BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyên Lạc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyên Lạc. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 31 tháng 7, 2023

ĐỌC LẠI "Ý THỨC MỚI TRONG VĂN NGHỆ VÀ TRIẾT HỌC" CỦA PHẠM CÔNG THIỆN (1) - Nguyên Lạc


 Phạm Công Thiện
 
VỀ PHẠM CÔNG THIỆN

1. Tiểu sử Phạm Công Thiện:
Phạm Công Thiện ra đời (01/6/1941) bên dòng Cửu Long thơ mộng, khởi đi từ cao nguyên Tây Tạng ngút ngàn chảy xuống dọc ven bờ phố thị Mỹ Tho, một thị xã nhỏ nhắn, lặng lẽ hiền hòa ở miền Nam.
Ông xuất hiện trên văn đàn Việt Nam như một thần đồng, một thiên tài lỗi lạc biết nhiều thứ tiếng Anh, Pháp, Đức, Nhật, Hán, Phạn, Pali, Tây Tạng, Tây Ban Nha…
 

Thứ Năm, 27 tháng 7, 2023

TÌM LẠI MỘT DÒNG SÔNG – Thơ Nguyên Lạc


   
                            Nhà thơ Nguyên Lạc


TÌM LẠI MỘT DÒNG SÔNG
 
Tôi về tìm lại một dòng sông
Chảy suốt tâm tư tuổi xuân hồng
Chỉ thấy đục ngầu bờ bồi lở
Lạnh lùng hoa tím biếc mênh mông
 
Tôi về tìm lại một dòng sông
Chảy suốt trong tôi ký ức hồng
Lau lách hắt hiu chiều nắng quái
Thiết thê điệp khúc vọng muôn trùng!
 
Ngậm ngùi sông nước nỗi mông lung
Đỏ mắt tà dương rụng muộn phiền
Cổ độ nhấp nhô mờ khói sóng
Tìm đâu nhân ảnh thuở hồn nhiên?
 
Tôi về tìm lại một dòng sông
Tìm lại ngây thơ tuổi mơ mòng
Buốt lạnh gió luồn lau lách nhớ
Dòng đời sao níu được mà mong?
 
Tôi về tìm lại một dòng sông
Tìm lại tôi xưa thuở mộng cuồng
Cổ độ chiều nay hồn mơ thấy
Bóng người trầm mặc sóng mờ sương
 
Siddhartha - "Câu chuyện dòng sông" [*]
Thanh xuân cùng ý nghĩ lên đường
Thênh thang rộn bước trời muôn hướng
Luân lạc điêu tàn quy cố hương!
 
Tìm lại làm chi dòng sông cũ?
Để khóc tàn phai cổ độ chiều
Để thấy điêu linh đời dâu bể
Tà huy nghiêng bóng nỗi cô liêu!
 
Nguyên Lạc

.................

[*] Siddhartha: tiểu thuyết của Hermann Hesse (Nobel Prize 1946)

Thứ Bảy, 15 tháng 7, 2023

CỐ NHÂN HỀ HUYỄN MỘNG THÔI! – Chùm thơ của Nguyên Lạc


    
                       Nhà thơ Nguyên Lạc


DẤU YÊU XƯA
 
Nửa trăm năm người ơi rồi ly biệt!
Mỗi độ hè về buồn theo nỗi mơ
Ngôi trường cũ phượng hồng đôi mắt biếc
Bỗng thấy mình khóc ngất dấu yêu xưa!
 
 
ĐÊM SAY
 
Nhấp môi đắng chén rượu sầu
Mùi hương lõa thể thân nào quỳnh hoa
Thôi em tình đó mù lòa
Đêm say huyễn mộng xót xa bóng hình!
 
 
MƠ NGƯỜI LIÊU TRAI
 
Giấc hồ điệp mộng quỳnh mơ
Lật trang Tình sử rực tờ cảo thơm
Liêu trai lộ dáng nguyệt rằm
Sắc hương thiên cổ trói lòng thế nhân
 
 
HUYỄN MỘNG
 
Huơ tay ôm cuộc phù trầm
Soi gương bóng nguyệt buồn căm mặt người
Cố nhân hề huyễn mộng thôi!
Nâng ly ngấn lệ ta đời điêu linh!
 
 
MƯỜI NĂM CHỜ ĐỢI
 
Có gì đâu cuộc trăm năm?
Mà người mộng huyễn hồng trần phù hoa
Mười năm chờ đợi xót xa
Mười năm đủ để phôi pha bóng hình?
 
                                        Nguyên Lạc

Thứ Sáu, 7 tháng 7, 2023

NUỐI TIẾC, ĐÊM CÔ LỮ, TÌM ĐÂU THƠ? – Nguyên Lạc


   
                     Nhà thơ Nguyên Lạc

 
NUỐI TIẾC
 
Người đã đến đã đi như định mệnh!
Ta bên trời nuối tiếc mộng thời gian
Chiều cổ độ mây trắng bay thăm thẳm
Cố nhân ơi bi thiết nỗi điêu tàn!
 
 
ĐÊM CÔ LỮ
 
Trăng ơi! Lạnh lắm trăng ơi!
Phải trăng là Nguyệt mà tôi truy tầm?
Còn đâu! Thôi đã hư không!
Bên trời viễn mộng ngất lòng cố hương
 

Thứ Ba, 27 tháng 6, 2023

TRĂNG LẠNH, GẶP LẠI NGƯỜI TRI KỶ – Thơ Nguyên Lạc


   
                     Nhà thơ Nguyên Lạc
 

TRĂNG LẠNH
 
Đêm nay trăng lạnh người có lạnh?
Điệp khúc hư không vọng muôn trùng
Lưu xứ nâng ly hồn cố thổ
Mời trăng tri kỷ rượu say chung!
 
 
GẶP LẠI NGƯỜI TRI KỶ
 
Kẻ sĩ thời mạt sĩ
Sá chi cái chữ nghèo
Gặp lại người tri kỷ
Vỗ vai nhau cười reo
 
"Cửu hạn phùng cam vũ
Tha hương ngộ cố tri" [1]
Không say thời mới lạ
Không xỉn thời mới kỳ
Tha hương gặp tri kỷ
Như trời hạn gặp mưa
Tình tràn theo ly rượu
Cạn bình đi đừng chừa!
 
Ly tràn bạn uống đi
Bao năm rồi phân kỳ
"Lận đận trời một lứa"
Quê người gặp mấy khi?
 
"Em ơi bình khô rượu
Lửa tắt... say với ai?" [2]
Nhớ không lời thơ ấy?
Sầu tình ta cùng say
Hết rồi thời tuổi mộng
Hai đứa cùng thở dài!
Phải không người tri kỷ
Không tình say với ai?
Cạn ly người tri kỷ!
"Ngàn chung ta không say"
 
Đời nhiều nỗi u hoài!
Tình mộng huyễn bi ai
Kẻ sĩ thời mạt vận
Bạc đầu ngắm mây bay
 
"Bạch vân không du du" [3]
Ngàn năm mây bay vù
Nhân sinh trò hư ảo
Còn nỗi sầu thiên thu!
 
Mạt sĩ ta mạt sĩ
Khó tìm người cùng say
Đời nhân cùng nghĩa tận
Toàn những chuyện bi hài!
 
Có rồi ta gặp lại?
Hai đứa cùng ngất say
Thất chí thời mạt sĩ
Thống hận kiếp lưu đày
 
Có rồi ta gặp lại?
Hai đứa cùng nhau say
Hay chỉ là độc ẩm
Hồ trường lệ đắng cay!
 
"Nào ai tỉnh, nào ai say,
chí ta ta biết, lòng ta ta hay
Nam nhi sự nghiệp ư hồ thỉ,
hà tất cùng sầu đối cỏ cây" [4]
 
Lưu vong thất chí thở dài
Rượu sầu hai đứa cùng say
Đắng cay vọng về cố lý
Nỗi đau luân lạc đoạn đòi!
 
                      Nguyên Lạc
...........................
 
[1] thơ Uông Thù
[2] thơ Vũ Hoàng Chương
[3] thơ Thôi Hiệu
[4] Lời thơ Hồ Trường - Nguyễn Bá Trác

Thứ Sáu, 23 tháng 6, 2023

TỬU SẮC - Nguyên Lạc


                                                                        

Dẫn nhập:

Một hôm, tình cờ đọc được một bài thơ của ông thi sĩ Trần Hoài Thư, lòng tui bồi hồi quá mạng!

 

Bn đến thăm kéo ra chp nh
Ta l
a cây hng sai trái làm phông
B
i đi ta githm thiết quá chng
Nên v
n lá cành trang hoàng đti
Hãy nhìn đ
u ta mt vùng trng ph
Hãy nhìn tóc ta, si ngn si dài
Đã g
n hai năm bphế tóc tai
Đ
i thm quá ly ai mà “trang đim”?

  

Trời! Sao thảm quá vậy ông Trần? Như mộng, huyễn, bào, ảnh thôi! 

 

Xử thế nhược đại mộng

Hồ vi lao kỳ sinh (Lý Bạch)

 

Ở đời như giấc chiêm bao

Cái thân còn đó, lao đao làm gì?  (Tản Đà)

 

Đời như giấc chiêm bao, hãy vui lên đi, hãy nâng ly cùng nhau hát:  Một "chăm" em ơi, dzô dzô một "chăm" phần "chăm", rồi cùng Nguyên Lạc tui "loạn bàn" về chữ ngha chút chơi cho vui.

Nào, chúng ta cùng "ngâm kíu" về hai chữ Tửu Sắc:


Thứ Ba, 23 tháng 5, 2023

TẢN MẠN VỀ RƯỢU NHO (11) - Nguyên Lạc

                                                  (Kỳ cuối)
 


LỜI KẾT
 
Trong các phần trên, chúng ta đã tản mạn về rượu phương Tây, giờ xin sơ lược vài hàng về Đông phương.
 
1. Rượu trong văn học Trung Quốc
 
Văn học Trung Quốc qua bao thời đại không thiếu thơ văn ca ngợi rượu. Thậm chí rất nhiều. Thông thường người ta chia ra làm ba cách uống rượu: tục tửu, thường tửu và tiên tửu. Tục tửu là uống đến chỗ phóng đãng bừa bãi, không làm chủ được mình. Thường tửu là uống xong cho sảng khoái, uống chỉ vì thích uống mà thôi. Tiên tửu là uống rượu như một thứ trợ hứng để bàn về thi ca, nghệ thuật nhằm di dưỡng tinh thần. Đến Kim Dung thì chén rượu lại được điểm xuyết thêm một phần ý vị nữa: đó là chén rượu lãng mạn hào hùng giữa chốn giang hồ. Đối với cuộc sống rong ruỗi phiêu bạt của khách võ lâm, có thể trong buổi tiễn đưa hoặc buổi trùng lai thiếu tiếng đàn tiếng hát, nhưng chắc chắn trong nỗi buồn li biệt hay trong niềm vui hội ngộ đó luôn luôn có rượu. Chung quanh chén rượu và ngay trong chén rượu có biết bao nhiêu tâm sự của muôn vạn mãnh đời. Khắp võ lâm, từ trà đình tửu quán cho đến chốn núi thẳm rừng sâu, hễ nơi đâu có mặt hảo hán giang hồ là y như nơi đó có rượu.
Một điều đáng ghi nhận là trong tác phẩm Kim Dung, hầu như những nhân vật nào đam mê rượu cũng đều có tâm hồn hào sảng, phóng khoáng. Đó là một Tiêu Phong kiêu dũng, một Hồng Thất Công cương trực, một Lệnh Hồ Xung khoáng đạt, một Đan Thanh hào phóng v.v… Bang chủ Hồng Thất Công do tính ham rượu và nhậu nhẹt nên bị Hoàng Dung dùng mẹo lừa để ông phải truyền tuyệt kĩ “Hàng long thập bát chưởng” cho Quách Tĩnh. Đoàn Dự khi lang bạt giang hồ tìm Vương Ngọc Yến, thấy Tiêu Phong ngồi uống rượu trên Tùng hạc lâu mà sinh cảm mến, cùng nhau uống rượu rồi kết làm huynh đệ. Đó là cách uống rượu hào sảng của khách anh hùng. Đoàn Dự dùng Thiếu trạch kiếm để tiết hết rượu ra khỏi người theo đầu ngón tay út mới có thể đối ẩm với “đại tửu lâm cao thủ” là Tiêu Phong. Đó là cách uống rượu đầy tiểu xảo mà Đoàn Dự vô tình phát hiện.

Thứ Sáu, 19 tháng 5, 2023

TẢN MẠN VỀ RƯỢU NHO (10) - Nguyên Lạc

                                                 (Kỳ 10)

Phần phụ lục:
 
COCKTAIL

Cocktail (Cốc-tai) là một loại đồ uống có cồn, được pha chế từ rượu kết hợp với nhiều nguyên liệu khác như: trái cây, đường, nước ngọt, mật ong, sữa, kem, đá lạnh… Sự pha trộn nguyên liệu độc đáo tạo nên nhiều món cocktail tuyệt vời cả về hình thức lẫn hương vị. Ngày nay, cocktail là một trong những loại đồ uống phổ biến và được ưa chuộng trên toàn thế giới.
Dưới đây, ta thử tìm hiếu 2 loại Cocktail: Tây Ban Nha và Mỹ.
 

Thứ Tư, 10 tháng 5, 2023

TẢN MẠN VỀ RƯỢU NHO (9b) - Nguyên Lạc

                                                 (Kỳ 9b)

VI. COGNAC – ĐỆ NHẤT MỸ TỬU (tt)
 
“Vỗ gươm mà hát, nghiêng bầu mà hỏi,
Trời đất mang mang ai người tri kỷ, lại đây cùng ta cạn một hồ trường”
Mỹ tửu hề đây chai “tửu vương”
Cỏ-nhắc hề lòng mãi vấn vương
Mỹ nhân hề ta nhớ mùi hương
 
Xin tiếp tục tôn vinh “đệ nhất mỹ tửu”, “tửu vương” cỏ-nhắc (Cognac) để làm đẹp lòng các tửu sĩ thuộc môn phái Cognac.
 

Thứ Sáu, 5 tháng 5, 2023

TẢN MẠN VỀ RƯỢU NHO (9a) - Nguyên Lạc

                                                 (Kỳ 9a)


VI. COGNAC – ĐỆ NHẤT MỸ TỬU
“Mỹ tửu khó kiếm – Mỹ nhân dễ tìm”
 
Xin được sơ lược lại vài hàng về rượu Brandy, rồi sau đó chúng ta tìm hiểu rõ về “đệ nhất mỹ tửu” Cognac, tôn vinh nó để làm đẹp lòng các tửu sĩ thuộc môn phái Cognac (Cỏ-nhắc).
 
1. Rượu Brandy

Rượu Brandy là tên gọi chung của các loại rượu mạnh (spirit) có 35-60 độ cồn (70-120 proof của Mỹ). Rượu Brandy là loại rượu được chưng cất (distill) từ các loại nước ép trái cây đã lên men, chủ yếu là nho, táo và các loại trái cây khác; rồi sau đó ủ trong thùng gỗ sồi (ít nhất là hai năm) để lên tuổi rượu.
Quy trình sản xuất rượu mạnh Brandy thay đổi từ loại này sang nhà máy chưng cất khác. Nhưng quá trình chỉ quy lại có bốn bước cơ bản như sau:
– Đầu tiên, nước ép trái cây được lên men, sau đó được chưng cất thành rượu.
– Khi quá trình chưng cất hoàn tất, quá trình ủ bắt đầu. Bước này là chìa khóa để phân biệt cả chất lượng và chủng loại của rượu brandy.
– Bước tiếp đến là pha trộn rượu
– Cuối cùng là đóng chai, dán nhãn hiệu
Phần lớn các loại brandy được đóng chai ở mức 40% độ cồn (khoảng 80 proof của Mỹ).
 

Thứ Hai, 1 tháng 5, 2023

TẢN MẠN VỀ RƯỢU NHO (8) – Nguyên Lạc

                                                   (Kỳ 8)
 


Phần II
RƯỢU BRANDY
Rượu Brandy là tên gọi chung của các loại rượu mạnh (spirit) có 35-60 độ cồn (70-120 proof của Mỹ). Rượu Brandy là loại rượu được chưng cất (distill) từ các loại nước ép trái cây đã lên men, chủ yếu là nho, táo và các loại trái cây khác; rồi sau đó ủ trong thùng gỗ sồi (ít nhất là hai năm) để lên tuổi rượu.
Theo nghĩa rộng hơn, thuật ngữ rượu Brandy cũng biểu thị các loại rượu có được từ quá trình chưng cất bã trái cây – bã trái cây là những chất rắn dư thừa còn lại từ vỏ, lõi, hạt và thân của quả, sau khi ép nước cốt của trái cây – (tạo ra rượu brandy bã trái cây), hoặc rượu nghiền hoặc rượu vang của bất kỳ loại trái cây nào khác (rượu brandy trái cây). Những sản phẩm này còn được gọi là eau de vie (có nghĩa là “nước của sự sống”).
Rượu brandy đặt tên theo gốc tiếng Hà Lan “brandewijn”: có nghĩa là “burnt wine”, hoặc “distilled wine”. Xuất phát từ một thương gia Hà Lan gốc Đức tên là Den Helkenwijk, người chuyên buôn rượu chát từ Pháp sang Hà Lan. Ông đã sáng tạo ra cách chưng cất cách thủy rượu vang chát, hình thành nên một loại rượu mạnh hơn về nồng độ. Rượu có thể tích ít hơn sau khi được chưng cất vì nước được lấy ra khỏi nước rượu.
Rượu brandy được ngâm trong thùng gỗ nhằm cho phép oxy hóa nhẹ rượu, khiến nó ngấm màu của gỗ để trở thành màu hổ phách, cùng hấp thụ hương thảo mộc từ gỗ.
 
I. LỊCH SỬ RƯỢU BRANDY
Nguồn gốc của rượu Brandy gắn liền với việc phát triển của kỹ nghệ chưng cất (distillation) rượu. Các thức uống có nồng độ cồn đã được biết đến từ thời cổ đại tại Hy Lạp và La Mã, và có lẽ đã có lịch sử từ thời Babylon cổ xưa. Loại rượu Brandy, như người ta biết đến vào ngày hôm nay, đầu tiên xuất hiện vào thế kỷ thứ 12 và trở nên phổ biến rộng rãi vào thế kỷ thứ 14.
Khởi thủy, rượu được chưng cất như một phương thức để bảo quản và cũng là cách để các nhà buôn rượu chuyển vận rượu được dễ dàng hơn, ít tốn kém hơn trong việc bị đánh thuế. Vì thuế đánh trên thể tích rượu: khi chưng cất rượu, nước được lấy ra, thể tích rượu giảm rất nhiều. Đánh thuế xong, qua trạm, rượu sẽ được trả nước ngược trở lại trước khi được tiêu thụ.
Người ta phát hiện rằng, khi rượu được giữ trong thùng gỗ, thì nước rượu thu được có chất lượng ngon hơn nước rượu nguyên thủy. Ngoài việc lấy nước ra khỏi nước rượu, việc chưng cất rượu cũng đưa đến việc tạo thành hay phân hủy các thành phần thơm trong rượu, trên căn bản đã thay đổi thành phần của rượu từ nước rượu gốc. Các thành phần không bốc hơi như màu rượu, đường trong rượu, và muối vẫn còn giữ nguyên sau khi chưng cất xong. Và kết quả là, mùi và vị của rượu sau khi chưng cất có lẽ hoàn toàn không giống như nước rượu ban đầu.
Có một điều, mang nhiều nét lịch sử về rượu Brandy ít người Việt biết đến, đó là vào buổi sơ khai, rượu Brandy là loại thức uống của giới nghèo ở nước Pháp. Bởi giới giàu sang chỉ uống loại rượu vang; và xác ép nho sau khi đã được sử dụng để làm rượu vang, có cái tên là Pomace, và các phẩm liệu nho vụn vặt trong việc sản xuất rượu sẽ được tái sử dụng để làm rượu Brandy. Hay nói cách khác, tiền thân của rượu Brandy ngày nay, và vẫn còn một số rượu Brandy được sản xuất theo cách này, được sản xuất lại từ cặn bã, xác ép trái nho đã được sử dụng, để làm ra loại rượu rẻ tiền cho người nghèo uống. Nhưng qua thời gian, và các quy trình sản xuất khác nhau, thì ngày nay, rượu Brandy đã trở thành một loại rượu đắc tiền trên thế giới, và có lẽ chỉ có giới giàu sang mới thưởng ngoạn các loại rượu Brandy nổi danh và đắt tiền.
 

Chủ Nhật, 23 tháng 4, 2023

TỨ́ TUYỆT THÁNG TƯ, RƯỢU CHIÊU HỒN – Thơ Nguyên Lạc


   
                          Nhà thơ Nguyên Lạc

 
TỨ́ TUYỆT THÁNG TƯ
 
1.
Thanh xuân tuổi mộng ngôi trường
Tháng Tư thôi đã vô thường còn đâu?
Hẹn nhau thôi nhé kiếp nào
Viễn phương thăm thẳm biển sâu nghìn trùng
 
2.
Hồ trường biết rót về đâu
Ai người tri kỷ cạn sầu cùng ta?
Lệ ngân luân lạc chiều tà
Tháng Tư rưới rượu... xót xa Hồ trường
 
3.
Nâng ly thất chí Hồ trường
Đắng cay uống trọn đau thương kiếp người
Cố nhân hề viễn mộng thôi
Âm dương xa biệt ta đời phiêu linh!
 
4.
Tháng Tư cuộc đó tang thương
Đắng cay vong quốc Hồ Trường xót xa!
Ai người tri kỷ cùng ta?
Nâng ly thống hận chiều tà lưu vong
 
5.
Huơ tay ôm cuộc phù trầm
Soi gương bóng nguyệt buồn căm mặt người
Viễn phương hề cố nhân ơi!
Nâng ly ngấn lệ ta đời điêu linh!
 

Thứ Bảy, 8 tháng 4, 2023

TẢN MẠN VỀ RƯỢU NHO (7) - Nguyên Lạc

                                                     (Kỳ 7)


VIII. KẾT HỢP RƯỢU VANG VỚI ẨM THỰC

1. Câu “thần chú”

Có một câu được xem là “thần chú” khi chọn rượu kết hợp với món ăn là “vang trắng Pháp uống với thịt trắng, vang đỏ uống với thịt đỏ, Champagne dùng uống khai vị”.
Rượu Champagne được dung kết hợp với những món ăn có vị mặn như: khoai tây chiên giòn, snack, hải sản, món gà,…
Rượu trắng kho hợp với những món ăn như: salad, rau củ nướng, các món hải sản có cách chế biến đơn giản, ít gia vị…
Rượu trắng bán ngọt hợp với những món cay của Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc; các món hải sản có cách chế biến phức tạp…
Rượu trắng đậm thường ăn kèm với các món có nước sốt béo, các món nướng, đút lò có nhiều gia vị…
Rượu đỏ nhẹ thích hợp khi dung kèm với món ăn với nấm, pasta, cơm chiên,…
Rượu đỏ vừa thường ăn cùng với các món quay, nướng; các loại thịt chế biến sẵn; các món thịt có màu đỏ nhẹ như thịt heo, thịt cừu,…
Rượu đỏ đậm hợp khi dùng với các món nướng BBQ, hun khói; các món thịt có màu đỏ đậm như thịt bò…
Rượu ngọt tráng miệng dùng kèm với các món ăn như bánh ngọt, trái cây, bánh táo, kem…
Rượu champagne có thể coi là loại rượu vang duy nhất có thể phục vụ với tất cả các món ăn trên bàn tiệc vì nó rất hài hòa với các mùi vị và chất liệu khác nhau.

Thứ Ba, 28 tháng 3, 2023

TẢN MẠN VỀ RƯỢU NHO (6) - Nguyên Lạc


 

VII. CÁCH THỬ NẾM VÀ THƯỞNG THỨC RƯỢU VANG
 
1.   Thử nếm rượu vang

Một khi bạn đã biết uống và thưởng thức rượu vang thì tức là bạn đã có một bước tiến đến quá trình thử nếm rượu vang. Thử nếm rượu trước hết là phân tích những cảm giác bạn nhận được khi nếm rượu vang, rồi sau đó là sự diễn đạt những cảm xúc đó bằng những từ ngữ cụ thể, chính xác và thích hợp. Thử nếm rượu vang, hay nói khác đi, là phân giải những cảm quan cho phép bạn đánh giá chất lượng của rượu vang và tìm ra những nhược điểm, nếu có. Thử nếm rượu vang được chia ra làm 3 giai đoạn, nhờ 3 giác quan chính: mắt, mũi và miệng.