BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Truyện ngắn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Truyện ngắn. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 19 tháng 6, 2022

XÃ HỘI ƯU VIỆT - Truyện ngắn của Tràm Cà Mau

Tràm Cà Mau, một cái tên đặc sệt miền Nam nhưng tác giả với tên thật Nguyễn Thiệp, lại sinh ra ở Quảng Trị, lớn lên ở vùng địa đầu giới tuyến từ cuộc phân chia Nam Bắc. Tràm Cà Mau đã từng xẻ chia những trằn trọc chung của những thế hệ bất hạnh vì chiến tranh.

Từ miền Nam ra Bắc, năm 1945 ông Tý đang miệt mài đèn sách tại đại học Hà Nội, hy vọng ra trường được bổ dụng làm quan tham tá, thì xếp bút nghiên theo tiếng gọi của sông núi. Cầm súng đánh đuổi giặc Tây đang trở lại, để giành độc lập cho quê hương. Năm 1954 nước Việt Nam chia cắt ra hai miền, ông đi tập kết ra Bắc. Năm 1975, sau khi miền Bắc chiến thắng trong cuộc nội chiến tương tàn do súng đạn ngoại bang cung cấp và thúc dục, ông hân hoan trở về. Trong trí tưởng tượng của nhiều người bà con dòng họ, thì ông là một kẻ anh hùng oai phong lẫm liệt, cưỡi ngựa chiến, mang chiến bào, cầm gươm báu sáng ngời chỉ vào thiên địa hiên ngang. Nhưng họ thất vọng, vì thấy ông, mặt mày bủng beo hốc hác, tiều tụy, chân mang dép râu, đầu đội nón cối sờn mục và áo quần nhàu nát lụng thụng màu phân ngựa.
 

Thứ Bảy, 11 tháng 6, 2022

XỨ KHỈ KHỌN - Truyện ngắn của Tràm Cà Mau

Tràm Cà Mau, một cái tên đặc sệt miền Nam nhưng tác giả với tên thật Nguyễn Thiệp, lại sinh ra ở Quảng Trị, lớn lên ở vùng địa đầu giới tuyến từ cuộc phân chia Nam Bắc. Tràm Cà Mau đã từng xẻ chia những trằn trọc chung của những thế hệ bất hạnh vì chiến tranh.


Vào một đêm đã khuya, trăng sao lờ mờ, giữa mùa xuân năm 1975, đoàn thám hiểm Phi Châu gồm bảy nhà sinh vật học người Na Uy đang bị bộ lạc khỉ vây hãm tấn công mà không biết. Người canh gác uể oải ngồi cầm súng ngáp dài nhìn ra xa, ông cũng không ngờ hiểm nguy gần kề. Sáu người khác đang ngủ yên giấc trong lều sau nhiều ngày theo dõi sinh hoạt của bộ tộc khỉ đặc biệt này.
 

Thứ Sáu, 10 tháng 6, 2022

MÃI HOÀI NHƯ RỨA - Truyện ngắn của Nguyễn Đặng Mừng

                                       (Kính tặng chị TKL)
 
Nhà văn Nguyễn Đặng Mừng
      
Từ ngày Nhan trốn đi ngày tháng dài ra. Mối tình đầu của tôi tội nghiệp như cọng khoai lang sau mùa lũ. Nhan đi đâu mấy tháng rồi bặt vô âm tín.
 

Thứ Hai, 9 tháng 5, 2022

NỒI CHÁO THỊT - Truyện ngắn của nhà văn Nhật Tiến.


     
Lão Quới đứng chết lịm ngay trên nền đất ẩm. Cơn giận kéo đến quá nhanh đến độ lão thấy cổ họng của mình như bị chận ngang tưởng muốn ngộp thở. Đôi mắt của lão nóng lên dần dần. Lão cảm thấy mạch máu ở hai bên thái dương chảy rậm rật. Trước mắt lão là lớp giậu thưa bị xé toang một mảng. Bên dưới chỗ bị xé toang một mảng là những lốt chân trên nền đất dẫn tới một luống khoai.
  

Thứ Năm, 5 tháng 5, 2022

NHỮNG ĐIỀU MƠ ƯỚC - Truyện ngắn của Phạm Tín An Ninh



Có một dạo, đi đâu tôi cũng nghe thiên hạ hát bài Con Chim Đa Đa, “sao không lấy chồng gần mà đi lấy chồng xa..” rồi đến bài Chị Tôi, “thế là chị ơi rụng bông hoa gạo”. Đúng như người ta nói, Thơ và Nhạc có ngôn ngữ riêng của nó. Một người không có nhiều chữ nghĩa như tôi, nhiều khi say mê hát một bài hát mà sau đó suy nghĩ mãi vẫn không hiểu rõ ngọn ngành, ý nghĩa một vài câu. Trong bài Chị Tôi, tôi cũng rất ư là lờ mờ cái sự kiện... rụng bông hoa gạo... và trời cho làm thơ... này lắm. Dù vậy tôi vẫn thấy bản nhạc phổ từ một bài thơ chỉ vỏn vẹn mấy câu này, khá hay. Mà ngay đến cái sự hay này tôi cũng mơ hồ, không biết có đúng là tôi biết thưởng thức thơ nhạc không, hay là chỉ vì có sự đồng cảm mà tôi thấy lòng mình xúc động. Bởi vì mỗi lần nghe ai đó hát bản nhạc Chị Tôi, tôi lại da diết nhớ đến bà Cô Út của tôi.
 

Thứ Ba, 3 tháng 5, 2022

LÀNG TA – Truyện ngắn của Nguyễn Bàng


Tác giả Nguyễn Bàng


Tối Chủ nhật một ngày chớm hè.
Vừa xong bữa cơm, cô giáo Hằng vội vã vào ngay bàn làm việc để chấm bài Tập làm văn của học sinh lớp mình. Đề bài đã ra là:
 
Phát biểu cảm nghĩ về bài ca dao:
Làng ta phong cảnh hữu tình...”
 
Mở tập bài, xem lướt qua một lượt, Hằng thấy lòng vui vui vì bọn trẻ nhỏ của cô đã tiến bộ nhiều về chữ viết. Nhưng khi chấm được 5 bài đầu thì niềm vui nhỏ bé ấy vụt tắt ngấm. Hằng không tìm thấy đoạn văn nào có cảm xúc nồng hậu cả. Một thoáng thất vọng gợn lên trong lòng cô giáo, chả lẽ bài dạy của cô đã nhạt nhẽo như mấy giọt nước mưa cuối mùa, không có sức thấm vào hồn con trẻ?
 

Thứ Tư, 20 tháng 4, 2022

CHA CỦA NGƯỜI TA, LÀ BA CỦA TÔI – Truyện ngắn của Trần Thiện Phi Hùng



Ông Ta gặp Tôi sau khi Tôi mở mắt chào đời chỉ mới có một đêm; chỉ nhìn Tôi có một phút đã nghĩ xấu về Tôi là “cái môi chu chu chắc lớn lên sẽ hỗn”. Một Phút mà Ông Ta đã đưa ra quyết định tương lai cho một đời người thì thật đúng là dân nhà binh nhiều năm quân ngủ; dứt khoát nhanh chóng mặc dù không phải là việc đánh nhau trên chiến trường gần kề giữa cái sống và chết trong gang tấc nhưng đây lại là Tình Người cao cả. Con Bé mới sinh mang cái tội Lai Mỹ nên người mang nặng đẻ đau sau 9 tháng 10 ngày đã nhẫn tâm cho người khác và nếu không có được có người có tình người cao cả thì Tôi phải vào Viện Mồ Côi. Vợ của Ông ta sinh con gái cho Ông ta chỉ trước Tôi có 4 tiếng và Tôi thì bị Mẹ rao “Cho Con”; chỉ nhìn Tôi một phút rồi trở về phòng của Vợ nói lên quyết định xin con nuôi và Vợ không thuận nhưng cũng không phản đối; thế là thủ tục cho Con của mẹ Tôi và xin con của Cha Tôi được thỏa thuận trên giấy trắng mực đen được đưa cho Bà Mụ và cũng là Chủ phòng sinh quân đội Tỉnh Khánh Hòa. Thủ tục chưa kịp hoàn tất; Mẹ của Tôi đã bỏ Tôi ra đi. Tôi còn say ngủ Tôi nào có biết gì; đến cả mắt của Tôi còn chưa mở. Tôi được Cô Mụ bồng sang giao cho Bà Mẹ thứ Hai. Khi Tôi mở mắt được để nhìn đời thì nét mặt cương nghị đó đã in sâu vào tâm não Tôi từ ngày đó và có lẽ là mãi mãi không bao giờ phai nhạt trong Tôi: Ba của Tôi.

CON GÁI CỦA NGƯỜI TA.! - Truyện ngắn của Trần Thiện Phi Hùng



       
Con gái của người ta sau 24 giờ sinh ra đã trở thành con gái của tôi, và chỉ sinh sau con gái của tôi có 4 giờ tại Bảo Sinh Viện Quân Đội Thành Phố Nha Trang năm 1972.
 
Mẹ của nó còn trẻ lắm, nhưng có vẻ lanh lợi sành đời. Cô ta sinh xong mạnh khỏe đi đứng bình thường chứ không nằm liệt như bà vợ tôi. Cô ta nói với vợ tôi cô ta là vợ của một Trung Úy Biệt Kích. Anh ta ít khi về nhà và công tác ở đâu không bao giờ nói. Cô ta đi làm sở Mỹ ở Chu Lai, vì sinh kế sao đó nên "Nhảy dù" với Mỹ. Tai nạn có thai ngoài ý muốn nhưng không biết con của chồng cô ta hay của Mỹ nên cứ sinh con xong rồi tính. Con chồng thì để nuôi, còn con Mỹ thì cho.
 
Nghe vợ nói lại, tôi sang phòng cô ta gõ cửa xin vào xem đứa nhỏ ra sao. Trong bóng đèn mờ của căn phòng, con bé nằm bó mình trong khăn lông, chỉ lòi cái mặt da trắng đỏ và cái miệng nhỏ xíu hai môi như chu ra làm tôi nghĩ "Con bé nầy chắc sau nầy hỗn lắm đây". Tôi không nói gì với cô ta mà về phòng bảo bà vợ tôi: "Mình xin con bé nuôi luôn nhen em?".
Vợ tôi lo lắng: "Làm sau đủ sữa cho 2 đứa? Thiên hạ nói bậy bạ làm sau chịu nổi?".
"Cho nó uống sữa bò, anh sẽ mướn thêm người giúp việc nữa cho em.", tôi quả quyết.
"Tùy anh!", vợ tôi đồng ý.

Thứ Sáu, 1 tháng 4, 2022

HỘI CHỨNG CÁ THÁNG TƯ – Truyện ngắn của Ái Nhân



Bảnh mắt Hắn đang sửa soạn đi đánh cầu lông thì điện thoại reo. “Gọi ra để ‘tỷ thí’ chứ giề...(lại Thắng Béo đây)”! – Hắn nghĩ vậy, xỏ nốt chiếc tất vào chân phải rồi mới bấm điện thoại để nghe máy.
   - A lô....
   - Ông... à, hôm nay sang Hồ Tây câu đi! – tiếng gọi sang sảng, chắc Lão Trọc có điều gì vui lắm đây?
- Ờ đi, hôm nay mình phải câu con Cá to nhất Hồ Tây nhé!
Hắn cất vợt rồi đi ra cổng...
Lão Trọc và Hắn chọn một vị trí đẹp dưới bóng liễu xum xuê bên bờ Hồ Tây (Chỗ gần nhà hàng mà năm ngoái hội Off line Mùa Thu tụ hội. Nơi mà bọn con gái và Thanh Quế Hoa chụp ảnh làm dáng bên cây liễu đó)
Đầu tháng tư màu xuân còn nồng nàn lắm. Mặt hồ lao xao, những con sóng lăn tăn quyến rũ. Phía xa xa mấy chiếc thuyền kéo ốc thong thả chậm rãi. Nắng cuối xuân làm hưng phấn tâm hồn hai kẻ câu cá mộng mơ.
Hắn thả hồn theo bản nhạc du dương của quán cà phê gần đó mà mơ tưởng.
Lão Trọc ngồi dạng lang kẹp cái cần câu giữa hai đùi. Cái lưng lão cong cong, còn cái đầu vừa cạo bóng nhoáng như bức tranh Đoạn Tuyệt Mùa Xuân của họa sĩ Thiết Phan. Trông Lão ngồ ngộ, khôi hài giống Chu Văn Quềnh trong phim Đất Làng.
 - Cắn rồi! – Lão Trọc thất thanh – cá to đấy!
Hắn nhoài người túm sợi cước trước mặt Lão Trọc phụ gìm con cá.
Phải mươi phút sau con cá mới chịu thua để Lão lôi lên bờ.
Con cá chép to quá, hai bên mép có những sợi râu nâu vàng như sợi mỳ hảo hảo ngâm nước nóng quá độ. Mắt cá xếch ngược dữ tợn như mắt hung thần.
Lão ôm con cá như chiến sĩ Ngô Mây ôm bom ba càng sắp xông trận.
Cả đường Trích Sài đông nghịt người, họ đứng vòng trong, vòng ngoài xem cá như xem đấu vật ở hội làng Gióng.
Hàng chục chiếc ô tô nối đuôi nhau bấm còi inh ỏi vì bất đắc dĩ bị tắc đường.
Những cú điện thoại được gọi đi các nơi cho bạn bè. Thấp thoáng cả mấy tay nhà báo, cùng Nhà Báo Kiều Sơn cũng có mặt. Người thì sờ vào cá, có người còn nằm bên cạnh, có kẻ còn nghiêng đầu tình tứ với cá để chụp ảnh...

Thứ Tư, 30 tháng 3, 2022

VỀ LÀNG – Truyện ngắn của Nguyễn Đặng Mừng


Nhà văn Nguyễn Đặng Mừng
 

Những người thắt đáy lưng ong
Vừa khéo chiều chồng lại khéo nuôi con
                                               (Tục ngữ)
 
Hàng năm cứ vào tháng chín âm lịch, bà con ở xa thường về làng chạp mả. Nhiều khi ở cả tháng trời cũng chưa chạp xong mộ bên nội bên ngoại. Làng có tám họ tộc, mấy chục đời gả qua lấy lại gần như bà con cả. Nhớ cho ra bà con thế nào, nội ngoại ra sao, ai anh ai chị, ai chú ai bác, ai o ai dì là một chuyện không dễ. Có những trường hợp tôi vừa là ông vừa là cháu của một người nào đó, nếu theo giai bậc của cách gọi bên này và ngược lại bên kia. Phải nhớ để khỏi bị trách là điều thiệt khó đối với những người ở xa về. Từ ngày xa quê tôi thường ghi chép để khỏi bị các chú bác cô dì trách: “Ơn say chưa” (1)
 

Thứ Hai, 14 tháng 3, 2022

CHUYỆN TÌNH CÔ GÁI TUỔI DẦN SẮP QUÁ LỨA! – Quản Phương Thanh

"Em muốn sinh con", Khương ngái ngủ: "Bao giờ?".
Ngay bây giờ, em muốn làm tình không dùng bcs". Khương giật mình, tỉnh cả ngủ...


Lần đầu gặp mặt, Hân ngỡ ngàng khi "đối tượng" là một thanh niên mặt búng ra sữa. Thế nhưng, hắn luôn mồm xưng anh và gọi cô là em.
Hân quen Khương trên một trang web hò hẹn online. Tất cả khởi đầu từ một đoạn giới thiệu mang đầy tính khiêu khích: "Trần Lê Ngọc Hân, viết lách tự do, sinh năm 1974, tuổi Dần. Ai không sợ bị thịt thì cứ nhào vô".
Ba ngày sau khi đăng hai câu giới thiệu ấy. Hân nhận được rất nhiều thư nhưng cô khá ấn tượng trước một lá thư khiêu khích không kém trong hộp mail: "Nguyễn Đăng Khương, thiết kế nội thất, tuổi Mèo. Mèo là chú của cọp nên không sợ bị thịt, sẵn sàng nhào vô".
Đọc e-mail, Hân khinh khỉnh: "Nhỏ hơn một tuổi à? Cũng không đến nỗi".
 

Chủ Nhật, 13 tháng 3, 2022

ĐÁM MA NGƯỜI NGOẠI ĐẠO - Hoàng Trần

Tác giả tên đầy đủ là Trần Minh Hoàng, qua Mỹ đã 15 năm, hiện là nhân viên bưu điện tại Minnesota.  Bài viết về nước Mỹ lần này của Hoàng rất đặc biệt, kể về một đám tang khác thường: Người chết trở thành diễn giả nói chuyện sống chết với những người đưa đám.

 

Tiếng điện thoại reo làm Minh giật mình, giấc ngủ chưa làm anh lại sức sau một đêm làm việc. Anh uể oải:
- Minh đang nghe.
- Con là Thiên. Ba con mất rồi chú ơi.
Minh tỉnh hẳn:
- Con nói cái gì" Nói lại chú nghe.
- Ba Phi mất rồi.

Thứ Sáu, 25 tháng 2, 2022

GIẢI THOÁT - Truyện ngắn của Tiểu Lục Thần Phong

Một truyện ngắn vui vui, mang tích cách châm biếm một cách dí dõm của nhà văn Tiểu Lục Thần Phong.
 

Mỗ là quan chức thường thường bậc trung, tuy chưa phải là đại gia nhưng cũng có thể gọi là gìau sang có máu mặt. Sau nhiều năm lăn lộn chốn quan trường, mỗ ngán ngẩm lắm rồi. Mọi người mang mặt nạ để đối đãi nhau, đồng liêu cười cười nói nói, bắt tay, ôm hôn vỗ lưng bộp bộp nhưng sẵn sàng lụi nhau những phát chí tử. Quan trên thì hớt công đổ tội, bọn bên dưới thì rập rình đoạt ghế mỗ đang ngồi. Chính trường tràn gió tanh mưa máu, miệng lằn lưỡi rắn, tâm lang dạ sói, óc muỗi bụng voi. Triều đình đầy nghi kỵ, luôn rình mò từng cử chỉ hay lời nói, hễ lệch hướng một tí là triệt hạ ngay lập tức. Ở công đường là thế, về nhà càng mệt thêm, vợ suốt ngày chưng diện đua đòi làm phu nhân, bà lớn. Con trai nhập băng hút xách, đua xe, quậy phá tưng bừng. Con gái ăn chơi mát trời ông địa luôn. Mỗ ngán ngẩm tình đời, muốn tìm cách giải thoát. Suy nghĩ nhiều lắm, cuối cùng thấy chỉ có xuất gia đầu Phật là con đường giải thoát tuyệt nhất. Nghĩ là làm, tuy nhiên mỗ cũng thủ thế trước, kinh nghiệm quan trường dạy mỗ vậy. Trước hết mỗ xin nghỉ việc không lương trong ba tháng để đi chữa bệnh, sau là mở tài khoản nhà băng bí mật và gom hết giấy tờ tài sản đứng tên riêng cất kỹ. Mỗ cũng nghe nói Phật xuất gia lúc nửa đêm để tránh sự quyến luyến và cản trở. 

Chủ Nhật, 6 tháng 2, 2022

QUÁN HỚT TÓC - Nguyễn Đức Tùng



Quán hớt tóc là nơi bọn thanh niên trong làng tụ tập tán dóc, bàn chuyện chiến tranh hòa bình, các nhân vật Xuân thu Chiến quốc, chuyện cô nào sắp lấy chồng, phim cao bồi Viễn Tây, mùa khoai mùa lúa, chuyện đi quân dịch, vui buồn thi cử. Khi tôi còn bé, mỗi tháng phải trình diện quán ấy một lần, lệnh của ba tôi. Ông rất ghét bọn con trai để tóc dài, mà chẳng cứ gì ông, người lớn, thầy cô giáo của tôi, đều thế. Tôi lò dò bước vào quán, vách đất trộn phân trâu quét vôi trắng mái tranh có dàn mướp bò qua, nhìn quanh tìm chỗ ngồi, dỏng tai nghe chuyện khách, dân cày cấy, học sinh, viên chức.
 

Thứ Tư, 22 tháng 12, 2021

ĂN CƠM CHƯA? - Truyện ngắn của Bình Nguyên Lộc


Nhà văn Bình Nguyên Lộc

Bình Nguyên Lộc (7 tháng 3 năm 1914 – 7 tháng 3 năm 1987), tên thật là Tô Văn Tuấn, là một nhà văn lớn, nhà văn hóa Nam Bộ trong giai đoạn 1945-1975. Ngoài bút danh Bình Nguyên Lộc, ông còn có các bút danh Phong Ngạn, Hồ Văn Huấn, Tôn Dzật Huân, Phóng Ngang, Phóng Dọc, Diên Quỳnh…

Bình Nguyên Lộc là một nhà văn lớn của Việt Nam, ông thuộc vào ba nhà văn đã sáng tác nhiều nhất của cả nước (Nguyễn Ngu Ý, trong Sống và viết với… Bình Nguyên Lộc, gọi ông là một trong tam kiệt bên cạnh Hồ Biểu Chánh và Lê Văn Trương). Theo những dữ liệu đã thu thập được, Bình Nguyên Lộc có khoảng 50 tiểu thuyết, 1.000 truyện ngắn và bốn quyển sách nghiên cứu, trong đó quyển Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam chỉ được in phần đầu, phần còn lại độ 800 trang viết tay coi như bị thất lạc.

Xin giới thiệu cùng quý bạn đọc truyện ngắn “ĂN CƠM CHƯA” trích trong tập truyện “KÝ THÁC” của nhà văn Bình Nguyên Lộc (BẾN NGHÉ xuất bản 1960)



 
Bà sơ rút nhiệt kế ra khỏi nách tôi, chăm chú đọc nhiệt độ, mặt lộ vẻ ngạc nhiên như không tin ở điều mà bà đã thấy. Bà dòm mặt tôi, đoạn đọc lại một lần nữa.
 
Tôi đang hồi hộp vì đoán rằng có chuyện không hay thì bà đã nhảy ra khỏi phòng, làm cho tôi hốt hoảng đến cực điểm.  Tôi mắc chứng thương hàn, sốt mê man mấy tuần nay, vừa tỉnh lại chứng kiến sự bối rối của con người áo đen bé loắt choắt ấy, làm tôi ngỡ là tôi sắp chết đến nơi.
 
Nhưng gương mặt tươi của bác sĩ Chaput hiện ra nơi khung cửa, giúp tôi an lòng lại ngay. Giờ ấy còn sớm quá, bác sĩ, chắc mới đến nhà thương, chưa kịp mặc áo choàng, còn mặc thường phục.
 

Thứ Ba, 30 tháng 11, 2021

NGHỀ VIẾT VĂN TẾ - Truyện ngắn của Đỗ Trường


Tác giả Đỗ Trường


Bố tôi là ông Đồ, chuyên gõ đầu trẻ ở một làng ven biển. Ông biết cả tiếng Pháp và chữ nho, nên hay được bà con xóm làng nhờ viết điếu sớ mỗi khi có đình đám. Cải cách ruộng đất ông bị mang ra đấu tố và bắt giam. Nhưng ông chẳng có ruộng đất gì ngoài ngôi nhà nhỏ và mấy sào vườn, nên sửa sai hạ thành phần xuống trung nông. Cũng nhờ vậy, tôi được đi học trường sư phạm trên tỉnh. Học xong, tôi về quê theo nghề bố, ông giáo làng. Ngày đấy phong trào làm báo tường rầm rộ lắm. Báo cổ động cho hợp tác xã nông nghiệp, những điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt…đại loại tất tần tật từ bèo hoa dâu đến chuyện sinh đẻ có kế hoạch của chị em. Về khoản này, chẳng hiểu sao nó lại hợp với gu viết của tôi. Đều đều một ngày hoặc vài ngày tôi lại bắn ra một bài. Tên tuổi vang dội, thể là tôi được rút lên làm ông giáo trường huyện. Lên huyện, tôi tý ta tý toáy viết truyện ngắn, các bác thấy có liều không? Đề tài chủ yếu vẫn xào đi nấu lại những tấm gương lao động sản xuất giỏi, trong những phong trào thi đua yêu nước, tình yêu nam nữ do đoàn thể giới thiệu, thông qua tổ chức quản lý…
 

Thứ Tư, 24 tháng 11, 2021

TÀU NGỰA CŨ – Truyện ngắn của Linh Bảo

Truyện ngắn “Tàu Ngựa Cũ” của Linh Bảo đã được giải thưởng Văn chương Toàn Quốc của Việt Nam Cộng Hòa năm 1962.
 


Những tiếng động ồn ào bên mình làm Kỳ bừng tỉnh. Anh không cần mở mắt nhìn cũng biết tầu đã đến một ga nào đấy, hành khách đang chen chúc lên xuống, và trong số đó chắc có người sẽ là bạn đồng hành của anh. Kỳ đã lên tầu từ ga Huế và sẽ đi suốt đến Saigon. Trải qua bao nhiêu ga, bao nhiêu người vào căn phòng hạng nhì này, cùng ngồi tầu với anh một lúc rồi lại đi. Có người ngồi lâu, nói được vài mẩu chuyện trời mưa nắng, có người, Kỳ tránh nhìn họ để khỏi phải bắt chuyện. Kỳ mong mỏi gặp một bạn đồng hành đi suốt với anh quãng đường dài này, và giá hợp chuyện nữa thì sung sướng biết bao! Anh không nhớ hết những ai đã vào cùng ngồi với anh. Đầu tiên là một bà cụ già đi với cô con gái. Anh chưa nhìn, cô em đã thẹn thò quay mặt đi nơi khác, nhưng nàng nhìn trộm anh trong tấm cửa kính. Bà cụ nhờ anh sắp đồ đạc cẩn thận, làm Kỳ tưởng bà cũng đi xa như anh, nhưng mới đến ga thứ nhất, bà đã kéo cô con, lếch thếch xuống tầu, vội vàng như bị ma đuổi.
 

Thứ Ba, 23 tháng 11, 2021

ĐẠI DƯƠNG TRONG LÒNG CON ỐC NHỎ - Truyện ngắn của Duyên Anh.


                                                        Nhà văn Duyên Anh
               
Bến đò Đồng Đức càng ngày càng nhiều khách tới lui. Bây giờ không còn mùa đông mưa phùn rây mờ sông nước, không còn họ hàng lũ ruồi nhặng sợ rét, lười biếng đâu trên sợi dây lòng thòng để treo chuối, treo ngãn bám vào liếp, vào tường tròn ba tháng rét mướt đìu hiu. Dân thành phố tản cư về đồng ruộng. Họ mang theo niềm vui và cuộc sống mới mẻ khiến quê ngoại nhà tôi tấp nập, ồn ào. Nằm nghe tiếng chim cu gáy buổi trưa, tôi cảm thấy bớt buồn tẻ. Kỷ niệm tràn lụt đầu óc tôi bằng những bộ mặt sáng sủa, những điệu cười hồn nhiên của đám trẻ nhỏ thành thị trạc tuổi em Mai. Tôi nghĩ, giá anh em tôi không phải sống hẩm hiu ở quê ngoại thì lúc này đây, chúng tôi cũng biết tung tăng dắt tay nhau chuyện trò dưới ánh trăng đồng nội. Chứ đâu chịu lạc lõng trong đêm tối, nhìn bóng mẹ gầy yếu run rẩy cơ hồ chiếc lá sắp lìa cành. Bất giác, tôi nhớ cha tôi và nước mắt phủ mờ...
 

Chủ Nhật, 7 tháng 11, 2021

TÂN LIÊU TRAI - Nguyễn Đức Tùng




Hoan vốn người miền Trung, trôi nổi vào Sài Gòn làm nghề buôn bán lặt vặt, trơ trọi một thân, không vợ con, chẳng điền sản gì ráo ngoài các căn nhà nhỏ. Nhưng đó không phải là nhà của chàng. Rằm tháng giêng Hoan vào vườn Tao Đàn. Người đi lễ bái đền Hùng rất đông. Trên loa phóng thanh đọc đi đọc lại rền rĩ bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm, trước cửa đền Hùng vô số con đồng hát, mỗi người đem theo hàng chục đệ tử, quỳ lạy lung tung trước một bàn thờ. Hoan không hiểu sao trong đền Hùng có ba bàn thờ, một thờ vua Hùng ở chính giữa, một thờ mẹ Âu Cơ ở một bên, một thờ một bậc bô lão râu dài ở bên kia, mà chàng không biết là ai, đoán là vị hoàng tử nhỏ nhất của vua Hùng, chỉ lấy làm lạ là nhiều người thắp nhang khấn bái ở đó, rút tiền ra không ngớt cho vào cái khe hẹp ở bụng của tượng, dưới rốn.
 

Thứ Năm, 9 tháng 9, 2021

MỘT CƠN GIẬN – Truyện ngắn của Thạch Lam

Tình cờ đọc một truyện ngắn thật hay, thật xúc động, của Thạch Lam (Nhà văn Tự Lực Văn Đoàn) nên muốn chia sẻ.  Mời bạn cùng đọc:
 

                                MỘT CƠN GIẬN
                                                                            Thạch Lam
 
Một buổi tối mùa đông, chúng tôi ngồi trước lò sưởi, trong một căn buồng ấm áp. Tự nhiên trong câu chuyện, một người nói đến những cơn giận tự nhiên đến tràn ngập cả tâm hồn ta và có khi gây nên nhiều cái kết quả không hay. Rồi mỗi người đều bày tỏ ý kiến riêng của mình.
Anh Thanh, từ nãy đến giờ vẫn lặng yên có vẻ trầm ngâm, cất tiếng nói:
- Sự giận dữ có thể sai khiến ta làm những việc nhỏ nhen không ai ngờ. Tôi biết hơn ai hết, vì chính tôi đã trải qua sự đó. Tôi sẽ kể các anh nghe một câu chuyện mà cái kỷ niệm còn in sâu trong trí nhớ tôi.
Cũng một buổi chiều mùa đông như hôm nay, tôi ở tòa báo ra về, trong lòng chán nản và buồn bực. Có những ngày mà tự nhiên không hiểu tại sao, ta thấy khó chịu, và hay gắt gỏng, không muốn làm việc gì. Tôi đang ở vào một ngày như thế mà chiều trời hôm ấy lại ảm đạm và rét mướt càng khiến cho cảm giác đó rõ rệt hơn.