BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Bảy, 7 tháng 1, 2017

MỘT TRƯƠNG - Tạp bút của Chu Vương Miện


                     

                   
                MỘT TRƯƠNG   
                                               "Trích trong Vĩ Văn"

Trong nguyệt san Kiến Thức Ngày Nay, khi không xuất hiện một bài biên khảo ký tên là Phan Khắc Khoan, nội dung là tiên sinh phát hiện ra rằng hai câu Kiều của Nguyễn Du :
Cung thương lầu bậc ngũ âm (câu 29)
Nghề riêng ăn đứt Hồ Cầm một chương (câu 30)
Theo ý của tiên sinh Phan Khắc Khoan san định Văn Học thỉ câu thứ ba mươi phải là "Một Trương", vì bên Trung Quốc có một vị nhạc sư tên là Trương (con thứ nhất) nên thiên hạ mến mộ tài năng thường gọi là Một Trương, người này chuyên trị Hồ Cầm, thuộc vào loại danh sư số một .
"kỳ sau đăng tiếp"
Rồi không thấy bài của tiên sinh đăng tiếp nữa, để xem Mr Một Trương là nhân vật như thế nào ? Sống vào thời nào ? mà chỉ thấy bài của học giả An Chi… đánh phủ đầu, sau đó thì tiên sinh Phan Khắc Khoan đương sống "chuyển qua từ trần", thành ra công trình phát hiện san định Văn Học đến đây là un point final. Cũng tưởng nhắc qua chút đỉnh về thi sĩ Phan Khắc Khoan, tiên sinh sinh vào khoảng juin 1916 ở làng Yên Lãng, Yên Thành (Nghệ An). Mồ côi mẹ từ thủa bé, năm 15 tuổi thì cha bị mù. Học trường Huyện, Trường Vinh có bằng Thành Chung, đã đăng thơ ở Phong Hóa (ký Chàng Trương), Thế Giới, Tri Tân thơ ký Hồng Chương, ngoài ra con vài vở kịch thơ nổi tiếng như Phạm Thái và Trần Can… (phần tiểu sử trích đoạn trong Thi Nhân Việt nam của Hoài Thanh và Hoài Chân) 

Thứ Ba, 3 tháng 1, 2017

CHÙM THƠ CHU VƯƠNG MIỆN



          Tác giả Chu Vương Miện


       ĐOẢN CÚ

       lọt lòng đã khổ rồi
       cùng một dòng sông
       bên lở bên bồi
       cùng một kiếp ngườì
       kẻ ăn cơm
       ngươì ăn xôi 

       Năm cùng và tháng tận
       Kiếp trâu bò lao đao
       kiếp con người lận đận
       ở tù bao nhiêu năm
       ở lính bấy nhiêu năm
       bèo dạt sáng trôi xuôi
       buổi chiều thì về ngược
       lê lết ven dòng đời

       Ôi tháng tận năm cùng
       hết mùa thì tới tết
       quanh năm thì thiếu ăn
       bốn muà thì lũ lụt
       Ôi làm cái kiếp người
       Sao mà càng thấm mệt ?