BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đặng Xuân Xuyến. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đặng Xuân Xuyến. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2018

TÌNH ẢO - Thơ vui của Đặng Xuân Xuyến


        


TÌNH ẢO
(Tặng những cuộc tình qua mạng)

Anh ạ. Thật lòng thích em không?
Thì em đang đến bãi ngô đồng
Em già, em xấu, không như ảnh
Chỉ sợ gặp rồi anh chả thương.

Đấy, bữa hôm xưa, ở Định Tường
Có người thề thốt nặng lòng thương
Thế mà vừa gặp đã cao chạy
Còn rủa em rằng: con ẩm ương.

Vâng, thế nên em muốn tỏ tường
Gặp rồi có xấu cố mà thương
Đành rằng tình ảo không như mộng
Cũng đừng làm tội những triền sông.

Thì hẵng, em vừa ghé bến Đông
Qua đò mới tới bãi ngô đồng
Áo em xanh thẳm màu nước biển
Em nghĩ, gặp em, anh thích liền.

Thì bởi chồng em, gã khùng điên
Suốt ngày lẩn thẩn chuyện thần tiên
Bỏ em vò võ năm canh trắng
Lạnh lẽo cô phòng, đông mấy đông.

Vâng. Đúng là em đã qua sông
Thì em đang ở bãi ngô đồng
Đúng rồi, em đứng bên cây sấu
Gớm. Chả ra chào còn cố trêu!

Cái gì? Mày bảo bà quá xấu?
Mày đứng ở đâu? Nấp ở đâu?
Tiên sư thằng chó! Bà tìm được
Xé xác mày ra chấm muối tiêu!

Hà Nội, 28 tháng 10.2017
ĐẶNG XUÂN XUYẾN

Thứ Sáu, 28 tháng 12, 2018

RÉT CẰN - Thơ Đặng Xuân Xuyến


        


RÉT CẰN

Gói lời yêu vào lửa
Em chùng chình bước qua
Ngoái đầu, em thành lạ
Ríu chiều hiu hắt mưa

Chân trần dạo ngõ xưa
Lối về xa xăm quá
Mấy mùa cây thay lá
Rét cằn chẳng trổ hoa.

Làng Đá, 18.11.2018
ĐẶNG XUÂN XUYẾN

Thứ Hai, 10 tháng 12, 2018

NGƯỜI DƯNG NHƯNG ĐÂU PHẢI NGƯỜI XA LẠ! - Nguyễn Bàng


           
                        Tác giả Nguyễn Bàng


NGƯỜI DƯNG NHƯNG ĐÂU PHẢI NGƯỜI XA LẠ!

Trong không khí của một quần thể con người hỗn loạn, hoang mang, hung bạo đang tràn ngập trong mùa lễ hội ở nhiều nơi trên miền Bắc, mà người ta đi dự lễ hội, đi đến các chùa chiền, đền thờ để vụ lợi với hy vọng đến đấy sẽ được buôn may, bán đắt, sẽ được thăng quan tiến chức, trở nên giàu có..., bỗng nghe trong gió từ đâu đưa lại một hơi thở dài buồn trách:      

Hội làng thì đã lưng chừng
Người dưng ơi hỡi...
Người dưng
Chả về

Thứ Tư, 28 tháng 11, 2018

BÀI THƠ “QUÊ NGHÈO” CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN VÀ NHỮNG CẢM NHẬN


        


QUÊ NGHÈO

Quê tôi nghèo lắm
Vẫn lác đác nhà tranh
Vẫn tiếng thở dài những chiều giáp hạt
Vẫn bát cơm chan mồ hôi mặn chát
Cha cả đời lam lũ
Mẹ một đời chắt chiu
Khoai sắn vẫn len vào giấc ng
Tuổi thơ tôi đói ngủ
Thương cánh cò bấu bíu lời ru

Quê tôi nghèo lắ
Phiên chợ còn èo ợt nghèo hơn
Dăm ba nải chuối
Vài mớ rau tươi
Mẹt sắn, mẹt ngô
Í ới mời chào cao hơn mời cỗ
Lèo tèo dăm người bán
Lẻ tẻ mấy người mua
Ế bán
Chán mua
Phiên chợ quê xác xơ già cỗi.

Quê tôi nghèo lắm
Lũ trẻ gầy như con cá mắm
Lũ trai mặt mũi mốc meo
Gặm nhấm nỗi đau nghèo khó
Nơm nớp âu lo đời như chiếu bạc
Thương con cò con vạc
Mỏi cổ chồn chân trên đồng đất của mình.

Quê tôi nghèo lắm
Nước mắt rơi từ thời chị Dậu
Tiếng oan khiên từ thời Giáo Thứ
Âm ỉ bủa quanh
Bám đeo đặc quánh
Chiếc cổng làng dựng lên thật đẹp
Sừng sững bê tông cốt thép
Ngạo nghễ tượng đài
Ngạo nghễ trần ai
Chiếc cổng làng thành tai hại
Giam hãm đời người
Tù túng giấc mơ.

Quê tôi nghèo
Nghèo cả giấc mơ...

Hưng Yên, chiều 29 tháng 12 năm 2014

ĐẶNG XUÂN XUYẾN

Thứ Ba, 27 tháng 11, 2018

CHÙM THƠ VỀ QUÊ HƯƠNG CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN


       


CHUYỆN QUÊ

Về quê
Gặp cháu dâu đầu ngõ
Tròm trèm tuổi 90
Móm mém cười:
- Thưa Ông! Em Tuấn Hưng có về lễ Tổ?
Thằng chắt chạy ra hô hố:
- Cụ chả thèm cưới vợ
Cháu chắt mòn răng chờ chén cỗ
Đến chừng nào cụ mới chịu hồi xuân...

Đứng chặn giữa sân
"Ông anh" nhánh trên thò lò mũi dãi
Chả cần e ngại
- Chú về?
Muộn thế?
Cho anh nghìn mua gói bim bim...

“Chị gái” nhành trên vừa tè ướt bỉm
Huơ huơ bàn tay
Nghe chừng muốn lẫy
Chị cười
Tơn tớn hàm răng những lợi

Bà bác năm trước thẹn thùng:
                                      - cháu chào chú Xuyến
Năm nay đã dáng bề trên:
- Anh vào lễ Tổ
Rồi sang, bác anh có chuyện.

Về quê
Nếp quê
Khó cho người trẻ
Chuyện quê
Thói quê
Ấm dạ người già.

Hà Nội, ngày 22.08.2018

Thứ Ba, 20 tháng 11, 2018

KHẠO KHỜ - Thơ Đặng Xuân Xuyến


       

KHẠO KHỜ

Đêm vào đêm lạnh lẽo
Tôi gặp tôi khạo kh
Lời yêu ghim vào gió
Thả tình trôi hững hờ.

Em thì vẫn quay tơ
Nhử người về mắc nợ
Cả đời em mộng ảo
Một đời tôi lơ mơ

Đêm vẫn đêm là gió
Tôi vẫn tôi ngù ngờ
Em vẫn em ngồi đó
Tình vẫn tình ngu ngơ.

Làng Đá, đêm 11.11.2018
ĐẶNG XUÂN XUYẾN

Thứ Năm, 15 tháng 11, 2018

NHÉ EM - Thơ Đặng Xuân Xuyến


        

NHÉ EM

Con cưới vợ rồi anh sẽ về quê
Cấy lúa, trồng rau, nuôi gà, thả cá
Em hãy về cùng anh nhóm lửa
Nấu canh bầu, che mái dột trời mưa.

Hiểu nhau rồi sao ngần ngại dạ thưa
Cứ ngơ ngẩn đò đưa những đẩu đâu thiên hạ
Chuyện hai ta sao lại vin người lạ
Có lẽ nào em chưa hiểu nguồn cơn..

Anh thật lòng nào ấp ủ gì hơn
Ta có nhau để đời vui bận rộn
Bắt được em giữa cõi người lộn nhộn
Nắng cuối chiều ủ đủ ấm hoàng hôn.

Hà Nội, chiều 08.11.2018
ĐẶNG XUÂN XUYẾN

Chủ Nhật, 11 tháng 11, 2018

XẾ CHIỀU... - Thơ Đặng Xuân Xuyến


       

XẾ CHIỀU...
(Thơ vui)

Bực!
Gạ bán chẳng ai mua
Gạ cho chẳng ai nhận
Gạ tặng chẳng ai cần
Đứng đứng ngồi ngồi
Chỏng trơ
Ế.

Ừ!
Chẳng bù khi xưa còn trẻ
Chả cần một câu rao bán
Chả cần một tiếng gạ mua
Chỉ vẩn vơ cười
Đã ngọt ngào tanh tách tôm tươi
Mẹ thói đời
Đểu.

Này.
Chửi đấy
Cha đứa ngày trước háu ăn
Mẹ đứa ngày trước nhỏ dãi chết thèm
Giờ...
Chạy cả đâu rồi
Cha lũ đểu.

Làng Đá, đêm 25.08.2018
ĐẶNG XUÂN XUYẾN

Thứ Tư, 31 tháng 10, 2018

NHƯ THIẾU NỮ ĐÃ VÀO CHÙA XUỐNG TÓC ?!? - Nguyễn Bàng


        
                       Tác giả Nguyễn Bàng


        NHƯ THIẾU NỮ ĐÃ VÀO CHÙA XUỐNG TÓC ?!?
                         (Gửi nhà thơ Đặng Xuân Xuyến)

Lọc ra chừng 8 bài thơ viết về biển của Nguyễn Thanh Lâm để bình riêng BIỂN CỦA NGUYỄN THANH LÂM trong RỪNG XANH MƯA là một việc làm khéo léo. Và bài bình đã làm bật lên cái ý “Thơ ông viết về biển, bài nào cũng tươi rói cảm xúc, cũng được cảm nhận bằng một tình yêu trong sáng, thánh thiện của cõi Thiền”
Nhưng có lẽ vì bị ám ảnh bởi sự thánh thiện của cõi Thiền nên Đặng Xuân Xuyến đã không dưới hai lần khen Nguyễn Thanh Lâm:

Thứ Năm, 25 tháng 10, 2018

ĐỪNG ĐI - Thơ Đặng Xuân Xuyến


        


ĐỪNG ĐI

Ở lại đi
Một đêm thôi
Một đêm thôi, ở lạ
Ta xin người ở lại, chỉ một đêm
Ngoài kia trời lướt khướt sũng đêm
Ta tí tách trong này mơ hồ từng giọt rỏ

Ta nào khóc. Chỉ là ta quá nhớ
Những chiều Thu ai tết tóc bên thềm
Rãi trăng vàng ai ríu rít hằng đêm
Và ai nữa khiến ta từng ngộp thở.

Ta xin đấy. Ngoài kia là những gió
Hun hút đêm, hun hút ánh đèn mờ
Người ở lại.
Đừng đi!
Đừng đi!
Ta sợ
Bảy năm trời thoáng chốc chỉ là mơ.

Làng Đá, đêm 29.09.2018
ĐẶNG XUÂN XUYẾN

Thứ Ba, 23 tháng 10, 2018

“VỀ QUÊ ĐI MÀY”, TIẾNG GỌI CỦA NHÀ THƠ HAY CỦA THỜI THƠ DẠI? - Dương Ninh Ninh


            

“VỀ QUÊ ĐI MÀY”, 
TIẾNG GỌI CỦA NHÀ THƠ HAY CỦA THỜI THƠ DẠI?
                                                                     Dương Ninh Ninh

Tôi xa Hà Nội không phải “năm lên mười tám” như nỗi lòng một người đã xa Hà Nội trong một nhạc phẩm nổi tiếng từ hơn 60 năm trước, mà là năm tôi mới lên mười bẩy. Tôi xa Hà Nội cũng không được như người đó “khi vừa biết yêu” mà là tôi chưa hề biết yêu và thật lòng cũng chẳng biết có ai đó đã yêu tôi (!)?. Tôi xa Hà Nội cũng không vì một biến cố trọng đại của chung xã hội hay của riêng gia đình tôi mà chỉ là một duyên cớ rất đời thường: Thi được một suất học bổng sang Sing học tập. Do vậy, khi nhận được giấy báo phải xa Hà Nội, trong tôi đã cuộn sóng những niềm vui sướng suốt cả hai tháng trời chờ đợi. Chỉ đến khi ngồi trên máy bay, tôi mới thấy một nỗi buồn cô đơn xâm chiếm lòng mình mặc dù chuyến bay có đủ cả trăm hành khách. Tôi bắt đầu thấy thiếu vắng gia đình, thiếu vắng bè bạn rồi bất chợt nhận ra cái thiếu vắng lớn nhất là một khoảng trời rộng lớn, đó là Hà Nội quê tôi. Vâng, Hà Nội quê tôi, mặc dù nơi tôi sinh ra và lớn lên chỉ là một con ngõ nhỏ trong lòng phồn hoa của Hà Nội, nhưng bố tôi bảo hơn 10 đời nhà ta đã sống trên mảnh đất ngõ này, trong căn nhà nhỏ thân thương này đã được tạo dựng và tu đi đi sửa lại cũng đã mấy trăm năm.

Thứ Hai, 22 tháng 10, 2018

CHÙM THƠ VỀ MÙA THU CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN


   


HƯƠNG THU

Ô kìa chiều
Ai thả nắng vương cây
Tóc rối ai bay
Mòn ai đuôi mắt
Điệu lý buông lơi tính tang khoan nhặt
Da diết bổng trầm xao xác sông xưa

Ta hỏi chiều
Thu đã về chưa
Mà lá vàng rơi khẽ nghiêng thật nhẹ
Mà gió mơn man vuốt ve thật khẽ
Biêng biếc trời chiều
Man mát hương sen.

Ta hỏi chiều
Sao rất đỗi thân quen
Tí tách bếp ai dẻo thơm cốm mới
Câu lý giao duyên ngập ngừng bối rối
Bồng bềnh người ơi
Mây tím lưng trời

Hà Nội, chiều 07 tháng 08 năm 2014
ĐẶNG XUÂN XUYẾN


Thứ Bảy, 13 tháng 10, 2018

VÁY CŨ - Thơ


        

VÁY CŨ

Tôi tìm em trong giấc mơ tôi
Chiếc váy rách cũ thời con gái
Tôi nhử tôi rút sợi chiều thật vội
Se nỗi buồn chơi vơi

Tôi cạn chiều. Tôi cạn bóng tôi
Chiếc váy rách cũ thời con gái
Tôi khờ khạo xúi tôi tấp tểnh
Víu nhành xuân víu nỗi lênh đênh

Chiều xập xềnh.
Xộc xệch nụ cười tôi
Chiếc váy rách cũ thời con gái
Tôi bỏ lửng tiếng cười từ năm ngoái

Em đi rồi.
Váy cũ có dần phai.

Hà Nội, 24 tháng 09.2018
ĐẶNG XUÂN XUYẾN

Thứ Ba, 9 tháng 10, 2018

MƠ QUÊ TRONG “XÓM CỎ” CỦA NGUYỄN KHÔI - Đặng Xuân Xuyến


       

       MƠ QUÊ TRONG “XÓM CỎ” CỦA NGUYỄN KHÔI

Lẽ thường, người ta mơ "từ quê" được "ra tỉnh", để được sống không khí náo nhiệt, sầm uất nơi phố xá, thị thành, thì nhà thơ Nguyễn Khôi lại mơ bỏ phố về làng, ngược với lẽ thường của nhân thế:

Mơ… được bỏ Cao Tầng về Xóm Cỏ
Ngồi bờ đê hít thở với sông dài
Ngắm dáng con đò trước cầu cao ngạo nghễ
Bãi ngô non thấp thoáng bóng ai...

Thứ Bảy, 6 tháng 10, 2018

ĐỘC THOẠI Ở PHIÊN TÒA - Thơ Đặng Xuân Xuyến


        

ĐỘC THOẠI Ở PHIÊN TÒA

Đứa trẻ
Hiếng mắt nhìn mẹ
Gằn giọng nhìn cha:
- Các người:
Ở đâu khi con vấp ngã
Ở đâu khi con đói lòng?
...
- Nói đi:
Cha say săn gái!
Mẹ mải mồi trai!
Bỏ con cút côi thui thủi giữa nhà mình.
Đấy là gia đình
Hay nơi động thổ?
...
- Các người
sao không xấu hổ
Còn múa mép
        Còn khua môi
Trổ tài bêu nhau chối tội
Rồi rửa lỗi
Rồi gột sai
Bằng những cọc tiền con không đòi hỏi
Để con quên mẹ mải mồi tra
Để con quên cha say săn gái
Để con nghiện những trò thác loạ
...
- Ôi!
Các người...
Khốn nạn!

Làng Tám, 25 tháng 08.2018
ĐẶNG XUÂN XUYẾN

Thứ Năm, 4 tháng 10, 2018

VÀI CẢM NHẬN VỀ THƠ TRẦN MAI NGÂN - Đặng Xuân Xuyến


        

        VÀI CẢM NHẬN VỀ THƠ TRẦN MAI NGÂN
  
Thơ của Trần Mai Ngân là thơ của nỗi lòng. Hình như, chị mượn thơ chỉ để ghi lại Nhật Ký Nỗi Lòng nên thơ của chị gần gũi, dễ đi vào lòng người bởi đọc thơ chị. người đọc dễ “cảm”, dễ nhớ. Chị viết nhanh để ghi lại những cảm xúc thật của mình nên những câu thơ của chị rõ là của chị, không chịu ảnh hưởng cúa ai, cứ nhẹ nhàng đằm thắm, nhẹ nhàng chịu đựng, nhẹ nhàng hy sinh (có lẽ) như chính con người của chị.

Đọc những câu thơ:

- “Tôi đi nhặt lấy phù du
Trần gian một cõi mịt mù chơi vơi
Tôi tìm trong chiếc lá rơi
Phận người với cả một đời hư hao”
                                      (Phù Du)

- Ngồi buồn xòa ngón tay hao
Đã đan trong gió đã nhòa trong mưa
Gần xa cũng đã từng chưa
Ngón tay đeo nhẫn như vừa chơi vơi.
     (Ngồi Buồn Bấm Đốt Ngón Tay)

- Gió chiều, chân vội bước qua
Chỗ cười, chỗ đứng đã là ngày xư
Mười Hai trời chẳng thôi mưa
Tiễn Thu hay tiễn tôi vừa hôm nay!”
                                  (Tiễn Thu 2)

Người đọc thấy trân quý cuộc đời hơn dù những câu thơ ấy viết về sự cô đơn, về nỗi xót xa vì những dang dở chuyện tình, bởi thơ ấy không hề bi lụy, tiêu cực mà chỉ nhẹ nhàng dâng kín nỗi buồn, rồi nhẹ nhàng buông bỏ để người thơ trở về với những gì là của mình, thuộc về mình.

Tôi thích thơ chị, có lẽ cũng từ những câu thơ hay và tinh tế như thế.

Hôm nay, đưa thơ chị lên trang blog Đặng Xuân Xuyến, không hiểu lý do gì mà 3 lần tôi lập cập làm hỏng, cứ phải dàn trang lại. Vì đặc thù riêng (một phần do thiết kế) nên thời gian dành cho việc đưa bài lên trang blog Đặng Xuân Xuyến thường tốn khá nhiều nên tôi bực, định xóa hẳn bài nhưng tiếc công sức đã bỏ ra nên nán làm lại, vì thế mà tôi đọc kỹ bài thơ GIẬN của chị. Tôi bật cười với suy nghĩ: Thảo nào tên bài thơ là Giận!

Và cặm cụi ngồi gõ đôi dòng về Giận và cả về thơ của chị:

GIẬN...

Cứ một lần giận dỗi
Là thêm một cách xa
Mà em luôn nói dối
Không sao...em ổn mà!

Cứ một lần im lặng
Không nhìn nói với nhau
Làm tim em băng giá
Một mình âm thầm đau

Thêm một lần... lần nữ
Có chắc còn lần sau
Ngày mỗi ngày hờ hững
Nên tình đành xa mau...

Canberra trắng màu
Mây trôi xa xôi quá
Em nhủ lòng quên đi
Chuyện đôi ta... còn gì?

Canberra, 25 tháng 08.2018
     TRẦN MAI NGÂN

Vâng. Thơ Trần Mai Ngân là thế. Cứ thẳng tuột với những suy nghĩ của mình, chẳng cần chọn lựa câu chữ bóng bảy, chẳng cần rào dậu chắn be. Sự thẳng tuột ấy chỉ là chị tự nói với lòng mình, tự lẩm bẩm với nỗi buồn đang xâm kín lòng mình, sự nhẹ nhàng ấy rất phụ nữ Miền Tây:

Cứ một lần giận dỗi
Là thêm một cách xa

Biết là giận dỗi là căn nguyên của sự “cách xa” nhưng chị không giãi bày, không phân tỏ mà chỉ âm thầm chịu đựng, âm thầm để níu giữ:

        Mà em luôn nói dối
        Không sao... em ổn mà.

Câu: “Không sao... em ổn mà!” nghe như tiếng nấc đang được chị cố ghìm lại.

Chị tiếp tục thật thà với nỗi ấm ức đầy vơi của mình, bằng những câu không thể đời thường hơn, không thể thật hơn, cứ như chị bê nguyên xi nỗi ấm ức, hờn tủi của chị bằng những câu nói thường nhật trong cuộc sống vào thơ mà chẳng cần cầu kỳ gọt rũa, chẳng cần chọn lựa kỹ câu từ. Vì thế mà chuyện của chị, thơ của chị thật lắm, đời và dễ chạm vào lòng người:

Cứ một lần im lặng
Không nhìn nói với nhau
Làm tim em băng giá
Một mình âm thầm đau

Biết là sức chịu đựng của con người có giới hạn nên khi đối diện với lòng mình, chị lắng hỏi lòng mình, và cũng là tự nhủ với lòng mình: "Thêm một lần... lần nữa/ Có chắc còn lần sau". Biết sự nhường nhịn ấy, cam chịu ấy rồi cũng sẽ không đem lại kết quả tốt đẹp, nhưng chị lại buông xuôi, bất lực, tiếp tục cam chịu “thêm một lần”, rồi lần nữa, “lần nữa”... để chấp nhận sự đổ vỡ, chia ly: “Ngày mỗi ngày hờ hững/ Nên tình đành xa mau...”, thì thật là một bi kịch.

Nhẫn nhịn và bất lực trước cuộc tình sắp tan vỡ là tư tưởng yếm thế của một phụ nữ cam chịu xuyên suốt bài thơ.

Đọc bài thơ, không thấy hình bóng ai ngoài hình bóng chị, được mặc định bởi nhân vật "em" đang thủ thỉ kể chuyện tình buồn của mình. Cũng không biết căn nguyên những lần giận dỗi từ đâu, sự giận dỗi ở mức nào mà chỉ thấy hình ảnh nhẫn nhịn, cam chịu của chị, với những tâm sự của riêng chị, cũng rất chung chung, mơ hồ, khiến người đọc dù mến thương, cảm thông với nhân vật "em", vẫn buông tiếng thở dài, nhẹ nhàng trách cứ: "tại anh tại ả, tại cả đôi đường.".

Dù thế, thì "Giận" vẫn là bài thơ nhiều cảm xúc, cuốn hút người đọc bởi sự chân thành trong từng câu chữ của người viết.

Vâng! Thơ của Trần Mai Ngân là thế, là thơ của nỗi lòng, là tấm gương phản chiếu chân thực cuộc sống mà nữ sĩ Trần Mai Ngân đã trải qua, đã cảm nhận và đối diện.

Tôi thích những câu thơ buồn nhẹ nhàng nhưng lại rất sâu, rất thấm, kiểu:

Xa nhau, ừ nhỉ xa nhau vậy
Vá víu trăm năm một nụ cười
Mắt đã rời xa không trở lại
Lúc ở cạnh nhau đã vắng rồi.
                   (Khắc Vào Gió)

Nhưng tôi mong lắm được đón đọc những bài thơ tươi rói nụ cười, những niềm tin rạng ngời về sự vẹn tròn, đủ đầy của tình yêu chung thủy như mái ấm gia đình mà chị đang có, về những hạnh phúc lứa đôi mà tôi thấy đã có nhưng chưa nhiều trong thơ của chị.

                                                            Hà Nội, 27 tháng 09.2018
                                                              ĐẶNG XUÂN XUYẾN

Thứ Tư, 8 tháng 8, 2018

ĐÔI ĐIỀU KHI ĐỌC: “QUẢNG NGÃI - CÂU THƠ NẶNG TÌNH CỐ THỔ” CỦA LÊ NGỌC TRÁC - Đặng Xuân Xuyến



                                            Núi Thiên Ấn và sông Trà Khúc
                                                    (Nguồn ảnh internet)


ĐÔI ĐIỀU KHI ĐỌC: “QUẢNG NGÃI - CÂU THƠ NẶNG TÌNH CỐ THỔ” CỦA LÊ NGỌC TRÁC

Tập sách QUẢNG NGÃI - Câu thơ nặng tình cố thổ của tác giả Lê Ngọc Trác được viết theo lối giới thiệu thân thế và sự nghiệp văn học của 31 “hồn thơ” xứ Quảng dưới dạng phê bình và cảm nhận văn học. Đây là tập sách thứ 7 của tác gia Lê Ngọc Trác (tác gia: tác giả của nhiều tác phẩm, nhiều đề tài), là “khối trầm tích tình yêu” của những người con Quảng Ngãi luôn đau đáu về nơi “chôn nhau cắt rốn”, nơi luôn được thầm nhắc đến với lòng tự hào và thành kính: núi Ấn sông Trà.

         
                          Tác giả tập sách Lê Ngọc Trác

Tuy là viết về thân thế và sự nghiệp của các chân dung văn học với mục đích phục vụ cho việc khảo cứu chân dung văn học nhưng tác giả Lê Ngọc Trác không viết theo lối phân mục tiểu sử (thân thế) và sự nghiệp như các tác giả khác từng làm mà ông làm mềm hóa đi, giảm bớt sự khô cứng của lối viết giáo khoa - khảo cứu bằng cách loại bỏ sự phân mục A, B, C... đồng thời chuyển các yếu tố nghiên cứu thành các yếu tố cảm nhận, biến các “thông điệp” về thân thế và sự nghiệp của các chân dung văn học khô khan thành những bài cảm nhận văn học dung dị, liền mạch, tạo tâm lý nhẹ nhàng, thoải mái cho bạn đọc khi tiếp cận các chân dung văn học. Hiểu đơn giản và ngắn gọn là ông không dùng lối viết biên khảo truyền thống mà khéo léo lồng tiểu sử các chân dung văn học vào các bài viết phê bình và cảm nhận văn học, bằng tư duy và ngôn ngữ của người nghiên cứu khoa học. Đây là thành công của tác giả Lê Ngọc Trác khi mà biên khảo là một thể loại văn chương dễ viết nhưng lại rất khó thành công!

Thứ Tư, 1 tháng 8, 2018

THƠ VỀ RƯỢU HAY NỖI BUỒN RIÊNG MÌNH VÀ NỖI BUỒN NHÂN THẾ CỦA NHÀ THƠ ĐẶNG XUÂN XUYẾN? - Nguyễn Bàng


       
                            Tác giả Nguyễn Bàng

Tuần trước, nhà thơ Đặng Xuân Xuyến gửi cho tôi chùm thơ về rượu của anh và bảo để tôi đọc cho vui. Nhưng vui sao được khi mà cả chùm 10 bài thơ đều thấm đẫm một nỗi buồn: Nỗi buồn riêng mình của thi nhân và nỗi buồn vì nhân tình thế thái.
Người ta thường nói “Trà tam tửu tứ", nghĩa đại chúng nhất là “Uống trà không nên quá 3 người, mới thưởng thức hết cái thú vị của nó. Còn uống rượu phải từ 4 người trở lên mới vui, mới náo nhiệt”. Nhưng trong 10 cuộc rượu của Đặng Xuân Xuyến khồng hề thấy có một cuộc rượu bốn người nào mà chỉ thấy toàn những cuộc rượu một mình nhà thơ hay những cuộc rượu có thêm một người nữa là hai. Và cả chùm 10 bài Thơ Về Rượu thì có tới quá nửa số bài là độc ẩm.

Thứ Hai, 30 tháng 7, 2018

VỀ PHONG CÁCH BÌNH THƠ CỦA CHÂU THẠCH - Đặng Xuân Xuyến

 
     
 

VỀ PHONG CÁCH BÌNH THƠ CỦA CHÂU THẠCH

Khi tìm tài liệu đọc để viết bài CHỮ TÔI, CHỮ TA VÀ CÁI TÂM LÀNH, tôi chợt có ý định thử tìm hiểu về phong cách bình thơ của nhà phê bình văn học Châu Thạch nên cần mẫn ngồi đọc 130 bài bình thơ của ông. Đọc xong, tôi phấn chấn, nảy thêm ý định “tận dụng sự đọc 130 bài bình thơ” để viết một bài làm “kỷ niệm”... Tôi điện gặp nhà phê bình Châu Thạch, nói ý định của mình, ông cười sảng khoái: - “Vâng! Đặng Xuân Xuyến cứ viết theo đúng như những gì Đặng Xuân Xuyến cảm nhận về Châu Thạch, như thế mới quý. Cám ơn Đặng Xuân Xuyến trước nhé”.
Tôi liền cặm cụi ghi lại những cảm nhận của mình về phong cách bình thơ của ông. Vì đây là bài cảm nhận của một đọc giả về một tác giả nên cấu trúc bài viết và những dẫn giải đưa ra sẽ không mang tính nghiên cứu khoa học, nên bài viết sẽ có những hạn chế, những thiếu sót khiến bạn đọc không được vừa ý.

            
                Nhà bình thơ Châu Thạch

Thứ Bảy, 28 tháng 7, 2018

CHÙM THƠ VỀ RƯỢU CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN


               
QUAN TRƯỜNG
(Tặng Nguyễn Minh, bạn tôi)

Nào, cứ uống, đếch gì mày phải ngại
Làm “quan to” ngã ngựa cũng chả hèn
Thiên hạ cười. Thây kệ thiên hạ soi
Mày giả xỉn để đời thôi khốn nạn.

Ừ, đời thế. Qua cầu thì hại “bạn”
Dấn quan trường sao mày chả chịu “khôn”
Đục kín dòng mày lại cố gượng trong
Chúng nó đập bởi mày không chịu hỏng

Ừ. Thế nhé. Lấy gia đình làm trọng
 Cứ vui đi, mặc thiên hạ vào tròng
Tiếc làm gì mấy thứ của phù du
Thiên trả Địa, đếch gì mày cay cú.

Nào. Uống nhé! Kệ cha thiên hạ đú
Nào. Cứ say! Mặc mẹ thiên hạ cù
Tao với mày trận nữa ngoắc cần câu
Cho trôi tuột trò nhố nhăng thế sự.

Hà Nội, chiều 03.04.2018
ĐẶNG XUÂN XUYẾN