BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Bảy, 29 tháng 3, 2025

NGUỒN GỐC TỪ NGỮ “CHỦ XỊ” VÀ NỀN VĂN HÓA CHIẾU CỦA NGƯỜI VIỆT



Nếu quý anh chị và các bạn hay hội họp bạn bè để ăn nhậu giải trí thì hẳn quý anh chị và các bạn đã từng nghe tới danh từ "chủ xị". Tôi những tưởng "chủ xị" xuất phát từ "chủ trì" và sau khi các bô lão nhấp rượu mềm môi thì các cụ líu lưỡi mà đọc nhầm "chủ trì" sang "chủ xị". Nhưng tôi hoàn toàn sai. Trang Tiếng Việt Giàu Đẹp giải thích nguồn gốc danh từ "chủ xị" của tiếng Việt như sau:
 
"Chủ xị" là gì ? Nguồn gốc từ "Chủ xị" của người Việt 
 
Từ này đặc biệt phổ biến trong phương ngữ miền Nam, dùng để chỉ người chủ trì một cuộc họp, một bữa tiệc hay một chương trình nào đó. Dựa trên định nghĩa này ta có thể hiểu được chữ “chủ”, nhưng còn “xị” thì sao? Liệu điều này có liên quan gì đến “xị” trong “một xị rượu” hay không?
 

VIẾT SÁCH NHƯ “TRÒ ĐÙA" CỦA SỐ PHẬN – Đặng Xuân Xuyến



Tôi bắt đầu viết sách để kiếm tiền từ năm 1994 cũng thật tình cờ, do sự “xúi giục” của tác gia Trần Hữu Thực, hệt như một “trò đùa” của số phận.
 
Đầu năm 1993, Viện Sử Học nhận tôi về làm Hợp đồng ở phòng Tư Liệu với mức lương khởi điểm là 90.000/tháng nhưng chưa được 30 ngày, Viện Sử Học đã điều tôi sang làm bảo vệ kiêm bán sách cũ của Viện Sử Học vì “ông bảo vệ già yếu xin nghỉ việc mà cơ quan chưa tìm được người”. Lương thì Viện Sử Học chỉ trả cho một người nhưng công việc tôi phải đảm nhận phần việc của 2 người. Lúc đó, tôi đã định bỏ việc về quê nhưng nghĩ tới số nợ gần 100 triệu, (tính theo lương khởi điểm lúc bấy giờ thì số nợ đó bằng tiền lương của khoảng 1.075 tháng), do bị đối tác lừa đảo, khách hàng bùng nợ (ngày học Đại học tôi vừa học vừa buôn hàng chuyến), và do tin người mà đứng ra vay hộ tiền rồi trở thành “con nợ” vì không đòi được tiền... nên ngậm ngùi tiếp tục công việc để dùng danh nghĩa là người của Viện Sử Học mà từ từ kiếm tiền trả nợ.
 

PHÙ ĐIÊU BẰNG ĐÁ THỜI MINH MẠNG, BẢO VẬT QUỐC GIA



Phù điêu bằng đá thời Minh Mạng (niên đại 1829) là tác phẩm bằng đá cẩm thạch còn lưu giữ dấu ấn của hoàng đế Minh Mạng.
Trước khi Musée Khai Dinh (Bảo tàng Khải Định), nay là Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế được thành lập (trước năm 1923), phù điêu này đã được ghi nhận trong bài viết “Về chiếc đĩa chạm và thơ ngự bút của Minh Mạng” của R. Orband, đăng trên tạp chí Những người bạn Cố đô Huế (B.A.V.H, 1915) (*). Trong bài viết, tác giả gọi hiện vật này là “đĩa chạm”, mô tả nó thuộc bộ sưu tập của triều đình nhà Nguyễn và từng được trưng bày tại Tân Thơ Viện - tiền thân của Musée Khai Dinh.

BÔNG, HOA, HUÊ... - Nguyễn Chương Mt


Hình ảnh: Bông rau muống biển

* Về miền Tây mà nghe câu "Chờ anh, em hết sức chờ. Chờ cho ến xại lên bờ khui huê" (*), nghe ngồ ngộ hết biết.

Coi, "ến xại" là gì? Đây là tiếng Tiều (Triều Châu), họ đọc như rứa cho hai chữ (âm Hán-Việt "ủng thái"), nghĩa là rau muống!
Còn "khui huê", cũng tiếng Tiều, viết (âm Hán-Việt "khai hoa"), nghĩa là trổ bông!
 
/1/ "BÔNG" không phải là "phương ngữ" miền châu thổ Cửu Long đâu, mà cách gọi này thuộc Nam âm (quốc âm), là tiếng thuần Việt của chúng ta!
Thi hào Nguyễn Du viết trong Truyện Kiều: "Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm BÔNG".
Trong tiếng Mường, còn goi là "proto Vietic" (tiếng Việt nguyên thủy), gọi "Pông".
Xứ Thanh, xứ Nghệ - xin chú ý- cũng gọi "Bông".
Nhiều tỉnh miền duyên hải vẫn giữ cách gọi "Bông".
Miền châu thổ Đồng Nai - Cửu Long, bà con gọi "Bông", dễ mến gì đâu!
Vì là Nam âm (quốc âm) nên ghi bằng chữ Nôm , đọc là "BÔNG".
* Cùng nghĩa với BÔNG, trong chữ Hán ghi là   - "hoa" (âm Hán-Việt), "huê" (tiếng Tiều), "huā" (tiếng Hán Bắc Kinh).
 

DANH CA BẠCH YẾN 70 NĂM GẮN BÓ VỚI ÂM NHẠC – Đàng Sa Long



Danh ca Bạch Yến cho biết, bà vẫn khỏe mạnh ở tuổi 82. Để đáp lại tình cảm của khán giả, bà sẽ tổ chức đêm nhạc kỉ niệm 70 năm ca hát.
Danh ca Bạch Yến tên thật là Quách Thị Bạch Yến, sinh năm 1942 tại Sóc Trăng, 10 tuổi đã bước lên sân khấu biểu diễn.
Đến năm 15 tuổi, với ca khúc “Đêm đông” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương, tên tuổi Bạch Yến được xác lập là một ngôi sao tân nhạc lừng lẫy nhất Sài Gòn thời điểm đó.

Thứ Sáu, 28 tháng 3, 2025

SƯƠNG KÌA CON MAN MÁC MÂY BÀNG BẠC MÂY BAY – Thơ Trần Vấn Lệ


    

Từ Thành Phố xuống Phường, Đà Lạt vẫn dễ thương...
Vẫn như con cừu non uống sương và ăn cỏ...
 
Thành Phố mà quá nhỏ, hạ nó xuống đâu sao!
Cần là ngọn cờ cao, phải cao hơn đầu núi...
 
Núi Bà muôn năm cúi nhìn xuống đời biển dâu!
Đà Lạt như Lê Cu người đi đâu cũng gặp...
 
Không có việc gì gấp, tay bắt thì mặt mừng
Im lặng như rừng thông dần dần thành nghĩa địa!
 
Sống, còn tình còn nghĩa.  Thác thì có đám ma,
Thôi!  Bây giờ nó là... là Cheo Reo, Phú Bổn...
 
May nó còn Số Bốn - khu vực của Dòng Tu (*)
May nó còn Dốc Đu, còn Sở Trà Cầu Đất!
 
Bạn tôi quê Trại Mát, cười ngất ngất, là vui?
Đất là của ông Trời... Trời là nơi sương tản...
 
*
Mắt của bạn tôi sáng gờn gợn chút mưa bay...
"Xưa, người ta đến đây, bây giờ cũng vậy chớ?"
 
Ôi!  Nhà nhà không số...
Ôi!  Đường đường không tên...
Ôi!  Những phố không đèn...
Rồi!  Cũng quen như cũ...
 
Người Mẹ chìa đôi vú:  "Con bú mà lớn nha...
mai mốt chữ Sơn Hà thấy Mẹ già đầu bạc".
 
Sương, kìa con:  man mác...
Mây... bàng bạc... lá bay!
 
                                                Trần Vấn Lệ
 
( *) Cây Số Bốn cách Bưu Điện Đà Lạt 4 km, hướng Đông Bắc, đây có dòng tu Vinh Sơn và Nhà Thờ Đức Bà tức Domaine de Marie, nhỏ hơn Nhà Thờ Con Gà mà...đẹp lắm!

TÌM XANH XƯA, THƯƠNG MỘT SỚM MAI – Thơ Tịnh Bình


    


TÌM XANH XƯA...
 
Chút mây trôi bằng lặng
Nhạc lá cũng mơ hồ
Rưới lên chiều gió mỏng
Đàn lướt phím hư vô
 
Im lìm màu tím cũ
Cạn hơi một nỗi buồn
Cúc độc bình đơn bóng
Tiễn cuộc tình trôi suông
 
Treo gì ngoài hiên vắng
Sương phơi mảnh y tàn
Neo mùa bên khung cửa
Mường tượng lá thu vàng
 
Xuôi theo dòng trôi mãi
Nghiêng cạn cùng nỗi đau
Mặt người nhòa năm tháng
Tìm xanh xưa chốn nào...
 

TẢN MẠN CHUYỆN GIỚI TÍNH CỦA "SAO" – Đặng Xuân Xuyến


Tác giả bài viết 
 
Để chiêm nghiệm câu: "Lắm tài nhiều tật" đúng bao nhiêu phần trăm trong xã hội thì quả thật không dễ, nhưng nếu nhìn vào lối sống của một số “ngôi sao” trẻ hiện nay thì lời đúc kết của cổ nhân rất dễ đưa ra câu trả lời mà người trong cuộc khó có thể bác bỏ.
 
*. CHUYỆN SAO XỨ NGƯỜI
 
Thông tin của báo chí Hồng Kông về Kim Thành Vũ, ngôi sao tài năng trong "Thập diện mai phục", là người "đồng tính luyến ái" đã làm thất vọng các fan hâm mộ và ảnh hưởng không nhỏ tới sự nghiệp của anh. Năm nay (2006) Kim Thành Vũ đã 30 tuổi, nhưng anh không hề có "nhu cầu" yêu đương với người khác giới. Cũng giống Cổ Thiên Lạc, anh cũng có một vài mối tình trai gái mấy năm (với một vài cô diễn viên, người mẫu) nhưng nhìn vào mối quan hệ ấy người ta cố bới lông tìm vết cũng không thể tìm thấy dấu ấn của tình yêu. Cả hai chàng điển trai và rất nổi tiếng này - người đã tuổi 35, người cũng tới tuổi 30 - đều chưa biết gì tới cảm giác thật sự của tình yêu trai gái.

QUẪY – Thơ Lê Phước Sinh


   

Con cá quẫy bung lên mặt nước,
hớp miếng ngon không khí trong lành.
Em quẫy mạnh để thành lợi thế,
tạo thăng hoa cho điểm hứng tình...
 
                       LÊ PHƯỚC SINH

LẠY TRỜI EM VẪN VẸN TOÀN EM - Nhạc Khê Kinh Kha, Hoàng Nhật Minh trình bày



               



LÒNG CỨ NGỠ NHƯ LÀ – Thơ Lê Văn Trung


   

 
Đã quên hết mà không đành quên được
Một con đường thuở áo trắng sương bay
Ta như kẻ qua sông, lòng ngoái lại
Thuyền ai neo mòn mỏi bến sông Hoài
 
Đã quên hết mà không đành quên được
Khu vườn xưa hoa nở những đêm rằm
Ta như kẻ say mùi hương dạ nguyệt
Có ai ngờ say suốt cuộc trăm năm
 
Đã ra đi, cũng đành là đi biệt
Tưởng tiếc chi mong một buổi quay về
Đời chẳng giang hồ mà lòng như lữ khách
Cứ ngỡ là đã mất một trời quê

                                            Lê Văn Trung
                                            Tháng 3.2025

NHƯ ĐÁM MÂY BAY QUA CỬA SỔ - Trần Vấn Lệ



Sau một ngày mưa, đêm hết nước... Đêm không ai dạo phố ban khuya!  Sáng nay, mắc cỡ ông Trời khóc, mây quệt nắng vàng... dễ ghét ghê!
 
Ông Trời!  Ai nói?  Sư Thầy nói?  Phật có tin đâu chuyện số phần, chỉ có cái Duyên là Định Mênh.  Kiếp này, Kiếp nữa... chuyện bâng khuâng!
 
Ông Trời!  Ai nói?  Ông Cha nói?  Ông Mục Sư cười, đúng lắm thay!  Chỉ có Trời làm mưa với gió, làm đêm đen tối, nắng ban ngày...
 
Chuyện Phật, chuyện Trời... tôi nói giỡn, gọi là cái cớ nói vu vơ!  Cali thường nắng mười hai tháng, chỉ một ngày mưa nước lại thừa!
 
Nói Nước, nước này như Nước Mắt?  Nước này như Đất Nước Quê Hương?  Ôi chao cái cớ, lu bù cớ... Mưa tạnh thương hoài kẻ Tứ Phương...
 
Không bạn không bè, tôi lảm nhảm: "Đời Hai Thế Kỷ nửa-trăm-năm!"  Học trò dốt mấy không hề nói "hai Trăm Năm... bằng Một Nửa Trăm!".
 
Ai khiến sáng nay tôi nói nhảm?  Ai làm Dân Tộc tôi chia ly?  Thơ ai Ly Khách!  Này Ly Khách!  Mẹ, Chị, Em... về đi, về đi Giọt Rượu Cay!
 
*
Tôi biết là tôi không tỉnh táo!  Tôi không còn nữa tuổi ba mươi!  Hồi ba mươi đó, tôi trong trại, một xó ngồi không thấy mặt trời!  
 
Hồi ba mươi đó, tôi và bạn... không phải trăm!  Ngàn, vạn bại binh... Tất cả. yếu hèn như rác rưởi, ngồi thản nhiên, nằm xuống... thản nhiên!
 
Tôi nói nắng mưa, mưa với nắng.  Ngày đêm... và những chuyện vô duyên!  Cho qua ngày tháng, nào ai cấm?  Thơ vẫn Trời ơi Mộng Rất Hiền...
 
...như đám mây bay ngang cửa sổ!
... như tình xanh biếc mắt Giai Nhân!
 
                                                                                       Trần Vấn Lệ

NẺO THIỀN CHUÔNG NGÂN, TẠM BIỆT GIÊNG HAI – Thơ Tịnh Bình


   

 
NẺO THIỀN CHUÔNG NGÂN
 
Đường trần bước thấp bước cao
Chùn chân mỏi gối lệ trào bao phen
Phù hoa người mãi đua chen
Sắc tài danh lợi rối ren chi lòng
 
Ngẩng nhìn mây trắng thong dong
Thuyền nan nhẹ lướt đục trong dòng đời
Bồ Đề chiếc lá nhẹ rơi
Ta về tình tự đôi lời tâm kinh
 
Chẳng duyên trần cảnh lặng thinh
Ta về tìm lại chính mình an yên
Trộm nhìn ý mã tâm viên
Đến đi vọng tưởng vẫn miền thanh tân
 
Nẻo thiền chuông hãy còn ngân
Chùa quê âm vọng trong ngần lời chim
Bình yên người mãi kiếm tìm
Tâm kinh nở đóa hoa tim đại từ...
 

ANH KHÔNG CÒN YÊU EM – Thơ Quách Như Nguyệt


   

Anh không còn yêu em
Tình đã chết khi nào?
Sao không còn thương nhau?
Chỉ còn lại khổ đau!
 
Ta không còn mai sau
Tình hấp hối u sầu
Tương lai chẳng còn nhau
Không nên hẹn kiếp sau
Chờ kiếp sau làm gì?
Em mời anh ra đi
Em mời anh ra đi
*
Anh yêu em tình đầu
Anh yêu em tình đầu...
Tình cuồng dại si mê
Thế mà anh vụng về
Để mất tình đam mê
 
Chẳng thể giữ duyên thề
Mình trở về tình bạn
Anh ơi, an vui nhé
Đừng để giọt sầu rơi!
 
Mình chia tay... anh ơi!
Mình chia tay... anh ơi!
 
Chẳng có gì tiếc nuối
Một cuộc tình nổi trôi
Tình vài năm gắn bó
Cũng đến ngày tàn thôi!
 
Anh không còn yêu em!
Anh không còn yêu em!...
 
Anh không còn yêu em!
 
               Như Nguyệt
          March 18th, 2025

TẢN MẠN CHUYỆN NGHỆ DANH CỦA CÁC “SAO” VIỆT – Đặng Xuân Xuyến


Ca sĩ Đan Trường

Khi bước chân vào làng giải trí, các nghệ sỹ rất cẩn trọng trong việc chọn nghệ danh bởi nghệ danh không chỉ đơn thuần là dùng để phân biệt giữa nghệ sỹ này với nghệ sỹ kia, mà nghệ danh còn khẳng định tên tuổi, đẳng cấp và ảnh hưởng sâu sắc tới tiền đồ... của nghệ sỹ đó. Nghệ danh được chọn lựa phải hội đủ một số yêu cầu: hay, lạ, dễ nhớ, không trùng lặp với tên của các nghệ sĩ khác và điều quan trọng là phải có ý nghĩa may mắn, tốt đẹp.
 

Thứ Hai, 17 tháng 3, 2025

"XẠ THU" NGHĨA LÀ GÌ ? -Vương Trung Hiếu



Hiện nay trên các trang mạng xã hội rộ lên từ "xạ thu", nhiều người thắc mắc không hiểu từ này nghĩa là gì, có nguồn gốc từ đâu.
 
Xạ thu là từ mà sư Minh Tuệ đã nói trên đường đi khất thực ở Thái Lan, một từ thường được hiểu là "lành thay, tốt thay". Có khả năng xạ thu là âm Việt hóa của từ สาธุ (saaR thooH) trong tiếng Thái Lan, một từ mà người Thái phát âm là sà thú, có nguồn gốc từ tiếng Pali: sādhu.
 
Sādhu là thuật ngữ Phật giáo, có nghĩa phổ biến là "tốt, đức hạnh" hoặc tương tự như tiếng "Amen" trong các tôn giáo Abraham (các tôn giáo độc thần thờ Thượng đế với 3 nhánh lớn nhất là Do Thái giáo, Thiên Chúa giáo và Hồi giáo) hay tiếng "Svaha" (Sanskrit: स्वाहा)) mang ý nghĩa là vui mừng trong các câu chú Phật giáo, lẫn trong các nghi thức "lửa" (yajnas) xuất phát từ kinh Veda.
 

...VÀ EM À ANH BIẾT EM NHỚ ANH MƯA BAY – Thơ Trần Vấn Lệ



Người mù đi qua đường, đi được nhờ thói quen?
Tại sao cây trụ đèn vẫn đứng yên một chỗ?
 
Không có ai đứng ngó cây trụ đèn hỏi han.
Ánh sáng bóng đèn vàng chiếu vào đêm im lặng!
 
Ánh sáng đèn là nắng ban ngày không có mưa...
Ánh đèn sẽ mờ mờ khi người mù cứ bước!
 
Mưa là những giọt nước ở đâu rơi xuống đường?
Nếu nhẹ, nước là sương vương vương trời mờ ảo...
 
Tôi nhớ sao tà áo ai đó bay đêm trăng.
Sương thành những dấu ngang nối câu thơ tưởng tượng...
 
Gió mạnh lên sẽ cuốn tà áo bay lên trời,
thành một áng mây trôi... về đâu, tôi chẳng biết!
 
Người mù đi, đi miết, rồi cũng tới bến bờ,
cô đơn từng câu thơ vó ngựa giòn biên ải...
 
Thời xưa tôi không lại trả tôi lại tuổi đời,
có lẽ vì mưa rơi, mây trôi và sương tản?
 
Trụ đèn có ánh sáng như rét rừng vàng da!
Quả thật tôi thiết tha nhớ áo vàng núi, dạ...
 
Cỏ vàng từng thảm lá cuối trời âm hay dương?
Người mù đi qua đường không mơ màng, ai biết?
 
*
 
Không chế độ nào duyệt những bài thơ rất thơ,
hãy để cho gió đùa bay về đâu cũng kệ...
 
Ngày sau nhờ được thế còn thấy thơ ngày xưa...
còn thấy áo dài tơ dệt vàng đêm Thu Nguyệt!
 
... và, em à, anh biết
Em Nhớ Anh Mưa Bay...
 
                                                      Trần Vấn Lệ

"TAM DƯƠNG NGHÊNH PHÚC", TRANH DÂN GIAN ĐÔNG HỒ - Ung Chu

Chuyên mục nhằm thuyết minh các kí tự Hán và Nôm trên các tác phẩm tranh dân gian Việt Nam, giúp người Việt Nam hiện đại cảm thụ rõ hơn nội dung các bức tranh này. Tranh dân gian là các di sản Hán - Nôm có giá trị, có sức sống bền bỉ và độ tiếp cận rộng rãi trong dân chúng.


Phân tích một bức tranh Đông Hồ do Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Hữu Quả sáng tác, tên là "Tam dương nghênh phúc". Chữ trên tranh đọc từ phải qua trái.
 
Về tính biểu tượng, người Trung Hoa và người Việt dùng các con vật và cây cối hoa lá có tên Hán ngữ gần giống với các chữ Hán mang ý nghĩa tốt đẹp. Chẳng hạn:
- dương : dê, thay thế cho "dương" trong âm dương
- bức / phúc : dơi, thay thế cho "phúc"
- lộc 鹿: hươu nai, thay thế cho "lộc" 祿 /
- thái : rau cải, phát âm trong tiếng Hoa gần giống chữ "tài" nghĩa là tiền của
- ngư : cá, phát âm trong tiếng Hoa giống chữ "dư" nghĩa là dư dả
- kê : gà, phát âm theo tiếng Quan thoại của người Trung Hoa gần giống chữ "cát / kiết" nghĩa là việc tốt lành, cát tường, kiết tường.

NGUYỄN THỊ HOÀNG VỚI HAI MỐI TÌNH "VÒNG TAY HỌC TRÒ" - Lê Bút



Nguyễn Thị Hoàng sinh năm 1939, tại Huế. Học trung học Đệ Nhất Cấp ở trường Ðồng Khánh, Huế. Năm 1957 gia đình chuyển vào Nha Trang, học trường trung học Võ Tánh Nha Trang. Năm học lớp Đệ Nhị xảy ra mối tình với nhà văn, nhà giáo Cung Giũ Nguyên, lớn hơn ba mươi tuổi. Hậu quả sinh con gái đặt tên Cung Giũ Nguyên Hoàng, chuyển cho bà Nguyên nuôi vì bà không có con.
Gia đình kiện ông Nguyên tội dụ dỗ gái vị thành niên. Trước toà, Nguyễn Thị Hoàng đứng ra nhận trách nhiệm: “không hề bị dụ dỗ”, vị giáo sư được trắng án. Vụ án nầy xôn xao dư luận ở Nha Trang và báo chí ở Sài Gòn khai thác tối đa mối tình thầy trò, tuổi tác so le!

CÓ LẼ ANH YÊU EM - Nhạc Khê Kinh Kha, Hoàng Quân trình bày


   

Có lẽ mây trời mượn tóc em
Nên mây từng cánh rũ sợi mềm
Lang thang chiều vắng nhìn mây xõa
Để nhớ nhung nhiều mái tóc đen
 
Có lẽ nắng vàng mượn môi em
Nên nắng chiều nay quá ửng hồng
Miên man ôm nắng vào tay ấm
Anh hốt nắng vàng ngỡ môi thơm
 
Có lẽ sao trời mượn mắt em
Nên sao rực sáng giữa đêm trường
Đêm đêm ngồi ngắm ngàn sao sáng
Để cố đi tìm ánh mắt trong
 
Có lẽ lan tình mượn hương em
Nên cánh quỳnh lan ngát hương nồng
Bao đêm mơ ước cùng hoa nở
Để thấy hồn mình đượm phấn hương
 
Có lẽ kiếp này anh yêu em
Có lẽ kiếp này anh yêu em
Nên anh yêu hết ánh sao trời
Yêu mây mềm yếu xõa đầy vai thon
 
Có lẽ kiếp này anh yêu em
Có lẽ chúng mình duyên trăm năm
Nên anh yêu quá nắng môi hồng
Yêu cả hương nồng của quỳnh lan
 
Có lẽ kiếp này anh yêu em
Có lẽ chúng mình duyên trăm năm
Xin em chọn bến sông này
Cho tôi quên lãng một đời phiêu du
 
Có lẽ kiếp này anh yêu em
Có lẽ chúng mình duyên trăm năm
Xin em chọn bến sông này
Cho tôi trọn kiếp làm người yêu em
 
                                 Khê Kinh Kha

       

Thứ Tư, 12 tháng 3, 2025

CHÙM THƠ “LỜI THÁNG BA” CỦA ÁI NHÂN


   
    ÁI NHÂN
         ĐT: 0984470914
         ĐC: 84 Ngõ 27 Long biên 1, Ngọc lâm, Long biên, Hà nội
         TK: 10524096395016 Tecomban


Lời tháng ba

Hoa xoan rụng tím vườn cà
Chông chênh bông gạo, la đà sương say
Trắng ngần hoa bưởi thơm bay
Thơm lên mái tóc xuân ngày… em xoan
 
Mưa rào như lộc trời ban
Lúa thì con gái, hân hoan sấm cười
Đồng xanh mướt mát gọi mời
Nụ tầm xuân tím trong lời ca dao
 
Đi tìm em giữa chiêm bao
Dắt nhau về hội ngọt ngào hương quê

 

Màu nắng tháng ba

Tìm trong màu nắng tháng ba
Gót son một thuở kiêu sa sang đò
Bên sông chấp chới bóng cò
Lúa xanh con gái thập thò chen nhau
 
Ngang chiều bất chợt mưa mau
Sấm non náo nức, theo sau mưa rào
Tinh khôi hương bưởi thầm thào
Gọi ta về với ngọt ngào ấu thơ
Tìm trong màu nắng mộng mơ
Thẳm xanh ánh mắt em chờ xa xôi
Tầm xuân xanh biếc nở rồi
Đầu làng hoa gạo hát lời quê hương
 
Tìm trong màu nắng yêu thương
Hân hoan áo trắng trên đường ban mai
Biết tìm đâu thuở xoan trai
Hoa xoan rụng tím bên ngoài… ngõ mơ
 

THƯ ĐI KHÔNG HỒI ÂM – Trần Vấn Lệ



Gửi đi mười lá thư cho bạn bè tứ tán...Đời:  trời yên biển lặng... Thư đi, không hồi âm!
 
Biết là vì xa xăm, ai cũng yên và ổn.  Mình còn gì mong muốn:  những lời chúc đẹp trao...
 
Bạn vui, mừng xiết bao!  Bạn buồn, mình chia sớt.  Sao thư mình trớt qướt?  Chờ hoài, gió thổi thôi?
 
Đôi khi, phone có cười:  thư mày tao chưa mở, bận đưa bà đi chợ, bận, Hà Nội mới về...
 
Nghe bạn cười hề hề.  Mình nhớ Bác Hồ quá:  một con người cao cả, khoan hồng lũ tàn binh!
 
Qua rồi thời chiến chinh.  Yêu hòa bình lắm lắm...Coi như thư đi chậm nhạt nhẽo đời hội hè...
 
Bao giờ "qua cơn mê sau cuộc đời bềnh bồng?"...  Lời nhạc Trần Lâm Ngân bâng khuâng.  Mưa lác đác...
 
Sông trôi bèo sóng giạt.  Gió rưng rưng bờ lau...
 
                                                                                    Trần Vấn Lệ