Đền
thờ Trần Hưng Đạo tại Kiếp Bạc, Hải Dương. Ảnh: Trịnh Sinh
“BINH
THƯ YẾU LƯỢC” CỦA TRẦN HƯNG ĐẠO BÀN VỀ PHÉP HÀNH QUÂN
Trịnh Sinh
Hưng
Đạo Vương Trần Quốc Tuấn là vị tướng đại tài trong lịch sử dân tộc. Ông không
những có công đuổi giặc Nguyên Mông ra khỏi bờ cõi nước ta, mà còn là một nhà
văn kiệt xuất với áng văn bất hủ “Hịch tướng sĩ” (nguyên văn chữ Hán là Dụ Chư
Tỳ tướng hịch văn) làm nức lòng quân dân Đại Việt trong lúc thế giặc mạnh như
chẻ tre.
Vào năm 1284, Thoát Hoan chỉ huy quân Nguyên Mông xâm
lược nước ta đã chiếm được ải Chi Lăng, quân ta phải lui binh về Vạn Kiếp. Vua
Trần Nhân Tông đã phải mời Trần Hưng Đạo đến để hỏi ý kiến nên đánh hay nên
hàng: “Thế giặc to như vậy, mà chống với
chúng thì dân chúng bị tàn sát, nhà cửa bị phá hại, hay là trẫm sẽ chịu hàng để
cứu muôn dân?”. Trần Hưng Đạo đã quyết tâm chiến đấu: “Bệ hạ nói câu ấy là lời nhân đức, nhưng tôn miếu xã tắc thì sao? Nếu bệ
hạ muốn hàng, xin trước hết hãy chém đầu thần đi đã, rồi sau hãy hàng”. Nhờ
đó mà Trần Nhân Tông cũng quyết tâm cùng quân dân đi đến cùng của cuộc chiến chống
Nguyên Mông lần thứ hai và thắng lợi. Cũng một phần nhờ tài năng của Hưng Đạo
Vương Trần Quốc Tuấn mà quần tụ được 20 vạn quân sĩ ở Vạn Kiếp và khích lệ quân
sĩ bằng “Hịch tướng sĩ”. Trong dịp
này, Trần Hưng Đạo cũng viết sách “Binh
thư yếu lược” để cho quân tướng của mình biết các binh pháp đối phó với giặc.
Cuối cùng, quân ta đã đại thắng trong cuộc chiến lần thứ hai.