BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2022

ĐỌC THƠ HOÀNG VŨ THUẬT - Nguyễn Đức Tùng


Nhà thơ Hoàng Vũ Thuật

Có một điều gì đã xong và một điều gì chưa xong trong thơ Hoàng Vũ Thuật, tựa như sự thăng bằng đạt được hôm qua, hôm nay biến mất. Vì vậy, anh trở đi trở lại nhiều lần trước một sự vật, nhìn chúng dưới những góc cạnh khác nhau, làm cho sự thật hiện lên trong những ánh sáng khác, khi cằn cỗi, khi tinh khôi.
 
anh quay lại khi anh không còn nữa
bước vào nhà và sẽ
gọi tên em
 

Thứ Năm, 7 tháng 7, 2022

TƯƠNG TƯ MÙA HẠ CŨ, BOLERO SỚM MƯA – Thơ Tịnh Bình


  
                   Nhà thơ Tịnh Bình

 
TƯƠNG TƯ MÙA HẠ CŨ
 
Ta về
phơi tiếng ve trưa
thương bươm bướm trắng đường xưa dỗi hờn
 
Ta về
như thể buồn hơn
thềm rêu trường cũ
trống dồn chia tay
 
Đôi dòng lưu bút mờ phai
ta về tìm lại
tháng ngày cũ xưa
vẫn là mưa nắng, nắng mưa
tiếng ve chung thủy sớm trưa hao gầy
 
Ta về
nghe mắt nhòe cay
thương ai áo trắng ngang vai tóc thề
phượng hồng rắc lối bùa mê
câu thơ mực tím vụng về tương tư
 
Ta về
hạ cũ hình như
hộc bàn sót lại tình thư năm nào...
 

CON CHIM LẠ - Truyện ngắn Nguyễn Bàng


Tác giả Nguyễn Bàng

Mới chớm hè mà cây cối hai bên ngõ nhà Sơn đã xanh mướt mắt. Ngoài đàn sẻ và lũ chim sâu quen thuộc ngày nào cũng lích chích kiếm mồi quanh các lùm cây, mấy hôm nay đến thêm một con chim lạ. Trông nó chỉ nhỉnh hơn cái trứng vịt nhưng bộ lông rực rỡ ba bốn màu tuyệt đẹp. Sơn thấy không phải nó đi tìm mồi mà như một nghệ sĩ lãng du, ngày hai buổi sáng sớm và xế chiều, nó bay đến, nhảy nhót hết từ lùm cây này sang lùm cây khác rồi đậu trên một cành cao say sưa hót mấy khúc vang trời. Sơn đa nghe nhiều con chim cảnh hót, có con giá tiền triệu, nhưng chưa có giọng hót nào trong trẻo ròn tươi như con chim trời này. Ôi! Ước gì Sơn có nó để nuôi chơi!
 

Thứ Tư, 6 tháng 7, 2022

NGƯỜI VỢ CỦA BÙI GIÁNG - Vũ Đức Sao Biển



Đọc thơ Bùi Giáng, người ta nghĩ ông chỉ có những tình yêu viễn mộng. Ít ai biết ông đã có một người vợ đẹp và những bài thơ tình hay nhất của ông là dành cho vợ. Người phụ nữ ấy chỉ sống với ông trên đời có 3 năm.
 

Thứ Ba, 5 tháng 7, 2022

ĐỌC “CHẬP CHỜN GỐI CHĂN” THƠ TRẦN MAI NGÂN - Châu Thạch


   
                          Nhà thơ Trần Mai Ngân


CHẬP CHỜN GỐI CHĂN
 
Chập chờn gối, chập chờn chăn
Chập chờn giấc mộng băn khoăn một đời
Chập chờn phai nhạt rã rời
Mỏi mòn quang gánh bao giờ trả xong...
 
Chập chờn sương khói dòng sông
Ta về buông nhẹ thong dong hẹn hò
Chập chờn duyên hoá chuyến đò
Đưa qua bờ lạ lạc rời nẻo mê
 
Chập chờn ta ở hay về
Nương theo Bỉ Ngạn lời thề vàng phai
Chập chờn ta mãi là ai
Để vùi quên lãng ngày mai không còn...
 
Chập chờn ôm lấy héo hon
Trắng canh gầy guộc lối mòn vọng âm
Chập chờn khóc với trăm năm 
Kiếp này thôi những cầm bằng là không
 
Tiếng chuông, tiếng mõ não nùng
Lời riêng lạc lối, lời chung nghẹn ngào! 
               
                                      Trần Mai Ngân 
 
 
 Nhà bình thơ Châu Thạch

ĐỌC “CHẬP CHỜN GỐI CHĂN” THƠ TRẦN MAI NGÂN                                                                                              Châu Thạch
 
 “Chập chờn” có nghĩa là gì? Đó là một tỉnh từ chỉ hình ảnh lúc ẩn lúc hiện, khi mờ khi tỏ như ngọn lửa chập chờn ở chân trời xa, hay như ánh sáng đôm đốm chập chờn bay trong đêm. Chập chờn còn là một tỉnh từ chỉ trạng thái của người nửa thức nửa ngủ, nửa tỉnh nửa mê như câu thơ “Chập chờn cơn tỉnh cơn mê” của Nguyễn Du trong truyện Kiều.

ÁO CƠM, BIÊN GIỚI, CẬN TẾT, BỐN MƯƠI NĂM TÌNH CŨ – Thơ Chu Vương Miện


   


ÁO CƠM
 
muôn thời vẫn chỉ chuyện áo cơm
chịu lép một bề cá lờn bơn
trời rộng biển sâu lòng quá hẹp
trên sông lờ lững chiếc ghe bầu
ta đến ta đi ta đứng đó
cớ gì vướng lụy vạn đời sau?
cổ kim bàn mãi thành kim cổ
thương áo chàm ơi mán sơn đầu
đâu chỉ tràng thành và vân cẩu
thánh nhân đâu thoát núi kê đầu
lịch số thay nhau hoàn lịch số
bá tánh lầm than dắt díu nhau
hết bình nhiều năm rồi tới loạn
 hết loạn bao năm chuyển tới bình
Trạm Lư cũng chỉ là thanh kiếm
mà người sử kiếm lạc Đông Châu
sáo trúc Tiệm Ly còn văng vẳng
giang vĩ Tiêu Tương lộn giang đầu
-
lâu quá mới được thư của chị
mà sao lại tưởng của người nào ?
dăm câu khách sáo ngoài quán xá
dăm lời thưa gửi lạt chân rào
tình đời muôn thủa đen với trắng
núi Ngự Bình trước tròn sau méo
trách mà chi? mèo mả gà đồng
chị quyết sơn son để mà thờ
thế thái nhân tình chuyện bà vơ
hư danh chước mãi phù danh đó
em có nghe qua chỉ ỡm ờ
mình đã quên nhau đã quá lâu?
dẹp rổi vó dậm với cần câu
chị đợi làm chi? cho mỏi cẳng
thôi đây đớp tạm một miếng trầu
-
công người xúc tép nuôi người lớn
khi người lớn người mời người đi
đi từ rẻo đất Cát bi
xuôi nam đến khoảng trường thi thì dừng
nản như lính thú xuyên dậm
mây song quấn ngang lưng muối với mè
xiêu xiêu bụi trúc lùm tre chết
giang cùng nứa hết khe lại ngòi
công người nuôi đám ong ruồi
ăn cho căng bụng giữa vời mà bay
ngồi nhìn mấy mạn cực tây
quanh năm suôt tháng tối ngày lao đao
ban ngày ban mặt thêm ao
cá tra cá trắm lao nhao tìm mồi
lềnh bềnh hết rớt lại rơi
 

CĂN PHÒNG TRỌ VÀ KIỀU NHỊ THỂ – Thơ Đỗ Trầm Tư


  
 
 
CĂN PHÒNG TRỌ VÀ KIỀU NHỊ THỂ        
               (Thương tặng To Nhu Do)
 
Trong căn phòng trọ
người đàn ông một mình suốt 30 năm
bên kệ chất đầy những tập sách cũ, mới.
 
Tình cờ
có chú mèo đen trắng
đến làm bạn
Kiều nhị thể - gọi tên.
 
Những con chữ
nhảy nhót trên máy tính ngày đêm
cùng trang sách mở
thao thức với người
Gởi cho tuổi trẻ
con đường tới tương lai.
Gởi cho người tâm bệnh trầm kha
cách tìm lại nụ cười
như chính mình khủng hoảng xót xa.
 
Anh mải miết dịch những cuốn sách
cuộc đời các đạo sư, minh triết
từ Osho cho đến Kahlil Gibran
từ Lev Tolstoy cho đến Harrison…
 
Đọc hết ngàn trang sách dịch,
cũng chưa hiểu hết anh đâu
nếu không tìm đến thơ anh viết
giữa lúc trái tim tận cùng đau xót.
 
Như loài chim chọn lấy mùa đông
những vì sao lẻ loi thao thức trong đêm
những John Keats, Thuý Kiều,
Christina Rossetti, Beethoven.
Gởi Tình Yêu- Gởi Cuộc Đời
mỗi câu thơ là một di ngôn.
 
Rồi một hôm
trên con đường dốc đá Nhà Chung
không thấy bóng anh đi về
lững thững ôm chồng sách trĩu nặng.
 
Căn phòng đóng kín
chú mèo Kiều nhị thể đứng nhìn
nhón đôi chân cào cửa
lặng im.
 
Thị Xã Quảng Trị (27-9-2021)
                           Đỗ Trầm Tư
 

HUẾ TRONG NỖI NHỚ - Thơ Thùy Châu

Mình sinh ra và lớn lên trên vùng đất khô cằn sỏi đá: QUẢNG-TRỊ; nhưng thời học sinh và khi làm lính mình đã có một khoảng thời gian vài năm sống trên đất thần kinh cũng có vài kỷ niệm với HUẾ nên xin gởi đến trang BÂNG KHUÂNG bài thơ nầy như một hoài niệm không quên.                                                                                                                                                                                         Thùy Châu

 
   


HUẾ TRONG NỖI NHỚ.
 
Mai người đi có về thăm xứ Huế
Xin gởi chút lòng tôi đến một ai
Một chút ray rứt hình dáng trang đài
Mà rất ngọt: DẠ; THƯA; NI với NỚ !
 
Mai ai về mà sao mình vô cớ
Cứ thao thức và thầm nhớ buâng quơ
Giòng sông Hương sóng vỗ nhẹ đôi bờ
Nghe da diết bên câu hò Vĩ Dạ
 
Màu tím bằng lăng sắc hồng óng ả
Cánh phượng buồn rơi rụng xuống tóc ai 
Nón lá nghiêng nghiêng nhè nhẹ gót hài
Cho lịm chết một chiều xưa lộng gió
 
Mai ai về biết làm răng bày tỏ
Chút nỗi niềm của CHIẾC LÁ THU PHAI 
Của trở trăn thao thức những canh dài
Thương và nhớ một trời xa xứ Huế
 
Ngày nao bây giờ chốn xưa vẫn thế
Đẹp dịu dàng trong gái Huế thủy chung
Thần kinh ơi thương với nhớ vô cùng !
Câu mái đẩy chạnh lòng ai năm tháng
 
Huế yêu ơi cảm nghe như thấp thoáng
Nét lặng buồn của Huế vẫn đâu đây
Ai có về xin nhặt hộ chút mây
Bay lãng đãng trên hoàng thành yêu dấu
 
Nhăt hộ tôi lặng lờ bên hàng dậu 
Mộc lan buồn rơi gác nhỏ nhà ai !
Và nỗi lòng của CHIẾC LÁ THU PHAI
Về xứ Huế một trời tôi thương nhớ! 
               
                                     Thùy Châu  
                                      20/4/2017
 

Thứ Hai, 4 tháng 7, 2022

HỒNG XIÊM HAY SA-PÔ-CHÊ - La Thụy


Trái sa-pô-chê chín
 
Gia đình tôi ở miền Nam nên một vài người  không biết trái hồng xiêm là trái gì. Tôi cười ngất bảo họ đó là loại trái cây quen thuộc và phổ biến ở miền Nam đó mà... Đó là trái sa-pô-chê theo cách gọi của người dân miền Nam.

Sa-pô-chê còn có tên gọi khác: Hồng xiêm Tầm lức, Lồng mứt, Xa pô chê, tên khoa học là Manilkara zapota hoặc Achras sapota
Sa-pô-chê là một thứ trái cây rất quen thuộc với người Việt Nam, được dùng trong tráng miệng thông thường và cả để làm sinh tố. Tuy nhiên có một vài thắc mắc xoay quanh tên gọi của nó.
 

Chủ Nhật, 3 tháng 7, 2022

BỆNH DÃ QUỲ - Tản văn của Bạch Trọng Thạnh


Tác giả bài viết Bạch Trọng Thạnh
(thanhdalat)

Tháng mười âm lịch đã về mà mưa thu vẫn còn kéo rê qua đầu đông, dầm dề ướt át những con đường “quanh co bên gốc thông già” và làm ẩm mốc những tâm hồn. Một ngày tạnh mưa tôi cưỡi con ngựa nhỏ Sirius đi lên con phố trên đồi cao, và bất ngờ thấy vàng quỳ lốm đốm ở các triền đồi xa xa. Dầm mình trong cái mưa liên miên bất tuyệt của mưa thu phố núi, dã quỳ vẫn rập rờn phô sức sống trẻ trung, hồn nhiên xanh rì bờ bụi để đầu đông hé nụ đơm hoa. Những bụi hoa quỳ bất chợt sáng bừng giữa nền trời xám lạnh cuối Thu như muốn nói với ta mùa đông tạnh ráo đã trở về. Mà mùa đông phố núi đáng được đón chào bằng nụ cười rực sáng như thế lắm, vì nó có những nét riêng đầy quyến rũ: cái lạnh ngọt ngào, cái nắng ngời ngời. Nắng lạnh! Hồi còn ở Huế nghe câu hát của Trịnh: “…lung linh nắng thủy tinh vàng, chợt hồn buồn dâng mênh mông…” tôi không hình dung ra cái nắng thủy tinh là cái nắng như thế nào, đến khi lên Dalat sinh sống, bất chợt một ngày đầu đông nhìn thấy cái nắng lạnh ngời ngời trong veo tràn ngập không gian tôi không khỏi kêu lên: nắng thủy tinh!

NHÂN NGÀY QUỐC KHÁNH MỸ, NHỚ LẠI NHỮNG BẢN TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM – Giáo Sư Triết Học Nguyễn Châu


Giáo sư triết học Nguyễn Châu

Cho đến nay, lịch sử thế giới đã ghi nhận Việt Nam là một dân tộc bất khuất, nghĩa là không bao giờ cam tâm làm nô lệ cho một dân tộc khác, dù dân tộc đó hùng mạnh đến mức nào. Qua lịch sử, có thể nói người Việt đã xem sự chiến đấu chống ngoại xâm để giữ gìn bờ cõi, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và độc lập dân tộc là một bổn phận trọng đại nhất trên cả bản thân và gia đình. Hầu hết người Việt đều nặng lòng yêu quê hương và xứ sở.
 

TIỄN BIỆT NHÀ THƠ, NHÀ GIÁO, DỊCH GIẢ ĐỖ TƯ NGHĨA, MỘT NHÂN CÁCH ĐẸP


Nhà giáo, Nhà thơ, Dịch giả Đỗ Tư Nghĩa
              
Dẫu biết rằng sẽ có ngày tất cả cũng phải giã biệt nhau nhưng tin Đỗ Tư Nghĩa (ĐTN) mất, sáng 16/9/2021 tại Đà Lạt vẫn làm tôi bàng hoàng không nguôi: “ Khi chúng mình giã biệt trong lặng thầm nước mắt, trái tim như vỡ tan” (thơ của ĐTN). Không chỉ riêng tôi chắc có rất nhiều nhà giáo PHHS và bao người quen biết anh hầu như ai cũng thầm yêu quý nể trọng con người ấy! Với tôi chào vĩnh biệt ĐTN là vĩnh viễn tôi mất đi một người bạn chân tình hiền hòa điềm đạm, lối sống và đặc biệt từ lời nói dáng đi, cách ăn mặc, ánh mắt, nụ cười của ĐTN luôn có nét khiêm kính đôn hậu bao dung. Anh bao dung tha thứ cho cả sâu bọ làm khốn khó cuộc đời. Bao kỷ niệm thoáng về với bao lời tâm tình của Nhà thơ “Đôi khi tôi muốn hồn tôi như nắm tro để tôi vãi tung ra bốn phương trời theo gió”. Đỗ Tư Nghĩa đã thấy trước “Mai này tôi chết đi, xin gởi lại tình yêu, xin gởi lại cuộc đời!”
 

Thứ Bảy, 2 tháng 7, 2022

XIN ĐỪNG GẶP LẠI! – Thơ Thùy Châu


   

 
XIN ĐỪNG GẶP LẠI!
 
Nguyện xin một đời không còn gặp lại
Mộng ước đầu đời cất giữ trong tim
Sợ khi gặp nhau... hình bóng đi tìm
Đâu còn ngày xưa... đã cùng năm tháng...
 
Xin đừng gặp nhau dù chỉ một thoáng
Ngày ấy... bây giờ... hụt hẫng cho nhau
Ký ức ngày xanh vời vợi sắc màu
Phủ bụi thời gian... ngỡ ngàng hai đứa !
 
Xin đừng gặp chi dù chỉ lần nữa
Để tận cuối đời hình ảnh ngày xưa
Khắc đậm trong tôi cô bé chiều mưa
Tóc ướt liêu trai lần đầu gặp gỡ
 
Xin mãi trong tôi dáng ai ngày nớ *
Rung động đầu đời dấu ấn không phai
Xin cho bây giờ và cả tương lai
Chỉ để nhớ nhau mà đừng gặp lại.
 
Xin hết một đời trong tôi mãi mãi
Người ấy bây giờ... vẫn chỉ ngày xưa !
Vẫn chỉ là em của một chiều mưa
Thanh thoát liêu trai trong tôi ngày ấy.
                                       
                                          Thùy Châu
                                          (14/3/2016)
 
* ngày nớ = ngày ấy.

MƯỜI KHÚC THƠ MƠ – Ái Nhân



  
  Nhà thơ: ÁI NHÂN
  ĐT: 0984470914
  Hội viên Hội VHNT - HY
  Hội viên Hội nhà văn Hà nội
  Đã in riêng 10 tập thơ tình
  Ngọc Lâm – Long Biên – HN


 



HIẾN DÂNG
 
Gửi hồn theo cánh chim bay
Mênh mang núi biếc đêm say mộng lành
Đài mơ xây mãi không thành
Miên man ngàn mối tơ mành vấn vương
 
Cuộc đời dãi nắng dầm sương
Đắng cay nhiều vẫn lòng thương kiếp người
Nhân sinh mấy cuộc khóc cười
Trầm luân bể ái thơ lời gió trăng
 
Vươn dài năm ngón tơ măng
Xòe ra bắt lấy sao băng lỡ làng
Lả lơi ơi mắt trăng vàng
Cho mơ chuốt lấy dâng nàng buộc thơ
 
Lạc hồn vào cõi ngu ngơ
Bâng khuâng lê gót bên bờ tử sinh
Cõi người còn lắm vô minh
Trái tim đuốc sáng cháy mình hiến dâng
 

5 BÀI THƠ ĐỘC VẬN 7 CHỮ - Chùm thơ Đặng Xuân Xuyến


 


NGƯỢC DÒNG
 
Hôm nọ có người ghé bến sông
Nói chuyện nhà bên đã gả chồng
Từ độ ngược dòng đi xây mộng
Chả thấy một lần ghé bến sông.
 
Tôi biết người ta chẳng ngóng trông
Chỉ mình tôi với mộng hư không
Chiều qua lạc bước về Kim Động
Tôi lại trắng đêm hứng gió đồng.
 
Tôi biết người ta đã gả chồng
Giờ là mệnh phụ giữa phố đông
Tôi buồn tôi giận tôi dại mộng
Say mãi đò ngang khách má hồng.
 
Đã mấy đông rồi, đã mấy đông
Bếp lửa nàng nhen có đượm hồng
Mỗi bận nàng ra cài then cổng
Có lạnh so người trước gió đông?
 
Nàng có còn quen nép cạnh chồng
Hững hờ dạo gót giữa phố đông
Lá vàng lả tả khi chiều xuống
Có thấm cô đơn bởi gió cuồng?
 
Tôi biết người ta chẳng đoái trông
Chỉ mình tôi với mộng hư không
Tôi buồn tôi giận tôi dại mộng
Lỡ cả chuyến đò khách sang sông.
 
Hà Nội, Ngày 29 tháng 11-2014
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
 

LƯƠNG CHÂU TỪ CỦA VƯƠNG HÀN – Đỗ Chiêu Đức



CHIẾN TRANH là thảm họa muôn thuở từ xưa đến nay, từ Đông sang Tây, từ Âu sang Á... Có biết bao nhiêu người đã nằm xuống ở sa trường. Sinh ly tử biệt, có mấy ai được lành lặn trở về từ chiến địa đâu ?!... Mời đọc LƯƠNG CHÂU TỪ của Vương Hàn đời Đường để thấm thía hơn với nỗi niềm "Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi ?!"...
  
                     LƯƠNG CHÂU TỪ            
   王                                    Vương Hàn
 
葡萄美酒夜光杯,    Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi,
欲飲琵琶馬上催。    Dục ẩm tì bà mã thượng thôi.
醉臥沙場君莫笑,    Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu,
古來征戰幾人回。    Cổ lai chinh chiến kỉ nhân hồi?
 


KHÔNG BÀY TỎ - Thơ Trần Mai Ngân


  
                      Nhà thơ Trần Mai Ngân
 
 
KHÔNG BÀY TỎ
 
Tôi đến đây tìm trên ô cửa cũ
Dấu vân tay mình đã bấu thật sâu
Phút phù hoa thần thánh như tình đầu
Chân khuỵu giữa mênh mông trời vô vọng
 
Tôi trở về lạ xa từ giấc mộng
Cây Sầu Đông cũng lặng lẽ buồn theo
Tuổi úa vàng dấu heo may trên mắt
Có dõi theo cũng mù loá phương trời
 
Bốn mùa đi rồi đến vẫn im hơi
Cuồng quay bởi những lời không bày tỏ!
 
                                       Trần Mai Ngân
 

NHỮNG KỶ NIỆM VÀ SẺ CHIA CÙNG EM TRAI ĐỖ TƯ NGHĨA – Đỗ Tư Nhơn

Gần đến ngày Tiểu Tường của anh Đỗ Tư Nghĩa, mời quý anh chị Đồng Môn Nguyễn Hoàng đọc bài viết của thầy Đỗ Tư Nhơn viết về em trai của thầy

       
Giờ đây Nghĩa đã về với tổ tiên, ông bà, thầy mợ nơi cõi vĩnh hằng sau 75 năm:
        
“Bước lững thững qua trần gian một bận           
Đã thấy sầu in vết dưới chân im”
                                       (Bi khúc I.1972)
 
Những kỉ niệm với gia đình, bè bạn còn trong ký ức của những người thân, từng gắn bó kết giao tình cảm. Ba chị em chúng tôi: Đỗ Thị Như Mai, Đỗ Tư Nhơn, Đỗ Tư Nghĩa vốn nguyên quán là làng Cui, Tuy Lộc, Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Cụ cố tổ làm chức quan Đề lại Hoằng Hóa, được thờ tại đền Nghè Cáy từ xưa cho đến bây giờ - thuộc Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh. Bố chúng tôi vào Quảng Trị làm viên chức thừa phái dinh Tuần Vũ đóng tại Thành cổ, nhưng mất sớm lúc tôi vừa lên ba, Nghĩa còn trong bụng mẹ.