BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Bảy, 7 tháng 5, 2022

NHẠC SĨ DZŨNG CHINH, TÁC GIẢ BẢN NHẠC “NHỮNG ĐỒI HOA SIM” CHẾT TRÊN ĐỒI HOA SIM - Phạm Tín An Ninh


Nhạc sĩ Dzũng Chinh (*)
 
Đã có một vài bài viết nói về cái chết của Nhạc sĩ Dzũng Chinh, nhưng tiếc là không chính xác.  Bài viết này nhằm mục đích làm rõ cái chết của ông, một nhạc sĩ trẻ được nhiều người biết đến qua nhạc phẩm “Những Đồi Hoa Sim”. Người viết bài này đã ở cùng một đơn vị với ông khi ông tử trận
 
Nhạc sĩ Dzũng Chinh không có nhiều sáng tác, nhưng nhạc phẩm “Những Đồi Hoa Sim” đã làm nên tên tuổi ông. Bài hát được phổ biến trong những năm đầu thập niên 1960, thời điểm chiến tranh Việt Nam bắt đầu khốc liệt, hàng hàng lớp lớp thanh niên miền Nam, hầu hết là những học sinh, sinh viên tạm gác bút nghiên, lên đường tòng quân bảo vệ giang sơn. Bài hát Những Đồi Hoa Sim (viết theo ý bài thơ Màu Tím Hoa Sim của Hữu Loan, một nhà thơ sống ở miền Bắc) phổ biến rất rộng rãi và nhanh chóng được quần chúng đón nhận khá nồng nhiệt, đặc biệt trong hàng ngũ lính chiến miền Nam Việt Nam.
 

Nhạc sĩ Dzũng Chinh cũng là một người lính chiến thực thụ. Tên thật là Nguyễn Bá Chính, quê quán ở Bình Can -Võ Cạnh- Nha Trang (sinh ngày 18/12/1941). Trước khi theo học khóa sĩ quan đặc biệt ở Đồng Đế Nha Trang, anh là hạ sĩ quan phục vụ tại Tiểu Đoàn 2/14/ Sư Đoàn 9 Bộ Binh thuộc Vùng IV.  Cuối năm 1968, sau khi tốt nghiệp với cấp bậc Chuẩn Úy, anh chọn đơn vị Sư Đoàn 23 BB và xin được phuc vụ tại Trung Đoàn 44 (trú đóng tại Sông Mao, Phan Thiết).
 

BÙI GIÁNG VIẾT TIỂU THUYẾT VÕ HIỆP – Lê Văn Nghĩa

Theo hồi ký của Hoàng Hải Thủy: “Tôi không nhớ tên truyện của Bùi Giáng, chỉ nhớ anh dùng thật nhiều hai tiếng liên tồn, tồn liên trong truyện. Anh tả và cho nam nữ nhân vật khơi khơi nói hai tiếng trên đại khái: “Nàng có sắc đẹp tồn liên; Nàng nở nụ cười liên tồn. Đa tạ đại hiệp đã có dạ tồn liên…”.
 
Kỳ nhân Bùi Giáng

Có một thời tiểu thuyết võ hiệp tràn đầy các mặt báo Sài Gòn. Truyện chưởng của Cấm Dùng (Kim Dung) xếnh xáng thì gần như báo nào cũng phải có. Thấy tiểu thuyết võ hiệp là mảnh đất màu mở, dễ câu khách, các tờ nhựt trình cũng mời nhà văn Việt ta sáng tác tiểu thuyết võ hiệp.
 

CÙNG BÙI GIÁNG ĐỌC TRUYỆN VÕ HIỆP – Huỳnh Ngọc Chiến

(Tưởng niệm hai nhà nghiên cứu Kim Dung kiệt xuất Bùi Giáng và  Đỗ Long Vân)
 
Nhà nghiên cứu, biên khảo Huỳnh Ngọc Chiến

Nhan đề bài viết có thể khiến bạn đọc ngạc nhiên, vì nói đến Bùi Giáng, người ta thường nghĩ đến các trước tác đồ sộ của ông về thơ ca và triết học. Ông nổi tiếng ở nhiều lĩnh vực, nhưng lại không có một tác phẩm hoặc một bài viết hoàn chỉnh nào về Kim Dung hoặc các tác giả võ hiệp nào cả. Song có lẽ ít ai biết vị “Hồng Thất Công trong thi ca tư tưởng” này lại rất mực mê sách kiếm hiệp (mà ông thường gọi là vũ hiệp), và đã để lại cho đời những tản văn bình phẩm tuyệt vời.
 

CHUYỆN VUI: T.V.Đ. LÀ CÁI ĐÉO GÌ? – Lê Văn Nghĩa


Nhà văn Lê Văn Nghĩa

 
Bây giờ đố ai tìm thấy được ba chữ T.V.Đ trên các tờ báo. Nhưng đó là một sinh hoạt văn nghệ mà không nhắc lại thì e có phần thiếu sót cho văn học Sài Gòn một thuở.
 
T.V.Đ là viết tắt ba chữ “thi văn đoàn” của các bạn trẻ ở lứa tuổi thiếu niên đã biết mơ mộng văn chương, ham đọc, thích viết. Sang trọng thì ghi tên gia nhập vào những “gia đình” của các tờ báo thiếu nhi hoặc các trang báo thiếu nhi của những nhật báo lớn như “Gia đình Thằng Bờm” (báo Thằng Bờm), báo Tuổi Hoa, Mai Bê Bi (báo Chính Luận).
 
Gia nhập những “gia đình sáng tác” này có cái lợi là bài hay thì sẽ được đăng báo ngay, phát hành rộng rãi thì “sướng rên mé đìu hiu” (chữ của một nhà văn) như sắp thành nhà văn thứ thiệt. Cái không hay của những “gia đình” kiểu này thì ít khi được gặp nhau, không được trao đổi “kinh nghiệm sáng tác”.
 

CUỘC CHẠY LOẠN CỦA MỘT NGƯỜI UKRAINA GỐC VIỆT – Đoan Trang

Tường trình từ Warsaw, Ba Lan
Đoan Trang, 5 tháng 5, 2022,  Sài Gòn Nhỏ
 

Anh Bùi Minh Tiến, người từ Mariupol di tản sang Ba Lan (ảnh: Đoan Trang)
 
“Từng có nhà, có cửa, có công ăn việc làm ổn định, tôi không bao giờ nghĩ cảnh phải chạy loạn trong bom đạn, và giờ ngồi đây, và chưa biết tương lai thế nào,” anh Bùi Minh Tiến, người từ Mariupol di tản sang Ba Lan, khi Nga xâm lược Ukraine.
 
Vừa nhắc tới tên thành phố Mariupol, anh Tiến chớp mắt, bồi hồi: “Có muốn rời nó đâu. Hơn ba chục năm gắn bó với mảnh đất ấy, kỷ niệm đong đầy. Nó như quê hương thứ hai của mình rồi còn gì…”
 

Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2022

CÒN KHỔ BAO LÂU NỮA? - Nguyễn Thị Tịnh Thy


Nhà phê bình văn học Nguyễn Thị Tịnh Thy
 

Dù được xướng tên là người nhận giải thưởng Văn Việt lần thứ bảy trong lĩnh vực phê bình văn học do những nhà văn nhưng tác giả không dám nhận vì sức ép từ chính quyền.
Vào ngày 5 tháng 4, Văn Việt - một diễn đàn của Ban Vận động thành lập Văn đoàn độc lập - đăng tải bức thư có tựa đề “Còn khổ bao lâu nữa?” của nhà phê bình văn học Nguyễn Thị Tịnh Thy, người được trao giải với cuốn sách “Dám ngoái đầu nhìn lại”.
Mở đầu bức thư, tác giả Tịnh Thy viết “Không biết trên thế gian này, trong nền văn chương Đông Tây kim cổ, đã có ai phải viết bài phát biểu này như tôi không. Bởi, đây là phát biểu XIN GIỮ GIÙM GIẢI THƯỞNG.”
Theo nhà phê bình văn học này thì dù rất vinh dự nhưng bà không thể nhận giải thưởng do Văn Việt trao bởi vì áp lực mà phía chính quyền gây ra.
Cụ thể, bà cho biết đã bị an ninh tiếp cận và đề nghị không đi nhận giải với lý do “để tránh ảnh hưởng đến tình hình an ninh chung”.
Sự việc này xảy ra hai tháng sau sự kiện nhà thơ Thái Hạo bị an ninh mặc thường phục hành hung nhằm ngăn cản ông đi nhận giải thưởng cũng của Ban Vận động thành lập Văn đoàn độc lập, một tổ chức do các nhà văn nổi tiếng như Nguyên Ngọc lập ra nhằm bảo vệ quyền tự do sáng tác.
 
Phóng viên Đài Á châu Tự do đã liên hệ với nhà phê bình văn học Nguyễn Thị Tịnh Thy để đề nghị phỏng vấn, nhưng bà cho biết đã nói hết thông qua bức thư được đăng trên diễn đàn Văn Việt, và từ chối nói thêm.
Trao đổi với chúng tôi, Phó Giáo sư-Tiến sĩ Hoàng Dũng, thành viên của Hội đồng chấm giải Văn Việt, cho biết sự việc xảy ra với tác giả Tịnh Thy là sự tiếp nối của một chuỗi các hành động sách nhiễu và đàn áp của chính quyền nhắm vào Văn Việt.
“Cái việc gây áp lực để người này phải rút bài, người kia rút bài, rồi rút giải thưởng, rồi ngăn chặn thậm chí đánh đập không phải bây giờ mới xảy ra.
 
Xin nói rằng chuyện của Tịnh Thy là nằm trong cả một cái chuỗi mà nhà nước ứng xử với Văn Việt nói riêng và nói chung là văn chương ngoài luồng. Người ta luôn luôn sợ hãi.”
Phó Giáo sư Hoàng Dũng lý giải nguyên nhân chính quyền sợ hãi là vì sự yếu đuối của thế chế chính trị, dẫn đến những phản ứng hoảng hốt và tiêu cực đối với các hoạt động nằm ngoài sự kiểm soát của chế độ. “Họ nhìn đâu cũng thấy địch” ông nói.
Ông cũng cho rằng kiểm soát văn chương là chính sách lâu dài và xuyên suốt của Đảng Cộng Sản chứ không phải mang tính tạm thời hay cục bộ. Để minh chứng cho điều này, Phó Giáo sư Hoàng Dũng đặt câu hỏi kể từ khi lên nắm quyền thì Đảng Cộng Sản đã bao giờ cho văn chương được tự do chưa, và cũng tự ông đưa ra câu trả lời là "chưa từng".
 
Bất chấp sự đàn áp và cản trở liên tục từ phía chính quyền, nhưng vị trí thức người Huế khẳng định Văn Việt sẽ tiếp tục các hoạt động của mình. Khi được hỏi về ý nghĩa của việc người cầm bút vẫn tiếp tục viết trong môi trường hà khắc hiện tại, Phó Gáo sư Hoàng Dũng nói:
“Trước hết là nó cho mọi người, cho đồng bào thấy rằng vẫn còn có những trí thức có lương tâm, có can đảm để chịu đựng những chuyện (đàn áp) đó. Và mong ước đất nước có ngày vấn đề tư tưởng được cởi mở hơn. Thực sự là một tập hợp trí tuệ của toàn dân để xây dựng đất nước.
Cái quan trọng là làm sao để cho mọi người thấy rằng đây là đất nước của mình, rồi góp tiếng nói để sao cho đất nước càng ngày càng tốt đẹp hơn.”
Còn đối với nhà phê bình văn học Nguyễn Thị Tịnh Thy thì bà đặt ra câu hỏi trong cuối bức thư của mình rằng, "nhà văn An Nam còn khổ bao lâu nữa?”
 
Nguồn:
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/security-forces-pressure-prevents-literature-critic-from-receiving-awarded-prize-05052022090902.html
 


Nhà phê bình Nguyễn Thị Tịnh Thy lên tiếng nhân dịp nhận giải thưởng của Văn Việt 2022 về phê bình (Dám ngoái đầu nhìn lại). Chị hỏi: “còn khổ bao lâu nữa?” Sau đây là nguyên văn:
 
 
CÒN KHỔ BAO LÂU NỮA?
                                                  Nguyễn Thị Tịnh Thy
 
Kính thưa quý vị!
Bài viết này, phát biểu này, tôi xin gửi đến Ban Vận động thành lập Văn đoàn độc lập (Văn Việt) cùng những ai quan tâm đến văn học và quyền tự do sáng tạo nghệ thuật của nước nhà.
Không biết trên thế gian này, trong nền văn chương Đông Tây kim cổ, đã có ai phải viết bài phát biểu này như tôi không. Bởi, đây là phát biểu XIN GIỮ GIÙM GIẢI THƯỞNG.
Đã có những người từ chối hoặc bị buộc phải từ chối giải thưởng, kể cả giải văn chương danh giá nhất hành tinh là giải Nobel vì rất nhiều lý do khác nhau. Nhưng e rằng, không mấy ai ký thác tâm nguyện nhờ giữ lại giải như tôi.

5 MÓN ĂN TỪNG ĐƯỢC COI LÀ “VƯƠNG GIẢ” NHƯNG THỰC CHẤT LÀ “MAN RỢ” Ở TRUNG QUỐC, MÓN CUỐI CÙNG NGAY CẢ ĐẦU BẾP CŨNG KHÔNG DÁM THỬ

Những món ăn kinh dị này khiến cho người ta phải sợ hãi nếu được biết nguồn gốc và cách chế biến, nhiều người sẽ thấy mức độ tàn nhẫn của CHÚNG
 
1. CỪU SỮA NƯỚNG THAN

Nếu bạn đang nghĩ đây chỉ là một con cừu non được nướng trên lửa than thì đã nhầm, sự thật tàn nhẫn gấp nhiều lần. Người ta sẽ đem nướng con cừu mẹ đang mang thai gần tới ngày sinh. Khi cừu mẹ được nướng chín tới, người ta mới mổ bụng lấy cừu non ra. Cách nướng kiểu này được cho rằng thịt cừu non sẽ thơm và mềm.
 

Nhiều người sao khi biết nguồn gốc món ăn này đều cảm thấy rất kinh khủng, họ tự hỏi tại sao người xưa lại có thể nghĩ ra cách chế biến tàn nhẫn đến vậy.
 

Thứ Năm, 5 tháng 5, 2022

NHỮNG ĐIỀU MƠ ƯỚC - Truyện ngắn của Phạm Tín An Ninh



Có một dạo, đi đâu tôi cũng nghe thiên hạ hát bài Con Chim Đa Đa, “sao không lấy chồng gần mà đi lấy chồng xa..” rồi đến bài Chị Tôi, “thế là chị ơi rụng bông hoa gạo”. Đúng như người ta nói, Thơ và Nhạc có ngôn ngữ riêng của nó. Một người không có nhiều chữ nghĩa như tôi, nhiều khi say mê hát một bài hát mà sau đó suy nghĩ mãi vẫn không hiểu rõ ngọn ngành, ý nghĩa một vài câu. Trong bài Chị Tôi, tôi cũng rất ư là lờ mờ cái sự kiện... rụng bông hoa gạo... và trời cho làm thơ... này lắm. Dù vậy tôi vẫn thấy bản nhạc phổ từ một bài thơ chỉ vỏn vẹn mấy câu này, khá hay. Mà ngay đến cái sự hay này tôi cũng mơ hồ, không biết có đúng là tôi biết thưởng thức thơ nhạc không, hay là chỉ vì có sự đồng cảm mà tôi thấy lòng mình xúc động. Bởi vì mỗi lần nghe ai đó hát bản nhạc Chị Tôi, tôi lại da diết nhớ đến bà Cô Út của tôi.
 

KÍNH HỌA “ĐÀ LẠT TRĂNG MỜ” THƠ HÀN MẶC TỬ - Đức Hạnh cùng quý thi hữu


   


ĐÀ LẠT TRĂNG MỜ
 
Đây phút thiêng liêng đã khởi đầu
Trời mơ trong cảnh thực huyền mơ
Trăng sao đắm đuối trong sương nhạt
Như đón từ xa một ý thơ.
 
Ai hãy làm thinh chớ nói nhiều
Để nghe dưới đáy nước hồ reo
Để nghe tơ liễu run trong gió
Và để nghe trời giải nghĩa yêu.
 
Hàng thông thấp thoáng đứng trong im
Cành lá in như đã lặng chìm
Hư thực làm sao phân biệt được
Sông Ngân Hà nổi giữa màn đêm.
 
Cả trời say nhuộm một màu trăng
Và cả lòng tôi chẳng nói rằng
Không một tiếng gì nghe động chạm
Dẫu là tiếng vỡ của sao băng…
 
HÀN MẶC TỬ
 
 
THƠ CẨN HOẠ:
 
 
MỘNG THU
 
Trời Thu rạng rỡ tỏa duyên đầu
Thắm nụ hoa hồng đẹp cánh thơ
Thắm thiết tình yêu hòa biển mộng
Tươi cười ả nguyệt trải sông mơ
 
Bờ môi lặng lẽ nở hoa nhiều
Biển mộng êm đềm suối nhạc reo
Bé nhỏ con tim tình chẳng thiếu
Biển trời bát ngát trả lời yêu…
 
Ngọn núi dậy thì mộng chẳng im
Ngàn hoa thắm trổ dẫu trăng chìm
Nàng thơ lãng mạn hôn sông nước
Nụ ái tưng bừng nở giữa đêm
 
Suối nhạc dâng tràn ngập ánh trăng
Sang chơi chú Cuội có hay rằng
Song ngoài Nguyệt ả hoài nhung nhớ
Sóng dậy trong lòng mộng mãi băng…
 
29 04 2022
Đức Hạnh
 

ĐỌC “THÁNG 5” THƠ ZULU DC - Châu Thạch


                                    
                              Nhà thơ  Zulu Dc   


THÁNG 5  
 
Chưa tháng 5 - mà lòng tháng 7  
Đàn quạ về bay qua giấc mơ  
Cứ tưởng tượng trời bên kia biển  
Âm thầm chao động một cơn mưa  
 
Tháng 5 - ngọn gió lay hồi ức  
Rụng xuống đời ta những ước mơ  
Từng đợt sóng lùa qua mái tóc  
Là Em - dâu biển hoá thành thơ  
 
Tháng 5 - ừ nhỉ, Em như thể  
Làn khói lam chiều trên quê hương  
Bếp lửa từ nay lòng anh ấm  
Trùng khơi xưa, gió vẫn hoang đường  
 
Tháng 5 - thấp thỏm từng góc phố  
Nói với hàng cây dẫu nghẹn lời 
Phố hãy cùng ta cùng đứng đợi  
Trong thơ Em bước xuống cuộc đời  
 
                                           Zulu Dc  

Thứ Ba, 3 tháng 5, 2022

BỐ MẸ NÊN CHO TRẺ GIÚP VIỆC NHÀ – Vũ Thị Hương Mai



Dạy cho trẻ thói quen quan tâm môi trường tới việc nhà từ khi còn nhỏ là bước đầu tiên cha mẹ cần làm để giáo dục lòng yêu lao động cho trẻ. Ngay từ khi trẻ 2 tuổi đã có thể gấp quần áo ngủ của mình gọn gàng, lúc này khi thấy người lớn làm gì, trẻ đều nhìn chăm chú và thích làm theo. Lớn hơn chút nữa, trẻ mong muốn được giúp đỡ người lớn làm việc. Nhưng nhiều bậc cha mẹ hoặc vì quá nuông chiều con cái, hoặc yêu cầu trẻ làm việc gì cũng phải gọn gàng như mình, nên đã làm thay trẻ tất cả mọi việc, làm cho trẻ ngày càng ỷ lại vào người khác. Do đó cha mẹ cần giúp con mình có khả năng tự lập, yêu lao động và trở thành một người có tinh thần trách nhiệm. Trước tiên, bố mẹ nên sắp xếp cho trẻ có thể tham gia làm việc nhà, điều đó sẽ đem lại niềm vui cho cả nhà.
 

NHỮNG BÀI THƠ CHO THÁNG TƯ #2 – Thơ Nguyên Lạc


   
                         Nhà thơ Nguyên Lạc

 
THÁNG TƯ LƯU VONG THẤY GÌ?
 
Tà dương mắt đỏ chiều lam khói
Vọng tiếng muôn trùng mây trắng bay
Tháng tư thấy gì người lữ khách?
Mà lệ tang thương mắt trông vời!
 
1.
Chiều tháng tư thấy đời cô lữ
Chạm nỗi sầu rất đỗi mênh mông
Thấy một thời oan nghiệt xa xăm
Cùng nỗi lạnh xuyên vào ngăn nhớ!
Chiều tháng tư trào bao tan vỡ
Sâu thẳm trong tiềm thức mờ sương
Thấy lụi tàn lứa tuổi thanh xuân
Thấy ly biệt khốn cùng dâu bể!
 
Chiều tháng tư thấy dòng lệ khổ
Tiễn người anh vào khốn khổ ngục tù
Rồi khói mây... vượt trại hận thù
40 năm vợ con ngóng đợi!
40 năm con thơ vẫn đợi
Vẫn đợi chờ... chờ đợi không thôi
Người "vọng phu" đêm ra nằm nghĩa địa
Ôm bóng trăng... điên. Thê thảm một đời!
 
Chiều tháng tư thấy gì tôi hỡi?
Thấy con đường khập khiễng cha đi
Mặt thống trầm trên đôi nạng sầu bi
Vào tử ngục...
Rồi mạng vong vì niềm tin tôn giáo!
 
Chiều tháng tư nhớ tôi trở về vùng quê ảo não
Tiếng kêu chiều chim vịt bên nương
Hoài niệm phố xưa... đưa đón con đường
Nhớ tình khúc "ly chanh đường môi ngọt" [*]
Chiều tháng tư thấy trước ngày vượt thoát
Căn chòi hoang đêm thân xác ân cần
- Ôm em đi anh ơi!
ngoài trời mưa lạnh lắm!
- Siết chặt em thêm anh ơi!
Cho bùng vỡ tình này
- Yêu em thêm anh ơi!
Ta tan nhau lần cuối
Mai sẽ rồi "xa cách nghìn trùng"!
Đêm nay cho nhau, cho cả não nùng
Rồi vĩnh biệt mai này ta sẽ...!
 
Chiều tháng tư thấy muôn trùng sóng dữ
Thấy sự thét gầm khủng khiếp của trùng dương
Thấy sự nhỏ bé cùng nỗi vô vọng của con người
trước sóng cả nộ cuồng
Thấy đói khát. chết chóc. đau thương ...
thấy những dòng lệ ứa
Mẹ ngất con
Chồng khóc vợ...
Thấy uất hận lũ hải tặc hung tàn
Bao trinh nguyên đời đã nát tan!
Gây chi cảnh đoạn trường sinh ly tử biệt?
 
2.
Đêm tháng tư lưu vong cô lữ sầu thê thiết
Thẫn thờ theo điệp khúc thời gian
Tích tắc. tích tắc nhịp buồn kinh tụng!
Nhớ quê hương
nhớ dòng sông
nhớ tiếng chiều đồng vọng
Nhớ bóng hình tóc rũ bên bến vời trông!
 
Đêm tháng tư lưu vong
Âm điệp khúc muôn trùng
Trăng khuyết màu dâu bể
Vọng cố lý cố nhân!
 
Đêm tháng tư lưu vong
Có một người đối bóng
Nến lụn. tim tàn...
nỗi nhớ mênh mang!
Thấy một thời cùng bao nỗi tan hoang
 
Đêm tháng tư lưu vong
Lữ khách sầu tha hương
Một thế hệ nhiễu nhương
Ôi nghiệt oan lịch sử!
 
.................

[*] Uống ly chanh đường, uống môi em ngọt (Trả lại em yêu - nhạc Phạm Duy)

ĐẾN MỘT LÚC NÀO ĐÓ... – Thơ Tịnh Bình


              
                                Nhà thơ Tịnh Bình


ĐẾN MỘT LÚC NÀO ĐÓ...
 
Đến một lúc nào đó chúng ta sẽ không còn nhận ra nhau
những con người đã từng là người thân bè bạn
khi vở tuồng trên sân khấu đã bị tấm màn nhung buông rèm chấm dứt
thôi những trò hỷ nộ ái ố
khóc thương ly biệt
khuôn mặt người ta yêu và không thể yêu
cũng chìm dần vào lãng quên
tất cả chỉ là trò chơi ma mị của tạo hóa
nhưng thật ra chúng không hề vĩnh viễn mất đi
chỉ có ta xuẩn ngốc trong ảo tưởng của chính mình
chẳng có gì thật sự là chấm dứt
ngay cả cái chết
 
Đến một lúc nào đó tưởng như ta có thể nhận ra nhau
trong một vai diễn của vở tuồng mới
những chủng tử đã kịp hồi sinh trong tầng tầng tạng thức
người ta yêu và người ta không yêu
đau khổ và hạnh phúc
chúng song hành vĩnh cửu trong thế giới không có gì chắc thật
nhưng ta lại lầm tưởng đó là trường tồn
và ra sức bám víu bằng mọi cách
 
Có thể
đến một lúc nào đó
ta mường tượng mình là khán giả
đang xem vở tuồng của chính mình trên sân khấu
không thể đếm được bao nhiêu vai diễn ta đã từng thủ vai
không thể đếm được cơ man số người ta yêu và không yêu
hàng triệu vạn linh hồn thỏa sức tắm mình trong cơn mưa mật ngôn thanh tẩy
lũ chủng tử quẫy đạp tuyệt vọng và tan thành li ti ánh sáng
năng lượng bi mẫn không ngừng lan tỏa
trên dòng thời gian vô thỉ vô chung...
 
                                                                                      TỊNH BÌNH
                                                                                        (Tây Ninh)

GIAI THOẠI VĂN CHƯƠNG: NHỮNG CÂU ĐỐI THÚ VỊ TRƯỚC CỔNG “NGUYỆT HẠ LÃO NHÂN TỪ” - Đỗ Chiêu Đức

                        
Miếu thờ Nguyệt Lão ở Hàng Châu                        
               
Trong hồi 4 quyển 5 của kịch bản Tây Sương Ký 西廂記. Kịch tác gia Vương Thực Phủ 王實甫 đời nhà Nguyên đã cảm thán cho các mối chân tình của nam nữ yêu nhau lúc bấy giờ mà thốt nên câu:
               
嘆人間真男女難為知己,
Thán nhân gian chơn nam nữ nan vi tri kỷ,               
願天下有情人終成眷屬. 
Nguyện thiên hạ hữu tình nhân chung thành quyến thuộc.
 
Có nghĩa:
             
Than cho nam nữ chơn tình chốn nhân gian khó trở thành tri kỷ;        
Nguyện cho những người hữu tình trong thiên hạ được đoàn tụ một nhà.
 

LÀNG TA – Truyện ngắn của Nguyễn Bàng


Tác giả Nguyễn Bàng


Tối Chủ nhật một ngày chớm hè.
Vừa xong bữa cơm, cô giáo Hằng vội vã vào ngay bàn làm việc để chấm bài Tập làm văn của học sinh lớp mình. Đề bài đã ra là:
 
Phát biểu cảm nghĩ về bài ca dao:
Làng ta phong cảnh hữu tình...”
 
Mở tập bài, xem lướt qua một lượt, Hằng thấy lòng vui vui vì bọn trẻ nhỏ của cô đã tiến bộ nhiều về chữ viết. Nhưng khi chấm được 5 bài đầu thì niềm vui nhỏ bé ấy vụt tắt ngấm. Hằng không tìm thấy đoạn văn nào có cảm xúc nồng hậu cả. Một thoáng thất vọng gợn lên trong lòng cô giáo, chả lẽ bài dạy của cô đã nhạt nhẽo như mấy giọt nước mưa cuối mùa, không có sức thấm vào hồn con trẻ?
 

Thứ Hai, 2 tháng 5, 2022

CHÙM THƠ VIẾT Ở BỆNH VIỆN – Phạm Ngọc Thái


   


KIẾP SỐNG "CÕI TA BÀ"
(Thơ viết trong những ngày cấp cứu ở bệnh viện)
 
Một kiếp sống "cõi ta bà" dằng dặc
Yêu thương nhiều, đau đớn cũng chồng cao
Mỗi người một cảnh khác nhau
Mang tham vọng danh lưu muôn đời, vạn kiếp
 
Đường kinh tế, tôi không sành nước
Nghiệp văn chương có vẻ hợp mệnh thiên
Trải hơn bảy kỷ liên miên
Đậu đến ngọn thi sơn cao chót vót
 
Ngồi kiểm lại một đời rơi nước mắt
Bao lỗi lầm? Cất tiếng khóc trong thơ
Tất cả qua đi như một giấc mơ
Xa xót lòng, đau trái tim nhân ái
 
Cố tâm cứu vào giây phút cuối !...
Mình nhẹ nhàng bay về chốn Tây Thiên
Nhưng người thân đang ở lại dưới trần
Đời sống cũng bình yên, hạnh phúc
 
Coi "cuộc ta bà" chỉ là dạo gót
Rời cõi người, tôi sang cõi tiên sa
Hồn thi nhân trong vĩnh cửu bao la
Nơi trần thế đời đời còn nhớ mãi
 
Nơi trần thế, miếu thờ thơm hương khói...
 
                                                18.4.2022
 

TẢN MẠN QUANH CHUYỆN “ĐẠI THẮNG” HAY “QUỐC HẬN” - Hà Sĩ Phu


Tác giả bài viết Hà Sĩ Phu

1/ Đại thắng hay quốc hận?
 
Trong sự kiện 30-4-1975 của chiến trường Việt Nam, miền Bắc thắng miền Nam nên miền Bắc gọi đó là đại thắng, miền Nam thua và gọi đó là quốc hận. Nếu thoát ra khỏi nhãn quan của mỗi bên, chỉ lấy lợi ích và tương lai của cả đất nước, của toàn dân làm trọng thì xin hỏi biến cố kết thúc cuộc chiến như tháng Tư năm 1975 ấy là điều tốt hay xấu, có lợi hay có hại, đáng mừng hay đáng tiếc đây?
 

Chủ Nhật, 1 tháng 5, 2022

TÌNH CA THÁNG TƯ – Thơ Trần Mai Ngân


  


TÌNH CA THÁNG TƯ
 
Bài thơ này em viết tháng Tư
Trời vào Hạ và trăng non im lặng
Ngoài phố tím cánh Bằng Lăng hò hẹn
Người có về như đã hứa cùng em...
 
Đêm thở dài, mong đợi đầy thêm
Tháng Tư ngọt như môi ngoan hôm ấy
Tay trong tay, trái tim run lẩy bẩy
Mới biết yêu, tình chớm nụ đầu
 
Tháng Tư không sầu, tháng Tư không màu
Trắng toát nỗi chờ, nỗi đợi
Mong nhau, mong nhau, em mong nhau
Tháng Tư ơi! dừng lại đến mai sau
 
Môi im đợi tháng Tư sẽ nói
Lời tình ca rêu phủ ngói nghìn năm
Nhích lại gần không còn những xa xăm
Tháng Tư nhé... mình yêu nhau như thế!
 
                                      Trần Mai Ngân