BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Cổ ngữ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Cổ ngữ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 8 tháng 12, 2023

Ý NGHĨA CHỮ TỬ (死) TRONG HÁN TỰ



Chữ TỬ (sǐ) là một chữ Hội Ý. Trong các dạng cổ văn, chữ mô tả hình ảnh một người quỳ gối khóc thương trước di cốt của người đã chết, theo quá trình diến tiến biến đổi dần thành hình thể như ngày nay. Chữ ở khải thư là hội hợp của hai bộ . NGẠT là hình ảnh của hộp sọ có vết nứt, tượng trưng cho bộ xương người chết, trong khi biểu thị cho người quỳ gối khóc thương, nên có nghĩa là chết hay sự chết.
 
TỬ là CHẾT, là trái với SINH, là Không còn sinh khí nữa, kể cả Sinh Thực Vật cũng thế!
Ngoài nghĩa TỬ VONG 死亡 là Chết Chóc ra, ta còn có ...
TỬ CẢNH 死景 : là Cảnh chết, cảnh giả không sinh động.
TỬ GIÁC 死角 : là Góc chết, là Cái thế không có lối ra.
TỬ LỘ 死路 : là Con đường chết, con đường không có lối thoát.
TỬ còn có nghĩa là Cố Chấp, Kiên Trì, như ...
TỬ THỦ 死守, TỬ CHIẾN 死戰, TỬ TÂM 死心 : Cố chấp giữ vững lòng mình, quyết không thay đổi!
 
⭐⭐⭐
 
Nội dung bài viết được trích xuất từ BỘ TÀI LIỆU HỌC CHỮ HÁN, tài liệu do nhóm quản trị fanpage biên soạn theo nguồn gốc và lục thư.

*
Nguồn:
https://www.facebook.com/365156676938517/posts/2920826984704794/?locale=hi_IN

Phụ lục:


Chữ Tử trong Hán tự thông dụng nhất là , có nghĩa là con cái, con trai. Ngoài ra, chữ Tử còn có nhiều cách viết khác nhau trong Hán tự và có những ý nghĩa khác nhau:
 
TỬ : chỉ một cách viết thông dụng này, nhưng có nhiều nghĩa khác nhau:
Con. Bất luận trai gái đều gọi là tử.
Thầy, đàn ông nào có học vấn, đức hạnh đều gọi là tử cả:
Khổng-tử 孔子, Mạnh-tử 孟子, Tuân tử 荀子, Hàn Phi tử 韓非子
- Con cháu gọi người trước cũng gọi là tiên tử 先子, vợ gọi chồng là ngoại tử 外子, chồng gọi vợ là nội tử đều là tiếng xưng hô tôn quý cả.
Gã, dùng để gọi các kẻ tầm thường, như chu tử 舟子 chú lái đò, sĩ tử 士子 chú học trò, v.v.
Tước tử, tử tước 子爵 tước thứ tư trong năm tước (công, hầu, bá, tử, nam)
Mầm giống các loài động vật thực vật cũng gọi là tử, như ngư tử 魚子 giống cá, tàm tử 蠶子 giống tằm, đào tử 桃子 giống đào, lí tử 李子 giống mận, v.v.
Số lẻ, đối với số nguyên mà nói, như phần mẫu 分母, phần tử 分子. Phần vốn là mẫu tài 母財, tiền lãi là tử kim 子金, v.v.
Tiếng giúp lời, như tập tử 摺子 cái cặp, cháp tử 劄子 cái thẻ, v.v.
Có nghĩa như chữ từ .
Một âm là tí, chi đầu trong mười hai chi. Từ mười một giờ đêm đến một giờ đêm là giờ tí.

*
Ngoài ra TỬ còn có những cách viết khác nhau và có những ý nghĩa khác nhau
 
Tử : Màu đỏ tím, dây thao, họ “Tử”
Tử : Gánh vác, đảm nhận, cẩn thận, tỉ mỉ,…
Tử : Cây Tử (dùng để đóng đàn), vật làm bằng gỗ, quê cha đất tổ, cố hương, họ Tử,…
Tử : Hạt giống (cây trồng).
Tử : Rượu ngon.
Tử : Lấy đất đắp vào gốc lúa cho chắc.
Tử : Chê bai, phỉ báng, bệnh hoạn, uể oải, biếng nhác,…
Tử : Kém, yếu, cẩu thả, lười nhác, bại hoại,…
Tử : Cứng.
Tử : Cứng, kẽm, (Zn).

MỘT THỜI MÙ CHỮ TRƯỚC CỔ NGỮ - Trần Ngọc Cư



Tôi cắp sách đến trường ở Huế từ cấp tiểu học cho đến hết bậc đại học, rất yên chí mình là một người biết chữ. Nhưng sự tự tin này đã bị thách đố, xói mòn khá nhiều trong những lần tôi đứng trước các bia văn, các câu đối, các cổng tam quan, thậm chí cả bia mộ viết toàn bằng chữ Hán, những di sản văn hóa vẫn tồn tại rất nhiều trong và chung quanh Cố đô Huế. Nhan nhản trong hoàng thành và tại các thắng cảnh địa phương gần đó có nhiều tấm bia ghi laị các bài thơ, nghe nói là của các vị vua triều Nguyễn — những di tích văn hoá lẽ ra rất sống động và đáng tự hào của dân tộc nếu người dân bình thường có thể đọc được.
 

Tôi dùng từ “nghe nói” vì trước những văn bia vua chúa ấy tôi là thằng dân mù chữ một trăm phần trăm. Sẽ lúng túng, sẽ “ốt dột” biết chừng mô cho một cư dân địa phương bị người nước ngoài nhờ giải thích những câu chữ hoặc những bài thơ trên các bia văn ấy. Nhất là trong bối cảnh cố đô Huế được UNESCO bầu chọn là di sản văn hoá thế giới. Mặc dù “Huế của ta ơi, ta có Huế tự hào”, nhưng tâm trạng của người mù chữ này biết đâu cũng là mặc cảm của rất nhiều người Việt khác khi đứng trước một di tích lịch sử mà ý nghĩa của nó mình không giải mã được.