•“Tea”: Từ này có nguồn gốc từ tiếng Trung Quốc, cụ thể là từ chữ 茶 (chà), nhưng phát âm là “te” trong phương ngữ Mân Nam, đặc biệt là ở tỉnh Phúc Kiến. Khi trà được đưa vào châu Âu qua các thuyền buôn của thương nhân Hà Lan vào thế kỷ 17, họ đã mang theo cách phát âm này. Từ đó, “tea” đã trở thành từ phổ biến trong nhiều ngôn ngữ châu Âu như tiếng Anh (tea), tiếng Pháp (thé), tiếng Đức (Tee), tiếng Ý (tè) và tiếng Tây Ban Nha (té).
BÂNG KHUÂNG
Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2024
TRÀ HAY CHÈ? - Pham Tuan Anh
•“Tea”: Từ này có nguồn gốc từ tiếng Trung Quốc, cụ thể là từ chữ 茶 (chà), nhưng phát âm là “te” trong phương ngữ Mân Nam, đặc biệt là ở tỉnh Phúc Kiến. Khi trà được đưa vào châu Âu qua các thuyền buôn của thương nhân Hà Lan vào thế kỷ 17, họ đã mang theo cách phát âm này. Từ đó, “tea” đã trở thành từ phổ biến trong nhiều ngôn ngữ châu Âu như tiếng Anh (tea), tiếng Pháp (thé), tiếng Đức (Tee), tiếng Ý (tè) và tiếng Tây Ban Nha (té).
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
4 nhận xét:
Ủa rồi sao Việt Nam có nơi gọi trà có nơi gọi chè lạ nhỉ? Không có ký giải ngọn nguồn gì cả, chỉ là trà nghe hợp lý hơn chè. Nước vối nữa. Ôi nhiều thứ khó hiểu và đành chấp nhận cả thôi.
Bác Nguyễn Khôi cho biết:
Người Bắc Kỳ thông thường gọi là “ chè “…
Khi nào trang trọng ( nhà Nho ) thì mới dùng “ thưởng trà”…
"Thời trước 1945 ở nhà Ông nội mình có phân biệt mấy loại :
- Chè Tàu ( lọ sứ ) nó như chè Tân Cương ( Thái Nguyên ) hiện nay … người giầu có cao sang mới có loại chè này .
- Chè Mạn : là loại chè khô , lại chia 2 loại là “ chè Phú Thọ “ uống nhạt hơn chè Thái Nguyên ( chè Thái - gái Tuyên ) loại chè miền trung du.
“ chè Hà Giang “ : là ở vùng núi cao , uống ngái như “ chè Đài Loan” hiện nay .
- chè tươi ( chè xanh ) loại chè trồng ở trung du , 1 số vùng xuôi , vùng biển có núi đồi trồng hàng ngày hái lá xanh , vò nhẹ cho vào ấm tích ủ giữ nóng , rót uống bát dân dã , bài hát “ Bộ đội về làng” thơ Hoàng Trung Thông có câu “ … bát nước chè xanh “… đây là loại Nước Chè phổ cập uống hàng ngày của toàn dân miền Bắc từ Nghệ Tĩnh trở ra …kể cả ở Hà Nội .
Thời nay ở Hà Nội các gia đình khá giả thường dùng : chè Thái , chè Mộc Châu , Chè Hà Giang , chè Ô Long ….Chủ yếu là nam trung niên trở lên , còn các bà là “ nước Vối “, chè xanh …
Còn “từ “ TRÀ là âm Hán Việt thường là ở mấy ông lắm Chữ nghĩa , ra vẻ ta đây “ tầng lớp trên “ hay dùng mà thôi .
Ở miền Nam thì dùng chữ trà và chè, có phân biệt rõ cây trồng và sản phẩm chế biến như sau “Công ty chè Lâm Đồng có trà Rồng Vàng”; “người miền Nam thích uống trà Tiến Đạt, Đỗ Hữu, Quốc Thái, Thiên Hương”; hay “Trạm nghiên cứu thực hiện chè Lâm Đồng có nhiều giống chè như ТВ 14, LĐ 97, PH 1, Kim Huyên, Yabukita…”.
Nguyễn Tuân trong 'Vang bóng một thời' , cũng dùng trà để chỉ sản phẩm như trong Những chiếc ấm đất, đã viết: “Ngày xưa có một người ăn mày cổ quái., thế mà hắn còn chọn lựa từng cửa rồi mới vào ăn xin.. Hắn gãi taí tiến lại gần tủm tỉm và lễ phép xin chủ nhân cho hắn “uống trà tàu với!”
Còn trong 'Chén trà sương' thì viết :
“Sớm nào dậy cụ cũng ngâm một vài bài thơ. Giọng thật ấm, thật trong, cụ hay ngâm mấy câu này:
Mai sớm một tuần trà,Canh khuya dăm chén rượu Mỗi nhật cứ như thử,Lương ỵ bất đáo gia.
Sớm nay, cũng như lúc thỉnh thoảng của mọi ngày, cụ ẩm lại bắt người trưởng nam giở tập cổ văn ra, bình lại cả bài Trà ca của Lư Đồng”.
Cách dùng này giống như trong tiếng Pháp, le the’ có nghĩa là sản phẩm trà, còn le the’ierco nghĩa là cây chè, khác tiếng Anh dùng tea để chỉ sản phẩm trà cũng như cây chè.
CHÈ (món ăn ngọt) chữ Hán viết là 糖羹 Đường canh (hoặc đường lang) (táng gēng).
糖 ĐƯỜNG: Đường ăn, chất ngọt
羹 CANH (lang): Món ăn nước
蓮子羹 LIÊN TỬ CANH: Chè hạt sen.
Đăng nhận xét