của nhà vua Đoàn Chính Minh và bào đệ Đoàn Chính Thuần. Ác Quán Mãn Doanh đã phối hợp với cốc chủ Vạn Kiếp Cốc là Chung Vạn Cừu cho mời tất cả những võ lâm đồng đạo gần đó đến để chứng kiến. Làm cho anh em Đoàn Thị, nhất là Đoàn Chính Thuần vô cùng sợ hãi và lo lắng. Cả người đọc truyện cũng lo lắng dùm cho ông, mặc dù họ cũng giận ông có con riêng rơi rớt khắp nơi. Chỉ tội nghiệp cho anh em Đoàn Dự và Mộc Uyển Thanh đều là nạn nhân do hậu quả việc làm của người lớn gây nên mà phải bị nhục lây. Khi cửa thạch thất được mở ra thì Đoàn Dự áo quần xốc xếch trên tay bồng một cô gái cũng xốc xếch áo quần chạy ra. Mọi người cùng kêu Ồ lên một tiếng, trong khi gia tộc họ Đoàn đều nhắm mắt quay đầu không nở nhìn cảnh xấu hổ nhục nhã đó. Bỗng nghe Chung Vạn Cừu phu nhân kêu lên: "Chung nhi, là con sao !?". Thì ra cô gái mà Đoàn Dự bồng trên tay là Chung Linh con của Chung Vạn Cừu, chớ không phải Mộc Uyển Thanh. Bấy giờ Đoàn Chính Thuần mới hoàn hồn mở mắt ra và nói lời đãi bôi mai mĩa: "Cám ơn Chung Cốc chủ đã hậu ái mà cho Chung tiểu thơ ở chung với khuyển tử. Ta sẽ cho đem lễ vật đến cầu hôn sau!". Chung Vạn Cừu giận tím cả mặt, muốn bêu xấu người ta ngược lại tự bêu xấu mình; ông chạy đến xáng cho con gái bột bạt tai mắng rằng: "Con tiện nhân không biết xấu hổ, ngươi đi đâu trong đó cho nhục nhã vậy!". Đoạn ông chạy vào thạch thất tìm Mộc Uyển Thanh lôi ra để cùng chịu nhục với gia đình ông; nhưng trong thạch thất lại trống trơn nào có thấy bóng dáng của ai đâu !?
 

Thứ Tư, 3 tháng 5, 2023

HƯ CẤU TRONG VÕ HIỆP KIM DUNG (8) – Phiếm luận của Đỗ Chiêu Đức

                           (Lý thú, Hấp dẫn, Khúc Chiết, Bất ngờ)
                                                                  
Truyện võ hiệp Kim Dung còn làm cho người ta cảm thấy lý thú, hấp dẫn với những tình tiết dí dõm bất ngờ, như cách đặt tên và danh hiệu cho các nhân vật; chẳng hạn trong truyện "Thiên Long Bát Bộ 天龍八部" có "Tứ Đại Ác Nhân 四大惡人" là :
   - ÁC Quán Mãn Doanh 惡貫滿盈 là Tội Ác đầy cả trời đất : Đoàn Diên Khánh 段延慶. Ông là cha đẻ của Đoàn Dự.
   - Vô ÁC Bất Tác 無惡不作 là Không có cái ác nào mà không làm : Diệp Nhị Nương 葉二孃. Bà là mẹ của nhà sư Hư Trúc.
   - Hung Thần ÁC sát 凶神惡煞 là Ông thần hung ác dữ dằn : Nam Hải Ngạc Thần 南海鱷神. Ông muốn thu Đoàn Dự làm đồ đệ, kết cục phái bái Đoàn Dự làm sư phụ.
  - Cùng Hung Cực ÁC 窮凶極惡 là người Hung dữ ác độc hết mức: Vân Trung Hạc 雲中鶴. Rất giỏi về khinh công và cũng rất háo sắc.

Thứ Tư, 26 tháng 4, 2023

HƯ CẤU TRONG VÕ HIỆP KIM DUNG (7) – Phiếm luận của Đỗ Chiêu Đức

                            Các triều đại và sự kiện lịch sử
 
Truyện Võ hiệp KIM DUNG qua các Thời đại
 
Không như những truyện kiếm hiệp vớ vẩn khác, người hiệp sĩ của Kim Dung có cuộc sống như người thật và được lồng vào một khung cảnh lịch sử nào đó rất thật. Mặc dù là truyện HƯ CẤU nhưng những Đại hiệp của Kim Dung không phải chỉ cứu khổn phò nguy mà còn có lòng yêu nước, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ đất nước mà gác bỏ mọi tình cảm riêng tư. Kim Dung cũng đã HƯ CẤU một cách rất khéo léo tạo nên những nhân vật và sự kiện nghĩa hiệp để giải thích cho những sự kiện lịch sử CÓ THẬT. Trong cuối truyện "Thần Điêu Hiệp Lữ", lúc quần hùng đang giúp An Vũ Sứ Lữ Văn Đức thủ thành Tương Dương khi bị quân Mông Cổ tấn công, có đoạn như sau...
 

Chủ Nhật, 23 tháng 4, 2023

THỔ LÀ ĐẤT – Phiếm luận của Đỗ Chiêu Đức


        

THỔ
là ĐẤT, đất là ĐỊA , trong chữ Địa có Bộ Thổ, nên Địa cũng là Đất. Ta có từ kép Thổ Địa 土地 là Đất Đai. Thổ cũng thuộc một trong 214 bộ của CHỮ NHO... DỄ HỌC, theo diễn tiến của chữ viết như sau:
 
     
 Giáp Cốt Văn     Kim Văn     Đại Triện      Tiểu Triện      Lệ Thư
            
Ta thấy:
        
Từ Giáp Cốt Văn cho đến Đại Triện đều là hình tượng của một mô đất trên mặt đất, nên Thổ vừa là chữ Tượng Hình vừa là chữ Chỉ Sự, chỉ một đống đất trên mặt đất, đến Tiểu Triện thì các nét mới được kéo thẳng ra thành biểu tượng của chữ viết, cho đến Chữ Lệ thì mới hoàn chỉnh như chữ viết hiện nay THỔ là ĐẤT.
 
Có tất cả 463 chữ được ghép bởi bộ Thổ nầy để chỉ những gì có liên quan đến Thổ là Đất. Ta có các từ về Thổ là Đất rất lý thú và cũng không kém phần rắc rối như sau:
 
  - Thổ Địa 土地 : là Đất Đai, chỉ tất cả các loại đất trên đời nầy.
  - Thổ Nhưỡng 土壤 : cũng là Đất Đai, chỉ tất cả các loại đất dùng để trồng trọt.
  - Thổ Cư 土居 : chỉ tất cả các loại đất dùng để ở.
  - Thổ Canh 土耕 : là tất cả các loại Đất dùng để canh tác, làm ruộng.
  - Thổ Trạch 土宅 : là tất cả các loại Đất dùng để cất nhà ở, biệt thự.
  - Thổ Mộ 土墓 : là tất cả các loại Đất dùng để chôn cất người trong gia tộc, còn gọi là Đất Hương Hỏa, là đất dùng để lo nhang đèn hương khói cho người thân đã chết. 
 

Thứ Năm, 20 tháng 4, 2023

HƯ CẤU TRONG VÕ HIỆP KIM DUNG (6) – Phiếm luận của Đỗ Chiêu Đức

                      Chiêu thức Võ công thông qua Thư Pháp
 
                                                      Võ Công Thư Pháp                                                                  
Một đặc điểm nữa của tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung mà những tác giả khác không có là: Ông đã đưa nghệ thuật và kỹ thuật thư pháp vào trong các thế võ công trong các truyện của ông một cách lý thú và hấp dẫn. Đây cũng là một sáng tạo độc đáo của riêng ông vừa đặc sắc vừa lôi cuốn đầy sức quyến rủ mà ta sẽ lần lượt tìm hiểu sau đây.
 

Chủ Nhật, 16 tháng 4, 2023

HƯ CẤU TRONG VÕ HIỆP KIM DUNG (5) – Phiếm Luận của Đỗ Chiêu Đức

                                (Võ Công và Các Thế Võ TT)
Thần Điêu Hiệp Lữ  神雕侠
                                                                                          
Đêm xuống trên núi Hoa Sơn...
Sau khi đã ổn định các vị trí và tên gọi cho Võ Lâm Ngũ Bá mới là : Đông Tà, Tây Cuồng, Nam Tăng, Bắc Hiệp và Trung Ngoan Đồng 東邪,西狂,南僧,北俠,中頑童。 Dương Quá 楊過 đưa tay chào mọi người và nói lời từ biệt, đoạn nắm lấy tay của Tiểu Long Nữ 小龍女, sánh vai cùng Thần Điêu đi xuống núi... Lúc đó vầng trăng thu đang vằng vặc trên bầu trời xanh biếc, làn gió thu hiu hắt đang cuốn những chiếc lá vàng rơi xào xạc; đầu cành tiếng quạ oang oát kêu sương... làm cho cô bé Quách Tương 郭襄 không còn cầm lòng được nữa, nhìn theo bóng Đại ca ca Dương Quá và Tiểu Long Nữ mà nước mắt cứ đoanh tròng rồi rơi xuống áo... Quả là:
           
秋風清,秋月明。     Thu phong thanh, thu nguyệt minh     
落葉聚還散,           Lạc diệp tụ hoàn tán,          
寒鴉栖復驚。           Hàn nha thê phục kinh.          
相思相見知何日 ?    Tương tư tương kiến tri hà nhật?          
此時此夜難為情 !     Thử thời thử dạ nan vi tình!
 
Có nghĩa:
              
Gió thu mát, Trăng thu sáng.            
Lá rụng hợp rồi tan         
Quạ lạnh kêu sương xuống        
Nhớ nhau muốn gặp biết ngày nao?            
Cảnh ấy tình nầy thêm áo não!
      

Thứ Hai, 3 tháng 4, 2023

HƯ CẤU TRONG VÕ HIỆP KIM DUNG (4) – Phiếm luận của Đỗ Chiêu Đức

                                 (Võ Công và Các Thế Võ)

        
Nói đến VÕ CÔNG và CÁC THẾ VÕ trong truyện võ hiệp của KIM DUNG thì nhiều vô số kể. Ở đây ta chỉ điểm qua những võ công hoặc các thế võ thú vị hay có liên quan đến văn học mà thôi. Trước tiên, nhắc đến "Tiếu Ngạo Giang Hồ" thì không thể không nhắc đến Quân Tử Kiếm Nhạc Bất Quần 君子劍 岳不羣, giỏi về kiếm pháp và có nhiều nghĩa cử trong võ lâm, lại là chưởng môn của phái Hoa Sơn, vừa là thầy lại vừa là cha nuôi của Lệnh Hồ Xung, nên được mọi người kính trọng và tôn xưng là QUÂN TỬ KIẾM 君子劍; cả chiêu thức kiếm pháp của ông cũng thể hiện vẻ nghiêm cẩn chính trực, như chiêu "Cổ Bách Sâm Sâm 古柏森森", có xuất xứ từ hai câu thơ trong bài Thục Tướng 蜀相 (là Thừa Tướng của nước Thục, chỉ Khổng Minh Gia Cát Lượng) của Thi Thánh Đỗ Phủ là:
                
丞相祠堂何處尋,  Thừa Tướng từ đường hà xứ tầm,              
錦官城外柏森森。  Cẩm quan thành ngoại BÁCH SÂM SÂM.
 
Có nghĩa:
      
- Đi đâu để thấy được từ đường của Thừa Tướng Gia Cát Lượng đây? 
- Ở ngoại thành của Thành Đô, nơi mà có rừng bách thâm u đó.
       
Đây là chiêu kiếm mà khi đối đầu với Tả Lãnh Thiền của phái Tung Sơn. Nhạc Bất Quần đã sử dụng một cách cẩn trọng. Ngoài ra để thể hiện cái tác phong quân tử của mình Nhạc Bất Quần còn sử dụng tiếp chiêu Thanh Sơn Ẩn Ẩn 青山隱隱 cũng là kiếm pháp của phái Hoa Sơn để che dấu hình tích Ngụy Quân Tử của mình, rồi sau đó bất ngờ tung ra Tịch Tà Kiếm Pháp đâm mù 2 mắt của Tả Lãnh Thiền đoạt chức Chưởng Môn Ngũ Nhạc Phái .
 

Thứ Tư, 29 tháng 3, 2023

HƯ CẤU TRONG VÕ HIỆP KIM DUNG (3) – Phiếm luận của Đỗ Chiêu Đức

                                   (Rượu và Ly Uống Rượu)
  
Tiếu Ngạo Giang Hồ  
                                                                        
Đọc truyện võ hiệp "Tiếu Ngạo Giang Hồ 笑傲江湖", không ai là không trầm trồ đoạn luận về uống rượu và các ly chén dùng để uống rượu rất điệu nghệ của Đại Hiệp KIM DUNG thông qua các nhân vật và văn thơ cổ được ông đưa vào để dẫn chứng một cách tài tình và lý thú. Nào ta hãy cùng đọc bài thơ sau đây: 

蘭陵美酒鬱金香,   Lan lăng mỹ tửu uất kim hương,                 
玉碗盛來琥珀光。   Ngọc uyển thịnh lai hổ phách  quang          
但使主人能醉客,   Đản sử chủ nhân năng tuý khách,               
不知何處是他鄉。   Bất tri hà xứ thị tha hương!         

Thứ Hai, 27 tháng 3, 2023

HƯ CẤU TRONG VÕ HIỆP KIM DUNG (2) – Phiếm luận của Đỗ Chiêu Đức

                          NHỮNG MỐI TÌNH OAN NGHIỆT

Nhà văn Kim Dung 
                                                                                     
          
四張機,                  TỨ TRƯƠNG CƠ
            
鴛鴦織就欲雙飛,   Uyên ương chức tựu dục song phi,           
可憐未老頭先白。   Khả lân vị lão đầu tiên bạch.            
春波碧草,               Xuân ba bích thảo,           
曉寒深處,               Hiểu hàn thâm xứ,            
相對浴紅衣。           Tương đối dục hồng y.
      
Đó là bài TỪ của bà Anh Cô 瑛姑 (trước là Lưu Quý Phi của Đoàn Nam Đế) thêu trên chiếc khăn tay để tặng cho Lão Ngoan Đồng Châu Bá Thông 周伯通. Châu Bá Thông là người không sợ trời không sợ đất, bình sinh ông ta chỉ sợ có hai người: Sư huynh Vương Trùng Dương và... Hoàng Dung, cô em dâu bất đắc dĩ của thằng bạn kết nghĩa vong niên Quách Tĩnh. Mỗi lần muốn khống chế và đối phó với Lão Ngoan Đồng thì Hoàng Dung chỉ cần đọc ba chữ "TỨ TRƯƠNG CƠ..." thì Chu Bá Thông y như là trúng phải tà, như Tôn Ngộ Không bị Đường Tăng niệm chú khẩn cô, nhất nhất nói gì cũng nghe theo cả! Thì ra...