BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Chủ Nhật, 12 tháng 9, 2021

MƯỜI KHÚC THI TRĂNG – Thơ Ái Nhân



ÁI NHÂN
Tên thật Bùi Cao Thế
Đt:0984470914
139- 399- Ngọc lâm – Long biên –Hà nội
TK Bùi cao Thế 10524096395016 Techcombank
Chi nhánh Chương dương – HN


  


DỊU DÀNG
 
Dịu dàng
ánh trăng như lụa
 
Biển dâng
cong
ngọn thủy triều
 
Mắt em
mơ màng
hiền thế
 
Cồn cào
lửa cháy tim yêu
 

HAI TẤM HÌNH NHÂN ÁI VÀ MỘT TÂM HỒN NHƯ HOA SEN NỞ - Châu Thạch



 Cuộc chiến tranh giữa hai miền nam bắc Việt Nam đã đi qua gần nửa thế kỷ. Những tấm hình đầy mỹ thuật của các phóng viên chiến trường, của các nhà nhiếp ảnh kỳ cựu, phản ảnh  nhiều mặt của cuộc chiến đã được công bố, đã được tôn vinh, đã được giải thưởng cũng đã chìm vào dĩ vãng. Thỉnh thoảng những tấm hình ấy được đăng lại như sờ vào vết sẹo của một thời đau thương đến nay vẫn chưa lành hẳn. 
 

Thứ Bảy, 11 tháng 9, 2021

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA GIÁO DỤC MIỀN NAM VỚI GIÁO DỤC MIỀN BẮC - Vương Trí Nhàn

Nguồn:
https://vuongtrinhan.blogspot.com/2014/12/may-cam-nhan-ve-su-khac-biet-giua-giao.html

 
Nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn qua nét vẽ của Hoàng Tường


Bài đã đăng trên tạp chí NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN số 7-8 (114-115).2014, số chuyên đề GIÁO DỤC MIỀN NAM VIỆT NAM (1954- 1975)
 
Một nhận định chân thật của một trí thức miền Bắc XHCN:
 
Tôi vốn là người làm nghề nghiên cứu văn học. Trong cái nghề thuộc loại công tác tư tưởng này, những năm trước 1975, tôi chỉ được phép đọc các sách báo miền Bắc, còn sách vở miền Nam bị coi như thứ quốc cấm.
 
Có điều, không phải chỉ là sự tò mò, mà chính lương tâm nghề nghiệp buộc tôi không thể bằng lòng với cách làm như vậy.
Tôi cho rằng, muốn hiểu cặn kẽ văn học hiện đại, phải hiểu văn học cổ điển; muốn hiểu văn học VN phải hiểu văn học thế giới. Thế thì để hiểu văn học miền Bắc làm sao lại lãng tránh việc nghiên cứu văn học miền Nam được.
 

Thứ Sáu, 10 tháng 9, 2021

CÂY NGÔ ĐỒNG TRONG THI CA – Hoài Nguyễn



Ngô đồng, tên của một loại cây có xuất xứ miền Nam Trung Quốc. Cây Ngô đồng được nhiều người biết đến chủ yếu là qua thi ca, cả thi ca Trung Quốc và thi ca Việt Nam. Được nhắc đến nhiều nhất là hai câu cổ thi:
 
Ngô đồng nhất diệp lạc,
Thiên hạ công tri thu
 
(Một lá ngô đồng rơi rụng xuống
Mọi người đều biết tiết thu sang)
 

THƯ GỞI CON TRAI NHÂN NGÀY TỰU TRƯỜNG - Nguyễn Đức Tùng giới thiệu thơ của Wallace Stevens




Căn nhà im lặng và thế giới thì an bình.

Mở đầu chương trình môn văn năm nay, cô giáo của con yêu cầu mỗi học sinh tự chọn lấy một bài thơ mà mình thích, học thuộc lòng, rồi đứng đọc trước cả lớp. Điều kiện là bài thơ ấy đã in trong sách, bất cứ sách nào, nhưng không phải trên báo chí hoặc các truyền thông xã hội. Vào lứa tuổi của con, có lẽ điều ấy để đảm bảo tiêu chí giáo dục. Con đã hỏi ý kiến của ta về chuyện này. Ta lấy làm vui sướng, không, ta cảm thấy may mắn. Chúng ta thường làm việc với nhau về toán, đôi khi căng thẳng, nhưng những môn học khác, chúng ta không có dịp. Ta giới thiệu với con bài thơ “The house was quiet and the world was calm” của Wallace Stevens, một trong những nhà thơ lừng lẫy của Hoa kỳ.
 

Thứ Năm, 9 tháng 9, 2021

10 CỬA RA VÀO KINH THÀNH HUẾ – Dnga

Huế sau khi di dời các hộ dân ở thượng thành ra khu tái định cư Hương Sơ ở An Hoà đã để lộ ra rất nhiều điểm di tích của kinh thành Huế xưa, trong đó hình ảnh của một cửa thành cổ nhỏ (phần vòm cao 108cm, rộng 85cm) được đăng tải nhiều nhất với nhiều giả thuyết khác nhau của các nhà nghiên cứu Huế. Người ta cho rằng hai cổng nói trên có thể vừa để quân lính ra vào làm công việc phòng bị hoặc ngồi ở đó để canh gác.
 

MỘT CƠN GIẬN – Truyện ngắn của Thạch Lam

Tình cờ đọc một truyện ngắn thật hay, thật xúc động, của Thạch Lam (Nhà văn Tự Lực Văn Đoàn) nên muốn chia sẻ.  Mời bạn cùng đọc:
 

                                MỘT CƠN GIẬN
                                                                            Thạch Lam
 
Một buổi tối mùa đông, chúng tôi ngồi trước lò sưởi, trong một căn buồng ấm áp. Tự nhiên trong câu chuyện, một người nói đến những cơn giận tự nhiên đến tràn ngập cả tâm hồn ta và có khi gây nên nhiều cái kết quả không hay. Rồi mỗi người đều bày tỏ ý kiến riêng của mình.
Anh Thanh, từ nãy đến giờ vẫn lặng yên có vẻ trầm ngâm, cất tiếng nói:
- Sự giận dữ có thể sai khiến ta làm những việc nhỏ nhen không ai ngờ. Tôi biết hơn ai hết, vì chính tôi đã trải qua sự đó. Tôi sẽ kể các anh nghe một câu chuyện mà cái kỷ niệm còn in sâu trong trí nhớ tôi.
Cũng một buổi chiều mùa đông như hôm nay, tôi ở tòa báo ra về, trong lòng chán nản và buồn bực. Có những ngày mà tự nhiên không hiểu tại sao, ta thấy khó chịu, và hay gắt gỏng, không muốn làm việc gì. Tôi đang ở vào một ngày như thế mà chiều trời hôm ấy lại ảm đạm và rét mướt càng khiến cho cảm giác đó rõ rệt hơn.

CHỈ CÒN LẠI THƠ - Lê Văn Trung


   

 
CHỈ CÒN LẠI THƠ
 
Hồn cổ thạch cũng rêu bầm năm tháng
Còn đau gì chuyện bãi bể nương dâu
Có đi tới cuối chân trời vô hạn
Lòng vẫn đau từng giọt máu ban đầu
 
Nếu phải vác một nghìn cây thập giá
Nếu phải ngàn lần lên đồi Golgotha
Ôi thi sỹ ! Ngươi chỉ là rơm rạ
Ngươi chỉ là giọt lệ nở thành hoa
 
Nếu phải sống trong vòng tay quỹ dữ
Nếu phải chìm trong giấc mộng yêu ma
Ôi thi sỹ ! Ngươi chỉ là cây cỏ
Hãy xanh vì hạnh phúc quá bao la
 
Chúa chẳng thể. Ta cũng đành không thể
Ngăn dòng sông mà không vỡ đôi bờ
Chúa không thể. Dù ơn Người! Tận thế!
Chỉ còn thơ. Vĩnh cửu một hồn thơ
 
Vườn đá tảng (*) ôi thơ ! Vườn đá tảng
Một ngày kia thơ hóa thạch trong mồ
Em dẫu đến, dẫu đi, dù quên lãng
Một ngàn năm THƠ mãi sáng như THƠ
 
                                       Lê Văn Trung
     (Trích thi phẩm Thu Hoang Đường)
 
.......
 
(*) Vườn Đá Tảng tên một tác phẩm văn học nước ngoài (Le Jardin Des Rochers của Nikos Kaxantzaki )

NHẤT TỰ VI SƯ - Hồi ký của Hoàng Hóa


Tác giả bài viết Hoàng Hóa


 Khoảng đầu tháng 8/1973, những chuyến xe khách khoảng 45 chỗ của các hãng xe  chuyên chạy đường dài Sài gòn - Đà nẵng Phi Long, Tiến Lực, Thuận Thành, Miền Trung... đón nhiều gia đình ở trong trại tạm cư Hòa Khánh ĐN đã chấp nhận rời bỏ nơi chôn rau (nhau) cắt rún của mình đang  ở bên kia dòng sông Thạch Hãn - là Khu Phi Quân sự theo Hiệp định đình chiến Paris - đi vào phương Nam theo chương trình "khai hoang lập ấp" do Quốc Vụ Khanh Phan Quang Đán của chính phủ VNCH đặc trách, dưới sự dẫn dắt của  các vị lãnh đạo tinh thần, tôn giáo, đặc biệt là các vị Linh mục Công giáo, đến khu nhà lá dựng tạm tại ấp Động Đền xã Phước Thuận, huyện Hàm Tân, Bình Tuy sau hành trình khá dài - hơn 24 tiếng đồng hồ. Xe xuất phát tại Hòa Khánh vào khoảng 10 giờ sáng, nghỉ qua đêm tại Sông Cầu - Phú Yên và đến Động Đền vào khoảng 4 giờ chiều ngày hôm sau.
 

NHÀ YÊU NƯỚC NGUYỄN HỮU ĐANG RA TÙ - Nguyễn Tử Siêm

Nguồn:
https://www.facebook.com/siem.nguyentu/posts/2802978043312411
 
Theo lời kể của cựu đại tá An ninh Thái Kế Toại


Ông Thái Kế Toại
 
Về tác giả THÁI KẾ TOẠI.
• Bút danh: Lê Hoài Nguyên, Nguyên Phong.
• Sinh ngày 02-01-1950 tại Tiền Hải, Thái Bình.
• Nguyên Đại tá công an, công tác tại A25.
• Giám đốc điện ảnh Công an Nhân dân.
• Gia nhập hội Nhà văn 1998.
• Hiện cư ngụ tại Q. Thanh Xuân, Hà Nội.
• Từng là pháo thủ pháo cao xạ.
• Cử nhân văn chương Đại học Tổng hợp Hà Nội.
• Từ 08-1980 về công tác tại Bộ Công an.
 
*

NGƯỜI ĐÀN BÀ THÁNG CHÍN – Thơ Trần Mai Ngân


   
                   Nhà thơ Trần Mai Ngân


NGƯỜI ĐÀN BÀ THÁNG CHÍN
 
Chào tháng Chín nồng nàn hương biển
Người đàn bà đi về phía không anh
Không gian lạ và những âm thanh
Trong gió, trong tiếng sóng và trong tận cùng tuyệt vọng...
 
Ở đâu, tìm đâu những ngày hoa mộng
Chẳng để làm gì chỉ để cố quên đi
Người đàn bà tháng Chín khép đôi mi
Giọt nước mắt lăn tràn lên má thắm
 
Tháng Chín về mà sao xa thăm thẳm
Một nghìn trùng một ngăn cách ngày xưa
Miên man nào... miên man mãi nụ hôn trưa
Người đàn bà khuỵu xuống... dấu chân trần bấu sâu vào cát...
 
Tháng Chín biển vỡ oà trong cơn khát
Áo mỏng khăn voan tất cả lạnh lùng
Người đàn bà cố níu kéo tương phùng
Nhưng như nước... trôi qua bàn tay lạnh
 
Tháng Chín ơi... về đâu không bất hạnh
Một cuộc tình cứ thế mãi mong manh
Biển nghìn năm con sóng khát an lành
Sao thương quá người đàn bà tháng Chín!
 
                                        Trần Mai Ngân
 

THƠ CỦA THIỀN SƯ (POETRY OF ZEN MASTER) - Nguyên Lạc



 
Lời phi lộ:
 
Trước khi vào bài, tôi xin bàn về chữ ZEN MASTER.
 
ZEN MASTER có bạn đã dịch là Tăng Sư, theo tôi nên dịch là Thiền Sư, vì nếu dịch ra Tăng Sư thì không chính xác lắm: Tăng Sư / Thầy Tu, thuộc giới Tăng Lữ, người đã xuất gia, gia nhập Tăng Đoàn/ Giáo Hội. Thiền Sư có thể tu tại gia (gọi là Cư sĩ), có thể xuấ́t gia tự mình tu Thiền nơi núi động nào đó, hoặc là gia nhập Tăng Đoàn tu tại chùa. Tăng Sư có thể không tu theo Thiền phái, mà tu theo các phái khác.
 

ANH YÊU EM, VẦNG TRĂNG SÁNG TƯƠI – Thơ Quách Như Nguyệt, Nguyễn Hữu Tân phổ nhạc, Đặng Vương Quân hòa âm, ca sĩ Tâm Thư trình bày


  
                             Nhà thơ Quách Như Nguyệt

ANH YÊU EM, VẦNG TRĂNG SÁNG TƯƠI
 
Xin cho em là người yêu cuối
Xin yêu em như mối tình đầu
Xin nhìn em ngọt ngào, đắm đuối
Anh yêu em, tình chẳng thương đau
 
Ca tụng em - vầng trăng sáng tươi
Cám ơn anh luôn làm em cười
Cám ơn anh luôn hiểu và thương!
Đã yêu em bất chấp vô thường
 
Em yêu anh chẳng chút ngại ngùng
Xa nghìn trùng chẳng thấy mông lung
Tình thật đẹp, chẳng ngờ mình có
Tim ấm êm chẳng chút lạnh lùng
 
Là cây tùng cho em nương tựa
Tình yêu mình vững chãi bền lâu
Trải qua nhiều khi nắng khi mưa
Anh yêu em chẳng để em sầu!
 
Em yếu đuối, anh đưa tay cho nắm
Em vụng về, anh nâng đỡ, vuốt ve
Em dữ dằn, anh vẫn thấy mết mê
Em lả lơi, càng yêu em say đắm!
 
Người tình ơi, em yêu anh nhiều lắm!
Tình yêu mình trong trắng, xa xăm
Chúa và Phật đều khuyên răn bác ái
Mình yêu nhau, tình bác ái có thừa
Nên “cưng” anh ơi, sao ta lại phải… chừa
Em yêu anh, nhất định mãi yêu anh
 
                                    Quách Như Nguyệt


       

Thơ: Như Nguyệt
Phổ Nhạc: Nguyễn Hữu Tân
Hòa Âm: Đặng Vương Quân
Ca sĩ: Tâm Thư

 

CAM LỒ - Thơ Tịnh Bình


  
              Nhà thơ Tịnh Bình

 
CAM LỒ
 
Lớp lớp người đi mãi
Giữa bao tiếng thét gào
Trần gian đành bỏ mặc
Bao hoài vọng khát khao
 
Giọt lệ nào rơi xuống
Lửa dữ bốc trời cao
Khúc ly ca ai oán
Nhân thế cùng nỗi đau
 
Van người đừng gục ngã
An trú nơi nguồn tâm
Dập đầu lạy ngọn cỏ
Sự sống hãy bật mầm
 
Bước tiếp và đi tiếp
Dẫu thu tàn đêm đông
Những trái tim bất tử
Rải tình thương ấm lòng
 
Hư không về lại hư không
Lửa tàn sót cánh sen hồng bao dung
Chuông từ bi
Trống đại hùng
Cam Lồ dõng mãnh phủ trùm tam thiên...
 
  TỊNH BÌNH
   (Tây Ninh)

SÀI GÒN THÀNH PHỐ MÙA COVID - Thơ Vĩnh Hoàng


   

 
SÀI GÒN THÀNH PHỐ TRẺ    
 
Sài Gòn thành phố phồn hoa    
Với sức sống trẻ, trên đà đi lên     
Ra đường bất luận ngày đêm     
Đèn xe rực rỡ, phố chen chúc người
 
Nhà hàng, quán nhạc đông vui     
Chị vào siêu thị, anh ngồi quán bar     
Khách du lịch đến từ xa     
Đắm say nhìn, ngắm so ta với người
 
Sài Gòn thật quá tuyệt vời      
Chẳng thua Âu, Mỹ dưới trời Á Đông      
Tưởng rằng hết số long đong      
Ông trời chẳng bỏ "má hồng đánh ghen"     
Ra tay bởi nhớ lời nguyền      
 
Thả con Cô Vít gây nên bao điều       
Sài Gòn phố chết, đìu hiu       
Đường xe vắng lạnh tiêu điều xác xơ       
Quá bất ngờ, thật không ngờ
 
 Sài Gòn cuộc sống bây giờ là đây        
Con Cô Vít trói chân tay      
Trong vòng cương tỏa phủ đầy tang thương      
Làm sao thoát khỏi tai ương      
 
Qua cơn khốn khó nhiễu nhương lúc này      
Vươn lên chống chọi từng ngày      
Vượt qua đại dịch, cơ may sống còn      
5K thực hiện nhớ luôn   
     
Vắc Xin tiêm đủ lòng càng vững tin         
Hãy cứu mình - tự cứu mình        
Một ngày sẽ đến bình minh sáng ngời  
 
                                       Vĩnh Hoàng 
                                        07- 9-2021

VỀ TRUYỆN NGẮN CỦA LÊ MAI – Đặng Xuân Xuyến


                             
                                      Nhà văn Lê Mai
 

NHỮNG CON SỐ "DUYÊN NỢ" VỚI NHÀ VĂN LÊ MAI:
 
- Ngày 5 tháng 3-2017: Lần đầu biết mặt nhà văn Lê Mai (tên thật là Lê Văn Hùng) khi ông cùng nhà thơ Nguyễn Khôi đến nhà tôi ở 7/61 Nguyễn Văn Trỗi, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội.
 

KHÁI NIỆM ĐÊM # 2 – Thơ Khaly Chàm


   
                           Nhà thơ Khaly Chàm
 

khái niệm đêm #2
 
nhảy múa thét gào
hàng tỉ vi trùng hỗn loạn
trong vuông ngực thời gian
huyễn hoặc lời mật niệm
một thế giới chúng sinh
luôn với nỗi khát thèm
ảo ảnh lấp lánh màu địa ngục
 
đêm móng vuốt
thè lưỡi toả sáng giấc mơ ẩn dụ
những bóng dục tình sinh sản
em loài ngựa bí ẩn quyến rũ hạnh phúc
hí vang theo nhịp cuồng hoá lửa
tôi đã thay đổi dáng hình
 
khuôn mặt của sợ hãi
mắt hố thẳm quá khứ ám ảnh niềm tin
bàn tay co rúm lời trối trăng
con chữ ngửa mặt khinh bỉ tư duy
trong tâm thức nụ cười vang âm mũi nhọn
hơi thở nơi đâu chẳng kịp về
báo hiệu cho chúng ta ngày cứu rỗi
 
                                     tptayninh hè 2015
                                          khaly chàm
 

Thứ Tư, 8 tháng 9, 2021

THI SĨ ĐINH HÙNG VÀ CHƯƠNG TRÌNH NGÂM THƠ TAO ĐÀN TRƯỚC NĂM 1975: TIẾNG NÓI CỦA THI VĂN MIỀN NAM - nhacxua.vn biên soạn




Thi sĩ Đinh Hùng là một trong những tên tuổi lớn nhất của thi đàn Miền Nam, đã nổi danh từ thập niên 1940 khi còn ở Bắc.
 
Năm 1954, ông di cư vào Nam và phát hành tập thơ nổi tiếng Mê Hồn Ca trong cùng năm. Tại Sài Gòn, ông cùng bạn bè lập ra chương trình Tao Đàn năm 1955 trên Đài phát thanh. Có lẽ là khi bắt tay vào thực hiện chương trình này, thi sĩ Đinh Hùng cũng không nghĩ là nó được công chúng đón nhận nồng nhiệt đến như vậy. Vào mỗi tối thứ hai, tư và sáu trong tuần, từ 9 giờ 15 đến 10 giờ tối, thính giả nghe đài phát thanh ở Sài Gòn và cả nước lại chìm đắm trong thế giới của thơ ca. Chương trình Tao Đàn trở thành diễn đàn chung của thơ ca kim lẫn cổ, là nơi hoàn toàn chỉ dành riêng cho người yêu thơ.
 

NHỚ CHÚA TIÊN NGUYỄN HOÀNG: DINH XƯA, CẢNG CŨ BÂY GIỜ - Lê Đức Dục

Dấu tích của những vị chúa Nguyễn buổi đầu mở cõi nay còn ở Trà Bát (nay là làng Trà Liên, xã Triệu Giang, huyện Triệu Phong, Quảng Trị). Cho dẫu còn ít ỏi và phần nào hoang phế thì ngần ấy dấu tích vẫn đủ sức thức gợi cả một trời quá khứ.
 
Vùng Trà Bát bây giờ thật quạnh hiu. Ảnh: Lê Đức Dục
 
Trà Bát chính là nơi Nguyễn Hoàng trút hơi thở cuối cùng vào năm 1613. Trước lúc lâm chung, cũng tại Trà Bát, ông đã triệu người con trai thứ sáu là Nguyễn Phúc Nguyên đang làm trấn thủ Quảng Nam về cầm tay dặn dò: “Đất Thuận - Quảng phía bắc có núi Hoành Sơn, sông Linh Giang (sông Gianh) hiểm trở, phía nam có núi Hải Vân, núi Thạch Bi vững bền, núi sinh vàng sắt, biển có cá muối, thật là đất dụng võ của kẻ anh hùng. Nếu biết dạy dân, luyện binh thì chống chỏi với họ Trịnh đủ xây dựng sự nghiệp muôn đời, nếu thế lực không địch được thì cố giữ đất đai để đợi thời cơ chứ đừng bỏ hỏng lời dạy của ta”. Vâng mệnh cha, từ dinh Trà Bát này Nguyễn Phúc Nguyên đã nối ngôi chúa chăm lo việc phòng thủ, sửa thành lũy, đặt quan ải, vỗ về quân dân, trong ngoài mến phục gọi ông là Chúa Sãi hay Sãi Vương.
 

Thứ Năm, 2 tháng 9, 2021

DÂN TỘC KINH LÀ GÌ? - Hoàng Hưng



Trên Chứng minh Nhân dân của công dân nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, mục dân tộc, tất cả những người không phải sắc dân thiểu số (Tày, Nùng, Ê đê, Chăm...) đều ghi là: KINH. (Lưu ý: Căn cước Việt Nam Cộng hòa trước 1975 không có mục này).
Không ai để ý đến chi tiết này! Bạn cũng thế! Tôi cũng thế! Chẳng ai hỏi: dân tộc Kinh là dân tộc gì?
 

CHÍNH NGỌ - Thơ Tịnh Bình


  
                Nhà thơ Tịnh Bình


CHÍNH NGỌ
 
Tựa lưng ngả vào trưa thẳng đứng
Nắng khêu thêm cho kịp đỉnh ngày
Ai biết từ đâu mưa bất chợt
Đất với trời vụng một cuộc yêu...

                             TỊNH BÌNH
                              (Tây Ninh)

CA DAO VIỆT NAM “CÔ GÁI HÁI CHÈ VÀ THẰNG PHẢI GIÓ” – Sưu tầm



Trong kho tàng ca dao VN, phần lớn các câu ca dao dùng để tả những sinh hoạt cộng đồng, hay đề cao những đức tính tốt nhằm mục đích khuyên nhủ người đời...
 

TRAI QUÊ – Thơ Đặng Xuân Xuyến


   


TRAI QUÊ
 
Trai quê, thì rõ trai quê
Dửng dưng phố thị bùa mê trói người
Thì quê, chỉ sẵn nụ cười
Chỉ trong veo mắt dụ người ngẩn ngơ
Ờ thì, nửa tỉnh nửa mơ
Trai quê vẫn vậy, vẫn khờ chả khôn...
 
Hà Nội, 29 tháng 8-2021
ĐẶNG XUÂN XUYẾN

THANH LƯƠNG TRÊN ĐƯỜNG VỀ CỐ QUẬN – Tâm Nhiên

 
Tâm Nhiên, Thanh Lương, ngồi trước thạch động Hoa Nghiêm, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng (9. 2017)
 
 
 THANH LƯƠNG TRÊN ĐƯỜNG VỀ CỐ QUẬN 
                                                                   Tâm Nhiên

Thanh Lương là bút hiệu của Thích Thiện Sáng, một hành giả Thiền tông. Thế danh Trương Thượng Trí, sinh năm 1956, lớn lên trên cù lao Ông Chưởng, bên dòng sông Hậu giữa trời thơ đất mộng An Giang.