BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI ẤT TỴ 2025 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Sáu, 31 tháng 1, 2025

HÌNH TƯỢNG RẮN TRONG VĂN HÓA VIỆT



Những hình tượng như: chằn tinh, giao long, thuồng luồng hay rồng đã xuất hiện trong nhiều câu chuyện cổ tích. Điểm chung của những hình tượng này là đều được phác thảo với những đặc điểm của rắn.
 

Trong truyện cổ tích “Thạch Sanh”, cốt truyện thường nhắc đến hình ảnh một chằn tinh tu luyện lâu năm chuyên đi hại người. Mỗi năm, dân làng phải nộp cho chằn tinh một mạng người.
 
Thạch Sanh đánh Trăn tinh (Tranh dân gian Đông Hồ).

Tuy hình dáng của loài yêu quái này vẫn còn nhiều tranh cãi nhưng có giả thiết cho rằng hình dáng của chằn tinh là một con trăn hoặc một con rắn khổng lồ.

Hình ảnh mãng xà trên Cửu đỉnh của triều Nguyễn. Ảnh tư liệu
 
Hình dáng của thuồng luồng (còn gọi là giao long) được miêu tả là có nhiều điểm giống rắn, nhưng lại có thêm 4 chân, cơ thể có thể lớn bằng mấy người ôm và rất thích nuốt người. Tục xăm hình thuồng luồng của người Việt cổ đã có từ lâu với mong muốn an tâm hơn mỗi khi đi qua sông nước.

Giao long
 *
Nguồn:
https://www.vietnamplus.vn/hinh-tuong-ran-trong-van-hoa-viet-tu-noi-khiep-so-den-hinh-xam-tren-da-post1008913.vnp?utm

NĂM TỴ NHỚ BÀI THƠ "RẮN" TƯƠNG TRUYỀN CỦA LÊ QUÝ ĐÔN – Gs Mạc Văn Trang giới thiệu



Người ta kể rằng, một hôm, Tiến sĩ Vũ Công Trấn đến thăm Tiến sĩ Lê Phú Thứ là người bạn cùng đỗ Tiến sĩ khoa Giáp Thìn 1724 (sau đổi là Lê Trọng Thứ). Nghe con bạn là Lê Quý Đôn còn trẻ mà đã hay chữ, nên ông Trấn lấy đầu đề "Rắn đầu biếng học" để thử tài. Ít phút sau, Lê Quý Đôn đã làm xong bài thơ dưới đây:
 
RẮN ĐẦU BIẾNG HỌC
 
Chẳng phải "liu điu" vẫn giống nhà!
"Rắn đầu" biếng học quyết không tha
Thẹn đèn "hổ lửa" đau lòng mẹ,
Nay thét "mai gầm" rát cổ cha.
"Ráo" mép chỉ quen tuồng lếu láo,
"Lằn" lưng chẳng khỏi vết roi da.
Từ nay "Trâu" Lỗ [1] xin siêng học,
Kẻo "hổ mang" danh tiếng thế gia!
 
Chú thích:

▲ "Trâu" ở đây chỉ loài rắn hổ trâu, ngoài ra còn dùng để ám chỉ quê của Mạnh Tử. Còn "Lỗ" ở đây ám chỉ quê của Khổng Tử.

Thứ Năm, 30 tháng 1, 2025

CHÙM THƠ XUÂN CỦA LA THỤY

 
   

 
TỰ CẢM CUỐI NĂM
 
 Dặm trường rong ruổi ngựa phi
 Thời gian vút cánh xuân thì hụt hao
 Chồn chân dừng bước bên cầu
 Lặng nhìn nước chảy nuối màu tóc xưa
 Cánh buồm lộng gió ước mơ
 Băng qua sông biển cập bờ nơi nao?
 Vọng âm sóng vỗ dạt dào
 Bên chiều đông tận nắng đào dần phai
 Hoa tóc sương muối đang cài
 Tàn niên tự cảm thoảng bay tiếng lòng
                               
 
 CUỐI NĂM ÂM LỊCH
(Cảm đề thơ Đá Ngây Ngô)
 
Xuân về lâng lâng nào nhờ gió chở
Đáy cốc vênh hay rượu ngấm ngã nghiêng
Thèm trái cấm lòng vướng bận nghiệp duyên
Loan phụng múa tình ai đang khép mở.
 
Mắt xanh trắng tri âm còn níu mộng
Bến xuân ơi lưu luyến cõi trời xưa
Sương khói phủ bâng khuâng xuân không mùa
Thầm nguyện ước cho nguồn yêu mở rộng.
 
Ngọn nến ấy lung linh trời ảo diệu
Hương xưa nào thoang thoảng ủ tình mơ
Để ngây ngất tình tràn thơm men rượu
Hào sảng cười đồng vọng đá ngây ngô.
                                             
 
TÀN NIÊN CẢM TÁC
 
I.
Tơ xuân vương vấn đất trời
Hồn xuân bảng lảng thoảng lời mê hoa
Suốt đời mộng mị là ta
Mắt xanh nhẹ chớp nhạt nhòa tri âm.
 
II.
Chưa say nhưng dáng dật dờ
Hồn mê trí tỉnh mệt phờ xác thân
Chào nhau nửa tiếng ân cần
Khóe môi hé nụ bộn lần nhớ thương.
 
III.
Thôi xin đừng nói tỉnh mê
Thế nhân mắt trắng mệt mề đớn đau
Mơ say quên lấy nỗi sầu
Rộn ràng thế sự dãi dầu lo toan.
Cho ta ít phút thanh nhàn
Câu thơ bất chợt xuất thần thăng hoa.
 
 
VÔ THƯỜNG
(Cảm khái khi đọc truyện thần thoại Hy lạp)
 
Một thời vang bóng còn đâu
Khói sương chừ lại úa màu thời gian
Một thời xuân sắc nhựa tràn
Nhành xanh biếc lộc, hoa vàng thắm cây
Nắng chiều xế bóng hao gầy
Xiêu theo triền dốc ngấm say vị đời
Tiếng lòng ngân vọng chơi vơi
Âm xưa bóng cũ mù khơi dấu tìm
 
                                    
DƯỜNG NHƯ
 
Dường như bóng xế đường trần
Dường như cuộc sống thanh bần rồi qua
Dường như tóc muối sương pha
Dường như phấn bảng đang là vọng âm
Bên chiều một thoáng trầm ngâm...
 
*
THƠ ĐƯỜNG LUẬT
 
 
TÂN NIÊN KHAI BÚT
 
Nâng chén hòa vui ấm giọng ca
Ý tình thao thiết bút thêu hoa
Mai e ấp nụ ươm vàng nắng
Sen khẽ khàng hương ủ đượm trà
Bấc lạnh nỗi niềm đông tận nhỉ!
Rượu nồng sắc vị xuân khai a!
Lâng lâng thi tứ tươm trào giọt
Cánh mộng dần bay vào thẳm xa.
                                 
 
THƯỞNG XUÂN
 
Mai vàng đào thắm toả hương hoa
Tết đến vui xuân nào chỉ ta
Cùng hát cùng đàn, vài cốc rượu
Cũng ngâm cũng vịnh, dăm ly trà
Xôn xao tình gợn hồn đang trẻ
Xao xuyến thơ ngân ý chửa già
Khai bút lòng bừng bao nắng ấm
Bên thềm lãnh lót yến oanh ca.

 
 
Buốt lạnh tàn đông rồi cũng qua
Khoan thai xuân đến ấm bao nhà
Bâng khuâng nắng mới lừng hương tết
Biêng biếc chồi xanh thắm sắc hoa
Danh lợi: chán chê vòng tục lụy!
Rượu thơ: ngây ngất thú yên hà!
Thả hồn bay bổng cùng trăng nước
Hào sảng hát vang khúc túy ca.
 
                                   La Thuỵ

Chủ Nhật, 26 tháng 1, 2025

CA KHÚC “LY RƯỢU MỪNG” ĐƯỢC SÁNG TÁC KHI NÀO ? - Huỳnh Duy Lộc



Báo Thanh Niên Online ngày 1 tháng 1 năm 2017 có bài viết “Tiết lộ vì sao ca khúc ‘Ly rượu mừng’ bị cấm hát 40 năm” của Ngữ Yên giải thích vì sao ca khúc “Ly rượu mừng” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương bị cấm hát trong nước từ năm 1975 tới đầu năm 2016, chỉ trước Tết Bính Thân vài tháng: “Nó đã từng bị cấm hát trong suốt 40 năm

NHỮNG NGÀY TẾT SẮP TỚI – Trần Vấn Lệ



Nhiều người rất là thích:  kháo nhau "Tết không mưa!".  Nhiều người thì không ưa... nếu cứ nắng, nắng suốt!
 
Nhưng... biết làm sao được cái lòng của ông Trời?   Ổng chỉ làm mây trôi, ổng ngồi xem thế giới!
 
Mây trôi không mệt mỏi và rồi tan rồi tan... ở cái nước Việt Nam cho Tết năm nay đẹp!
 
Áo dài bay, mở, khép...Diễu văn đọc linh tinh!  Người ta quên đọc Kinh, người ta chỉ thích chúc!
 
Chúc nhau đầy Hạnh Phúc, chúc nhau đều Ấm No... Không ai chúc Nhà Thơ: thơ hết tràn nước mắt!
 
Năm mươi năm nhanh thật:  bao nhiêu là mả mồ!   Cỏ chưa xanh đã khô, hoa tàn dù mới nở...
 
Không biết ai còn nhớ Những Cái Tết Tha Hương...
 
*
 
Tha Hương và Tha Phương, hai cái chữ đều giống như cái hình một bóng...giọt lệ / nước mắt tuôn!
 
Mồng Năm Tết:  Lập Xuân! 
Không mưa thì sáng trưng!
Có mưa thì ảm đạm!
Sáng nay tôi hốt nắng rải ra nhìn tuyết sa...
 
Tuyết trắng như là hoa... Hoa nở hai Thế Kỷ (*)!  Đường quê đường vạn lý cỏ lợt mù sương sương...(**)
 
                                                                                   Trần Vấn Lệ
 
(*) Hai Thế Kỷ, 20 và 21, tính từ năm 1975 đến nay, 2025.
(**) Thơ Nguyễn Du:  "Quê nhà cỏ lợt màu sương, đường xa thêm một tấc đường một đau!"
 

CÀNH MAI THA HƯƠNG - Thơ Khê Kinh Kha, Nhạc Ngô Hữu Hùng, ca sĩ Hải Nguyễn trình bày.

 
                 


        


một mùa Xuân nữa
lại về đâu đây
lòng sao hiu quạnh
lạnh theo tuyết bay
 
bao năm rồi nhỉ
bao mùa Xuân qua
đắng cay như rượu
ai còn nhớ ta
 
quê nhà xa ta
hay ta xa nhà
bao năm lạc bước
bao niềm xót xa
 
mẹ già đâu nữa
bạn hiền còn ai
nụ mai nào nở
rượu nào cuồng say
 
có tiếng pháo nào
trong ai không nhỉ
có giọt rượu nào
say lòng người đi
 
có giọt lệ nào
ướt bờ môi thơm
có an ủi nào
thoa dịu đau thương
 
còn đây năm tháng
qua nhanh, qua nhanh
như dòng sông cuốn
mang nỗi sầu riêng
 
một mai xuân nữa
có còn ta không
xin cắm trên mộ
cành mai tha hương
 
Khê Kinh Kha

LÍNH ĐÓN XUÂN TRÊN ĐỈNH CAO – Đinh Hoa Lư


          

Mời anh mời chị, mùa xuân lên đây thăm tôi
Nơi đây xa xôi khuất nẻo thưa người
Núi rừng mịt mù sương...
Mời em một lần rời xa
Nơi đang yên vui
Lên đây thăm lính ở trên rừng
Để cùng ngọt bùi sớt chia...
(Thư Xuân Trên Rừng Cao/ Trịnh Lâm Ngân)

 Tất cả đều thiếu, chúng tôi phải mò đi "ký sổ" tại chốt đại đội rồi đến tháng xem như hết tiền. Họ nói chẳng ngoa "Tiền Lính là Tính Liền"
 
Mười ngày có một chuyến xe GMC tiếp tế từ Diên Sanh lên. Xe phải leo tới đỉnh Ông Do, nơi BCH Tiểu Đoàn 105 đóng. Hàng sẽ bỏ xuống cái bãi trống trước mặt căn cứ Ông Do. Các đại đội sẽ tới nhận hàng do chiếc xe không thể bò tới chốt của từng đại đội được. Trung đội sẽ men theo đường tranh tới chốt đại đội đem hàng tiếp tế về chốt mình.
 

Thứ Bảy, 25 tháng 1, 2025

BÁT NẤU MĂNG NGÀY TẾT CỦA BÀ TÔI - Vĩnh Quyên



- Này mẹ nó đã ngâm măng chưa đấy ! - Bà tôi gióng giả hỏi vọng từ trên gác xuống.
- Rồi ạ ! Hôm qua Bà dặn là con ngâm luôn - Mẹ tôi vội trả lời.
 - Nhưng chị có nhớ ngâm chỗ măng lưỡi lợn tôi đặt riêng không, khéo lấy nhầm sang bó măng nứa thì hỏng cả mâm cỗ đấy !
 - Năm nào nhà mình chả nấu măng lưỡi lợn ăn Tết, con không nhầm đâu ạ !
 

TỪ NAY MÌNH SẼ GẶP TRONG MƠ – Trần Vấn Lệ



Đã tám giờ hơn, còn tối quá, Đèn đường đã tắt.  Phố mù sương.  Không ai đi cả.  Đời hiu quạnh.  Không tiếng chim kêu, vẫn não nùng... (*)
 
Nhớ lại anh Nùng trong Cải Tạo, giáo sư Sư Phạm hay cười cười... Anh không than thở điều chi cả... mà mắt anh buồn, không thấy vui...
 
Anh ra tù tôi cũng ra tù... Ga Tuy Hòa cùng ngắm cái Thiên Thu:  "Lệ ơi, về sống hay về chết?".  Tôi ngó anh nhìn anh rất lâu...
 
Chưa xe lửa tới.  Hai thằng gậm, mỗi đứa bánh mì một tấc gang. Không nước mắm chan sao quá ngọt.  Sáu năm...Ngon quá:  Bánh Mì Ngon!
 
Rồi xe lửa tới.  Còi hu hú.  Rồi hú hơi dài, nó đứng yên. Khách xuống, người lên, xe chạy tiếp.  Tôi về Phan Thiết, anh Phan Rang...
 
Chào biệt bé con ly đá lạnh.  Chào Tuy Hòa.  Chào A 30!  Hai thằng một chỗ nhìn ra cửa: nhà cửa ruộng đồng...tất cả trôi! 
 
Đời ngược, mình xuôi, xuôi vạn lý.  Tôi ngó anh, buồn; tôi cũng như?  Anh gặp vợ con, tôi gặp Má... Từ nay mình sẽ gặp trong mơ?
 
*
Đoàn xe lửa tới Phan Rang rồi.  Anh xuống, tôi chờ xe lửa xuôi...Tay vẫy.  Chào nha!  Xe lửa hú.  Mình xa mình xa đời xa xa...
 
Anh sang Texas rồi anh mất.  Tôi tới Cali tôi sống còn. Anh của anh mất ngoài Hà Nội.  Em của tôi mất ngoài Đại Dương...
 
Sáng nay, trời tối, thơ tôi lóe... Đặng Vũ Nùng ơi...mình thật xa!  Nửa Thế Kỷ mà như chớp mắt.  Mặt trời?  Không phải!  Lệ người sa!
 
Tôi khép cửa cho trời tối mịt.  Tôi khép lòng tôi bài thơ này. 
 
                                                                                       Trần Vấn Lệ
 
(*) Đặng Vũ Nùng, dạy trường Sư Phạm Đà Lạt niên khóa cuối, 1974-1975.  Anh cũng như tôi, giáo chức biệt phái... Anh ruột của anh là Đại Tá Đặng Vũ Ruyến, Giám Đốc Nha Địa Dư, ra Bắc, chết trong năm 1975, tại một trại tù ngay trong lòng Hà Nội.  Tôi nhớ anh, tôi hay đùa anh..."Anh là Đặng Não Nùng!".  Anh và gia đình sang Mỹ năm 1992.  Tôi trước anh, 1989. Chúng tôi ra tù Cải Tạo năm 1981, từ trại cuối cùng A 30 Phú Yên, anh về Đà Lat ngay để đoàn tụ với gia đình, tôi thì về Phan Thiết thăm Má tôi lần chót trong đời...                 

Thứ Sáu, 24 tháng 1, 2025

12 CON GIÁP DO ĐÂU MÀ CÓ – Nguyễn Cung Thông

Từ xưa đến nay, nếu nền văn hóa phương Tây có 12 cung hoàng đạo, thì người phương Đông lại sử dụng 12 con giáp như là một trong những hệ đếm phổ biến và quan trọng bậc nhất.
 

Cùng với ngày, tháng, năm và múi giờ theo chuẩn quốc tế, người Việt Nam còn sử dụng 12 con giáp để tạo nên lịch âm. Vậy 12 con giáp bắt nguồn từ đâu và có ý nghĩa gì trong đời sống của chúng ta?
 
Khi đặt ra vấn đề về nguồn gốc của 12 con giáp, nhiều ý kiến cho rằng những gì liên quan đến tín ngưỡng, tâm linh đều xuất phát từ Trung Quốc, vì vậy xuất xứ của 12 con giáp cũng từ đây mà ra. Tuy nhiên, trong một công trình nghiên cứu về ngôn ngữ Việt cổ, nhà nghiên cứu ngôn ngữ học Nguyễn Cung Thông đã bất ngờ phát hiện ra nguồn gốc 12 con giáp có xuất xứ từ Việt Nam.
 

TỨ LINH 四靈 - Tranh dân gian Việt Nam, Hán Việt Thông Dụng

Chuyên mục nhằm thuyết minh các kí tự Hán và Nôm trên các tác phẩm tranh dân gian Việt Nam, giúp người Việt Nam hiện đại cảm thụ rõ hơn nội dung các bức tranh này. Tranh dân gian là các di sản Hán - Nôm có giá trị, có sức sống bền bỉ và độ tiếp cận rộng rãi trong dân chúng.


Ta phân tích một bức tranh Đông Hồ vẽ đề tài "Tứ Linh" 四靈.
 
TỨ LINH

Theo thói quen, người Việt gọi 4 loài trong Tứ Linh là "long"  - "lân"  - "quy"  /  - "phụng / phượng"  / 
Tuy nhiên, bức tranh Đông Hồ này dùng một cách khác mà người Việt gọi lân trong Tứ Linh là "li" . "Long lân quy phụng" còn nói là "long li quy phụng".
Còn chữ "quy"  trong tranh này được viết thêm bộ "trùng"  xuất hiện trong tên nhiều loài động vật trong Hán ngữ (như các loài bò sát, sâu bọ, tôm cua).
                                                                                             Ung Chu

CÀNH MAI THA HƯƠNG – Thơ Khê Kinh Kha


 


một mùa Xuân nữa
lại về đâu đây
lòng sao hiu quạnh
lạnh theo tuyết bay
 
bao năm rồi nhỉ
bao mùa Xuân qua
đắng cay như rượu
ai còn nhớ ta
 
quê nhà xa ta
hay ta xa nhà
bao năm lạc bước
bao niềm xót xa
 
mẹ già đâu nữa
bạn hiền còn ai
nụ mai nào nở
rượu nào cuồng say
 
có tiếng pháo nào
trong ai không nhỉ
có giọt rượu nào
say lòng người đi
 
có giọt lệ nào
ướt bờ môi thơm
có an ủi nào
thoa dịu đau thương
 
còn đây năm tháng
qua nhanh, qua nhanh
như dòng sông cuốn
mang nỗi sầu riêng
 
tạ ơn tạ ơn
còn đây vợ hiền
tựa vai cùng bước
giữa đời buồn tênh
 
Xuân đi Xuân đến
phận người bơ vơ
cuối đời ngồi nhớ
khoảng trời xa xưa
 
một mai xuân nữa
có còn ta không
xin cắm trên mộ
cành mai tha hương
 
Khê Kinh kha
(Virginia, Jan 22, 2022)

NHỚ CỔ THÀNH QUẢNG TRỊ VÀ PHƯỜNG ĐỆ TỨ NĂM XƯA – Đinh Hoa Lư


Bản đồ của Pháp Thành Quảng Trị năm 1883 tỷ lệ xích 1/4000 có ghi chú từng nơi đánh dấu Alphabet chữ in hoa (nguồn: Võ Hương An. Tự Điển Nhà Nguyễn)
 
Vài lời thưa trước với bạn đọc
 
CỔ THÀNH HAY THÀNH CỔ
 
Trước 1975 danh từ CỔ THÀNH từng được gọi cho tên Thành Quảng Trị một kiến trúc có từ thời Nhà Nguyễn.
 
Theo cuốn Từ Điển Nhà Nguyễn của nhà Biên Khảo Võ Hương An
 
Thành Quảng Trị (Cổ Thành) đầu đời Gia Long thành là lỵ sở dinh Quảng Trị, đặt tại Phường Tiền Kiên Huyện Thuận Xương. Qua năm Gia Long thứ 8 (1809) mới dời về xã Thạch Hãn, huyện Hải Lăng. Năm Minh Mạng thứ 4 (1823) chỉ mới đắp bằng đất, qua năm Minh Mạng thứ 18 (1837) mới xây gạch. Thành Quảng Trị có chu vi 481 trượng  6 thước (1926.40 mét), cao 1 trượng (4m), dày 3 trượng (12m), có 4 cửa, chung quanh có hào rộng 4 trượng 6 thước (18.40m), sâu 8 thước (2.40m). Thành này hoàn toàn bị phá trong chiến trận năm 1972. (trích)
 
Ngoài ra chúng ta nên phân biệt Cổ Thành với Làng Cổ Thành (hình dưới).
 
Trước 1972 người thành phố QT gọi tắt Cổ Thành là "THÀNH". Nói "Thành" nhưng ai cũng hiểu đó là Cổ Thành QT
 
Vd:
- Khi hôm có pháo kích trong Thành
- Ba hắn làm lính trong Thành
- Đi vô Cửa Hữu, Cổng Thành Đinh Công Tráng