BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn NGÔN NGỮ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn NGÔN NGỮ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 1 tháng 4, 2025

KHOẢNH KHẮC 頃刻 – Ung Chu, Hán Việt thông dụng



Nhiều người nói các phương ngữ phía Nam thường viết sai từ "khoảnh khắc" 頃刻 thành "khoảng khắc". Trong các phương ngữ này, chúng phát âm trong ngữ lưu nghe khá gần âm nhau và nhiều người liên kết ý nghĩa của nó với đơn vị "khoảng" thông dụng.
"Khoảnh" nghĩa là chốc lát, vụt chốc, khoảng thời gian rất ngắn. Ngoài ra nó cũng chính là đơn vị "khoảnh" dùng để đo diện tích đất đai tương đương 100 "mẫu"
Ngày xưa có đơn vị thời gian "khắc" . Người Việt có thành ngữ "đêm 5 canh, ngày 6 khắc". Đêm tính từ giờ Tuất đến giờ Dần (tức nay là 19 giờ tối đến 5 giờ sáng), ngày tính từ giờ Mẹo đến giờ Thân (tức nay là 5 giờ sáng đến 17 giờ chiều). Còn giờ Dậu (17 giờ đến 19 giờ) không phải ngày mà cũng không phải đêm.
"Khắc" vốn nghĩa là dùng dao để khắc. Ngày xưa người ta làm "đồng hồ" 銅壺 (bình bằng đồng, còn gọi là "lậu hồ" 漏壺) đều khắc các mức để định giờ, nên "khắc" trở thành đơn vị đo thời gian (khoảng cách thời gian giữa 2 vạch khắc).
Có nơi thì chia ngày đêm thành 100 khắc (hình dung lậu hồ khắc 100 vạch), tức 1 khắc khoảng 14 phút rưỡi so với ngày nay. Về sau khi đổi qua hệ 24 giờ, mỗi giờ 60 phút của phương Tây, khắc được tinh chỉnh thành 1/96 ngày, tức 15 phút tròn, đây là giá trị 1 "khắc" vẫn đang được dùng tại Trung Quốc.
"Khắc" trong Hán ngữ được khái quát hoá để gọi chung chung khoảng thời gian ngắn (cũng như "giây" và "phút" chỉ khoảng thời gian ngắn), hoặc mới tức khắc, tức thì, tức thời. Do đó, "khoảnh khắc" 頃刻 nói về khoảng thời gian rất ngắn, chốc lát.
--
"Khoáng" nghĩa là rộng rãi, trống trải (có khoảng cách, khoảng trống), bỏ trống không. Ý nghĩa này được Việt hoá thành âm "thoáng" để mô tả không gian trống trải không cản trở, hoặc dùng để mô tả sự phóng khoáng, hoặc để nói về tư tưởng cởi mở, phóng khoáng: không gian thoáng, nét vẽ thoáng, tư tưởng thoáng... "Khoảng""quãng" là 2 âm Việt hoá của "khoáng" .
Khoảng thời gian rất ngắn cũng được gọi là "thoáng": thoáng thấy, một thoáng... Âm Việt hoá này được vận dụng vào một số tổ hợp Hán-Việt: "khoáng đãng" - "thoáng đãng", "khoáng đạt" 曠達 - "thoáng đạt", "thông thoáng" 通曠. Phát âm của "khoáng""thoáng" nghe gần giống nhau, tạo điều kiện biến âm trong khẩu ngữ. Ngày xưa "khách thứa" cũng bị biến thành "khách khứa".
 
                                                                                             Ung Chu

Thứ Bảy, 29 tháng 3, 2025

BÔNG, HOA, HUÊ... - Nguyễn Chương Mt


Hình ảnh: Bông rau muống biển

* Về miền Tây mà nghe câu "Chờ anh, em hết sức chờ. Chờ cho ến xại lên bờ khui huê" (*), nghe ngồ ngộ hết biết.

Coi, "ến xại" là gì? Đây là tiếng Tiều (Triều Châu), họ đọc như rứa cho hai chữ (âm Hán-Việt "ủng thái"), nghĩa là rau muống!
Còn "khui huê", cũng tiếng Tiều, viết (âm Hán-Việt "khai hoa"), nghĩa là trổ bông!
 
/1/ "BÔNG" không phải là "phương ngữ" miền châu thổ Cửu Long đâu, mà cách gọi này thuộc Nam âm (quốc âm), là tiếng thuần Việt của chúng ta!
Thi hào Nguyễn Du viết trong Truyện Kiều: "Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm BÔNG".
Trong tiếng Mường, còn goi là "proto Vietic" (tiếng Việt nguyên thủy), gọi "Pông".
Xứ Thanh, xứ Nghệ - xin chú ý- cũng gọi "Bông".
Nhiều tỉnh miền duyên hải vẫn giữ cách gọi "Bông".
Miền châu thổ Đồng Nai - Cửu Long, bà con gọi "Bông", dễ mến gì đâu!
Vì là Nam âm (quốc âm) nên ghi bằng chữ Nôm , đọc là "BÔNG".
* Cùng nghĩa với BÔNG, trong chữ Hán ghi là   - "hoa" (âm Hán-Việt), "huê" (tiếng Tiều), "huā" (tiếng Hán Bắc Kinh).
 

Thứ Hai, 17 tháng 3, 2025

"XẠ THU" NGHĨA LÀ GÌ ? -Vương Trung Hiếu



Hiện nay trên các trang mạng xã hội rộ lên từ "xạ thu", nhiều người thắc mắc không hiểu từ này nghĩa là gì, có nguồn gốc từ đâu.
 
Xạ thu là từ mà sư Minh Tuệ đã nói trên đường đi khất thực ở Thái Lan, một từ thường được hiểu là "lành thay, tốt thay". Có khả năng xạ thu là âm Việt hóa của từ สาธุ (saaR thooH) trong tiếng Thái Lan, một từ mà người Thái phát âm là sà thú, có nguồn gốc từ tiếng Pali: sādhu.
 
Sādhu là thuật ngữ Phật giáo, có nghĩa phổ biến là "tốt, đức hạnh" hoặc tương tự như tiếng "Amen" trong các tôn giáo Abraham (các tôn giáo độc thần thờ Thượng đế với 3 nhánh lớn nhất là Do Thái giáo, Thiên Chúa giáo và Hồi giáo) hay tiếng "Svaha" (Sanskrit: स्वाहा)) mang ý nghĩa là vui mừng trong các câu chú Phật giáo, lẫn trong các nghi thức "lửa" (yajnas) xuất phát từ kinh Veda.
 

Chủ Nhật, 9 tháng 2, 2025

CON DÂU VUA THỜI NHÀ NGUYỄN ĐƯỢC GỌI LÀ GÌ? – Nguyễn Phúc Vĩnh Ba

Phủ thiếp Hoàng Thị Cúc của ông Hoàng Phụng Hoá Công. Về sau ông Hoàng Phụng Hoá trở thành vua Khải Định, bà được phong Tam giai Huệ Phi, rồi Đoan Huy Hoàng Thái Hậu, thường gọi là Đức Từ Cung khi con bà, vua Bảo Đại, lên ngôi.


Vợ của một nhà vua được gọi là Hoàng hậu, con trai vua là Hoàng tử, con gái vua là Công chúa, rể vua là Phò mã. Đó là những điều mọi người đều biết. Thế nhưng, con dâu nhà vua thì gọi là gì, lại là một điều làm đa số mọi người thắc mắc.
 

Thứ Sáu, 7 tháng 2, 2025

NGUỒN GỐC TÊN GỌI TRỨNG BẮC THẢO - Phương Nam Book



Ăn trứng bắc thảo nhiều nhưng chưa hiểu "bắc thảo" nghĩa là gì
Trong sách "Có Một Thời Ở Chợ Lớn", tác giả Phạm Công Luận viết: “Ở mấy tiệm bán chạp phô, món gì tốt các chủ tiệm người Hoa cũng đều khen là đồ ‘bắc thảo’ ”. Giấy tốt thì gọi là giấy bắc thảo, lụa tốt là lụa bắc thảo. Bắc thảo biến thành một tính từ chỉ món đồ có chất lượng cao, bền và đẹp.
 
Vậy thì bắc thảo rốt cục là gì? Tôi đọc được một tài liệu, trong đó giải thích rằng hồi xưa có một giống ngựa gọi là ngựa Bắc Thảo, tức là loại ngựa Mông Cổ, sống ở phía Bắc nước Trung Hoa. Nơi đó, đất đai khô cằn, không cây, không núi, không nhà ở, chỉ có cỏ (thảo). Ngựa ở đây là loài ngựa nhỏ bé và không đẹp đẽ oai phong nhưng là giống ngựa hay, chúng đã giúp đoàn kỵ binh Mông Cổ đi chinh phạt khắp thế giới.
 
Lụa bắc thảo được hiểu là hàng lụa tốt, dệt từ sợi tơ tằm, do Trung Hoa đem qua miền Nam trước đây. Cải bắc thảo (tang xại, dịch ra Hán Việt là đông thái) là cải thảo muối mặn, một loại “gia vị” độc đáo trong các món hủ tíu của người Hoa. Còn có món giò heo hầm bắc thảo là giò heo hầm với các loại thảo dược.
 
Tựu trung, "bắc thảo" được dùng để chỉ một thứ gì đó thuộc loại ngon, loại tốt. Bắc thảo, cùng với rất nhiều các từ mượn khác đã sớm trở nên quen thuộc trong đời sống người dân.
 
Bạn còn biết những từ ngữ phổ biến nào bắt nguồn từ tiếng Hoa không, nhớ cho Phương Nam Book biết dưới comment nha!

                                                                             Phương Nam Book
*
THÁI
Rau, cải, rau cải
白菜 Bạch thái: Rau cải trắng, cải thìa.
種菜 Chủng thái: Trồng rau.
Đông thái: Rau mùa đông, cải bắc thảo

Thứ Bảy, 18 tháng 1, 2025

TRẮC ẨN 惻隱 - Theo Ngày ngày viết chữ



Trắc ẩn, chữ Hán viết là
惻隱, trong đó:
Trắc là thương xót, xót xa, trong chữ Hán có bộ tâm () nghĩa là trái tim – chỉ cảm xúc của con người. Xin phân biệt với các chữ trắc mà ta thường gặp hơn như trắc () trong bằng trắc hay trắc () trong trắc nghiệm, bất trắc,...
Ẩn là giấu kín, che đậy, trái nghĩa với hiện (), như ẩn danh (隱名), bí ẩn (秘隱), tiềm ẩn (潛隱). Ngoài ra, theo Hán Việt tự điển của Thiều Chửu, “ẩn” còn một nét nghĩa khác là xót thương. Sách giảng về nét nghĩa này như sau: “Xót, nghĩ. Như Mạnh tử 孟子 nói 'Vương nhược ẩn kì vô tội nhi tựu tử địa' 王若隱其無罪而就死地 nhà vua nếu xót nghĩ đến kẻ không có tội mà tới chỗ chết” *. Nét nghĩa xót thương này chính là nét nghĩa trong “trắc ẩn”.
 
Trắc ẩn hiểu chung là thương xót, trong đó cả “trắc” và “ẩn” đều có nghĩa là thương xót, xót xa, đau lòng. Hán Việt tự điển của Thiều Chửu giảng “trong lòng thương xót không nỡ làm khổ ai hay trông thấy sự khổ của người khác gọi là trắc ẩn 惻隱. Hán Việt Từ điển Từ nguyên của Bửu Kế cũng giảng “ẩn” trong trắc ẩn nghĩa là đau đớn, thương xót. Tương tự, Đại tự điển Hán Việt Hán ngữ cổ và hiện đại của Trần Văn Chánh giảng “ẩn” trong trắc ẩn nghĩa là đau lòng, thương xót. Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê chủ biên giảng trắc ẩn là (tình cảm) thương xót.
 
Có thể vì nét nghĩa giấu kín, che đậy của “ẩn” quá phổ biến, trong khi nét nghĩa thương xót của “ẩn” ít được biết đến nên đôi khi chúng ta, cũng như có trang từ điển online nhầm trắc ẩn là “thương xót một cách kín đáo trong lòng”. Thật ra không cần kín đáo, lòng thương xót mà bày tỏ ra, thể hiện ra (qua ánh mắt, qua vẻ mặt, qua hành động,...) thì vẫn là lòng trắc ẩn.

........

* Đoạn này nằm trong Lương Huệ Vương thượng (梁惠王上) của sách Mạnh Tử (孟子).
 
                                                                 Theo Ngày ngày viết chữ
*
Nguồn:
https://www.facebook.com/ngayngayvietchufanpage

Thứ Năm, 16 tháng 1, 2025

GHỮ ĐẠI 大 - Thư Viện Huệ Quang



Chữ Đại  là một chữ thuộc nhóm chữ Tượng hình. Được ghi nhận (xuất hiện) sớm nhất ở thời Giáp cốt văn.
Chữ  có hình dáng giống một người đứng chính diện, hai tay buông xuống, nghĩa gốc của chữ này là người trưởng thành. Đối lập là chữ , chữ tử có hình dáng đứa trẻ vung hai tay chơi đùa. Vì trưởng thành có tuổi tác lớn hơn trẻ nhỏ, cho nên chữ “đại” được mở rộng nghĩa chỉ lớn lao, to lớn.
 
Trong sách Tìm về cội nguồn chữ Hán có giải thích chữ “đại”  như sau: Giống hình người đang đứng. Người cổ đại đã coi loài người là “vạn vật chi linh” là vĩ đại, cho nên người ta dùng hình ảnh này chỉ nghĩa “to”. [1]
 
Ngoài ra, sách Thuyết văn giải tự có giải thích chữ  rằng:

天大,地大,人亦大。故大象人形.

Tạm dịch: 

Trời lớn, đất lớn, con người cũng lớn.

Cho nên, hình dáng chữ đại mô tả dáng vẻ con người. [2]
 
Đồng thời, chữ đại còn có một số nghĩa khác như: Tiếng nói tôn trọng người. Như khen sự trước tác của người là đại tác 大作 nghĩa là văn chương sách vở làm ra to tát rộng lớn lắm. Các bậc trên như cha, anh, quan trưởng cũng gọi là đại nhân 大人. Anh lớn nhất gọi là đại .

TẠI SAO GỌI THÁNG GIÊNG (ÂM LỊCH) THAY CHO THÁNG 1 ? - Theo Fb Văn Hoá Việt Nam



Tháng Giêng là tháng mấy? Tại sao lại gọi là tháng Giêng?
 
Tháng Giêng là tháng 1 âm lịch, đây là cách gọi dân gian của ông bà ta từ xa xưa. Câu trả lời cho thắc mắc này cần phải được giải đáp bằng những thông tin mang yếu tố lịch sử từ liên quan tới văn hóa. Theo Giáo sư Kiều Thu Hoạch – Nghiên cứu viên cao cấp của Viện nghiên cứu Văn hóa dân gian thì xét về ngữ âm lịch sử, chữ Giêng bắt nguồn từ chữ Chính trong tiếng Hán.
 
“Người Trung Quốc gọi tháng 1 là Chính Nguyệt. Chữ Chính trong tiếng Hán khi chuyển sang chữ Nôm của ông cha ta thì có vần ‘iêng’. Chữ Nguyệt có nghĩa là trăng nhưng cũng mang nghĩa là ‘Tháng’. Vậy nên cách gọi ‘tháng Giêng’ bắt nguồn từ đó” – GS nói.
GS Hoạch cũng chia sẻ thêm một ví dụ về chữ “Chính” trong tiếng Hán, đó là: “tứ chính chấn” trong tiếng Hán khi sang chữ Nôm đọc là “tứ chiếng”. Vậy nên mới có câu nói “trai tứ chiếng, gái giang hồ”.
 
Theo GS Kiều Thu Hoạch, ngày đầu tiên của tháng Giêng (mồng 1) được gọi là ngày Tết Nguyên đán. Từ “Nguyên” ở đây nghĩa là đứng đầu, là thứ nhất giống như Nguyên thủ Quốc gia, Nguyên soái… Tháng Giêng (tháng 1 âm lịch) là tháng không được nhuận.
 

Tháng Giêng là tháng mà người ta luôn hướng tới những điều tốt lành, kiêng kỵ làm điều xấu, kiêng kỵ những điều không may vì quan niệm rằng những điều không tốt sẽ người ta bị dông cả năm. Một tục lệ rất tốt đẹp của dân tộc ta trong tháng Giêng đó là đi lễ chùa đầu năm cầu mong sức khỏe, bình an, vạn sự như ý, làm ăn phát đạt.
 
Tháng Giêng là tháng của những lễ hội, là thời gian có nhiều lễ hội nhất trong năm, chẳng thế mà có câu “Tháng Giêng là tháng ăn chơi”. Người ta đi thăm, đi chơi, đi thưởng thức hương vị những ngày đầu xuân với tâm trạng hân hoan, phấn khởi để mong những điều tốt đẹp, thuận lợi sẽ đến trong năm mới.
 
                                                           Theo Fb Văn Hoá Việt Nam
                                                         Nguyễn Hoàng Tuân giới thiệu
*
Nguồn:
https://www.facebook.com/share/p/1LmL5JRLm4/?mibextid=wwXIfr

Thứ Sáu, 10 tháng 1, 2025

CỰC, CÙNG CỰC, THÁI CỰC, BẮC CỰC... - Chiết tự chữ Hán



CỰC chính nghĩa là cây gỗ nóc nhà. Cây gỗ ấy ở trên hết các xà, cột...ở trên hết thảy cái “xương nhà”. Do đó, CỰC là ngôi, chỗ cao tột bực, nay gọi các sự vật gì rất cao là cực là bởi nghĩa đó.
   
Ngày xưa ngôi vua gọi là HOÀNG CỰC 皇極, vua lên ngôi gọi là ĐĂNG CỰC 登極 đều là ý nói chỗ rất cao không ai hơn được nữa.   
Phần hai đầu quả đất gọi là CỰC. Phần về phía nam gọi là NAM CỰC 南極, phần về phía bắc gọi là BẮC CỰC 北極.
Trước khi trời đất chưa chia rành rẽ gọi là THÁI CỰC 太極 . Thái cực là cái nguyên lí đầu tiên của tạo hoá vũ trụ, nay ta còn hiểu là cái mức tột cùng.
 
                                                                       Theo Chiết tự chữ Hán 

BÁNH GIẦY, BÁNH DẦY HAY BÁNH DÀY - Theo KiếnThứcThúVị



Bánh giầy (thường viết sai thành: bánh dầy, bánh dày là một loại bánh truyền thống của người Việt Nam nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với tổ tiên và đất trời xứ sở. Bánh thường được làm bằng gạo nếp giã thật mịn, có thể có nhân đậu xanh và sợi dừa với vị ngọt hoặc mặn. Bánh thường được làm vào dịp Tết Nguyên Đán cổ truyền và vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch (ngày Giỗ tổ Hùng Vương).
 

Thứ Hai, 6 tháng 1, 2025

NHÀN THOẠI: “PHỐ VÀ NHÀ” HAY “PHỐ VÀ ĐƯỜNG” - Tử Yếng Lương Hoài Trọng Tính

 

Gần đây, thấy nhiều người hỏi về chuyện “Phố A B C – Phố Vải, Phố Ẩm Thực”… Kỳ thiệt, không phải bá gia họ thấy kì đâu! Ngay tại tôi vẫn thấy rất là kì khôi, bởi lẽ:
 
 1. Xét về phương diện kiến trúc
 
Trong các hình thái kiến trúc nhà ở phong cách Miền Nam, chia làm hai dạng thức chánh là Nhà ở quê và Nhà ở Thị thiềng.
Theo đó, tên gọi cũng phân biệt như sau:
- Các công trình dân dụng ở Quê, hay thường kêu là Nhà (thông dụng là nhà vườn)
- Các công trình dân dụng ở Chợ, Thị Thiềng, hay kêu là Phố. Phố nầy tức là Phố xá, chỉ về những công trình thiên về buôn bán, ở trong khu vực châu thành thị tứ.
Chữ Phố 舖 trong văn hóa miền Nam, chỉ về một căn nhà ở tại thị thiềng, nên sau nầy mới sanh ra chữ Nhà Phố (Phố Xá) vậy!
Chữ Phố  nầy không bao hàm ý nghĩa như một Cái Lộ hay Cái Đường, di chuyển nào hết. Ở miền Nam, còn vài địa danh gắn với chữ Phố như Cù Lao Phố (Chữ Nho là Đại Phố Châu 大舖 , kêu Nôm là Cù Lao Phố 岣嶗舖) ở Biên Hòa, Đồng Nai, ý chỉ về Cù Lao có nhiều Phố Xá buôn bán sung túc, Khu phố ở phía Đông nên cũng kêu là Đông Phố (xem thêm ĐNQATV-Huỳnh Tịnh Của). Người đứng Chủ Phố kêu là Bổn Phố vậy! Rồi Thành Phố, trong Thành (thiềng) có Phố buôn bán!
Đơn cử, có thể xét định nghĩa trong Đại Nam Quấc âm tự vị của Đốc phủ Của, trương 200, mục chữ Phố, như sau “Nhà buôn bán thường cất dọc chợ, nhà bán hàng xén. Phố xá, Phố Phường, …”.
Cách xài nầy vẫn còn thịnh hành trong đời sống và Phố = Nhà mà thôi!

Chủ Nhật, 5 tháng 1, 2025

CÁI TÔ HAY CÁI TỘ - Lý Hồng Bảo



Thấy qua nay trên Fb đang chia sẻ um sùm chuyện cái tô, cái tộ. Thiệt ra tất cả đàng trong đều gọi là cái tô. Còn tộ là do phát âm thôi chớ không có chuyên to hay nhỏ mà kêu tô hay tộ. Còn cái tô bự thì kêu tô/tộ tượng, cái gì to bự người ta hay gán chữ tượng (voi) vô.
 
Nhưng cái mà giới trẻ bây giờ không biết chánh là cái tô trong hình. Nó có tên là tô chiết yêu, phần trên to, phần dưới túm lại. Theo nhiều người giải thích thì ban đầu tên là tô chít eo, vì nó bóp nhỏ lại từ phần lưng của tô, lâu ngày đọc trại đi thành tô chiết yêu.
Tô chiết yêu ngày xưa nhà nào cũng có không kể sang, hèn. Nhưng được dùng nhiều nhứt là thời bao cấp, vì nó đánh lừa thị giác, trên to nhìn tưởng nhiều, nhưng ở dưới đồ ăn rất ít. Đặc biệt là các hàng gánh bán rong, không có ghế mà ngồi xổm bưng tô ăn, phần dưới tô nhỏ nên đặt vừa trong lòng bàn tay.
 
Miền bắc không có tô, chén ăn cơm họ gọi là bát, còn cái tô, tộ thì kêu là bát ô tô. Chén của họ là cái li uống trà, uống rượu của đàng trong, còn cái bình uống nước, uống trà họ kêu là ấm, đàng trong cái đồ để nấu nước sôi mới gọi là ấm.
                                                                                     Lý Hồng Bảo

TẤT GIAO 漆膠 (KEO SƠN) – Theo Chiết tự chữ Hán



Truyện Kiều có câu:

“Một lời gắn bó tất giao”.
 
TẤT nghĩa là SƠN
GIAO nghĩa là KEO
 
TẤT GIAO là keo và sơn. Bạn tất giao là bạn thân, khăng khít với nhau như keo sơn gắn bó.
 
Đời Hán, có đôi bạn thân là Lôi Nghĩa và Trần Trọng cùng đi thi. Lôi Nghĩa đỗ Mậu Tài (tức Tú Tài), Trần Trọng bị hỏng. Nghĩa muốn nhường cho bạn đỗ để mình chịu hỏng, nhưng quan Thái Sử không nghe. Nghĩa đành giả hóa điên, xõa tóc chạy rông ngoài đường phố, nhất định không nghe lệnh trên. Sau hai người cùng đỗ Hiếu Liêm một khoa, rồi cùng được làm quan Thượng Thư. Người đời bấy giờ ngợi khen đôi bạn ấy:
 
Giao tất tự vị kiên
Bất như Lôi dữ Trần

Nghĩa là:
 
Keo sơn tuy bền chặt
Còn kém Lôi với Trần
 
Từ đó, người ta dùng hai chữ TẤT GIAO để diễn tả tình bạn thân mật khăng khít.
 
                                                                     Theo Chiết tự chữ Hán

VÌ SAO THÁNG 12 ÂM LỊCH ĐƯỢC GỌI LÀ THÁNG CHẠP? - Phương Anh



Tháng 12 Âm lịch còn được dân gian gọi là tháng Chạp. Nguồn gốc và ý nghĩa của tên gọi này gắn liền với những đặc điểm cuộc sống, hoạt động của người dân trong thời điểm cuối năm.
 
Tháng Chạp là thời điểm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong văn hóa Việt Nam, tháng có nhiều ngày lễ, nhiều nghi thức thờ cúng quan trọng hướng về tổ tiên và chuẩn bị tiễn đưa năm cũ, chào đón năm mới.
 
Vì sao tháng 12 Âm lịch được gọi là tháng Chạp?

Từ "chạp" có nguồn gốc từ chữ Hán "lạp", và thường được hiểu là gắn liền với khái niệm lễ lạp. Chữ "lạp" trong tiếng Hán có nghĩa là "bữa tiệc cuối năm" hay "lễ hội tạ ơn cuối năm". Đây là thời điểm mà người xưa tổ chức những lễ hội để cảm tạ tổ tiên, thần linh đã bảo vệ và phù hộ họ trong suốt một năm. Vì thế, tháng này còn được gọi là tháng "lạp" - một thời điểm quan trọng để tổng kết, nhìn lại những điều đã trải qua trong năm và chuẩn bị cho một năm mới.
 
Trong tiếng Hán, từ "lạp" có nhiều nghĩa, trong đó có nghĩa “lễ tế chạp”, tức lễ tế thần vào tháng cuối năm âm lịch. Theo lễ nhà Chu (Trung Quốc), lễ tế tất niên gọi là “đại lạp”. Vì thế, tháng cuối năm được gọi là “lạp nguyệt” (tháng có đại lạp).
 
Ngoài ra, chữ “lạp” trong tiếng Hán cũng có nghĩa là thịt cá muối hong khô. Tháng cuối năm là thời gian người ta tích trữ các loại thực phẩm để đối phó với mùa đông rét mướt, và cũng để chuẩn bị cho Tết Nguyên đán. Trong đó, thịt cá là loại thực phẩm quý giá, quan trọng.
 
"Lạp" về sau phái sinh nét nghĩa “lễ cúng tổ tiên, ngày giỗ”. Khi vào tiếng Việt, lạp bị đọc chệch thành “chạp” và trở thành từ đồng nghĩa với “giỗ”. Cho nên, trong tiếng Việt mới có tổ hợp “ngày chạp” tương đương “ngày giỗ” và thường gộp gọn khi nói là “giỗ chạp”.
 

Thứ Hai, 9 tháng 12, 2024

VÙNG SÀI GÒN VÀ CÁC TỈNH MIỀN ĐÔNG KHÔNG CÓ CỒN, CHỈ CÓ CÙ LAO - Nguyễn Gia Việt



Chúng ta có thể lấy bằng chứng ở Phú Nhuận có đường Cù Lao ở khu Miếu Nổi để ghi nhớ xưa ở khúc rạch Nhiêu Lộc vùng này có cái cù lao.
Sài Gòn còn có cù lao Phù Châu ở sông Vàm Thuật Gò Vấp, cù lao Nguyễn Kiệu mé quận 4, cù lao Long Phước ở Thủ Đức. Nếu tính ra thì nguyên cái quận 4 là cù lao Khánh Hội. Thanh Đa (Thạnh Đa) là một cù lao.
Nổi tiếng nhứt Miền Nam là cù lao Phố, rồi còn có cù lao Rùa.
 
Miền Tây mới có cồn. Nhưng vẫn có cù lao, thí dụ cù lao Dung, cù lao An Bình, cù lao Thới Sơn, cù lao Mây, cù lao Năm Thôn. Người Miền Tây kêu bốn cái cồn long Lân Quy Phụng trên sông Tiền, trong đó cù lao Thới Sơn là cồn Lân.
 

Thứ Năm, 5 tháng 12, 2024

VỀ CÂU THẦN CHÚ “ÚM BA LA...” - Nguyễn Hoàng Tuân



Câu thần chú “Om Mani Padme Hūm” với cách viết chữ Devanāgarī là: मणि पद्मे हूं, còn tiếng Tây Tạng thì viết là: ཨོཾ་མ་ནི་པ་དྨེ་ཧཱུྃ་.
Đây là một câu Chân ngôn tiếng Phạn (chân ngôn có thể là một câu chú hay một Đà-la-ni ngắn).
 
Om Mani Padme Hum được xem là chân ngôn cầu Quán Thế Âm Bồ Tát và là chân ngôn lâu đời nhất có ý nghĩa cực kỳ quan trọng của Phật giáo Tây Tạng.
 
Câu thần chú Om Mani Padme Hum còn được mệnh danh là “Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn” – có nghĩa là “Chân ngôn sáng rõ bao gồm sáu chữ”.

Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2024

TRÀ HAY CHÈ? - Pham Tuan Anh



Tại sao cùng là trà có nguồn gốc từ Trung Quốc lại có hai kiểu phát âm khác nhau trên thế giới?
 
Trà có tên gọi khác nhau trên thế giới chủ yếu do nguồn gốc ngôn ngữ và con đường giao thương mà trà được đưa đến các quốc gia khác nhau. Hai từ chính để chỉ trà là “tea”“cha”, mỗi từ phản ánh một lịch sử thương mại và văn hóa riêng.

 •“Tea”: Từ này có nguồn gốc từ tiếng Trung Quốc, cụ thể là từ chữ (chà), nhưng phát âm là “te” trong phương ngữ Mân Nam, đặc biệt là ở tỉnh Phúc Kiến. Khi trà được đưa vào châu Âu qua các thuyền buôn của thương nhân Hà Lan vào thế kỷ 17, họ đã mang theo cách phát âm này. Từ đó, “tea” đã trở thành từ phổ biến trong nhiều ngôn ngữ châu Âu như tiếng Anh (tea), tiếng Pháp (thé), tiếng Đức (Tee), tiếng Ý (tè) và tiếng Tây Ban Nha (té).
 
 •“Cha”: Ngược lại, từ “cha” bắt nguồn từ cách phát âm chữ trong tiếng Quan Thoại (Mandarin) và được sử dụng ở các quốc gia mà trà được nhập khẩu qua các con đường bộ như Con đường Tơ lụa. Các từ tương tự như “trà” trong tiếng Việt, “ocha” trong tiếng Nhật, “cha” trong tiếng Hàn, “chai” trong tiếng Hindi, “shai” trong tiếng Ả Rập và “chai” trong tiếng Nga đều xuất phát từ cách phát âm này.

                                                                                  Pham Tuan Anh

Thứ Hai, 7 tháng 10, 2024

VỀ BÀI THƠ “TIẾNG HẠT NẨY MẦM” (SÁCH TIẾNG VIỆT LỚP 5) - Vương Trung Hiếu, Phùng Hiệu



Vài ngày nay cư dân mạng xôn xao trước bài thơ “Tiếng hạt nảy mầm” của Tô Hà (sách Tiếng Việt lớp 5). Nhiều người khen, song cũng lắm kẻ chê bài thơ này, đặc biệt là cho rằng tác giả đã chế ra những từ khó hiểu, chẳng hạn như từ “ánh ỏi” trong câu thơ “Hót nắng vàng ánh ỏi”.
 
Xin thưa, có những từ ngày nay hiếm khi hoặc không còn sử dụng, song chúng đã thật sự tồn tại trong văn bản tiếng Việt (chữ Nôm và chữ Quốc Ngữ). Do đó cần tìm hiểu kỹ, ít nhất là tra từ điển, trước khi phê phán, chê bai, thậm chí là chửi người khác.
 
Trên thực tế, từ “ánh ỏi” xuất hiện trễ nhất cũng từ thế kỷ 17, được viết bằng chữ Nôm là 朠喂 (ánh ỏi). “Ánh ỏi” có nghĩa là “tiếng vút cao, du dương”, ví dụ:  “Tao nhân ánh ỏi (暎喂) hứng thơ ngâm” (“Hồng Đức Quốc âm thi tập” của Hội Tao Đàn do Lê Thánh Tông chủ trì) hoặc “Thông đưa gió tiếng cầm tranh ánh ỏi” (暎喂) - “Lê triều ngự chế quốc âm thi” của An Đô Vương Trịnh Cương.
Ngoài ra “ánh ỏi” còn được viết bằng chữ Nôm khác là 朠喂, ví dụ: “Ca xoang ánh ỏi (朠喂 ) khéo chiều người”  (“Khâm định Thăng bình bách vịnh” của Trịnh Tùng).
 
(Những ví dụ trên trích từ “Tự điền chữ Nôm dẫn giải” của Nguyễn Quang Hồng). 

                                                                             Vương Trung Hiếu

Thứ Sáu, 4 tháng 10, 2024

SAO LẠI GỌI LÀ “KHÓC NHƯ RI”? – Hoàng Tuấn Công

Một trăm đứa khóc như ri,
Không bằng một đứa nó đi giật lùi
                                         (Ca dao)

Hình ảnh chim ri bị bắt nhốt làm chim phóng sinh, nhiều con bị chết trước khi, hoặc chết ngay sau khi được thả.

https://tuoitre.vn/nhoi-long-xac-chim-roi-xuong-khi-vua...
 
Thành ngữ “khóc như ri” được nhiều cuốn từ điển tiếng Việt thu thập và giải nghĩa:

 -Việt Nam tự điển (Lê Văn Đức) giảng “khóc như ri” là “Khóc nhiều, tiếng nhỏ mà đều”.
-Từ điển từ và ngữ Việt Nam (GS Nguyễn Lân) giảng: “khóc như ri” là “Khóc lâu và thảm thiết”, và lấy ví dụ “Mấy ngày liền chị ấy khóc như ri”.
-Đại từ điển tiếng Việt (Nguyễn Như Ý chủ biên) giảng: “khóc như ri • Khóc la ầm ĩ, nhiều tiếng khóc cùng oà lên một lúc: Họ đổ ra các khe cửa nhòm ngó hỏi nhau, bàn tán, quát tháo, van lạy, chửi rủa và oà lên khóc như ri”.
-Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam (Nhóm Vũ Dung): “khóc như ri • Khóc râm ran, nhiều tiếng khóc cùng một lúc (thường nói về trẻ con khóc)”.
 
Theo như trên thì tất cả các cuốn từ điển đều không đề cập gì đến nghĩa đen câu thành ngữ; mặt khác, về nghĩa bóng cũng không có sự thống nhất về cách hiểu.
 

Chủ Nhật, 11 tháng 8, 2024

VÌ SAO GỌI LÀ “MƯA NGÂU, ÔNG NGÂU BÀ NGÂU... ? – La Thụy


6 cách viết NGÂU theo tự dạng chữ Nôm trong quyển “Tự Điển Tiếng Nôm” của Lê Văn Kính

Hôm nọ, anh em khi trà dư tửu hậu có người thắc mắc vì sao gọi là “mưa ngâu”, vì sao gọi là “ông ngâu bà ngâu”. Tất nhiên, truyền thuyết Ngưu Lang Chức Nữ được đưa ra để giải thích. Người thắc mắc lại hỏi vậy sao không gọi là “mưa ngưu”, “ông ngưu bà ngưu”. Một ông bạn cho rằng “ngâu” là cách đọc chệch chữ Ngưu. Thế là một ông bạn khác cười chế nhạo: “mưa ngưu”“mưa trâu” “ông ngưu bà ngưu”“ông trâu bà trâu” à !?!  Vì sao có sự đọc chệch như thế ? Mà vì sao không đọc chệch theo cách khác đi?
 
Ông bạn khác lại cho rằng:
Gọi là “mưa ngâu”, “ông Ngâu bà Ngâu” vì loài hoa ngâu gắn liền với câu chuyện tình Ngưu Lang – Chức Nữ từ xa xưa. Hoa ngâu mang ý nghĩa về một tình yêu thủy chung, với khát vọng tự do trong tình yêu.  Nhưng ông bạn lại không nêu được sự liên quan giữa Ngưu Lang Chức Nữ và hoa ngâu như thế nào trong truyền thuyết.
 
Tôi nghĩ ông bà của ta xưa gọi là “mưa ngâu”, “ông ngâu bà ngâu” chắc có lý do, mình thử tra tìm tiếng “NGÂU” trong chữ Nôm (chữ viết của ông bà ta hồi xưa) xem sao! Chữ Nôm vốn mượn âm và chữ của Hán Tự mà, nên chắc chắn có liên quan về cách viết, cách đọc thôi.
 
Hỏi thăm những bậc tiền bối về Hán Nôm, họ cho biết có tới 6 cách viết NGÂU theo chữ Nôm. Đó là âm đọc chữ Hán “ngưu” (trâu); kế tiếp là: chữ “ngưu” bộ mộc, chữ “ngưu” bộ thảo; chữ “ngô” bộ mộc; chữ “ngô” bộ thảo; chữ “ngao” bộ mộc.
 
Tra từ điển Hán Nôm trên mạng, tôi tìm ra chỉ có 4 cách viết. 



Vẫn còn thiếu 2 cách viết sau :
 - NGÂU là âm Nôm đọc chữ đọc chữ Hán “ngưu” có bộ mộc: Hoa ngâu.
- NGÂU là âm Nôm đọc chữ đọc chữ Hán “ngao” có bộ mộc: Hoa ngâu.