BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn ÂM LỊCH. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn ÂM LỊCH. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 24 tháng 1, 2025

12 CON GIÁP DO ĐÂU MÀ CÓ – Nguyễn Cung Thông

Từ xưa đến nay, nếu nền văn hóa phương Tây có 12 cung hoàng đạo, thì người phương Đông lại sử dụng 12 con giáp như là một trong những hệ đếm phổ biến và quan trọng bậc nhất.
 

Cùng với ngày, tháng, năm và múi giờ theo chuẩn quốc tế, người Việt Nam còn sử dụng 12 con giáp để tạo nên lịch âm. Vậy 12 con giáp bắt nguồn từ đâu và có ý nghĩa gì trong đời sống của chúng ta?
 
Khi đặt ra vấn đề về nguồn gốc của 12 con giáp, nhiều ý kiến cho rằng những gì liên quan đến tín ngưỡng, tâm linh đều xuất phát từ Trung Quốc, vì vậy xuất xứ của 12 con giáp cũng từ đây mà ra. Tuy nhiên, trong một công trình nghiên cứu về ngôn ngữ Việt cổ, nhà nghiên cứu ngôn ngữ học Nguyễn Cung Thông đã bất ngờ phát hiện ra nguồn gốc 12 con giáp có xuất xứ từ Việt Nam.
 

Thứ Bảy, 18 tháng 1, 2025

NĂM ẤT TỴ 2025 CÓ HAI NGÀY LẬP XUÂN? - An Nhiên

Một trong những điều thú vị về năm Ất Tỵ 2025 là chúng ta có 2 lần đón ngày Lập xuân; đây cũng là khởi đầu cho chuỗi 8 năm liền - trong tháng Chạp - không có ngày 30 Tết.
 

Lập xuân là ngày tính theo lịch dương thường rơi vào ngày 3 hoặc ngày 4 tháng 2 dương lịch hàng năm. Trong khi đó lịch âm tính theo chu kỳ của Mặt trăng, mỗi tháng có 29 hoặc 30 ngày. Một năm Âm lịch thường sẽ có số ngày là 354 hoặc 355 ngày, ngắn hơn so với năm Dương lịch với 365 ngày. Chính vì thế cứ vài năm âm lịch sẽ lại có một năm có tháng nhuận.
 
Năm Ất Tỵ 2025 nhuận vào tháng 6 nên số ngày của năm này là 384 ngày (từ ngày 29/1/2025 đến 16/2/2026 Dương lịch), dài hơn năm bình thường 30 ngày.
 

Chủ Nhật, 28 tháng 1, 2024

BỘ ÂM LỊCH ĐANG DÙNG LÀ DO CÁC LINH MỤC CÔNG GIÁO SAN ĐỊNH - Mt Nguyen Chuong


Gặp gỡ giáo sĩ Matteo Ricci, từ đó đại quan Từ Quang Khải tìm hiểu và theo đạo Công giáo

Tết Nguyên đán một ngày lễ được người Việt tổ chức long trọng nhất trong năm đánh dấu sự khởi đầu của một năm mới theo Âm lịch của Trung Quốc. Theo lịch âm dựa trên sự vận động của mặt trăng, mỗi tháng bắt đầu vào một ngày trăng mới. Sau ngày 21 tháng Giêng, ngày đầu tiên mà mặt trăng xuất hiện chính là ngày mùng 1 Tết nguyên đán.

Thứ Tư, 1 tháng 2, 2023

ĐỪNG "LẬP LỜ ĐÁNH LẬN CON ĐEN", CẦN TỎ TƯỜNG: "LUNAR YEAR" (NĂM ÂM LỊCH) KHÁC VỚI "CHINESE YEAR" (NĂM CỦA TÀU)! - Matthew Nchuong


Adam Schall, người san định ÂM LỊCH 
(hiện nay vẫn đang sử dụng tại Trung Hoa, Việt Nam...)


1) Âm lịch ta (VN) KHÔNG đồng nhứt với Âm lịch Tàu (China);
2) Ngay tại Trung Hoa, theo dòng lịch sử ngàn năm, xin chú ý, nhiều lần san định Âm lịch là nhờ kết hợp với thành quả khoa học "ngoại nhập"!
Thành thử "Chinese Calendar" KHÔNG còn hoàn toàn mang nghĩa do người Tàu san định, mà đây chỉ là "Calendar in China" tức bộ âm lịch được dùng-tại-nước-Tàu. Rứa đó!

Âm lịch Do Thái;

DƯƠNG LỊCH là loại lịch dựa trên chu kỳ và vị trí của Trái Đất so với MẶT TRỜI.
ÂM LỊCH là loại lịch dựa trên chu kỳ và vị trí của MẶT TRĂNG so với Trái Đất.