BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn CÂU CHUYỆN VĂN HỌC NGHỆ THUẬT. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn CÂU CHUYỆN VĂN HỌC NGHỆ THUẬT. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 1 tháng 4, 2025

CON GÁI QUANG DŨNG LẬN ĐẬN VỚI TÂY TIẾN – Trần Ngọc Trác



Cuối năm 1982 tôi rời Đà Lạt đưa gia đình về định cư ở vùng kinh tế mới Hà Nội tại Lâm Đồng. Gia đình tôi có hai cháu nhỏ. Cháu trai đầu ba tuổi và cháu gái mới sinh được ba tháng tuổi. Cuộc đời tôi bắt đầu từ những năm tháng khốn khó của thời bao cấp.
Tôi gởi cháu trai vào học lớp mẫu giáo của cô Bùi Phương Hạ. Không ngờ Hạ chính là con gái của nhà thơ Quang Dũng.
 
Những năm đó ở vùng kinh tế mới, lãnh đạo Hà Nội đưa các thầy cô giáo của thủ đô tăng cường vào dạy học ở Lâm Đồng. Rất nhiều cô gíáo xinh đẹp đã có mặt ở đây. Hạ là một trong những cô giáo như thế.
 

Thứ Hai, 17 tháng 3, 2025

NGUYỄN THỊ HOÀNG VỚI HAI MỐI TÌNH "VÒNG TAY HỌC TRÒ" - Lê Bút



Nguyễn Thị Hoàng sinh năm 1939, tại Huế. Học trung học Đệ Nhất Cấp ở trường Ðồng Khánh, Huế. Năm 1957 gia đình chuyển vào Nha Trang, học trường trung học Võ Tánh Nha Trang. Năm học lớp Đệ Nhị xảy ra mối tình với nhà văn, nhà giáo Cung Giũ Nguyên, lớn hơn ba mươi tuổi. Hậu quả sinh con gái đặt tên Cung Giũ Nguyên Hoàng, chuyển cho bà Nguyên nuôi vì bà không có con.
Gia đình kiện ông Nguyên tội dụ dỗ gái vị thành niên. Trước toà, Nguyễn Thị Hoàng đứng ra nhận trách nhiệm: “không hề bị dụ dỗ”, vị giáo sư được trắng án. Vụ án nầy xôn xao dư luận ở Nha Trang và báo chí ở Sài Gòn khai thác tối đa mối tình thầy trò, tuổi tác so le!

Thứ Bảy, 22 tháng 2, 2025

GIAI THOẠI TRẦN ĐĂNG KHOA CHÊ THƠ XUÂN DIỆU: ĐÂU LÀ SỰ THẬT? - Hà Tùng Long

Nhà thơ Trần Đăng Khoa xác nhận với Dân Việt rằng, việc ông "có ý kiến" về bài thơ "Dấu nằm" của nhà thơ Xuân Diệu là có thật nhưng không hẳn là chê mà chỉ nói lên cảm nhận của mình.


Từ lâu, trong làng thơ ca Việt vẫn truyền tai nhau giai thoại Trần Đăng Khoa "chê" thơ Xuân Diệu. Xung quanh giai thoại này có rất nhiều thông tin thêm bớt khiến cho nhiều người nghe được phải "bán tín, bán nghi". Mới đây, câu chuyện này lại một lần nữa được "hâm nóng" trên diễn đàn về văn chương.
 
Theo đó, trong thời điểm văn chương Việt Nam bước vào thời buổi canh tân, nhà thơ Xuân Diệu vụt lên sáng chói và lấp lánh như một ngôi sao đầy tài hoa của thơ ca. Ấy vậy nhưng một lần cho bậc hậu bối là nhà thơ Trần Đăng Khoa đọc bản chép tay bài thơ "Dấu nằm" của mình, nhà thơ Xuân Diệu đã nhận ngay một quả "phê" rất thẳng.
 
Cụ thể, trong bài thơ "Dấu nằm" có hai câu:
 
"Ghe lui để lại dấu dầm
Người yêu dẫu vắng dấu nằm còn đây".
 
Nhà thơ Trần Đăng Khoa đã nhận xét ngay:

"Thơ chú hay nhưng cái cô gái này rất dở. Không thể mê được… Cháu nghĩ, con gái phải gọn gàng, kín đáo. Con gái mà nằm ngủ tênh hênh là hỏng rồi. Em gái cháu mà như thế mẹ cháu giết. Cái cô gái này đã đi xa rồi, mà còn để nguyên dấu vết của mình bề bộn trên giường, thế là cô gái vô ý, là đoảng, chú ạ!".

Thứ Ba, 11 tháng 2, 2025

TRỊNH CÔNG SƠN, SAY MỘT KIẾP ĐOẠN TRƯỜNG - Gã Khờ


"Người về soi bóng mình giữa tường trắng lặng câm".
 
Trịnh Công Sơn, gã du ca lãng tử, cả đời lận đận trong cõi nhạc, cõi tình. Đàn ông mà viết được những bài tình ca não lòng như vậy, không đa tình thì cũng phải si tình, mà chắc ông là cả hai. Bao nhiêu bóng hồng đã đi qua đời ông, để lại những vệt son trên từng nốt nhạc, từng dòng chữ. Mỗi người một dáng hình, một câu chuyện, nhưng ai cũng là một nỗi niềm, một mảnh ghép trong trái tim kẻ nghệ sĩ vốn đã đa đoan.

Thứ Bảy, 8 tháng 2, 2025

HỎI ĐÁ XANH RÊU - Trinh Anh Khoi


Nhà thơ, nhà văn Hà Huyền Chi

Hẳn là ai trong chúng ta, ít nhất một vài lần theo đời mình, đã nghe và hát bài Lệ Đá của nhạc sĩ Trần Trịnh. Nó là bài nền chính trong một phim truyện cùng tên từ những ngày cũ tại Sài Gòn. Lời bài ấy là của thi sĩ Hà Huyền Chi.
 
Trong quãng 1963 - 1975, ông đến nhà tôi trong con ngõ 502 đường Phan Đình Phùng vài lần. Một người đàn ông đậm dáng, da ngăm, ria mép, mặc quân phục bụi bặm rồi về sau là thường phục, nói giọng luôn chậm rãi. Ông đến vì ông là bạn của bố tôi nhưng ngay sau 30/4/1975, ông không đến nữa.
 
Hà Huyền Chi là một nhà thơ, nhà văn, đạo diễn phim, cả diễn viên nổi tiếng trước 1975. Bố tôi vẫn đùa: “Cậu nhiều tài thế, thì còn đất cho ai sống nữa?”. Ông cười to, rồi tặng cho bố tôi một quyển sách, quyển Saut Đêm. Saut, tiếng Pháp, là cú nhẩy, ở đây nên hiểu nó là một cú nhẩy dù - Nhẩy dù vào ban đêm.

Chủ Nhật, 2 tháng 2, 2025

NGÀY XUÂN LAN MAN CHUYỆN MAI: NHẤT CHI MAI (NGỰ SỬ MAI) – Nguyễn Xuân Diện


🌿 Ảnh Nhất Chi Mai ở phòng khách, 8h sáng Mùng 3 Tết Ất Tỵ (31.1.2025).
                      Bức thư pháp treo bên cạnh là hai câu thơ của Lưu Hành Giản: 
                      Ngã thường phẩm Giang mai - Chân chính hoa quân tử 
                      (Ta thường bình phẩm hoa mai ở Giang Nam - Thật đúng là quan Ngự sử các loài hoa). 
                      Nét bút tài hoa của Ân Xuyên Nguyễn Quang Thắng (Viện Nghiên cứu Hán Nôm).

*
Hỡi khéo thay Mai!
Danh xưng Ngự sử truyền thanh bạch
Thoả chí nam nhi chiếm bảng xuân.
 
Đó là 3 câu thơ trong bài NON MAI, lời bài hát cổ nhất của Ca trù, tương truyền do Đức Tổ Ca trù Mãn Đường Hoa Công Chúa làm để ca ngợi tưởng nhớ chồng. Năm 2001, tôi may mắn tìm được hai văn bản chép bài Non mai trong sách Ca trù thể cách (AB.564) và Ca trù tạp lục (VHv. 2940) tại kho sách cổ Viện Nghiên cứu Hán Nôm.
 

Thứ Năm, 2 tháng 1, 2025

VỀ CÂU ĐỐI “THIÊN TĂNG TUẾ NGUYỆT NHÂN TĂNG THỌ...”



天增岁月人增寿,
 满乾坤福满堂

Thiên tăng tuế nguyệt nhân tăng thọ
Xuân mãn càn khôn phúc mãn đường
 
 Ông hàng xóm của tôi khoe vừa được bạn ở Đồng Nai gửi tặng cho câu đối Tết rất ý nghĩa: “Thiên tăng tuế nguyệt nhân tăng thọ/ Xuân mãn càn khôn phúc mãn đường”. Một ông khác xem qua câu đối cho rằng ở đây có một chữ viết bị nhầm, đó là chữ thiêm nhầm thành chữ tăng. Mặc dù hai chữ này có nghĩa tương tự nhau, nhưng theo ông này thì chữ thiêm mới “đắt”. Xin quý báo giải thích giùm. 
                                    (Nguyễn Quang Thành, Hải Châu, Đà Nẵng)
*
- Câu đối Hán Nôm ở trên nếu chuyển qua quốc ngữ sẽ là “Trời thêm năm tháng, người thêm thọ/ Xuân khắp càn khôn, phúc khắp nhà”. Đây là một câu đối Tết hay. Tuy nhiên, ở vế đầu, người thì cho là “Thiên tăng tuế nguyệt nhân tăng thọ”, người lại cho rằng “Thiên thiêm tuế nguyệt nhân thiêm thọ”. Tăng hay thiêm? Giai thoại dân gian dưới đây sẽ trả lời câu hỏi này.
 
Cao Bá Quát là người giỏi tài văn thơ, từng tuyên bố thiên hạ có 4 bồ chữ thì riêng mình ông đã giữ hết 2 bồ! Lần đó ông về quê nhà ăn Tết, bà con quanh vùng nghe tiếng rủ nhau đến xin câu đối về trưng bày trong mấy ngày xuân. Bữa nọ có hai người cùng vào nhà ông gần như một lúc, chỉ trước sau một bước chân.
 
Người đến trước là một anh làm nghề đóng quan tài (hòm). Người đến sau là một chị mang bầu gần ngày sinh. Sau khi nắm “lý lịch” của từng người, họ Cao không phải suy nghĩ gì, phóng bút viết ngay câu đối cho anh thợ đóng quan tài: Thiên thiêm tuế nguyệt nhân thiêm thọ/ Xuân mãn càn khôn, phúc mãn đường (Trời thêm năm tháng, người thêm thọ/ Xuân khắp càn khôn, phúc khắp nhà).

“MỐI TÌNH CỦA LƯU QUANG VŨ VÀ XUÂN QUỲNH - Châu La Việt

Mối tình si mê vượt nhiều trở ngại, bên nhau tới tận lúc chết của Xuân Quỳnh - Lưu Quang Vũ


Tôi là người được anh Lưu Quang Vũ coi như đứa em, và được chứng kiến cả 4 mối tình si mê trong đời của anh. Cả 4 người phụ nữ anh yêu đều là những văn nghệ sỹ chói sáng, đều là mơ ước của rất nhiều đàn ông, và đều yêu anh đến cùng cực. Nhưng hy sinh hơn cả, nồng nàn hơn cả, mạnh mẽ hơn cả, chính là người phụ nữ từ khi nắm tay anh buổi đầu, đã không rời tay anh cho đến phút cuối trên con đường đời ...
 
“Khi cằn cỗi thấy tháng ngày mệt mỏi
Em là sớm mai là tuổi trẻ của anh”…
 
Ngày nhỏ ở với mẹ tôi ở Đoàn ca múa nhân dân TW, tôi biết có hai diễn viên múa mẹ tôi rất yêu quý và thân thiết, là hai chị cùng tên Quỳnh: Chị Thúy Quỳnh và chị Xuân Quỳnh. Nhiều người nói về đội múa xinh đẹp của Ca múa TW ngày ấy, là trước hết nói về hai chị Quỳnh này, thường gọi là “hai đóa hoa quỳnh”. Rồi chị Thúy Quỳnh sẽ suốt đời gắn với nghệ thuật múa, từng là Chủ tịch Hội nghệ sỹ múa VN, còn chị Xuân Quỳnh thì rẽ sang con đường thi ca, trở thành một nữ thi sỹ tên tuổi trên văn đàn. Khi còn rực rỡ dưới ánh đèn sân khấu trong những vũ điệu dân gian mê hồn, hay khi đã ngân lên những vần thơ như chồi biếc, như hoa dọc chiến hào, chị luôn chinh phục được bao người, không chỉ bởi một vẻ đẹp nền nã, mà còn bởi một tâm hồn thơ mơ mộng, tinh tế, và cũng rất nồng nàn. Ngay từ những vần thơ đầu, chị đã làm bao tâm hồn say mê, ngây ngất. Nhất là cùng vẻ đẹp quyến rũ của thi ca, còn là một vẻ đẹp hình thể cũng rất quyến rũ của một nghệ sỹ múa. Chị được cả dáng, được cả hồn. “Làn thu thủy, nét xuân sơn/ Hoa ghen đua thắm liễu hờn kém xanh”
 

Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2024

KHI MỘT TÀI NĂNG LỚN, MỘT TUỔI TRẺ ANH HÙNG BỊ THA HÓA, HAY LÀ BI KỊCH NGUYỄN ĐÌNH THI - Trần Mạnh Hảo


Nhà thơ, nhà văn, kịch tác gia, nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi.

Mùa thu năm 1988, chúng tôi đang học tại học viện Goocky, khóa tại chức 4 tháng tại Matxcơva thì hay tin ông Nguyễn Đình Thi, tổng thư ký hội nhà văn Việt Nam từ năm 1958 đến thăm và nói chuyện.
 
Anh chị em rất hồi hộp chờ đợi thần tượng văn học này từ lâu, nay được mãn nhãn. Tin một nhà văn, một nhà thơ, một nhà nghiên cứu triết học, một nhà viết kịch xuất sắc, một nhạc sĩ thiên tài chỉ với hai bản nhạc là ông Nguyễn Đình Thi đến nói chuyện được sứ quán thông báo cho mấy chục anh chị em đang làm luận án thạc sĩ, tiến sĩ văn học tại Liên Xô cùng đến khoa viết văn trường Goocky tham dự.
 

Chủ Nhật, 8 tháng 12, 2024

CHUYỆN TÌNH LƯU QUANG VŨ VÀ NGƯỜI VỢ ĐẦU TIÊN - NSƯT TỐ UYÊN - Phan Lương



Không thường được nhắc đến như Xuân Quỳnh với tư cách là bạn đời của Lưu Quang Vũ, nhưng nghệ sĩ ưu tú Tố Uyên mới là người vợ đầu tiên ông cưới về khi ông 21 tuổi. Hai người quen nhau từ thuở nhỏ, cùng sinh hoạt tại đội ca múa Cung Thiếu nhi Hà Nội.
 
Tố Uyên khi ấy có nhan sắc được bao người theo đuổi, lại là một diễn viên, nghệ sĩ múa nổi tiếng.
"Giữa bao chàng trai hâm mộ, tôi chọn Vũ vì chúng tôi thân thiết từ bé. Tôi nhận thấy Vũ có tài từ những ngày đó. Trong tình yêu, hiếm có ai yêu cuồng nhiệt và thiết tha như Vũ"
 
Bài thơ "Hơi ấm bàn tay" được Lưu Quang Vũ viết tặng Tố Uyên năm 1967:
 
Phút đưa nhau ta chỉ nắm tay mình
Điều chưa nói thì bàn tay đã nói
Mình đi rồi hơi ấm còn ở lại
Còn bồi hồi trong những ngón tay ta.
 
Như hai dòng sông gặp gỡ đổi phù sa
Nhập luồng nước, hoà nhau màu sắc
Trao cảm thương, hai bàn tay nắm chặt
Nghe máu mẹ cha chuyển giữa mỗi tay mình.
 
Những ngày xa, trời nhớ một màu xanh
Xây trận địa bàn tay ta rám nắng
Khi vuốt ngọn cỏ non khi lắp đạn
Khi áp lên vầng trán thấm mồ hôi.
 
Bàn tay ta trên ngực lớn cuộc đời
Ấm hơi ấm ở tay mình lưu luyến
Và ở tận đầu kia trận tuyến
Bàn tay mình mang ánh nắng tay ta.
 
Khi đàn chim bay tới rợp trời trưa
Cồn mây về mang cơn mưa đầu hạ
Hai vì sao đổi ngôi trong đêm gió...
Đó chính tay mình đang vượt khoảng xa
Tìm đến nơi này âu yếm nắm tay ta.
 
"Tình yêu của chúng tôi thời đó có cả một lớp người như: Đỗ Chu, Bằng Việt, Phạm Tiến Duật… biết rõ. Ngay tập thơ đầu tiên in với Bằng Việt cũng đã có nhiều bài thơ nói lên tình yêu ấy...Tập thơ ấy sau này rất nổi tiếng. Từ sự nổi tiếng đó mà sự nghiệp của anh Vũ cũng dần đi lên."
 

Thứ Bảy, 16 tháng 11, 2024

HÀNH TRÌNH ĐẾN MỸ CỦA “TÀI TỬ ĐIỆN ẢNH” LA THOẠI TÂN



La Thoại Tân sinh năm 1937 tại Sài Gòn với tên thật Phạm Văn Tần, là một nghệ sĩ đa tài trước năm 1975. Ông không chỉ được yêu mến qua các vai diễn điện ảnh và kịch nghệ mà còn gây ấn tượng trong lĩnh vực ca hát, báo chí, dẫn chương trình và cả đạo diễn phim. Với vẻ ngoài điển trai, ông nổi danh là “kép đẹp” của làng điện ảnh miền Nam, đặc biệt ăn ý khi diễn cùng nữ minh tinh Thẩm Thúy Hằng làm xiêu lòng biết bao khán giả nữ. Cùng với bạn diễn ăn ý khác là Vân Hùng, họ đã tạo nên một cặp đôi hoàn hảo được khán giả nhiệt liệt yêu mến.
 

Thứ Năm, 7 tháng 11, 2024

NGUYỄN TRÃI HIỆN HỒN HỎI TỘI XUÂN DIỆU - Nguyễn Ngọc Xuân Nghiêm



Năm 1957, khi Quốc âm thi tập vừa xuất hiện trở lại với cuộc sống của chúng ta, nhà thơ Xuân Diệu cũng như nhiều người đã vui sướng vô hạn. Và bản thân ông đã hào hứng đem ngay thơ Nguyễn Trãi vào quần chúng giới thiệu những bài, những câu hay nhất.
 
Khi ấy, với thiện chí nhưng rõ ràng là tùy tiện, muốn cho hai câu thơ trên đây đọc êm tai, được thính giả chóng lĩnh hội và thích ngay, họ Ngô đã chữa đi, đọc thành ‘Tuổi già tóc bạc chùm râu bạc’, và tự đắc ý với sự cải thiện đó.
Hai tuần sau, Xuân Diệu nằm chiêm bao thấy Nguyễn Trãi. Ức Trai tiên sinh bảo hỏi:

“Này đồng chí Xuân Diệu, ai cho đồng chí chữa thơ tôi? Tôi già bao giờ mà đồng chí bảo tôi già? Đồng chí là một người cộng sản mà đồng chí chấp nhận sự già của tâm trí à? Tôi nhiều tuổi thì tuổi tôi nó chất lên, nó cao, chứ tuổi tôi không già!”

Thứ Hai, 28 tháng 10, 2024

KIM VĂN, CỖ VĂN - Vũ Thế Thành



Chương trình Việt Văn bậc trung học ở miền Nam có hai phần: Kim văn và Cổ văn.

Kim Văn học các trích đoạn từ các tiểu thuyết trong giai đoạn 1930 đến những năm 50, với vài tác giả mà tôi còn nhớ: Thanh Tịnh (Tôi đi học), Nguyên Hồng (Bỉ vỏ), Trần Tiêu (Con trâu), Bùi Hiển (Nằm vạ), Tô Hoài (Dế mèn phiêu lưu ký), Khái Hưng, Thạch Lam, Nhất Linh, Hoàng Đạo, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng,… Có những câu văn đến giờ tôi vẫn nhớ vì quá ấn tượng, chẳng hạn “Chị Doãn là một người đàn bà có cái nhan sắc của một đàn ông không đẹp giai.” (Vũ Trọng Phụng).
 
Nhưng tôi thích cổ văn hơn, vì đa số là thơ có vần có điệu, lại được biết thêm nhiều điển tích, thấy hay hay.
Chẳng hạn lớp đệ thất (lớp 6), học Nhị Thập Tứ Hiếu của Lý Văn Phức diễn thơ, bài nói về thầy Tử Lộ có câu “…Đức cù lao chạnh tới càng đau”, tôi mới biết “cù lao” là công ơn dưỡng dục của cha mẹ, chứ không phải là đảo nhỏ trên sông.
 

Thứ Năm, 17 tháng 10, 2024

HỒ DZẾNH VÀ CHÂN TRỜI CŨ – Vũ Thư Hiên


Hồ Dzếnh - ảnh tư liệu.
 
Nhà văn Thanh Châu có một giang sơn riêng – một gác xép bằng gỗ ghép giống hệt gác xép của hoạ sĩ Bùi Xuân Phái, người mà chúng tôi đặt cho ông một biệt hiệu tếu: “Ông Giê Su khốn khổ ở phố Hàng Thuốc Bắc”. Cao, gầy, xanh, với những nét sắc như vạc bằng rìu trên mặt, nhìn anh tôi gặp một bản sao tượng Chúa Chịu Nạn. 
 
Thời ấy nhiều nhà có thứ gác xép như thế. Nó tăng diện tích ở không nhiều, nhưng tạo ra một mảng riêng tư. Gác xép của Thanh Châu là phòng văn của ông, cũng là chỗ ông tiếp bạn, người nhà không hề lai vãng.
 
Để lên cái gác xép ấy phải leo một cái thang dựng ngược, bám cứng vào hai thành lung lay của nó mà nhích từng bước mà chui lên.
 

Thứ Sáu, 4 tháng 10, 2024

CHUYỆN BI HÀI MẤY ÔNG NHÀ VĂN ĐI NHẬN GIẢI THƯỞNG! - Trương Chí Hùng


p/s: ảnh minh họa là chai thuốc nhuộm do BTC tặng.
 

Mình gặp nhà văn Nguyễn Quang Lập (Bọ Lập) lần đầu tiên là hôm bữa nhận giải cuộc thi CHUYỆN CỦA NHỮNG DỎNG SÔNG
   
Ông bị liệt gần nửa người, chống gậy bước từng bước khó nhọc vào khán phòng. Mình thấy áy ngại, nhưng nghĩ cha này chắc được giải cao lắm nên mới bay từ ngoài Bắc vào (chi tiết này vừa được các bạn văn nhắc, rằng Bọ Lập giờ ở Củ Chi chớ không phải ở ngoài Bắc. Vậy là đỡ khổ thân Bọ một chút, làm mình cứ áy ngại cho ông cả tuần nay).
   
Nhà văn Xuân Ba cũng mới bay vô, bắt tay và kéo Bọ Lập ngồi chung, hàng ghế sát bên mình. Hai ông hí hửng lắm, kiểu như dù nhà bao việc nhưng phải dành chút thời gian vào “ẵm” cái giải vài chục triệu rồi về làm tiếp.

Thứ Ba, 1 tháng 10, 2024

NỖI ĐAU ĐỚN NHƯ ĐĨA PHẢI VÔI CỦA XUÂN DIỆU - Vương Trí Nhàn


Ảnh: Nhà thơ Xuân Quỳnh (trái) và Xuân Diệu. Nguồn: Wiki
 

Theo dõi cuộc đời Xuân Diệu, người ta tự hỏi thế có bao giờ Xuân Diệu “hố” không, có bao giờ lộ vở là một người yếu đuối, vụng về không? Có đấy. Có một lần, sự cô đơn đã xui dại khiến ông gây sự, để rồi bị “đối thủ” giáng cho một cú nặng nề, không thể cãi lại. Mà vẫn chỉ là câu chuyện liên quan đến thơ.
 
***
Năm đó là năm 1985, cái năm về sau sẽ được xem là năm cuối cùng trong cuộc đời Xuân Diệu, nhưng hình như cả ông, cả chúng tôi, đều không ai tính tới chuyện đó.

Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2024

MƯỜNG MÁN (TRẦN VĂN QUẢNG) VÀ BÀI THƠ “QUA MẤY NGÕ HOA” – Phạm Văn Thanh



Mường Mán, tên đầy đủ là Trần Văn Quảng (sinh ngày 20 tháng 5 năm 1947) là một nhà văn, nhà thơ, nhà biên kịch người Việt Nam. Quê ông ở làng An Truyền (làng Chuồn) huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Bút danh Mường Mán gắn liền với hai bài thơ ngắn là "Thiếu thời""Mùa hạ mới" trên tạp chí Văn năm 1965. Dù vậy, sự nghiệm chính của ông là văn xuôi bao gồm nhiều tập truyện ngắn, truyện dài và tiểu thuyết đã được xuất bản. Mãi tới năm 1995 ông mới in tập thơ đầu tiên là Vọng.
 

Thứ Tư, 28 tháng 8, 2024

NHẠC SĨ PHẠM DUY NÓI VỀ VIỆC PHỔ THƠ NGUYỄN TÂT NHIÊN – Theo Việt Luận Viet's Herald



Saigon 1972. Ðây là lúc những khổ đau của Tết Mậu Thân chưa kịp phai mờ trong đời sống của mọi người thì xẩy ra những nhức nhối của mùa hè đỏ lửa… Tôi hết chạy trốn vào đạo ca thì lại nhào ra với chiến ca, hết hạ mình xuống với vỉa hè ca, tục ca thì lại vươn lên với nữ ca, bé ca, bình ca… Tôi thèm thuồng được soạn tình ca, nhưng phải là tình ca không rầu rĩ cơ…

Thứ Tư, 7 tháng 8, 2024

VIỄN PHỐ: NGƯỜI ĐÀN BÀ SAU BỘ “VĂN HỌC MIỀN NAM 1954/1975 –Tác giả Trùng Dương



Lời giới thiệu:

Tôi không khỏi bâng khuâng được tin Chị Võ Phiến, tên thật là Viễn Phố, phu nhân nhà văn Võ Phiến (1925-2015), đã qua đời ngày 24 tháng 7, 2024, hưởng thọ 94 tuổi.  Trong số các bạn đời của các bạn văn của tôi, chị là người phối ngẫu tôi có dịp gần gũi hơn cả, từ khi anh còn sống và cả sau khi anh đã qua đời. Kỷ niệm sâu sắc nhất tôi có với chị là thời gian mấy ngày ở với chị sau ngày anh mất và đang nằm chờ khâm liệm ở nhà quàn, trong ngôi nhà hai tầng trong một cư xá yên tĩnh ở Santa Ana chị ở có một mình. Hình ảnh tôi không quên được là chị ngồi gọi điện thoại đó đây sắp xếp việc chung sự cho anh, trước một đống mấy trăm tấm thiệp “Tạ từ” anh đã cho in sẵn từ bao giờ chị nói không hay, với bài thơ ngắn tựa là “Đến”—Mải miết ra đi đâu tính đến / Đến nơi nào? / Bẩy tám mươi năm rồi cũng đến / Đến rồi sao! Lúc ấy chị đã 85 tuổi, đã phải dùng tới walker để di chuyển trong nhà, nhưng chị vẫn lo tang chay cho anh chu đáo, như chị đã lo cho anh và cả sự nghiệp văn học của anh suốt nhiều thập niên chung sống.
    Nghĩ tới chị nay đã an nghỉ và hồn có thể đã đoàn tụ với anh ở đâu đó, tôi không khỏi nhớ tới một bài viết về chị 15 năm trước. Xin soạn lại ở dây, như một nén nhang gửi tới cả hai anh chị, với lòng biết ơn về di sản anh chị đã để lại cho các thế hệ Việt tự do.
                                                                          [Trùng Dương, 2024]

Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2024

BÓNG HỒNG NGHÌN TRÙNG XA CÁCH TRONG NHẠC PHẠM DUY - Tuy Hoà



Nói đến chuyện yêu đương của nhạc sĩ Phạm Duy (1921-2013) thì không biết bắt đầu và kết thúc thế nào cho đầy đủ.
Tuy nhiên, có một mối tình rất mơ mộng kéo dài suốt 10 năm từ 1959 đến 1969, đã mang lại cho công chúng nhiều ca khúc hay, đặc biệt là tuyệt phẩm “Nghìn trùng xa cách”.
 
Trong hơn ngàn bài hát mà nhạc sĩ Phạm Duy từng công diễn, có một ca khúc có tên gọi “Tôi đang mơ giấc mộng dài”. Ngay khi ra mắt lần đầu tiên vào năm 1970, bản nhạc đã được ghi rõ ràng: “Nhạc: Phạm Duy - Thơ: Lệ Lan”. Đây là một điều lạ, bởi lẽ Phạm Duy vốn lãng đãng nên ít khi nhớ tên tác giả lời thơ mà mình phổ nhạc. Lệ Lan là ai mà được chiếu cố như vậy?


Trên thi đàn, Lệ Lan hoàn toàn vô danh. Về khách quan, ca khúc “Tôi đang mơ giấc mộng dài” dựa theo bài thơ “Năn nỉ” của Lệ Lan in trên tạp chí Bách Khoa xuất bản năm 1969. Về thực tế, bài thơ này đã được chính tác giả trao tay cho Phạm Duy trước đó nhiều năm.