Nhà thơ Văn Thiên Tùng
TIẾNG
QUÊ HƯƠNG…!
Đất quê mình vốn xưa rày
đã thế
Nước nguồn Nhùng lịm mát
những trưa hè
Bao trai làng - gái xóm
khắp chốn quê
Đều hụp lặn tung tăng đùa
bỡn nước…
Nhớ rất nhiều những trưa
- chiều thuở trước
Dòng nước xanh dịu vợi
quyện nắng hè
Nam Lào xoay… xoay tít những
ngọn tre
Từng bầy Roộc… cánh chao
vờn ríu rít…
Con đường làng đất bụi
tung mù mịt
Đàn trâu bò đằm vụng phẩy
phe đuôi
Những chàn trên… ruộng dưới
lúa reo cười
Chào con nước dâng tình
xua nắng hạ
Sơn thủy hữu tình - chẳng
hề xa lạ
Như bốn mùa cứ vậy tiếp
đơm bông
Lúc trào dâng - lúc hạn
kiệt non dòng
Sông núi vẫn … xoay vòng
tròn phận sự
Mang phù sa hòa tan cùng
dòng lũ
Ươm cá tôm đầu ghềnh ngọn
sinh sôi
Xoi đẩy bao sỏi cát… tạo
sa bồi
Dưỡng muông thú… giữ rong
mùn đây đó
- Quê mình vốn hai nguồn
Nhùng - Hàn đổ
Những vườn xanh trĩu quả
tự mạch nguồn
Những cánh đồng tít tắp
lúa rờn xanh…
Luồng sinh khí xưa rày
vun thởi mởi…
Từ xóm Rào - xóm Chùa lên
xóm Dưới
Đến xóm Cồn - cát Sũng với
Quan Sen
Những con đường lượn khúc
nối đan xen
Bao trằm rẫy… xóm cát
cùng liên dãy…
Những Bàu - Rộôc - gắn liền
tên rỏ thấy
Rộôc Trước - Sau - Bàu Ngậm
- Xẳng - Nương Vàng
Đường Bắc Nam thiên lý -
chạy băng ngang
Đông tây với hai vùng miền
rỏ rệt
Làng - phường Long Hưng
chẳng gì khác biệt
Ranh đường sắt cắt sơn địa
- đồng bằng
Xóm Nẩy- Xóm Hồ rồi Thánh
địa La Vang
Phường Sắn - Bàu Cộôc những
lòi choi Nổông…
Cát Sắt vời ... ra Khe Khế
- Bàu Hồông.. .
Xen biên địa Phú Long
giáp Phước Môn
Cổ Thành Bắc kề cạnh có
Đá Hàn
An Thái Tổng trong An Nam
Cận lục
- Vốn danh gọi Long Đôi
thời điểm lúc
Tổ tiên ta gầy dựng tự đấy
mà
Thuở sinh thời phò Tiên
chúa lập ra
Bức thủy mạc dáng Long chầu
- Hổ phục
Đích Cội tổ … Trần - Văn
đồng Nguyễn Tộc
Có Nhất - Nhì từng họ tỏ
rỏ phân
Sáu tộc chính lắm chi hệ
vươn dần
Tên làng xóm gắn liền từng
thế hệ
Vất vã - gian lao - nhọc
nhằn xiết kể
Máu - mồ hôi từng thấm đổ…
để rồi
Đất hồng hoang một thuở
đã nhường ngôi
Để con cháu muôn đời đồng
tận hưởng
- Tiếng quê hương ngọt
ngào trong tâm tưởng
Ngữ âm hòa từng thớ thịt
làn môi
Giọng chất phân… tự giếng
nước nguồn khơi
Thành phương ngữ… biệt
riêng từng vùng vậy
Những công trình tâm linh
tồn lưu đấy
Miếu Thần Hoàng điểm đầu
- cuối giới biên
Chùa - Đình nơi thờ phụng
Phật- Tổ tiên
Cùng mỗi xóm có Miếu thần…
giếng đất
Xuân thu nhị kỳ - Muôn rằm
tứ quý
Lễ tế Đình Trung… bái cầu
tạ thiên thần
Nơi Đại đình… thờ phụng đấng
thần nhân
Dân làng hội… thảo bàn
công việc ngớt.
Bao khó khăn - nhọc nhằn
đều chia sớt
Xóm dưới làng trên - đùm
bọc chở che
Như Lum Làng… Lum Miếu
quyện lũy tre
Ngăn bão lũ - chắn sóng
nhồi sụt lún…
Những công trình dân sinh
như mong muốn
Cứ dần theo nguồn bản sắc
nẩy sôi
Tích Cồn Căng, Cồn Đu… ấy
một thời
Nơi đây làng hàng năm
khai hội mở
Nào đánh đu - kéo co -
trèo cột mỡ…
Bịt mắt gõ tréc - vượt cầu
qua sông
Lắm con dân từng họ trổ
tài cùng
Quyết sức đấu để giành
tranh nhiều giải…
Trường Long Hưng bao môn
sinh từng phải
Cố học chăm rèn trí đức
thành nhân
Cũng từ đây văn hóa khởi
sắc dần
Thành đất học ươm mầm
xanh tươi tốt…
Những câu ca dao - đậm
tình dân tộc
Lắm bài hò - vè… vay trả
trả vay
Lúc hội hè… lễ tết… hát
mê say
Thành quả ấy tự bao đời
dũa gọt
- Quê hương ơi! Ví tựa
chùm khế ngọt
Ai đi xa thời chẳng nhớ
bao giờ
Nhớ cội đa - giếng nước…
gắn tuổi thơ
Nơi cắt rốn… mẹ chôn nhau
hòa đất…
Quê hương ơi !… Quê hương
ơi - mãi nhớ.!
Tiếng quê hương mãi thổn
thức lòng ta
Bởi quê hương là hình
bóng quê nhà
Là gốc cội để lá cành
xanh mượt.
Quảng
Trị, 03.10. 2017
Mai Vân Văn Thiên Tùng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét