BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Ba, 22 tháng 9, 2020

TÊN RẠCH GIÁ CÓ Ý NGHĨA GÌ ? - Song Phúc

Cổng TTĐT TP Rạch Giá cho biết theo khẩu truyền, có tên gọi Rạch Giá vì xưa kia nơi đây có rừng cây giá mọc theo ven biển, lại có một lạch nước chảy ngang qua ra biển. Theo Gia Định thành thông chí, vùng đất này cũng có tên chữ là Giá Khê. Một số tài liệu cho biết cây giá là một loại thực vật thân gỗ cùng họ với mắm, đước. 

                                                                               Ảnh: Phạm Ngôn.

Năm 1988, đình Nguyễn Trung Trực (cũng gọi là đình thần Nguyễn Trung Trực, đền thờ Nguyễn Trung Trực...) ở phường Vĩnh Thanh, TP Rạch Giá được công nhận di tích lịch sử - văn hóa quốc gia. Hàng năm, lễ hội truyền thống kỷ niệm ngày hy sinh của anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực vào các ngày 26-28/8 âm lịch thu hút rất đông du khách đến với Rạch Giá. 

                                                                 Ảnh: Nguyễn Thanh Thuận.

Ngoài TP Rạch Giá, Kiên Giang còn có TP Hà Tiên. Từ một thị xã biên giới Tây Nam đất nước, Hà Tiên chính thức trở thành thành phố trực thuộc tỉnh Kiên Giang vào cuối năm 2018. 

                                                                                    Ảnh: Vạn Trâm.

Mũi Nai từ lâu được biết đến là một địa điểm nổi tiếng của vùng đất Hà Tiên. Gần đây, bãi biển Mũi Nai được chính quyền địa phương cải tạo từ bãi cát bùn thành bãi cát trắng, thu hút du khách. 

                                                                                Ảnh: Phạm Ngôn.

Ngoài 2 thành phố, Kiên Giang còn có 13 huyện là An Biên, An Minh, Châu Thành, Giang Thành, Giồng Riềng, Gò Quao, Hòn Đất, Kiên Hải, Kiên Lương, Phú Quốc, Tân Hiệp, U Minh Thượng, Vĩnh Thuận. Trong đó, Phú Quốc và Kiên Hải là những huyện đảo của tỉnh này. Dự kiến Phú Quốc sẽ trở thành thành phố đảo đầu tiên của Việt Nam. 

                                                                                 Ảnh: Hiền Phùng.

Trong những kỷ lục biển đảo của Việt Nam, Phú Quốc được công nhận là hòn đảo lớn nhất cả nước. Đảo Phú Quốc như hình tam giác hẹp dài về phía nam, kéo dài khoảng 50 km từ bắc xuống nam, khoảng 27 km từ đông sang tây. Phú Quốc cũng là lựa chọn hàng đầu của không ít du khách trong và ngoài nước cho chuyến du lịch biển đảo. 

                                                                  Ảnh: Nguyễn Quang Ngọc.

Chùa Hộ Quốc ở Phú Quốc còn gọi là Thiền Viện Trúc Lâm Hộ Quốc, lưng dựa vào núi, mặt hướng ra biển, nằm giữa khung cảnh thiên nhiên nên thơ, khoáng đạt. Ngôi chùa bề thế này là địa điểm du khách không thể bỏ qua khi đến đảo ngọc. 

                                                               Ảnh: Nguyễn Quang Ngọc.

                                                                                          Song Phúc

Nguồn:

https://zingnews.vn/ten-goi-rach-gia-co-y-nghia-gi-

ĐỨC THÁNH CHỬ ĐỒNG TỬ VÀ LỄ HỘI ĐA HÒA - Đặng Xuân Xuyến


Cách Hà Nội chừng 25km dọc theo đê sông Hồng, có hai ngôi đền thờ Đức Thánh Chử Đồng Tử. Một ngôi đền nằm ở địa phận thôn Đa Hòa, xã Bình Minh, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên bên dòng sông Hồng nhìn ra bãi Tự Nhiên nơi nàng công chúa Tiên Dung xinh đẹp, con gái vua Hùng thứ 18 kỳ ngộ và nên duyên với chàng Chử Đồng Tử nghèo khó. Một ngôi đền nữa thuộc địa phận thôn Yên Vĩnh, xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, nơi chàng Chử Đồng Tử cùng nhị vị phu nhân hóa về trời. 

Thứ Hai, 21 tháng 9, 2020

NGÕ LẠ - Thơ Đặng Xuân Xuyến


   
                     Nhà thơ Đặng Xuân Xuyến


NGÕ LẠ

Từ bữa em cùng người lạ
Che chung chiếc ô về nhà
Ngõ nhà mình thành ngõ lạ
Lừng khừng mỗi bước anh qua.

Hôm nay ngày thứ mười ba
Em lại che chung ô lạ
Tiếng cười nghe mà vồn vã
Bước chân lấn chút điệu đà.

Ừ, ngõ nhà mình thành lạ
Sớm chiều tíu tít người ta
Anh giờ đã là kẻ lạ
Ngõ về nhà xa quá xa.

Hà Nội, chiều 19-09-2020
Đặng Xuân Xuyến

GIẢI MÃ MINH HỌA “TRUYỆN KIỀU” DƯỚI CÁCH NHÌN MINH TRIẾT VIỆT

Hội thảo đặt ra vấn đề, trong thời đại 4.0 hiện nay, chúng ta có nhiều cách tiếp cận thông tin để giải đáp những thắc mắc cũ hoặc đưa ra những giả thuyết mới về những góc khuất trong lịch sử “Truyện Kiều” để mỗi người tự suy ngẫm về lịch sử và văn hóa dân tộc Việt.


      Các diễn giả tham gia hội thảo.

Hội thảo Minh họa “Truyện Kiều” dưới cách nhìn minh triết Việt nhân kỷ niệm 200 năm ngày mất của danh nhân văn hóa thế giới – đại thi hào dân tộc Nguyễn Du (1765 – 1820) được Viện Pháp tại Hà Nội – L’Espace tổ chức sáng 1/8.

Hội thảo có sự tham gia của nhà nghiên cứu Trần Đình Tuấn, nhà nghiên cứu Lê Nghị và họa sĩ – nhà giáo Nguyễn Tuấn Sơn.

GIỚI THIỆU 12 BÀI THƠ “ĐỌC LẠI NGƯỜI XƯA” CỦA THI SĨ VŨ HOÀNG CHƯƠNG - Trần Từ Mai

 

Đầu tháng 4 năm 1976, thi sĩ Vũ Hoàng Chương bị nhà cầm quyền bắt, đưa vào giam ở khám Chí Hoà. Một số thơ ông làm trong thời gian này (chẳng hạn bài Đường luật bát cú mở đầu bằng câu “Thấm thoắt vào đây tháng đã tròn”) đã được chuyển về cho gia đình và đã được phổ biến. Đầu tháng 9-1976, thấy sức khỏe của ông suy sụp, những người cầm quyền thả ông về để chết ở nhà.

QUÝ TỘC NHÀ TRẦN VỚI VƯƠNG TRIỀU - Vĩnh Khánh

Từ một thế lực cát cứ vốn làm nghề chài lưới ở Hải Ấp (Thái Bình), Trần Lý và Trần gia từng bước thâu tóm quyền bính rồi thay ngôi nhà Lý, thiết lập triều Trần. Đồng thời với đó là quá trình quý tộc hóa của thế lực Trần gia - một thiết chế quân chủ quý tộc dòng họ đặc biệt trong lịch sử Việt Nam.

 

                         Khu di tích đền thờ các vua Trần. Ảnh: Lam Thanh


QUÝ TỘC NHÀ TRẦN VỚI VƯƠNG TRIỀU

                                                                                  Vĩnh Khánh

Dưới quyền lực tối cao của nhà vua, tầng lớp quý tộc nhà Trần đã độc tôn quyền lực từ trung ương đến địa phương, đảm bảo cho sự bền vững của vương triều và có những đóng góp lớn lao cho quốc gia dân tộc.

Chủ Nhật, 20 tháng 9, 2020

NGUYÊN TẮC TÔN TRỌNG BẠN BÈ - Vũ Thị Hương Mai

 


Mỗi người đều là một cá nhân, đều có lòng tự trọng và ý thức tự tôn. Trong bất kì mối quan hệ nào, người ta cũng muốn mình có một vị trí xứng đáng, muốn được thể hiện, được bộc lộ mình, muốn được người khác đánh giá khả năng mà mình vốn có. Và đồng thời người ta cũng rất muốn được tự quyết định, một mình điều khiển sở thích, niềm đam mê, hứng thú của bản thân. Cho nên dù ở trong những mối quan hệ thân thiết đến chừng nào, dù gắn bó với ai đó sâu sắc đến đâu, người ta vẫn là một cá thể riêng biệt, vẫn cần có một khoảng trời riêng, cần được người khác tôn trọng. Tôn trọng bạn bè, có thể coi đó là một nguyên tắc không thể thiếu để duy trì tình bạn. Giữa chúng ta chỉ có thể có tình cảm nồng hậu nếu chúng ta biết ghi điều "biết mình biết ta".

ĐÊM MÃI THANH XUÂN - Thơ Trần Mai Ngân


 
                       Tranh Đỗ Duy Tuấn


       ĐÊM MÃI THANH XUÂN

Đêm nhen nhúm cháy nồng nàn tình cũ
Của thanh xuân trên miền trắng đôi bờ
Đôi tay níu, bấu riết cõi ơ hờ
Ú ớ gọi tên nhau không tròn tiếng...

Đêm bồng lai mênh mông đêm giữ lại
Một đêm nay và chỉ một đêm nay
Ngực căng đầy mùi hương ủ không phai
Nốt son đỏ phập phồng theo nhịp thở...

Đêm cứ thế trốn tìm nhau bỡ ngỡ
Trong chập chùng trong mê dại... trong nhau
Nụ môi hoa xin uống cạn ngọt ngào
Vầng nguyệt khuyết treo cao làm nhân chứng...

Vầng nguyệt khuyết treo cao làm nhân chứng!

                                                 Trần Mai Ngân

TÌNH VƯƠNG – Phạm Ngọc Thoa cùng thi hữu


   
                 Nhà thơ Phạm Ngọc Thoa


TÌNH VƯƠNG !

Thân đơn viễn xứ có ai hay ?
Một chút tình vương khó tỏ bày
Ngóng riết Phan Thành mù lớp sóng
Chờ hoài Phố Cổ ngút đường bay
Thầm thương hóa bướm mơ cùng gió
Trộm nhớ thành thơ mộng với mây
Giấu kín tơ lòng ôm gối chiếc
Bên trời hỏi có thấu chăng này …?

Fountain Valley
Phạm Ngọc Thoa


BÀI HỌA:


NỖI LÒNG

Đọc bài thơ xướng mượt mà hay
Chút nỗi lòng trong khó giải bày
Một phút trễ tràng chim sãi cánh
Vài giây mần muộn sáo vừa bay
Chợt khua trên tóc đau hồn nắng
Rồi khứa vào tim úa vạt mây
Ngẩn ngơ mỗi bước chân cao thấp
Tím nửa hồ xuân giữa cõi này .

Lương Bút

THỬ “GIẢI MÔ LẠI TRUYỆN KIỀU – Lê Nghị

TTO - 'Dựa vào các văn bản, chúng tôi phát hiện ra rằng Truyện Kiều mới là gốc của Kim Vân Kiều truyện ở Việt Nam. Rồi từ Kim Vân Kiều truyện của Việt Nam người ta mới phóng tác Kim Vân Kiều truyện ở Trung Quốc'.

 

Nhà nghiên cứu Lê Nghị trình bày nghiên cứu mới về Truyện Kiều ở hội thảo - Ảnh NVCC

Truyện Kiều có trước Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Tử Việt Nam, Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân Trung Quốc chỉ là sản phẩm ăn theo, tên tác giả cũng là tự đặt.

Nhà nghiên cứu Lê Nghị mở đầu bản tham luận Nguồn gốc Truyện Kiều, tại Hội thảo Minh họa Kiều dưới góc nhìn minh triết Việt, do Trung tâm Văn hóa Pháp tại Hà Nội vừa tổ chức làm cả khán phòng ngỡ ngàng...

 

TẢN MẠN ĐÔI ĐIỀU VỀ TRÀ (Kỳ 3) - Nguyên Lạc

 



SƠ LƯỢC TRÀ KINH CỦA LỤC VŨ


Ở phần trên có liên hệ đến Lục Vũ và tác phẩm danh tiếng của ông:  Trà Kinh (Kinh thư của Trà), ông đã định thức hóa Pháp điển về Trà. Ta thử xem sơ lược về Trà Kinh.

 

    (Hình Thần Trà Lục Vũ)

1. Tiểu sử Lục Vũ

Lục Vũ (733–804), đời Đường,  tác giả cuốn Trà Kinh, người đất Cảnh Lăng, Hồ Bắc; theo bản đồ thì cặp sát Tứ Xuyên và Quý Châu (lúc đó thuộc Nam Chiếu/ Đại Lý).

Lục Vũ, tự là Hồng Tiệm, vốn là một đứa trẻ mồ côi, được một thiền sư tên là Thái Chúc ở Hồ Bắc nhận nuôi. Thiền sư này vốn là một người hâm mộ và sành điệu trà đúng với truyền thống Thiền thời đó. Sáu năm trời Lục Vũ lưu ngụ tại thiền viện Long Vân, thời gian này ông được chỉ dạy nhiều về cách pha chế và thưởng thức trà. Tuy nhiên bẩm tính của Lục Vũ thích Nho giáo hơn là Thiền học nên thường bị sư ông trách phạt; cuối cùng không kham nổi Lục Vũ bỏ trốn theo một gánh hát. May sao đến năm 14 tuổi Lục Vũ gặp được một hoàng thân; ông này nhìn ra tư chất của Lục Vũ và có nhiều giúp đỡ. Sau loạn An Lộc Sơn, Lục Vũ lui về ẩn dật, kết bạn với nhiều văn nhân và cho ra đời cuốn Trà Kinh.

 

CHÙA TÂY PHƯƠNG - NGÔI CHÙA THỜ TỰ NHIỀU VỊ PHẬT TỔ NHẤT Ở VIỆT NAM - Đặng Xuân Xuyến

 

                                         Tam quan chùa Tây Phương

Chùa Tây Phương được xây dựng lần đầu vào đời Cao Biền (865-875). Sang niên hiệu Chính Hòa (1680-1705), Tây Vương Trịnh Tạc cho sửa lại chùa và xây thêm tam quan. Sau lần trùng tu này chùa bị phá. Đến triều Tây Sơn, vào 2 năm 1788, 1789, chùa được xây dựng lại trên nền cũ, tọa lạc tại núi Tây Phương, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây (cũ).

ĐỌC ĐƯỜNG THI HỒ VĂN CHI VỀ DỊCH COVID TRONG TẬP THƠ “MÙA PHỐ VẮNG” - Châu Thạch



                             Nhà thơ Hồ Văn Chi

Sáng nay. 17-9-2020, dịch Covid vừa đi qua thì cơn bão số 5 sắp đến. Đà Nẵng mưa buồn. Tôi và nhà thơ Đỗ Hùng Luân ngồi uống cà phê dưới mái hiên vắng vẻ của một cửa tiệm bên đường. Nhà thơ Hồ Văn  Chi đến, ngồi 10 phút, uống ly cà phê, tặng chúng tôi tập thơ “Mùa Phố Vắng” rồi cáo lỗi ra về vì có việc bận. 

PHÒNG LÂY NHIỄM COVID 19 - Đức Hạnh cùng quý thi hữu


    


PHÒNG LÂY NHIỄM COVID 19

Phòng lây, đóng cửa [1] giữ an toàn!
Quyết liệt ngăn ngừa khỏi nhiễm lan
Nhập cảnh người qua, phiền lũ Vít ! [2]
Trừ căn dịch trở, thắm non ngàn
Đoàn quân mạnh mẽ vi trùng tẩu
Mãnh lực oai hùng khuẩn Hán tan
Bác sĩ quên mình trong hiểm họa…
Toàn dân cảm động những Thiên Thần..!

                                             Đức Hạnh
                                            06 09 2020

[1] Đóng cửa khẩu ở biên giới, không cho người ở vùng dịch tễ Covid 19 nhập cư vào Việt Nam, vì dịch Virus Corona đang diễn biến phức tạp…
[2] Covid 19


BÀI HỌA:


PHÒNG LÂY COVID 19

QUYẾT chặn Cô- Vi ấy mới toàn,
TÂM, lòng chia cách chớ cho lan.
PHÒNG ngăn chúng nhập vào non nước,
NGỪA đón chệt lòn giữ núi ngàn.
LÂY hại toàn dân thì khốn quẩn,
NHIỄM đau chủng tộc ắt tiêu tan !
DỊCH này chính dịch Tàu tàn ác…
BỆNH quái chuyền nhanh tợ sóng thần !

                                             Liêu Xuyên
                                             06 09 2020

NẮNG VƯỜN THU - Thơ Tịnh Bình

 

   


NẮNG VƯỜN THU


Ai đang rót mật vào thu

Vàng mơ vạt nắng, vàng bờ cúc hoa

Giọt sương ban sớm la đà

Tiếng chim ngọt giọng chợt xa chợt gần

 

Vườn thu hương trái chín dần

Chuồn chuồn cao thấp phân vân cánh mềm

Khúc ru nhịp võng êm đềm

Bông mù u trắng rụng miền ca dao

 

Tím bèo đan kín mặt ao

Mưa qua ngõ vắng ướt màu áo xưa

Hoa chiều phơ phất giậu thưa

Chút mây chút gió đã thừa luyến vương

 

Heo may se sẽ mùa thương

Cầm tay lúng liếng má hường môi xinh

Vay thu vạt nắng lung linh

Vàng mơ áo lá tự tình lời thơ...

 

                             Tịnh Bình

                            (Tây Ninh)


ĐẠI DƯƠNG HOA TÍM - Thơ: Quách Như Nguyệt, nhạc và hòa âm: Đỗ Hải

 
   
                  Nhà thơ Quách Như Nguyệt


ĐẠI DƯƠNG HOA TÍM

Hãy vẽ ra trong đầu
Cảnh ta nắm tay nhau
Mình dạo chơi
Sóng biển vỗ rì rào
Anh ôm e
Trời đất bỗng lộn nhào
Quên, quên hết!
Thế giới đầy mộng ảo

Hãy mơ rằng
Mình đang ở vườn sau
Chung quanh ta
Cả đại dương hoa tím
Hoa nở bừng
Một rừng hoa tím sẫm
Chim vang ca rộn rã, hót chúc mừng
Hình ảnh này
Em vẽ được hay không?

Hãy vẽ ra trong đầu
Cảnh ta đang hôn nhau
Thân thể em, mùi hương nồng, mồ hôi ròng ướt đẫm
Thấm người anh, trùm phủ trái tim sầu                      
Cả thế giới loài người tan biến hết
Hình ảnh này
Em yêu vẽ được không?

Chỉ biết rằng
Toàn thân anh run rẫy
Ngọn lửa tình
Đang bốc lửa, nổ tung

Mặt trời hồng
bỗng đổi mầu tím thẫm
Đam mê này, bẫy tình này!
Trái đất này!
Anh quên hết!
Quên tất cả

Em yêu à,
Thế giới này.... duy nhất...
Chỉ còn em

         Quách Như Nguyệt


      

Thơ: Quách Như Nguyệt
Nhạc và hòa âm: Đỗ Hải
Trình bày: Quốc Duy

Thứ Bảy, 19 tháng 9, 2020

CHÙM THƠ MẮT THU, HẸN THU CỦA ÁI NHÂN

   

ÁI NHÂN
Tên thật Bùi Cao Thế
Đt:0984470914
139- 399- Ngọc lâm – Long biên –Hà nội
TK Bùi cao Thế 10524096395016 Techcombank
Chi nhánh Chương dương – HN

 

MẮT THU

 

Mấy tầng ngăn ngắt thu xanh

Cứ thăm thắm gió, cứ mong manh buồn

Trong veo suối tận đầu nguồn

Thiên thanh văn vắt, cánh chuồn nhẹ tênh

 

Thoảng như lời mẹ dỗ dành

Ru thơ nựng bé chòng chành theo mây

Cớ gì Thu dụ ta say

Mộng mơ yêu để trắng tay… khạo khờ?

 

Đêm trăng còn đợi thẫn thờ

Chuốt tơ vàng óng neo bờ tương tư

Ái tình là thực hay hư?

Mà sao đắm đuối say từ chiêm bao

 

Cứ hồn nhiên cứ khát khao

Cứ mơ Hoàng tử áo bào sang thăm

Giấu buồn trong mắt lá răm

Mắt thu liếc rách cả trăm… tim tình

 

Thứ Năm, 17 tháng 9, 2020

VÀI NHẬN XÉT VỀ LUẬT VÀ VẦN TRONG TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU – Phạm Đức Nhì


                   

                Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì


Lời Nói Đầu


Nhận xét về vần luật trong Truyện Kiều dễ dẫn đến tranh luận. Mà đề tài tranh luận ngoài chuyện đúng sai có tính học thuật cũng thường khi liên quan đến độ khả tín của văn bản cũng như uy tín của người khảo dị và hiệu đính. Bài viết này dựa vào 2 bản nôm Truyện Kiều Liễu Văn Đường (Kiều 1866 và Kiều 1871) được ông Nguyễn Quảng Tuân phiên âm và khảo dị. Ông Nguyễn Quảng Tuân cũng kết hợp với 3 bản nôm khác - Kiều 1870, Kiều 1872 và Kiều 1902 - để cho độc giả một “dụng cụ” tra cúu rất tiện lợi, có thể so sánh từng câu giữa 5 bản Kiều”.

Ngoài ra ông cũng có trong tay bản Kiều 1874 do Đàm Quang Hưng sưu tầm nhưng chưa kết hợp với 5 bản Kiều trên.

Sau đây là danh sách 6 bản nôm Truyện Kiều được làm tư liệu.

(http://www.nomfoundation.org/nom-project/tale-of-kieu/tale-of-kieu-version-1866?uiLang=vn)


NẺO QUÊ - Thơ Lê Kim Thượng


   

        NẺO QUÊ 


Tôi đi muôn dặm sơn khê

Mà lòng nhớ mãi... nẻo về quê hương

Mù say trong cõi Vô Thường

Hồn về Cố Quận... dặm trường hư không…

Đình xưa Cây Gạo còn bông

Mùa về nở đỏ, đỏ hồng xốn xang

Người về qua cánh đồng làng

Mùa vui biển lúa nhuộm vàng nắng hây

Hàng tre đứng đội trời mây

Đường quê trải nắng... nắng đầy ngàn lau

Vườn em trắng nụ hoa cau

Nhớ tình mới chớm với nhau... rụt rè...

Cu Cườm gáy giục bờ tre

Gà trưa vẳng tiếng nắng hè xa xôi

Con đò neo bến đơn côi

Ngàn hoa nắng rụng... trôi trôi bồng bềnh

Bến sông gió lộng thênh thênh

Lục Bình theo sóng lênh đênh tháng ngày

Người về vui thú cỏ cây

Thơ - Đàn - Cờ - Rượu... sum vầy cố nhân...

                       

Trăm người quen... mấy người thân?

Rượu bầu, thơ túi... mòn chân giữa đời

Tiếng đêm Cuốc gọi rã rời

Nỗi lòng xa xứ đọng rơi nghẹn ngào

Đêm buồn ngồi ngắm trăng sao

Tiếng khuya gọi gió lùa vào phôi phai

Thềm khuya đọng tiếng thở dài

Gió qua hiên lạnh... Cửa Sài... Cỏ Khâu...

Giọt thơ nức nở trang sầu

Hồn thơ vất vưởng tìm đâu quê nhà

Buồn riêng... riêng một mình ta

Gặp ai tâm sự, sợ là... buồn chung?

Ngày qua tắt nắng mịt mùng

Trái sầu héo úa não nùng rơi rơi

Mù say... tối đất, tối trời

Để người phiêu lãng... quên đời lãng du

“Bướm vàng đậu đọt Mù U...”

Câu thơ Lục Bát... tiếng ru đôi bờ

Xứ người lòng dạ thẫn thờ

Nửa vương nỗi nhớ... nửa chờ nỗi đau

Một mai... mai mốt... ngàn sau...

Hóa thân cát bụi... nhớ nhau tìm về... 

                     

               Nha Trang, tháng 9. 2020

                       Lê Kim Thượng      

 

“...” Ca dao


Thứ Hai, 14 tháng 9, 2020

ĐỀN KIẾP BẠC VÀ NIỀM TIN CẦU PHÚC, TRỪ TÀ, BAN CON, BAN CHỨC - Đặng Xuân Xuyến


                                                       Cổng đền Kiếp Bạc

                                            
Trong tâm thức dân gian, Hưng Đạo Đại Vương được vinh danh là đức Thánh Trần và đồng nhất Ngài với Ngọc Hoàng thượng đế, từ đó tạo nên một dòng Đạo Nội - đạo Thanh Đồng, mà đức Thánh Trần là giáo chủ.

TẢN MẠN VỚI “SAY CỐ NHÂN” THƠ TRẦN MAI NGÂN - Châu Thạch


   


SAY CỐ NHÂN

Rót một ly gọi nhau cố nhân
Một ly xin lỗi hết ân cần
Con đường thẳng tắp xa nhau mãi
Mùa hạ cháy nồng hay xuân phai

Rót một ly ta say, ta say
Bóng em trong đáy cốc hay ai
Chiều nay giăng tím chiều hôm ấy 
Em đến bên trời ta mơ hoa

Rót một ly xin lỗi nhạt nhoà 
Ký ức bây giờ như vệt tro
Rải trên sông lạnh làm tang chế
Khóc một thời yêu "dáng hoa" xưa...

Rót một ly uống hết không chừa 
Nỗi đau, nỗi nghẹn bình rượu đắng
Khứa nát linh hồn ta như dao
Nhớ em ta uống cạn nghìn sau...

Cứ thế ta uống cùng gió sương
Tình em... xin nợ một vết thuơng 
Rót thêm ly nữa sầu cô quạnh
Em biết gì không... sao xa nhau !

Em biết vì sao ta xa nhau
Em biết gì không sao xa nhau !

                     Trần Mai Ngân 
                         9-3-2019

TẢN MẠN ĐÔI ĐIỀU VỀ TRÀ (Kỳ 2) - Nguyên Lạc


           


LỊCH SỬ, NGUỒN GỐC PHÁT TRIỂN VÀ CON ĐƯỜNG ĐI CỦA TRÀ

1. Tên khoa học
- Năm 1753, Carl Von Liaeus, nhà thực vật học Thụy Điển, đặt tên khoa học cây trà là Thea sinensis, xác định cây trà có nguồn gốc Trung Quốc. Thế nhưng một số học giả Anh lại cho rằng nguồn gốc cây trà là Ấn Độ. Cuộc tranh luận về quê hương cây trà đã kéo dài trên hai thế kỷ.
- Năm 1976, Djemukhatze, Viện sĩ Thông tấn Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô (cũ), sau khi đi khảo sát vùng trà cổ thụ trong 2 năm tại miền bắc Việt Nam, bằng phương pháp sinh hóa thực vật, lại xác định Việt Nam là quê hương cây trà trên thế giới, theo sơ đồ tiến hóa sau đây:
Camellia -- trà Việt Nam -- trà Vân Nam lá to -- trà Trung Quốc -- trà Ấn Độ
  Ta nên nhớ rằng: Khi nhà thực vật học lấy một địa danh nào đặt tên (như sinensis: Trung Hoa) không có nghĩa nơi đó là cái nôi của một loài, mà thường do nơi đó là nơi lần đầu tiên phát hiện), do vậy không thể dựa vào từ "sinensis" để nói cây trà có nguồn gốc từ Trung Hoa.

GÓC KHUẤT - Thơ Lê Phước Sinh


   


GÓC KHUẤT

Người Mẹ đơn thân
nước mắt nuốt vào
lặng lẽ nỗi đau
từ lòng ngực sâu
trái tim
chẳng ai hay biết giản đồ nhịp đập sin, cos thế nào
Người Mẹ
thản nhiên vác Thập giá
không lời rao giảng
lừng lững
hành trình.

                                                       Lê Phước Sinh