BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Hai, 8 tháng 11, 2021

HÔM NAY TÔI VIẾT BÀI THƠ CUỐI, HỒNG ÂN, HỒNG HOANG, HỢP XƯỚNG VÀNG HOA, HUYỀN THOẠI, HY VỌNG – Thơ Lê Văn Trung


  

 
HÔM NAY TÔI VIẾT BÀI THƠ CUỐI
 
Ta ngồi viết nốt lời sau cuối
Gửi lại nhân gian một mối tình
Gửi lại thiên thu lời trăn trối
Những bài thơ bằng máu trái tim
 
Ta viết thơ bằng hương ảo diệu
Bằng hơi thở của nắng phai tàn
Bằng da lụa mỏng bừng hương sắc
Bằng tóc huyền trôi dòng dỡ dang
 
Ta viết thơ bằng những giấc mơ
Bằng lời của gió của sương mưa
Bằng men của rượu hồ thu biếc
Bằng mật nghìn năm ủ nhụy hoa
 
Mỗi lời thơ là một tiếng đàn
Yêu người, yêu cả giấc mơ tan
Yêu nỗi úa phai màu phụ bạc
Yêu người, dang dỡ mộng trăm năm
 
Mỗi lời thơ là tiếng thở dài
Yêu người, yêu cả những thiên tai
Yêu cả lỡ bồi lòng xưa cũ
Yêu cả màu mây mộng viễn hoài
 
Hôm nay ta viết lời sau cuối
Bằng thơ diễm lệ trái tim hồng
Ta kết khổ đau thành châu ngọc
Ta ươm hạnh phúc vào tang thương
 
Hôm nay ta viết bài thơ cuối
Gửi lại nhân gian một tấm lòng
Gửi lại cho tình ta mòn mỏi
Xin tạ ơn đời đã tỏa hương.
   

ĐÊM VÀ MỘT MÌNH TA VỚI RƯỢU – Thơ Khaly Chàm


 


đêm & một mình ta với rượu
 
vong thân chưa, vì sao luôn giấu mặt?
thưa thần hồn. đớ lưỡi những ngày qua
đêm xanh biếc trừng mắt nhìn đuối mộng
lột truồng trăng buốt lạnh nét kiêu sa
 
ngửa miệng rót rượu tràn tim vỡ ngực
ngọng nghịu rồi khản giọng gọi tên em
thời gian nhú những móng cào rách mặt
nõn nường ư, hóa lửa bỏng môi mềm
 
rưng rức nhớ nỗi buồn thêm cằn cỗi
u mê chưa, ném ly vỡ sao đành?
thưa bảy vía, ta đang ngầy ngật thở
níu bóng hình ma mị lắm tinh ranh!
 
dục tính hỡi, hãy trườn lên ảo giác
khát thèm hương da thịt đề yêu người
ngất ngưởng chưa cả cười phiêu diêu quá?
thưa nhân tình, ta nhắm nháp rượu tìm vui!
 
                                    bglocninh  10/2019
                                          khaly chàm
 

CA KHÚC “VỀ ĐÂY NGHE EM” VÀ “CÓ PHẢI EM LÀ MÙA THU HÀ NỘI”, HAI SÁNG TÁC ĐỂ ĐỜI CỦA NHẠC SĨ TRẦN QUANG LỘC – Chiêm Lưu Huy


Nhạc sĩ Trần Quang Lộc
                                    
1.  
Trần Quang Lộc (1949–2020) là nhạc sĩ được biết đến nhiều qua hai sáng tác: Về đây nghe emCó phải em mùa thu Hà Nội. Ông sinh năm 1949, tại Gio Linh, Quảng Trị.
  
Năm 20 tuổi, ông theo học âm nhạc tại Trường Quốc gia âm nhạc Huế và bắt đầu sáng tác vào cuối thập niên 1960. Tuyển tập nhạc đầu tiên của ông là "Hát trong dòng sông xưa" được xuất bản năm 1970.  
Những bài hát của ông hầu hết đều mang sắc thái tình người, tình quê hương, như Về đây nghe em, Em còn nhớ Huế không, Có phải mùa thu Hà Nội, Chợt nghe em hát, Áo hoa,...  

Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, ông ở lại Việt Nam và sống tại thành phố Bà Rịa (Bà Rịa – Vũng Tàu) cho đến khi qua đời vào ngày 7 tháng 6 năm 2020 sau 6 năm chống chọi với bệnh ung thư khi vừa qua ngưỡng "Nhân sinh thất thập cổ lai hy" - 71 tuổi.
  

Chủ Nhật, 7 tháng 11, 2021

PHẠM CÔNG THIỆN VS NGUYÊN SA

Nguồn:
http://nhilinhblog.blogspot.com/2012/06/pham-cong-thien-vs-nguyen-sa.html


Phạm Công Thiện


Phạm Công Thiện trả lời loạt bài của ông Lê Hải Vân về Trường hợp Phạm Công Thiện đăng liên tục vô tận trong nhật báo Độc Lập từ hạ tuần tháng 5 năm 1970.
 
(Xin lỗi độc giả Tư Tưởng về bức thư nầy và xin hãy xem bức thư này như là một việc đáng lẽ không nên làm ở đây.)
 
                                                                              Phạm Công Thiện
 

HÔN QUÂN LƯU TỬ NGHIỆP VÀ VAI DIỄN CỦA TRƯƠNG DẬT KIỆT – Đặng Xuân Xuyến

                          (Viết tặng con yêu Đặng Tuấn Hưng)

 

Theo chính sử Trung Hoa thì Lưu Tử Nghiệp, tự Pháp Sư, là con trưởng của Hiếu Vũ đế (vua Lưu Tuấn) và Vương Hoàng hậu. Nghiệp sinh năm 449, chết năm 465, ở ngôi vua chưa đầy hai năm. Mẹ của Lưu Tử Nghiệp là một phụ nữ hiền thục, có công rất lớn trong việc củng cố ngôi Thái tử và đưa Lưu Tử Nghiệp lên ngôi Hoàng đế.
 

GIẤC MƠ RƠM RẠ - Thơ Tịnh Bình


  


GIẤC MƠ RƠM RẠ
 
Trộm nghe lời cỏ sương thu
Đồng xa thưa tiếng chim gù nhặt khoan
Ạ ời cái ngủ cho ngoan
Giấc mơ rơm rạ chín vàng màu thu
 
Tao nôi cánh võng lời ru
Bướm vàng đậu nhánh mù u mất rồi
Cánh đồng sợi khói mồ côi
Chiều len lén nhớ bồi hồi thầm thương...
 
Hoa tim tím nở cuối đường
Mẹ còn gánh gió đội sương nao lòng
Bốn mùa thầm lặng trôi không
Cánh diều chở hạ bềnh bồng chân mây
 
Câu thơ khóc mướn thương vay
Mượn chiều ra ngõ tỏ bày tâm tư
Núi xa nhòa ảnh thực hư
Ngỡ như bóng núi trầm tư quê mình
 
Vén đêm choàng tỉnh bình minh
Giấc mơ rơm rạ vẽ hình quê thương...
 
                                     TỊNH BÌNH
                                       (Tây Ninh)

ƯỚC GÌ - Thơ Như Nguyệt, nhạc Kiên Thanh, ca sĩ Kim Khánh, Nguyễn Hà trình bày


  

 
ƯỚC GÌ
 
Ước gì em được là thi sĩ
Làm thơ mỗi ngày ca tụng tình yêu
Tình, chỉ một chữ tình, mà sao điêu đứng?
Vẫn ước gì sống trọn chữ tình chung
 
Ước gì em biết vẽ, làm họa sĩ
Vẽ nhiều tranh hoà mầu đẹp hữu tình
Vẽ trái tim ca ngợi tình mình!
Vẽ hoa hồng, vẽ trời hoàng hôn tím
 
Ước gì em nhạc sĩ đại tài
Lúc si tình, viết nhạc tặng riêng anh
Tình tính tang, tình lang ơi có biết?
Em sẽ đàn, “serenade” yêu anh
 
Ước gì em hát giọng ngọt ngào
Là ca sĩ, hát cho đời bớt khổ
Em sẽ hát anh nghe… vui biết bao!
Cất tiếng ca, cười vang không sầu não
Ước gì.... chẳng cần ước ao gì
Sống bình thản, không mộng tưởng diệu kỳ
Không vời vẽ, tâm bình an, giản dị
Em bằng lòng với những gì mình có
Chẳng cần ước vọng gì, không mộng mị, trông mong
 
                                                    Quách Như Nguyệt
 
 
       

Thơ: Như Nguyệt
Nhạc: Kiên Thanh
Trình bày: Kim Khánh, Nguyễn Hà

NÉT ĐẸP CỦA BÀI THƠ “ĐỢI” CỦA VŨ QUẦN PHƯƠNG QUA LĂNG KÍNH KỸ THUẬT – Phạm Đức Nhì


Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì
 
 
ĐỢI
 
Anh đứng trên cầu đợi em
Dưới chân cầu nước chảy ngày đêm
Ngày xưa đã chảy, sau còn chảy
Nước chảy bên lòng, anh đợi em
 
Anh đứng trên cầu nắng hạ
Nắng soi bên ấy lại bên này
Đợi em. Em đến? Em không đến?
Nắng tắt, còn anh đứng mãi đây!
 
Anh đứng trên cầu đợi em
Đứng một ngày đất lạ thành quen
Đứng một đời em (1) quen thành lạ
Nước chảy... kìa em, anh đợi em.
 
                        Vũ Quần Phương
 
Đây không phải là một bài bình thơ mà chỉ là một số nhận xét về kỹ thuật thơ của thi sĩ. Mục đích là để tìm hiểu xem ông đã áp dụng (hay không áp dụng) những “phương tiện thẩm mỹ” nào khi sáng tác bài thơ và việc áp dụng (hay không áp dụng) những “phương tiện thẩm mỹ” ấy ảnh hưởng ra sao đến sự Hay Dở của bài thơ.
 

TÂN LIÊU TRAI - Nguyễn Đức Tùng




Hoan vốn người miền Trung, trôi nổi vào Sài Gòn làm nghề buôn bán lặt vặt, trơ trọi một thân, không vợ con, chẳng điền sản gì ráo ngoài các căn nhà nhỏ. Nhưng đó không phải là nhà của chàng. Rằm tháng giêng Hoan vào vườn Tao Đàn. Người đi lễ bái đền Hùng rất đông. Trên loa phóng thanh đọc đi đọc lại rền rĩ bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm, trước cửa đền Hùng vô số con đồng hát, mỗi người đem theo hàng chục đệ tử, quỳ lạy lung tung trước một bàn thờ. Hoan không hiểu sao trong đền Hùng có ba bàn thờ, một thờ vua Hùng ở chính giữa, một thờ mẹ Âu Cơ ở một bên, một thờ một bậc bô lão râu dài ở bên kia, mà chàng không biết là ai, đoán là vị hoàng tử nhỏ nhất của vua Hùng, chỉ lấy làm lạ là nhiều người thắp nhang khấn bái ở đó, rút tiền ra không ngớt cho vào cái khe hẹp ở bụng của tượng, dưới rốn.
 

Thứ Bảy, 6 tháng 11, 2021

ĂN MÌ QUẢNG VỚI THẦY NGUYỄN VĂN XUÂN - Trần Đức Anh Sơn

- Tháng 11, nhớ đến người thầy của thế hệ học sinh chúng tôi những năm trước1975 dưới mái trường trung học Phan Thanh Giản, tp Đà Nẵng, nhà văn NGUYỄN VĂN XUÂN.
- Mì Quảng được thầy NGUYỄN VĂN XUÂN chiêu đãi bằng lời rất hấp dẫn như bài viết của TS Trần Đức Anh Sơn

 


          ĂN MÌ QUẢNG VỚI THẦY NGUYỄN VĂN XUÂN
                                                                     Trần Đức Anh Sơn

     (Báo Quảng Nam cuối tuần, số 2894, ngày 18 và 19.2.2011)
 
Tôi ăn mì Quảng lần đầu tiên trong đời vào tháng 4 năm 1996.
Mì Quảng, nhưng ăn ở tận… Sài Gòn, dưới sự “hướng dẫn” nhiệt tình của nhà “Quảng Nam học” Nguyễn Văn Xuân.

Dịp đó, trường Đại học Dân lập Hùng Vương phối hợp với Saigon Tourist tổ chức hội thảo “Bản sắc Việt Nam trong ăn uống” tại khách sạn Majestic. Tham gia hội thảo, ngoài các chuyên gia ẩm thực còn có các nhà nghiên cứu văn hóa, các cây bút chuyên viết về đề tài ẩm thực ở khắp ba miền Bắc - Trung - Nam. Tôi được mời tham gia hội thảo với tham luận Bún bò Huế xưa và nay, “khảo” về món bún bò của cố đô.

“BẮT ĐỀN” THƠ MY THỤC, BÀI THƠ GHEN HƠN MỌI BÀI THƠ GHEN - Châu Thạch


   
 

BẮT ĐỀN
 
cũng từng trúc mã thanh mai
chưa có em, anh với ai một thời?
cũng từng xuống phố song đôi
chưa có em - quán anh ngồi cùng ai?
 
với anh, họ có cầm tay
có du dương lắm cho dài du dương?
có ngơ ngẩn có bồn chồn
có ôm anh bữa em còn đâu đâu?...
 
bắt đền anh - bắt đền nhau
chờ em khôn lớn mà sao chẳng chờ?
 
bắt đền quán nhỏ chiều thưa
đền em cái thuở mình chưa của mình...
             
                                        MY THỤC

Thứ Năm, 4 tháng 11, 2021

VÀI CHUYỆN VỀ COMMENT TRÊN FACEBOOK – Đặng Xuân Xuyến



Mấy hôm trước, đọc comment của nhà thơ Đồng Thị Chúc: "Có nhiều nhà thơ muốn cách tân thơ, muốn ‘cải tiến’ thơ, có người muốn cải tiến về nội dung, có người muốn cải tiến về sử dụng từ ngữ... Điều tiếc là người đọc chưa thích ứng được với sự’"cải tiến’ đó nên dần xa lánh thơ, họ không hào hứng khi nhìn những trang thơ trên báo hay sách thơ trên quầy.", tôi chợt nhớ có lần cháu tôi, Đặng Quang Hiệp, viết trên facebook thế này:
 
"Xác chữ rơi
Con mèo lười
Nhìn chuột ve vẩy đuôi bới chữ"
 

MÊ HƯƠNG, XUỐNG PHỐ, PHIẾN NHỚ - Thơ Nguyên Lạc


  


MÊ HƯƠNG
 
Em từ tiền kiếp về đây
Thướt tha áo lụa điếng tôi cúc vàng
Chùn chân một kiếp đi hoang
Ngất hồn lãng tử bởi làn mê hương
Vàng thu trăng mộng bất thường
Cùng ai thắp lửa lên triền môi nhau
 
Mong manh sương khói tình đầu
Cúc vàng áo lụa mùa sau theo chồng!
Để người ngơ ngẩn bâng khuâng
Tiếc vàng hoa cúc nuối triền môi son
 
Mùa về chợt nhớ mùi hương
Hương thu nghe đắng chạm miền tim đau
Cúc hoa áo lụa tình nào
Vỡ toang ký ức trào thao thiết buồn!
 

TRÊN LỐI THU PHAI... – Thơ Tịnh Bình


   


TRÊN LỐI THU PHAI...
 
Đã tàn chưa hỡi cúc hoa?
Cơn mưa mùa cũ ướt nhòa tháng năm
Thu bay khuất nẻo xa xăm
Lá nghiêng phiến mỏng lặng thầm nhớ ai
 
Màu chiều chếnh choáng như say
Biệt ly phút ấy cảm hoài niềm riêng
Cúc hoa lẻ bạn ưu phiền
Gầy hao cánh tím u huyền gió lay
 
Ngỡ màu sương khói phôi phai
Càng thêm xa cách càng dài luyến vương
Giấu hờ riêng nỗi niềm thương
Bướm xưa về đậu bên tường rêu xưa
 
Tiếng gà gáy lặng vào trưa
Heo may vương vấn duyên thừa chớm se
Nhớ người nơi khói sương che
Mưa thu trầm giọt mà nghe tôi buồn...
 
                                     TỊNH BÌNH
                                       (Tây Ninh)

HỘI NGỘ LIÊN TÔN GIẢI THOÁT NHÂN SINH - Đức Hạnh và Thi Hữu


  


HỘI NGỘ LIÊN TÔN GIẢI THOÁT NHÂN SINH
[Dĩ đề vi thủ - Bát vận đồng âm]
 
HỘI lễ thành công đượm biển tình
NGỘ hoa bác ái nở muôn tình
LIÊN đoàn kết hợp ngời thiên tính
TÔN chỉ yêu thương rạng ngãi tình
GIẢI cứu trần ai rời dịch bịnh
THOÁT li vị kỉ nở ân tình
NHÂN hòa đạo lý đời tươi tỉnh
SINH trưởng từ tâm thắm nghĩa tình.
 
Đức Hạnh
28 10 2021
 
 
 HỘI NGỘ LIÊN TÔN GIẢI THOÁT NHÂN SINH
(Khoán thủ, bát vĩ đồng âm)
 
HỘI tâm hiệp lực dậy sông tình
NGỘ lẽ hòa an mãi đượm tình
LIÊN hợp lương tri, cao bản tính
TÔN vinh đạo lý, thậm ân tình
GIẢI trừ họa hiểm, xua trùng bịnh
THOÁT tục sân si, trọng ý tình
NHÂN đức khai hoa, đời thức tỉnh
SINH sôi vạn phước nặng thâm tình!
 
Nguyễn Huy Khôi
28-10-2021

Thứ Tư, 3 tháng 11, 2021

QUÁN CƠM BÀ CẢ ĐỌI, NƠI LƯU DẤU CHÂN NHỮNG LÃNG TỬ SÀI GÒN - Hoàng Phương Anh


Bà Cả Đọi khi còn sống và con cháu. Ảnh: Người lao động

Quán cơm Bà Cả Đọi vẫn được các thực khách kể lại trên bàn tiệc với nhiều thêu dệt. Và đọng lại trong đó, ta biết được sự tương kính, tôn trọng nhau giữa vị khách và người chủ ngày ấy, nét ứng xử nhân văn của người Sài Gòn xưa.
Những cư dân sống lâu năm ở Sài Gòn thích ẩm thực hương vị đồng quê Kinh Bắc với thịt kho, dưa chua, trứng đúc, cà bung… thì Tiệm cơm ĐỒNG NHÂN - Cơm Bà Cả luôn được nhắc đến. Nhiều người đi xa mấy chục năm trở về cũng được bạn bè nhắn: “Nhớ ăn giùm tôi bát canh cua rau đay của Bà Cả nha”.
 
Bà Cả được nhiều người biết đến không chỉ do tài nấu nướng khéo léo của bà. Thương hiệu Quán cơm Bà Cả Đọi được các lãng tử, thành viên các ban nhạc trẻ ở Sài Gòn truyền tai nhau cách đây 53 năm, rồi lan rộng ra nhiều giới đã trở thành huyền thoại đối với những người sành ẩm thực Sài Gòn.
 

Thứ Ba, 2 tháng 11, 2021

BÀI THƠ “MỘT NGƯỜI YÊU NƯỚC MÌNH” CỦA TRẦN VÀNG SAO ĐƯỢC TRAO GIẢI THƯỞNG SÁCH QUỐC GIA - Thiên Điểu

Nguồn:
https://tuoitre.vn/bai-tho-cua-mot-nguoi-yeu-nuoc-minh-cua-tran-vang-sao-duoc-trao-giai-thuong-sach-quoc-gia-20211102001115655.htm
 
 


Giới văn nghệ vừa đón nhận tin vui với nhiều nỗi cảm động: tập thơ 'Bài thơ của một người yêu nước mình' của người thơ lận đận Trần Vàng Sao được trao giải B giải thưởng Sách quốc gia năm 2020.
Thông tin được nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam - xác nhận với Tuổi Trẻ Online tối 1-11.

THĂM THẦY CÔ VIỆN TRƯỞNG VIỆN ĐẠI HỌC HUẾ - Vĩnh Chánh


Thầy cô Lê Thanh Minh Châu và vợ chồng Vĩnh Chánh

- Anh nè, Thầy Cô Lê Thanh Minh Châu dạo này sức khỏe ra sao?? Lần trước anh nói chuyện với Thầy Cô hồi nào vậy??
- Anh nghĩ khoảng 2 tháng trước, gặp lúc Thầy Cô đang đi thăm con gái đầu ở Salt Lake City.
- Anh lo điện thoại với Thầy xem Thầy Cô đã về lại Palm Spring chưa và khi nào thì tiện cho Thầy Cô để mình đến thăm. Thầy Cô lớn tuổi rồi, mà lại là chỗ thân quen với cả 2 bên gia đình mình, vợ chồng mình nên tìm đến thăm sớm…
- Thưa Thầy, em là Chánh đây Thầy. Lần trước em nói chuyện với Thầy khi Thầy Cô đang ở chơi với cô con gái đầu tại Salt Lake City. Thầy có cho em biết là khoảng thời gian này Thầy Cô trở về lại Palm Spring. Vậy Thầy Cô trở về lại CA chưa? …
- Ồ, Dạ Thầy. Thầy Cô nay đã về CA, nhưng không ở nhà riêng tại Palm Spring nữa mà qua ở chung nhà với BS. Khôi, con trai Thầy Cô tại Rancho Mirage. Dạ, em hiểu. Hai 2 thị xã Palm Springs và Rancho Mirage chỉ cách nhau khoảng 10 miles thôi. Có gì thì Thầy text cho em sau cũng được, cho em biết địa chỉ mới và ngày nào Thầy Cô rảnh cho vợ chồng chúng em đến thăm Thầy Cô…

WHISKY CŨ… - Thơ Trần Mai Ngân


   


WHISKY CŨ…
 
Có lúc em đã say
Ba mươi mốt tháng mười - say hương thu cuối
Em đã say, say anh đắm đuối
Chếnh choáng như say men Whisky
 
Có lúc em đã chạy đi, chạy đi
Về ngoại ô nơi chỉ có màu xanh của lá
Và những con nước mười bảy * tràn về
Mùa lũ ủ ê… ngập úng đôi chân tình ẩm mốc…
 
Có lúc tuyệt vọng chừng như em đã khóc
Nước mắt không rơi nhưng nghẹn cả lời
Có lúc… có những lúc là như thế
Em đã say và đã chạy đi…
 
Em biết chẳng để làm chi
Chỉ là say men nồng chai Whisky cũ!
 
                                  Trần Mai Ngân
 
* Con nước 17 là con nước lớn nhất trong tháng 9 Âl

Thứ Hai, 1 tháng 11, 2021

PHIẾM LUẬN “CHỮ LÒNG TRONG TRUYỆN KIỀU” (3) – Đỗ Chiêu Đức


Học giả Đỗ Chiêu Đức
 
                                                                           
Thệ sư kể hết mọi lời,                                
LÒNG LÒNG cũng giận, người người chấp uy. (101)
         
 

  
THỆ SƯ 誓師 : là Lễ tế cáo trời đất trước toàn quân khi xuất chinh; là Quân lính thề liều mình đánh giặc trước khi ra trận. Ở đây "THỆ SƯ kể hết mọi lời" là Từ Hải họp hết quân lính lại để nghe Thúy Kiều kể về tội lỗi của Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh, Bạc Bà, Bạc Hạnh... trước khi điều quân đi bắt hết những người kể trên về cho Thúy Kiều báo ân báo oán.
 

ĐIỆU LÝ XA NHAU - Thơ Huỳnh Tâm Hoài, nhạc Nguyễn Hữu Tân, ca sĩ Cát Tiên trình bày.


          
                     Nguyễn Hữu Tân và Huỳnh Tâm Hoài


     

ĐIỆU LÝ XA NHAU
 
Thơ Huỳnh Tâm Hoài.
Nhạc Nguyễn Hữu Tân.
Hòa âm Quang Đạt.
Ca sĩ Cát Tiên trình bày.

CHÙM THƠ TÀN THU – Ái Nhân




ÁI NHÂN
Tên thật Bùi Cao Thế
Đt:0984470914
139- 399- Ngọc lâm – Long biên –Hà nội
TK Bùi cao Thế 10524096395016 Techcombank
Chi nhánh Chương dương – HN




DÙNG DẰNG
 
Dùng dằng nắng còn ở lại
Võ vàng hoa cải ven sông
Rau răm cuối mùa đắng đót
Ào ào bấc giục vào đông
 
Mấy mùa người đi biền biệt
Mấy mùa thấp thỏm em mong
Thầy u nóng lòng giục giã
Dùng dằng buồn bã… long đong
 
Dùng dằng sông trôi về biển
Thuyền quyên biết ngược bến nào?
Người sao không về lại nữa
Gió lùa buốt giá… chiêm bao
 
Dùng dằng nôn nao giã bạn
Trầu têm cánh phượng, môi hồng
Mắt răm thương người dạo ấy
Dùng dằng lần lữa… sang sông