BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Năm, 26 tháng 5, 2022

EM BIẾT! – Thơ Trần Mai Ngân


   


EM BIẾT!
 
Hơn ai hết em biết mình không thể
Không thể trở về không thể ngày xưa
Anh và em hai đường thẳng không chừa
Điểm gặp gỡ là chân trời vô định
 
Hơn ai hết em biết - đừng bịn rịn
Chuyện hôm qua lạ cả chuyện hôm nay
Chia tay đuôi con mắt nối đường dài
Buồn quá thể bởi bài thơ dang dở
 
Hơn ai hết em biết - đừng bỡ ngỡ
Anh bước đi em cũng phải quay về
Mưa tháng Sáu vô tình cứ mải mê
Phong toả kín mộng hoa không còn lối
 
Hơn ai hết em biết mùa hấp hối
Một tình yêu chuyện cổ tích đời xưa…
 
                                 Trần Mai Ngân

Thứ Ba, 24 tháng 5, 2022

GỌI ĐẤNG TỐI CAO TOÀN NĂNG CỦA HỒI GIÁO LÀ “THÁNH ALLAH” CÓ SAI KHÔNG? – La Thụy



Một số người cho rằng gọi “Thánh Allah” là sai. Bởi vì Allah là  Thượng đế và là Đấng tối cao dĩ nhiên phải cao hơn Thánh. Tiêu biểu cho ý kiến này là học giả An Chi.
 
Trích từ bài viết của  An Chi:
 
“Allah không phải là thánh. Thế nhưng có rất nhiều người, kể cả các ‘nhà chuyên môn’, cứ gọi Ngài là thánh, ví dụ như: Người phụ nữ hét lên ‘Allahu akbar’ (Thánh Allah vĩ đại) khi tấn công hai người trong siêu thị bằng dao; Tin tức, hình ảnh, video clip mới nhất về Thánh Allah vĩ đại…
Chúng tôi từng thấy trên Facebook một nữ giảng viên đại học cũng gọi Allah là thánh!
Không, Allah không phải là thánh. Ngài là Thượng đế, là Đấng Toàn Năng”

                                                                                            An Chi

https://thanhnien.vn/lat-leo-chu-nghia-can-dung-tu-cho-chinh-xac-post1461088.html

ẤN TƯỢNG ĐẦU TIÊN CỦA DÂN MIỀN NAM VỀ CHẾ ĐỘ MỚI: VIỆC ĐỐT SÁCH SAU NĂM 1975 – Nguyễn Hiến Lê

Đoạn văn dưới đây được trích từ chương “Văn Hóa” của cuốn “Hồi Ký Nguyễn Hiến Lê” Tập III, từ trang 74 đến trang 80, Văn Nghệ xuất bản.
 


VĂN HÓA
 
Một trong những công việc đầu tiên của chính quyền là hủy tất cả các ấn phẩm (sách, báo) của bộ Văn hóa ngụy, kể cả các bản dịch tác phẩm của Lê Quí Đôn, thơ Cao Bá Quát, Nguyễn Du; tự điển Pháp, Hoa, Anh cũng bị đốt. Năm 1976 một ông thứ trưởng Văn hóa ở Bắc vào thấy vậy, tỏ ý tiếc.
 
Nhưng ông thứ trưởng đó có biết rõ đường lối của chính quyền không, vì năm 1978, chính quyền Bắc chẳng những tán thành công việc hủy sách đó mà còn cho là nó chưa được triệt để, ra lệnh hủy hết các sách ở trong Nam, trừ những sách về khoa học tự nhiên, về kĩ thuật, các tự điển thôi; như vậy chẳng những tiểu thuyết, sử, địa lí, luật, kinh tế, mà cả những thơ văn của cha ông mình viết bằng chữ Hán, sau dịch ra tiếng Việt, cả những bộ Kiều, Chinh phụ ngâm… in ở trong Nam đều phải hủy hết ráo.
 

NGƯỜI VỀ... – Thơ Đặng Xuân Xuyến


   


NGƯỜI VỀ...
(Viết cho G)
 
Người về vạch lá tìm sâu
Ta ngồi hong giọt giọt rầu rầu rơi
 
Người về dụ nắng rong chơi
Ta ngồi hun lụi cả trời gió mưa
 
Người về phá nhịp đò đưa
Ta ngồi vét tiếng nhặt thưa chợ đời
 
Hà Nội, 19 tháng 5-2022
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
 

DƯỚI VÒM TRỜI MÙA HẠ - Thơ Tịnh Bình


   

 
DƯỚI VÒM TRỜI MÙA HẠ
 
Nhắn gì chang chói lời ve
Lặng nghe tiếng hạ gọi hè sang chơi
Trời cao thả cái nắng rơi
Ve còn gióng giả thêm lời khét khê
 
Lỡ say phiến nắng mụ mê
Vài ba ả gió hẹn thề mối mai
Chuồn chuồn cánh mỏng tìm ai
Bay cao bay thấp bay hoài mong mưa
 
Chùng chình bóng hạ sang trưa
Võng tre kẽo kẹt đong đưa lời gì
Thả con diều giấy bay đi
Ta thành đứa trẻ mỗi khi hạ về...
 
                           TỊNH BÌNH
                            (Tây Ninh)
 

CHUYỆN CHƯỞNG MÔN VOVINAM LÊ SÁNG ĐI “CẢI TẠO” – Vũ Ánh



Bước đầu tiên của cuộc đời lao tù của võ sư Lê Sáng rất gay go khi bị nhốt trong Chí Hòa vì phải chung đụng với cả những thành phần cao bồi du đãng nhưng võ sư Lê Sáng vẫn cố gắng sống chan hòa với mọi người cùng cảnh ngộ.
 

Thứ Hai, 23 tháng 5, 2022

THI PHÁP BÀI THƠ “TÔI NGHE” CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN - Phạm Đức Nhì


Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì


Lời Nói Đầu:
 
Đọc thơ, thưởng thức thơ, bình thơ là tự mình tìm tòi và khám phá phần trả lời của hai câu hỏi:
 
1/ What?
 
Bài thơ viết về cái gì? Ngôn ngữ văn chương gọi là Tứ Thơ; nếu có ẩn dụ toàn bài thì người đọc, người bình phải từ Tứ suy ra Ý.
 
2/ How?
 
Viết thế nào? Đó chính là Phương Cách thi sĩ diễn đạt, chuyển tải Tứ Thơ đến người đọc.
 
Ngôn ngữ văn chương gọi là Kỹ Thuật Thơ; nếu dùng ngôn ngữ chuyên môn hơn một tý thì gọi là Thi Pháp, còn ngôn ngữ đời thường thì có thể gọi là Tài Thơ cuả thi sĩ.
 
Có một vài điều tế nhị nên trong bài viết này tôi chỉ chú trọng đến câu hỏi thứ hai, nghĩa là sẽ nhận xét và phân tích phần Thi Pháp của bài thơ.
 

TÂM VÔ TRỤ, CHÂN VÀ VỌNG – Đỗ Chiêu Đức


Tác giả bài viết Đỗ Chiêu Đức

Kính Thầy,
 
Nhân mùa PHẬT ĐẢN năm nay, để chào mừng đức Như Lai giáng sinh để trải nghiệm cuộc đời Sinh, Lão, Bênh, Tử, mà giác ngộ để độ hóa chúng sinh vượt qua khổ hải trầm luân đồng đăng bỉ ngạn...
 

Thứ Bảy, 21 tháng 5, 2022

NGÀN NĂM ĂN CHẤM VỚI CHAN – Trần Tiến Dũng


Chén nước chấm “chuẩn” của bún thịt nướng (Unsplash)
 
Gần đây, xuất hiện khuyến cáo rất lạ: Người Việt cần bỏ thói quen ăn cơm chan canh. Đứng tên cho những nhận định như vậy là nhiều nhà dinh dưỡng, trí thức, văn nhân, nhà báo… Họ suy xét từ quan điểm cá nhân, rồi không ngần ngại kết tội thói quen ăn cơm chan canh qua ngàn năm của người Việt là xấu, thậm chí là nguy hiểm cho sức khỏe. Lắm lúc, có khi tôi muốn có dịp để đọc cho họ nghe một câu ca dao truyền đời từ xưa lắm:
 
Anh nói em cũng nghe anh,
Bát cơm đã trót chan canh mất rồi.
 
CHAN
 
Không biết có bao nhiêu dân tộc có thói quen chan canh ăn cơm? Lúc tôi sống ở Chợ Lớn, các gia đình người Hoa mà tôi biết chỉ húp nước canh riêng chớ không hề chan canh. Với nhiều dân tộc khác, món canh là soup ăn riêng, ít thấy chan ăn cơm.
 

Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2022

LOÀI CÁ HIẾM Ở VIỆT NAM, TRÔNG DỮ DẰN NHƯNG ĂN RẤT NGON, GIÁ RẤT ĐẮT - Theo Nguyễn Chi


Loài cá này có phần đầu mặt giống con bò trong khi phần thân có hình vuông vức như chiếc hòm nên nó có tên gọi là cá bò hòm.

Cả thân cá còn trông giống một chiếc xe tăng nên loài cá độc nhất vô nhị này còn có tên gọi khác là cá thiết giáp.
 
Loài cá này là một đặc sản nổi tiếng của vùng biển Vĩnh Rô ở Phú Yên.

Ngoài ra, ở biển ở Ninh Thuận, Bình Thuận cũng có nhưng số lượng không nhiều

 Chúng là giống cá chậm lớn nên mất 3-4 năm mới có trọng lượng lên tới 1 kg.

Thịt  cá bò hòm dai, ngọt như thịt gà nên được ví von là “gà đại dương”
 
Trọng lượng của loại cá này cũng không lớn, chỉ dao động từ 0.3-2.5kg/con.
 
Loài cá này thường "nấp mình" trong các rạn đá ngầm nên rất khó để đánh bắt

Nó chỉ có trong tự nhiên, số lượng ít, chưa có ai nuôi trồng, chúng dần trở thành một loài đặc sản quý hiếm.
 
Thuộc top đắt nhất trong các dòng cá đánh bắt ở biển Phú Yên, bò hòm tươi sống được bán với giá 1,3-2,5 triệu đồng một kg tại các nhà bè, cửa hàng hải sản.

Loài cá này có thể chế biến thành nhiều món đặc sản ngon nổi tiếng, trong đó cá bò hòm nướng mọi là ngon nhất. Cá nướng chấm với muối ớt xanh rồi thưởng thức. Thịt cá dai, ngọt tự nhiên nên không cần nêm nếm gia vị gì khác.
 
                                        Theo Nguyễn Chi (Tổng hợp) (Dân Việt)
 
Nguồn:
https://www.24h.com.vn/san-xuat-tieu-dung/loai-ca-hiem-o-viet-nam-trong-du-dan-nhung-an-rat-ngon-2-trieu-dong-con-c60a1360958.html

ĐỌC “TRẦM KHÚC MÙA THU” THƠ TRẦN THỊ CỔ TÍCH - Châu Thạch


      
Nhà thơ Trần Thị Cổ Tích là bạn facebook mà chúng tôi khộng nhớ kết bạn khi nào, và thật tình hầu như không giao lưu nhau. Cho đến khi tôi nhắn tin xin khéo bằng cách hỏi mua tập thơ “Trầm Khúc Mùa Thu” thì tác giả gởi tặng. Cầm tập thơ trên tay, đọc lướt qua nhũng phần chính, thật tình tôi có sự khâm phục, khâm phục vì thấy có nhiều cây bút thượng thừa như Luân Hoán, Lê Mai Lĩnh, Cao Thoại Châu, Nguyên Bình… viết cho tác giả. Khâm phục chưa phải là cảm phục, vì tôi phải đọc hết thơ tác giả mới biết mình cảm phục hay không. Thế nhưng, khi đọc bài thơ mà Trần Thị Cổ Tích lấy đầu đề bài thơ làm tựa đề cho cả tập thơ của mình thì tôi cảm thấy “Con Ma Bắt Viết” trong tâm hồn tôi thức dậy hành tôi, buộc tôi phải viết gì đó cho bài thơ, và tôi viết ngay bây giờ. 

BÀI TOÁN P1 CÔNG THỨC NIÊM TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT QUA GÓC NHÌN TOÁN HỌC (PHẦN I) – Hoàng Phụng, Nguyễn Bá Trình, Châu Thạch

Bài viết theo cách nghĩ độc đáo và cách viết của riêng tác giả Hoàng Phụng, trang web blog chúng tôi chép theo nguyên văn 100%, dù rằng có thể quý bạn đọc cho là sai chính tả theo cách viết thông thường
 
Tác giả bài viết Hoàng Phụng

A
                                                                 
AI) SƠ  LƯỢC
  
Thơ Đường luật xuất hiện vào đời Đường bên Trung Hoa. Còn gọi là thơ cận thể để phân biệt với thể loại cổ phong không theo luật lệ nào.
Thơ Đường luật có 4 dạng chính. Dạng bát cú Đường thi gồm 8 câu 56 chữ (8 x 7) luật thơ phức tạp, chỉ một sai phạm cũng ảnh hưởng đến giá trị bài thơ. Tuy nhiên trong thực tế có rất nhiều bài thơ hay của những thi nhân nổi tiếng như Lí Bạch, Vương Duy, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, ... Nguyễn Du, Hồ xuân Hương... bị cho là thất niêm lại được biện minh thi tiên, thi thánh không cần niêm luật "đại gia văn chương bất câu niêm luật". Vậy là thiếu công bằng, vì luật thơ không có quy định này.   
Để rõ hơn, mời đọc và chứng minh bài  toán dưới đây:

Thứ Năm, 19 tháng 5, 2022

SÁCH “TRƯƠNG VĨNH KÝ, NỐI OAN THẾ KỶ” BỊ CẤM RA MẮT – Giáo sư Sử học Phan Huy Lê



Cuốn sách “Trương Vĩnh Ký, nỗi oan thế kỷ” do nhà nghiên cứu lão thành nổi tiếng Nguyễn Đình Đầu chủ biên, là một công trình công phu tập họp các bài viết của nhiều tác giả xưa và nay, đã được Cục Xuất bản chấp nhận và đã qua thời hạn lưu chiểu theo luật định, tức được phép lưu hành, được các đơn vị xuất bản tổ chức ra mắt tại Đường Sách Sài Gòn vào sáng Chủ nhật 8/1/2017. Giấy mời tham dự buổi ra mắt đã được gửi đi. Nhưng bất ngờ ngày 4/1/2017, một “lệnh miệng” được ban xuống yêu cầu hủy bỏ buổi ra mắt sách. Nhiều thông tin từ nội bộ giới hữu quan cho biết lệnh này xuất phát từ ý kiến của một cựu quan chức lãnh đạo TPHCM đã nghỉ hưu gửi tới “cấp trên” có thẩm quyền. Áp lực đang gia tăng đối với cuốn sách về học giả Trương Vĩnh Ký, thậm chí có nguy cơ đến số phận cuốn sách đáng quý này.
 

CỤ TRƯƠNG VĨNH KÝ, MỘT HỌC GIẢ KIỆT XUẤT CÓ CÔNG VỚI VĂN HÓA VIỆT NAM NHƯNG BỊ GÁN TỘI PHẢN QUỐC - Trương Ngọc Hải


Nhà Bác học Trương Vĩnh Ký
(06/12/1837 - 01/09/1898)


Năm 2015, cụ Trương Vĩnh Ký được Quỹ Văn Hoá Phan Châu Trinh tôn vinh "nhân vật kiệt xuất có công đối với văn hoá Việt Nam", ngay sau đó sau đó thì bị nhiều báo chỉ trích quý vị có thể tìm với từ khoá "Trương Vĩnh Ký phản quốc" thì nhiều lắm với lời lẽ giọng điệu không hay gì nên tui không trích dẫn làm chi cho khổ thân.
 
Nhưng thầm nghĩ kẻ phản quốc thì làm sao mà dân Miền Nam để yên cho đặt tên đường, tên trường được còn được tạc tượng nữa mà, kẻ sĩ Miền Nam xưa là những người chống Pháp quyết liệt, đâu có chuyện tạc tượng một ông phản quốc được.
 
Nên tui cũng ráng tìm hiểu cách nhìn của người xưa đối với cụ ra sao, may thay tìm được một đoạn của Sơn Nam nói về cụ Trương Vĩnh Ký như sau:
 
"Ông Trương Vĩnh Ký từ khi đỗ đạt cho đến khi mất vẫn tỏ ra thân Pháp. Tuy nhiên, người ở miền Nam không bao giờ khinh rẻ ông. Ông không gia nhập Pháp tịch; trước khi mất, ông biết thân phận của người học giả sống trong thời kỳ khó khăn.
 
Quanh quanh quẩn quẩn lối đường quai,
Xô đẩy người vô giữa cuộc đời.
Học thức gửi tên con sách nát
Công danh rốt cuộc cái quan tài.
Dạo hòn, lũ kiến mau chân bước.
Bò xối, con sừng chắc lưỡi hoài.
Cuốn sổ bình sanh công với tội.
Tìm nơi thẩm phán để thừa khai.
 
Khi phong trào Duy Tân hoạt động công khai rầm rộ, ông Trần Chánh Chiếu cổ động lạc quyên đức tượng kỷ niệm ông Trương Vĩnh Ký với bài trong báo Lục Tỉnh Tân Văn nhan đề “ông Đốc Ký”.
- “Ông này khi sanh tiền tuy là nhà nứơc tin cậy mặc dầu chớ chẳng hề ỷ thế mà hại quê hương, chỉ vẻ cho các quan Lang sa biết phong tục lễ nghĩa của con nhà An Nam, cho khỏi chỗ mích lòng nhau, làm cho mẹ gà phải thương con vịt. Đêm ngày lo đặt sách này dịch sách kia cho kẻ hậu sinh dễ học. Thiệt là quan thầy của cả và Nam Kỳ . . !
- Ngoài những tác phẩm biên khảo mang tính cách bác học, ông Trương vĩnh Ký còn chú ý đến độc giả bình dân, lời văn theo lời ăn tiếng nói thông dụng lúc bây giờ. ‘Chuyện đời xưa’ của ông cũng là ‘Chuyện giải buồn’ của Huỳnh Tịnh Của hãy còn được nhắc nhở."

Trích trong chương Những Kẻ Sĩ, sách Nói Về Miền Nam của nhà văn Sơn Nam, một ông già Miền Nam chính hiệu.
 
                                                                               Trương Ngọc Hải 

Thứ Tư, 18 tháng 5, 2022

THƠ, EM VÀ QUÊ HƯƠNG TRONG “THƠ TRẦN VẤN LỆ” – Đặng Xuân Xuyến




Nhận được tập thơ THƠ TRẦN VẤN LỆ từ nhà thơ Nguyễn Thiên Nga (nhà thơ Trần Vấn Lệ ủy thác) từ Đà Lạt gửi tặng, tôi rất vui vì có được tập thơ của nhà thơ tôi yêu quý nhưng có chút tiêng tiếc là không được chính nhà thơ Trần Vấn Lệ đề tặng vì cách trở địa lý.
 

NỤ TỪ BI, THỦY SƠN – Thơ Nguyên Lạc


   


NỤ TỪ BI
 
Bao năm đời đã truy tìm
Ngộ ra ý nghĩa nhân sinh những gì?
An lành môi mỉm từ bi
Thế gian có hiểu huyền vi nụ cười?
 
 
THỦY SƠN
 
Sơn chẳng có, thủy cũng không
Chân tâm soi rạng núi sông đó mà
Thủy sơn trong cõi ta bà
Hữu sinh hữu diệt lời ta nằm lòng
Có không, không có núi sông
Bao năm tu học thủy sơn vẫn là [*]
 
Sớm mai gầy lại giấc trà
Ấm reo tâm mở hương hoa lời người
 
                                      Nguyên Lạc
...............
 
[*] Thiền sư Duy Tín tóm tắt những giai đoạn trong đời tu của mình như sau:
“Trước khi gặp thiện tri thức, tôi thấy núi sông là núi sông.
Sau khi gặp thiện tri thức chỉ dạy, tôi thấy núi sông không phải là núi sông.
Sau ba mươi năm tu học, tôi lại thấy núi sông là núi sông”
 

TRƯA HÈ, CÚI CHÀO MÂY TRẮNG – Thơ Tịnh Bình


  
             

TRƯA HÈ
 
Vút ngang cánh bướm bên thềm mộng
Nắng ngả vào trưa bặt tiếng ve
Lác đác vài chòm mây mải miết
Gió đi đâu vội vấp trưa hè
 
Quạt nan phe phẩy chừng say giấc
Lời ru con trẻ cứ mênh mang
Sông quê ai dỗ mà thiêm thiếp
Nước xanh soi bóng giấc mơ màng
 
Tan loãng vào trưa gà eo óc
Nhà xưa quê cũ cảnh như xưa
Dáng mẹ dáng bà hai như một
Thao thiết lòng con mấy cho vừa
 
Mân mê vạt gió hương đồng nội
Thương sao đến lạ tiếng người quê
Chân bùn tay lấm tình chơn chất
Ấm áp lòng ai phút trở về...
 

Thứ Ba, 17 tháng 5, 2022

LÊ ANH HOÀI, BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU LÀM CHIM NHỎ ĐI - Nguyễn Đức Tùng


Nhà thơ Lê Anh Hoài

Nhà thơ Lê Anh Hoài gởi cho chúng tôi các bài thơ sau đây. Thơ anh đi giữa thế giới hiện thực và thế giới suy tưởng. Nhiều bài thơ có yếu tố xúc cảm, nhưng bao giờ anh cũng vượt qua giai đoạn ấy, làm chủ ngôn ngữ, đi xa hơn trong việc diễn dịch về thế giới mà anh nhìn thấy. Từ những nhận xét ban đầu, các quan sát đơn giản, anh nâng chúng lên, mang lại cho chúng hơi thở thực sự của văn chương, đó là sự nhìn nhận thế giới từ góc nhìn riêng biệt. Bài thơ của anh là công việc đi vào một thế giới ngầm, là con đường thăm dò cái bên trong của sự vật.
 
trong ngày hạnh phúc thế giới
ta nói về những bất hạnh như lang ben tâm hồn và trĩ tư tưởng
 
hạnh phúc thật giản dị
như giữa thế giới ôn dịch
đất nước bạn không mắc trong khi nhiều bệnh nền hơn thằng hàng xóm lắm tiền
thế là thăng hạng liên miên
 
khi bạn bị cuốn đến chân một vị thánh
bạn chỉ làm vị thánh dài thêm kiếp thánh và bạn thì hèn thêm kiếp người
những vị thánh vừa vặn với khoảng trời
gắng gượng bay chỉ vì bạn vỗ tay
 

NHỮNG CÂU ĐỐI THÚ VỊ TRƯỚC MIẾU THỜ ÔNG QUAN VŨ – Đỗ Chiêu Đức


Quan Thánh Đế Quân miếu vũ
          
QUAN THÁNH ĐẾ QUÂN MIẾU VŨ 關聖帝君廟宇 là nhóm từ chỉ chung các đền miếu thờ ông Quan Vũ 關羽 thời Tam Quốc. MIẾU VŨ 廟宇 là từ chỉ chung cho các "đình chùa miếu mạo"; nơi thờ cúng thần linh tiên phật. Nghĩa xưa MIẾU VŨ là nơi vua quan triều kiến hội họp; còn được gọi là LANG MIẾU 廊廟 hay TRIỀU ĐÌNH 朝廷, như trong bài hát nói Kẻ Sĩ của cụ Nguyễn Công Trứ có câu:
               
Trong LANG MIẾU ra tài lương đống.                 
Ngoài biên thuỳ rạch mũi can tương

MỪNG CON TỐT NGHIỆP - Đức Hạnh cùng quý thi hữu


   


MỪNG CON TỐT NGHIỆP
 
Hạt giống vươn chồi đã trổ bông
Mừng Con Tốt nghiệp [1] thoả trong lòng
Chân trời mở lối ngời sông mộng
Nghĩa cử khai nguồn rạng núi sông
Cảm tạ ơn Trời ban lẽ sống
Hoài mong mọi ngã nở hoa hồng
Con đường thẳng tiến niềm hy vọng
Hạt giống vươn chồi mãi trổ bông..!
 
Đức Hạnh
12 05 2022
 
[1] Tốt nghiệp đại học vào tháng 12/2019 nhưng vì tình hình dịch Covid... mãi hôm nay mới làm lễ tốt nghiệp.
 
 
THƠ HỌA:
 
 
CHÚC MỪNG KỸ SƯ TRƯƠNG ĐỨC DUY
 
CHÚC lễ ra trường thắm đượm bông
MỪNG vui rộn rã ngát hương lòng
CON đường phía trước còn muôn nẻo
TRƯƠNG lực sau cùng đến biển sông
ĐỨC mãi chan hoà trong cuộc sống
DUY luôn nẩy nở giữa tim hồng
TỐT nguồn dạy dỗ ngời nhân cách
NGHIỆP đã khai mầm trổ rực bông…[1]
 
Hồng Xuyến
12.05 2022
 
[1] Trưởng phòng hóa học tại công ty Korea.
 

MỘT NỤ CƯỜI – Thơ Quách Như Nguyệt


   
                       Nhà thơ Quách Như Nguyệt

 
MỘT NỤ CƯỜI
 
Tôi ngồi, tôi đứng ngay một góc
Ngắm nhìn những khuôn mặt dàu dàu chực khóc
Những khuôn mặt… đưa đám ma
Họ có lý do chính đáng, họ đang đi viếng đám ma mà
 
Cũng có những lúc
Tôi đứng ở một góc phố
Nhìn người đi qua đi lại
Sao vẫn là những gương mặt cau có, bi ai
Những gương mặt nhăn nhó, khó đăm đăm
Những khuôn mặt ưu tư, lo lắng, hãm tài
 
Vẫn biết cuộc đời đầy phiền não
Nhưng bạn ơi!
Bạn có biết…
Phần đông chúng ta tự tạo lấy địa ngục, tự hành hạ chính mình?
Hãy vui lên đi bạn, thích thú ngắm bình minh
Thiên đường đang ở rất gần và chung quanh
Đang còn sống là đang còn phúc hạnh
 
Hãy tặng cho chính mình
và những người chung quanh…
một nụ cười
Bạn sẽ thấy
Cuộc đời này rất dễ thương, rất đẹp!
 
Mỗi sáng khi thức dậy
Nhìn vào gương
Bạn hãy chào bình minh, và
cười thật tươi một cái
Bạn sẽ có một ngày thoải mái...
Hạnh phúc nắm trong tay!
 
Sáng hôm nay thức dậy,
nghe tiếng chim hót, nhìn mây bay
Thấy lòng mình thật bình an, tự tại
Xin tặng các bạn nụ cười
Một nụ cười đầu ngày
Chúc các bạn luôn vui vẻ, mạnh khỏe, tươi cười,
Nhé! ...
 
                                             Quách Như Nguyệt