BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Âm nhạc Phật giáo Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Âm nhạc Phật giáo Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 27 tháng 6, 2024

PHONG CÁCH TÁN TỤNG TRONG PHẬT GIÁO VIỆT NAM – Giáo sư Trần Văn Khê



Trên thế giới về cách tán, tụng có ba trường phái:

Bắc tông, hay Ðại thừa gồm có Ấn Ðộ, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam. Kinh văn bằng tiếng Phạn (Sanskrit) để nguyên tiếng Phạn, phiên âm ra bằng tiếng Trung Quốc, đọc theo cách phát âm của người Trung Quốc, thì gần giống âm tiếng Phạn, nhưng khi đọc chữ phiên âm theo cách đọc của mỗi nước Triều Tiên, Nhật Bản hay Việt Nam thì rất xa âm tiếng Phạn, như bài chú Vãng sanh (Nam mô A di đà bà dạ v.v….) Có khi tiếng Phạn dịch ra tiếng Trung Quốc viết lại bằng chữ Hán như A Di Ðà kinh, Tâm kinh Bát Nhã v.v…
 
Nam tông hay Tiểu thừa gồm các nước Sri Lanka (Tích Lan), Thái Lan, Cao Miên (Campuchia), Lào. Kinh chép bằng chữ Pàli đọc theo âm Pàli, không dịch ra tiếng bổn xứ.
 
Mật tông (Tây Tạng, Mông Cổ) kinh gồm những mật ngôn đọc theo một giọng thật trầm.