BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thích Minh Tuệ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thích Minh Tuệ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 19 tháng 6, 2024

MỘT VÀ CHÍN – Thơ Bùi Chí Vinh


   
                             Ảnh nguồn facebook
 

MỘT VÀ CHÍN
 
Chỉ cần một hạnh đầu đà
Tăng đoàn quý tộc lòi ra chín người
Thêm vài Minh Tuệ nữa thôi
Chùa to chùa lớn đi đời nhà ma
Chỉ cần một hạnh đầu đà
Trần gian của cải bỗng là sắc không
Thích tiền, thích gái, thích lông
Làm sao sánh được bềnh bồng Thích Ca
Chỉ cần một hạnh đầu đà
Lòi ra chín gã yêu ma trọc đầu...
 
                           Bùi Chí Vinh
                               9-6-2024

Thứ Năm, 6 tháng 6, 2024

SA MÔN KHẤT SĨ - Bài thi kệ của Bố Đại Hòa thượng

 

Sa-môn Khất sĩ, nghèo nàn, giản dị, tách biệt với đời, lang thang đây đó. Phong thái nhẹ nhàng của vị Sa-môn hay Tỳ-kheo Khất sĩ đơn độc du hành được miêu tả qua bài kệ của vị Đại sư Trung Hoa, Bố Đại Hòa thượng ( 袋和尚):


 SA MÔN KHẤT SĨ 

Nhất bát thiên gia phạn
Cô thân vạn lý du
Thanh mục đổ nhân thiểu
Vấn lộ bạch vân đầu
 
Bố Đại Hòa thượng


Nguyên văn chữ Hán:

钵千家饭,
孤身万里游。
青目覩人少
路白云.
 
(布袋和尚)

Dịch nghĩa:
 
Một bát cơm ngàn nhà,
Đơn thân vạn dặm xa,
Mắt xanh người nhìn ít
Hỏi đường mây trắng qua.
 
Bài kệ thi vị và đầy thiền vị trên chỉ là sự minh họa về hình ảnh vị Sa-môn khất thực. Tuy nhiên, ý nghĩa bên trong của việc khất thực quan trọng hơn nhiều. Kinh Sa-môn quả (Trường bộ) ghi lời Đức Phật về một vị Sa-môn: “Cạo bỏ râu tóc, khoác áo cà-sa, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, xuất gia tu đạo. Sau khi xuất gia như vậy, người ấy sống chế ngự thân, chế ngự lời nói, chế ngự ý nghĩ, bằng lòng với nhu cầu tối thiểu về ăn uống, y áo, hoan hỷ sống trong an tịnh”.

BỨC TRANH ĐẸP NHẤT CỦA HỘI HỌA VIỆT HIỆN ĐẠI – Ma Nat

 

Tôi đã ngẫm nghĩ, cân nhắc rất nhiều khi có thể nói ra điều này về bức tranh gò đồng mới của họa sĩ Phạm Xuân Trường mà không sợ mang tiếng là chủ quan hay nói lấy được: Đây quả là bức tranh đẹp nhất của nền hội họa VN hiện đại!
 
Ngắm bức tranh lần đầu xuất hiện trên một trang Fb, thoạt tiên, cảm xúc của tôi là sững sờ tựa bị điện giật, bởi bao cảm nghĩ của riêng tôi hòa trộn với cảm nghĩ xã hội suốt một tháng trời qua về đối tượng miêu tả như được tác giả thâu tóm lại và dồn cả vào bức tranh… Sau đó thấy trên một trang Fb khác, bức tranh này được chụp lại toàn vẹn không bị cắt cúp, tôi đã chăm chú quan sát và bắt đầu tự lý giải: điều gì đã tác động tới mình sâu và mạnh đến thế, từ bức tranh?

HƯƠNG ĐỨC HẠNH KHÔNG NGỪNG BAY XA - Nguyễn Thanh Huy



Cho tới hôm nay, “hạnh đầu đà” không còn là cụm từ xa lạ. Nhắc đến nó ta sẽ nghĩ ngay đến sư Minh Tuệ, mặc dù ông không phải là người thực hành hạnh này đầu tiên và duy nhất.
Điều gì làm nên một liên tưởng mặc định như vậy?

Thứ Tư, 5 tháng 6, 2024

VỀ BIẾN CỐ CỦA ĐOÀN KHẤT SĨ THÍCH MINH TUỆ RẠNG SÁNG 3.6.2024 - Nguyễn Xuân Diện



Từ chiều 2/6, các lực lượng chức năng của tỉnh Thừa Thiên Huế đã điều hướng đoàn người đi vào đường tránh Tứ Hạ - Phú Bài mà không đi vào thành phố Huế. Đoàn được dẫn tới nghỉ qua đêm trong một lán trại của kiểm lâm giữa một cánh rừng không xa đường lớn. Đoàn bộ hành lúc đó có tổng cộng 72 người kể cả Ngài Minh Tuệ. Đoàn người bám theo kể cả các Youtuber, Tiktoker bị ngăn lại bởi barie. Tại đó đã có máy phá sóng viễn thông.
Khoảng 9h tối, có một xe ô tô đi vào, và có những người đi quanh lán để chụp ảnh.

Thứ Ba, 4 tháng 6, 2024

TỪ HIỆN “TƯỢNG THÍCH MINH TUỆ” : ĐƯỜNG GIÁC NGỘ KHÔNG PHẢI LÀ ĐẠI LỘ BẮC NAM... - Trần Anh Tú



Từ "hiện tượng Thích Minh Tuệ" gây xôn xao dư luận những ngày qua, có thể thấy đạo Phật là con đường giác ngộ và tu Phật là đi trên đường giác ngộ. Đường giác ngộ đôi khi không phải là đại lộ Bắc - Nam đầy bụi bặm mà là con đường đấu tranh với chính mình.
 
Sau nhiều ngày trở thành hiện tượng ầm ĩ trên mạng xã hội với mỗi bước chân đi, mỗi cử chỉ, hành vi đều được quay, chụp, livestream, anh Lê Anh Tú/hành giả Thích Minh Tuệ (xin được ghi đầy đủ như vậy để làm rõ đây không phải một tu sĩ Phật giáo - NV) đã quyết định tự nguyện dừng bước vào ngày 3/6, theo thông báo của Ban Tôn giáo Chính phủ.
 
Nhưng đằng sau cái gọi là “hiện tượng Thích Minh Tuệ” (chúng tôi tạm dùng chữ “hiện tượng” không với hàm nghĩa tiêu cực-NV) là gì? Liệu những sự kiện liên quan có ảnh hưởng gì đến đạo Phật như nhiều lo lắng hay không?
 

Chủ Nhật, 2 tháng 6, 2024

TU SĨ MINH TUỆ… GIỌT NƯỚC TRÀN LY – Trần Kiêm Đoàn



Phật Đản mở đầu cho mùa An Cư Kiết Hạ năm nay (Phật Lịch 2568 – Tây Lịch 2024), đạo Phật Việt Nam trong cũng như ngoài nước có hiện tượng xao động bất thường với sự xuất hiện của “Sư Thích Minh Tuệ”.
 
Nếu gọi một cách thân thiện và gần gũi với hệ thống giáo lý Phật môn thì người xuất gia, bất kỳ tuổi nào chưa thọ Đại giới (Cụ Túc giới) để thành Tỳ kheo, Khất sĩ thì ở hàng Sa Di và được gọi với danh vị là "Chú"; nhưng ở đây xin gọi danh vị công bằng cho một người tin và tu theo con đường Phật lý là “Tu sĩ Minh Tuệ - Ts  MT”.  Đây là một nhân vật chỉ nhận mình là người tín tu theo đạo Phật), theo chí hướng và hạnh nguyện riêng của mình, không theo môn phái, chùa viện hay đạo tràng, tăng đoàn, giáo hội nào cả. Tuy nhiên, qua hành trạng tương tự với hình ảnh các nhà tu truyền thống, cổ điển nên dư luận và định kiến của đại chúng đã rầm rộ khoác lên TsMT những nhãn hiệu đã có sẵn từ truyền thống và định kiến như Hạnh Đầu Đà, Du Phương Tăng… Xin dành khuynh hướng “chính danh” cho đại chúng và thời gian.

Thứ Bảy, 1 tháng 6, 2024

CẢNH BÁO NHỮNG AI KHAO KHÁT NIẾT BÀN - Chu Mộng Long



Một nhà sư theo chân Minh Tuệ vừa đột tử. Phe chống Minh Tuệ hoan hỉ trong sự sân hận, rằng "chết đáng đời!". Phe sùng bái Minh Tuệ cũng hoan hỉ trong sự thi vị hoá, rằng "nhà sư theo chân Minh Tuệ đã đi nhanh tới đích Niết Bàn".
 
Sân hận trước một cái chết là ác. Ác với một con người. Thi vị hoá cái chết còn ác hơn. Ác với nhiều người. Trong lúc cả đám đông cuồng tín, việc thi vị hoá một cái chết như vậy khác nào xúi nhiều người đi tìm cái chết? Nhập Niết Bàn dễ vậy thì nhắm mắt nhảy lầu, sa chân xuống ao hay té giếng chẳng nhanh hơn "theo chân Thích Minh Tuệ"?
 
Có người hỏi Minh Tuệ: Tôi đi đầu trần chân đất, ngủ ngồi như thầy, được chăng? Minh Tuệ nói, đại ý: Phải tu tập từng bước, chịu đựng và vượt qua thử thách nhiều lần mới được. Nếu không thì mang bệnh mà chết đấy!

Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2024

NGHĨ VỘI: CHÚNG TA THẤY GÌ TỪ HIỆN TƯỢNG THẦY THÍCH MINH TUỆ - Lê Nguyễn


      
Sau mấy tháng dư luận dậy sóng, cho đến nay, hiện tượng thầy Thích Minh Tuệ vẫn tiếp tục lôi cuốn sự quan tâm của người dân cả nước, mang lại cho chúng ta nhiều cảm nghĩ khác nhau, vui có, buồn có, tích cực có, tiêu cực có, song nhìn chung, đó là những bài học kinh nghiệm quý giá giúp ta rèn luyện bản thân, sống tốt hơn, trong đời sống xã hội cũng như đời sống gia đình.

Thứ Ba, 21 tháng 5, 2024

BÀN VỀ 7 CÁI SAI TRONG PHÁP TU CỦA ÔNG THÍCH MINH TUỆ - Phiếm luận của Thái Đức Phương



Cổ nhân có câu:
“Có thực mới vực được đạo.”
Nhiều người cho rằng chữ “thực” trong câu trên có nghĩa là “ăn uống”, hiểu đơn giản là bao tử có đầy thì đầu óc người ta mới nghĩ đến những điều thiêng liêng, tâm trí mới hướng đến những thứ cao siêu huyền nhiệm (chẳng hạn như kiếp sau ở một tầng trời nào đó).
 

Thứ Hai, 20 tháng 5, 2024

NGÀI CA DIẾP MẤT BÌNH BÁT VÀ CÀ SA



Tự nhiên mình thiền rồi ngủ gật, lọt vào mơ thấy cảnh ngài Ca Diếp đang trần truồng chạy lại ôm chân Thích Ca Mâu Ni. Mình nghe thấy thầy trò hỏi đáp:
- Này ngài Ca Diếp, sao ngài lại trong bộ dạng không vải che thân thế kia?
- Thưa Đức Thế Tôn, con vừa sang xứ Đông Lào khất thực, chẳng may...
- Ngài cứ nói, đừng ngại. Chẳng hay xứ Đông Lào không ai vứt vải liệm, giẻ rách cho ngài lượm may y?
- Thưa Đức Thế Tôn, không phải ạ. - Ca Diếp ấp úng
- Nào ngài Ca Diếp, hãy kể ta nghe đầu đuôi sự tình
- Thưa Đức Thế Tôn, chuyện là... chuyện là... Đức Thế Tôn cho con hỏi
- Ngài cứ hỏi - Thế Tôn không nhịn được cười
- Thưa, Thế Tôn có chứng chỉ tu sĩ hay thẻ tu sĩ do giáo hội Đông Lào cấp không ạ?
- Này Ca Diếp, ta bỏ cung điện ngai vàng đi tìm đạo giải thoát khổ đau, xứ Đông Lào không biết sao?
- Dạ thưa, họ nói họ chưa cấp phép "tu sĩ Phật" cho ngài, cho nên con hành đạo theo ngài cũng không được công nhận tu sĩ Phật.
- Rồi sao ngài Ca Diếp?
- Thưa thế tôn, họ nói y cà sa con đắp từ vải lượm, không phải áo tu sĩ Phật, mặc như thế là bôi nhọ Phật giáo nên họ thu rồi.
- Vậy còn bình bát ngài để đâu?
- Thưa Đức Thế Tôn, vì họ ko cấp chứng nhận tu sĩ Phật nên con ko dám dùng bình bát, mà dùng lõi nồi cơm điện. Con lại ko nhận tiền cúng dường, mà xứ ấy tăng sĩ danh môn chánh phái nhận tiền nhiều lắm. Họ kết luận con không phải tu sĩ Phật nên họ thu nốt nồi cơm điện.
- Thế Tôn tuôn lệ: Pháp ta suy rồi. Đạo ta mạt rồi. Than ôi, hạnh đầu đà ta truyền cho ngài ko dùng được nữa. Này Ca Diếp, ông hãy khoác áo vàng màu hoàng bào, vào chùa to mà ngự trên ngai, nói với chúng tăng sĩ Đông Lào rằng ta rất hối hận, rất tiếc rẻ ngai vàng, vì ta bỏ thứ gì thì chúng tăng Đông Lào cướp sạch thứ ấy. Ta hối hận vì đã xuất gia. Nhân tiện, ngươi hỏi xem giá bao nhiêu cho một thẻ tu sĩ Phật, để ta còn liệu bề gom góp.
Mình giật mình tỉnh dậy, giờ thiền đã hết 1 tiếng...
 
Copy từ Fb Diem Chi

Chủ Nhật, 19 tháng 5, 2024

CÓ DUYÊN GẶP THÍCH MINH TUỆ - An Sơn (báoTiền Phong )


Thầy Thích Minh Tuệ

Có lẽ chưa bao giờ chúng ta thấy đời sống Phật giáo xuất hiện nhiều “nan đề” như lúc này. Xuất hiện những ngôi chùa vận hành kiểu doanh nghiệp với “doanh thu” không bao giờ được công bố. Sự kiện pháp hội được tổ chức rình rang bị nghi là lừa đảo. Sư phạm giới chỉ cần hoàn tục đem theo hàng trăm tỷ đồng thu được trong quá trình tu về tiêu riêng là xong...
 
Trong một tình thế mà dân thường không biết phải làm sao ngoài “kính nhi viễn chi” như vậy, bỗng xuất hiện “công dân” Thích Minh Tuệ. Được mạng xã hội mang hình ảnh đi muôn nơi, bước chân ông như gõ cửa từng nhà… Vẫn lấy họ của Phật Thích Ca, có vẻ như tu theo đường lối nguyên thủy nhưng lại không thuộc về Giáo hội hay một ngôi chùa nào. Một số người cho rằng, cách tu của ông không hợp thời nhưng chắc ai cũng phải công nhận rằng, con đường ông đã và đang chọn thuộc loại gian khổ nhất.
 

THẦY THÍCH MINH TUỆ VÀ NHỮNG HỆ QUẢ ĐÁNG LƯU Ý TRONG ĐỜI SỐNG CỘNG ĐỒNG - Lê Nguyễn


Thầy Thích Minh Tuệ
 

Trong lịch sử tồn tại của xã hội Việt Nam, hình như từ cả trăm năm qua, chưa từng có hiện tượng một cá nhân không sở hữu tiền bạc, đầu trần chân đất, theo con đường tu khổ hạnh mà lại làm dậy sóng dư luận, cuốn hút sự theo dõi của hàng triệu người như trường hợp của thầy Thích Minh Tuệ.
    
Hình ảnh thầy Minh Tuệ trái ngược hoàn toàn với hình ảnh nhiều nhà tu khác đang có những ảnh hưởng nhất định trong đời sống tâm linh cũng như trong đời sống xã hội. Một bên buông bỏ tất cả những ràng buộc của cuộc sống ta bà, dấn thân vào con đường khổ hạnh, những mong tìm được sự giác ngộ cho bản thân và cho người khác. Một quên “hoằng dương đạo pháp” bằng cách vận động người mộ đạo cúng dường thật nhiều để xây dựng những kiểng chùa to ngang cung điện các vua chúa ngày xưa.

THỊ PHI ONLINE CHIA RẼ XÃ HỘI SÂU SẮC - Nguyễn Thế Hưng


Hành giả khất thực Thích Minh Tuệ

Thị phi cộng đồng mạng ngẫu nhiên hay được định hướng theo một chủ đề nào đó sẽ dậy sóng một thời gian rồi nhường chỗ cho đề tài mới nên chơi phây cũng có cái thú vị của nó. Gọi là thị phi thì thường là rắc rối cho các nhân vật chính, còn bên ngoài đấu đá, thóa mọa nhau giữa các phe quyết liệt, thậm chí người trong nhà, thân nhau ngoài đời cũng vì bất đồng trên mạng mà cạch mặt nhau. Đã không đọc thì thôi, đọc rồi ngứa gan không chịu nổi là comment ý kiến, thế là bị đánh hội đồng có, ủng hộ có, một số khuyên xem thôi không nói gì cho an lành, mà im sao được.