BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trần Nhân Tông. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trần Nhân Tông. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 22 tháng 1, 2025

XUÂN HIỂU (春曉) THƠ THIỀN CỦA TRẦN NHÂN TÔNG – Phan Lương, Trần Khâm.

Trần Nhân Tông (陳仁宗, 1258–1308) là vị hoàng đế thứ ba của triều Trần, nước Đại Việt. Ông trị vì từ năm 1278 đến tháng 4 năm 1293, sau đó lui về làm Thái thượng hoàng và dấn thân vào con đường tu hành, sáng lập Thiền phái Trúc Lâm. Trần Nhân Tông không chỉ là một nhà chính trị kiệt xuất mà còn là một nhà thơ, một thiền sư với những đóng góp quan trọng cho văn hóa và tư tưởng của dân tộc.


 
春曉 
睡起啟窗扉,
不知春已歸。
一雙白蝴蝶,
拍拍趁花飛。
 

XUÂN HIỂU 
 
Thuỵ khởi khải song phi,
Bất tri xuân dĩ quy.
Nhất song bạch hồ điệp,
Phách phách sấn hoa phi.
 
Dịch nghĩa:
 
BUỔI SÁNG MÙA XUÂN

Ngủ dậy mở cánh cửa sổ,
Nào hay mùa xuân đã về.
Một đôi bướm trắng,
Đập cánh bay về phía hoa.
 
Dịch thơ:
 
Ngủ dậy ngỏ song mây,
Xuân về vẫn chửa hay.
Song song đôi bướm trắng,
Phấp phới sấn hoa bay.
                (Ngô Tất Tố)
 
Ngủ dậy mở cửa sổ,
A, xuân về rồi đây!
Kìa một đôi bướm trắng,
Nhằm hoa, phơi phới bay.
                 (Trần Lê Văn)
 
Bài kệ này được viết theo thể ngũ ngôn tứ tuyệt, ngắn gọn nhưng chứa đựng ý nghĩa sâu sắc. Câu mở đầu như một sự khai mở, vừa mang ý nghĩa đen là mở cửa sổ, vừa mang ý nghĩa bóng là sự thức tỉnh tâm hồn sau giấc ngủ.
 
Câu thứ hai là khoảnh khắc nhận ra xuân đã về, biểu tượng cho sự giác ngộ khi con người thấu hiểu sự vận hành tự nhiên của đất trời. Từ đó, hai câu cuối khép lại bài thơ bằng hình ảnh đôi bướm trắng bay lượn giữa những khóm hoa – một biểu tượng tinh tế của đạo lý và sự hòa quyện giữa con người với thiên nhiên.
 
Đây là tinh thần của thiền, nơi mọi điều bình dị trong cuộc sống đều chứa đựng vẻ đẹp và sự giác ngộ sâu xa.
 
                                              Phan Lương và Trần Khâm giới thiệu

Thứ Bảy, 4 tháng 4, 2020

HOÀNG HẬU GAN DẠ, HAI LẦN BẢO VỆ VUA TRƯỚC HỔ DỮ, VOI ĐIÊN - Lê Thái Dũng

Sự quả cảm của Bảo Thánh Hoàng hậu còn được sử sách ghi lại qua hai câu chuyện bà quên mình bảo vệ vua. Theo đó, Trần Nhân Tông có một thú vui là được xem quân lính đấu với hổ vì thế ông đã cho làm chuồng đấu hổ ở Vọng Lâu.



HOÀNG HẬU GAN DẠ, HAI LẦN BẢO VỆ VUA TRƯỚC HỔ DỮ, VOI ĐIÊN
                                                                  Lê Thái Dũng 

Nếu như vua Trần Nhân Tông nổi tiếng về tài đức, sau khi xuất gia đã sáng lập ra thiền phái Trúc Lâm và được suy tôn là Điều Ngự Giác Hoàng thì vợ của ông - Bảo Thánh Hoàng hậu lại được sử sách ca tụng là người “đức tốt trong cung, rạng rỡ đáng chép”. Đặc biệt, Bảo Thánh Hoàng hậu còn nổi danh bởi sự gan dạ, là tấm gương hiếm có trong giới nữ lưu chốn cung đình.