BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Hai, 10 tháng 8, 2020

VỊ VUA VIỆT KHÔNG MÀNG ĐẾN CUNG PHI MỸ NỮ

Vua chỉ thích đàn ông, không thích đàn bà. Ngài cũng không hề đụng đến phi tần nào trong tam cung lục viện, khiến hàng trăm mỹ nhân sống tàn tạ, buồn phiền trong hậu cung lạnh lẽo.

         
                                                     Vua Khải Định
            (trị vì 18 tháng 5 năm 1916 - 6 tháng 11 năm 1925: 9 năm, 172 ngày)


VỊ VUA VIỆT KHÔNG MÀNG ĐẾN CUNG PHI MỸ NỮ

Vua Đồng Khánh sinh được 6 trai và 2 gái, nhưng chỉ nuôi được Nguyễn Phúc Bửu Đảo (con bà Tiên Cung Dương Thị Thục) và 2 công chúa Ngọc Lâm, Ngọc Sơn. Cho nên, gia đình vua đều hy vọng Bửu Đảo (ông Phụng hóa công) sẽ nối dõi tông đường, bảo vệ những gì mà vua cha đã vun đắp trong suốt thời gian trên ngai vàng (1885-1889).

Thế nhưng, sự kỳ vọng đó mau chóng biến thành nỗi thất vọng, khi Bửu Đảo bị cho là bất lực và không thể có con. Vợ đầu của ông hoàng là bà phủ thiếp Trương Như Thị Tịnh, con gái quan đại thần Trương Như Cương đã không chịu nổi đức ông chồng đã bất lực lại còn ham mê cờ bạc, nên đã dứt áo đi tu.

NGỌC XÁ LỢI DƯỚI GÓC NHÌN KHOA HỌC


                                               Ảnh minh họa.

Ngọc xá lợi là phần di thể của các vị cao tăng Phật giáo sau hỏa táng. Đó là những hạt kích thước nhỏ, có dạng tròn hoặc các dạng khác. Một số hạt nhỏ có thể trông giống ngọc trai hoặc pha lê, với màu sắc khác nhau.

Đó là bảo vật của Phật giáo toàn thế giới. Cần lưu ý rằng, tất cả những gì thuộc về Phật tổ và các vị Thánh tăng như y bát, tóc, móng tay... cũng được xem là xá lợi.

ĐỀN THỜ TỐNG TRÂN - CÚC HOA Ở PHÙ CỪ, HƯNG YÊN - Đặng Xuân Xuyến


                                      Nghi môn đền Tống Trân, Phù Cừ, Hưng Yên


ĐỀN THỜ TỐNG TRÂN - CÚC HOA Ở PHÙ CỪ, HƯNG YÊN

Tục truyền rằng, vào thời nhà tiền Lý (bia Văn Miếu ở Hưng Yên ghi là thời Trần) ở xã An Đô, tổng Võng Phan, huyện Phù Dung (nay là thôn An Cầu, xã Tống Trân, huyện Phù Cừ) có một người họ Tống, tên gọi Thiệu Công thuộc dòng dõi thi thư, lấy vợ người xã Phù Oanh cùng huyện Phù Dung, tên là Đào Thị Cuông. Vợ chồng sống rất nhân từ, hay làm điều thiện... nên nhà Trời đã sai thiên sứ xuống đầu thai. Mang thai 11 tháng, bà Đào Thị Cuông mới sinh một cậu bé khôi ngô, tuấn tú vào ngày rằm tháng Tư năm Bính Ngọ.

MỐT HỌC ĐÒI SÀNH ĐIỆU Ở GIỚI TRẺ - Vũ Thị Hương Mai




MỐT HỌC ĐÒI SÀNH ĐIỆU Ở GIỚI TRẺ

Mốt chạy theo hàng hiệu hiện nay có lẽ cũng đang là một thảm kịch đối với một bộ phận giới trẻ học đòi lối sống sành điệu. Mặc dù gia đình không khá giả gì, thậm chí là túng thiếu nhưng các cô cậu ấy lại tìm mọi cách để có cái diện mạo "bằng bạn bằng bè". Trong lớp người ấy có thể kể ra vài gương điển hình như" Nga quê ở tận Lâm Đồng, một sinh viên ngoại ngữ năm thứ 2, thuộc gia đình nông dân không lấy gì làm khá giả. Nhưng cô dám "tậu" cho mình bộ nữ trang đắt tiền, bộ kính hiệu D & G và các loại quần áo, giày dép mốt nhất. Có thể toàn bộ khoản tiền gia đình gửi cho hàng tháng cô dùng vào việc mua một bộ đồ trang điểm, còn tiền sinh hoạt hàng ngày thì nay "giật" chỗ này mai "giật" chỗ khác của lũ bạn. Cách sống ấy của cô đã khiến bạn bè trong phòng, trong lớp học thấy khó chịu và dần dần xa lánh, chỉ còn thân thiết với mấy cô bạn cùng cảnh ngộ.

Chủ Nhật, 9 tháng 8, 2020

CẢM TÁC DẠY “CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA” - Võ Bích Phượng

Chiếc thuyền ngoài xa là tên một truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Đây là tác phẩm tiêu biểu cho đề tài đời tư – thế sự của Nguyễn Minh Châu sau năm 1975. Tạp chí Văn nghệ Quân đội (số 1 tháng 10 năm 2007) cũng chọn và coi đây là tác phẩm hay nhất của nhà văn. Tác phẩm này đã được đưa vào giảng dạy ở chương trình chính thức Sách giáo khoa môn Ngữ văn lớp 12 bắt đầu từ năm học 2008–2009 qua một đoạn trích phần giữa truyện.


   
                           Cô giáo Võ Bích Phượng


CẢM TÁC DẠY “CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA”
(Truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu)

Mỗi khi nghe bão khơi xa
Lại nhớ câu chuyện... đàn bà không tên
Phận người xấu xí, lênh đênh
Mà tấm lòng đẹp vượt lên cõi người !
Bao dung, thấu hiểu lẽ đời
Hi sinh đổi lấy nụ cười đàn con
Ngồi tù... chứ chẳng ly hôn
Thương chồng, chấp nhận roi đòn chồng ban
Đến tòa lạy lục vái van
Ly hôn thì sẽ nát tan gia đình!
Cúi xin chánh án thương tình
Cho đàn con nhỏ yên bình: có cha!
Còn khi biển nổi phong ba
Có người chèo chống vượt qua bến đời
Ăn xương rồng luộc tháng trời
Miễn là đông đủ an vui cả nhà!
Đã mang thân kiếp đàn bà
Sống cho con. Sống chính là vì con!
Thâm tình đạo lý giản đơn
Đẹp thay tình mẹ nghĩa ơn một đời!

Chiếc thuyền lưới vó xa khơi
Vào bờ buổi sớm lẫn hơi sương mù
Ngoài trời lác đác mưa thu
Mũi thuyền gọng vó hình thù cánh dơi
Màn sương sữa đục mù khơi
Quyện hồng tia nắng ấm trời hừng đông
Nhìn qua mắt lưới: lạ lùng
Khiến người nghệ sĩ là Phùng ngẩn ngơ!
Trần gian cảnh đắt trời cho
Bức tranh tuyệt bích nên thơ dâng đời
Liên thanh bấm máy... bồi hồi
Cái Đẹp - Đạo đức đây rồi đâu xa!
Tâm hồn thanh lọc hoan ca
Ngày mai có thể về nhà sướng vui
Rằng nghệ thuật đẹp tuyệt vời
Ngắm chiếc thuyền ở ngoài khơi xa bờ
Cuộc đời vừa đẹp vừa thơ
In trên tờ lịch giấc mơ thật hồng!

Trên thuyền lưới vó mui cong
Bước xuống một lão đàn ông dữ dằn
Chân đi chữ bát hung hăng
Tấm lưng rộng, miệng tục tằn quát lên
“Cứ ngồi nguyên đấy, ngồi yên!
Động đậy tao giết... chẳng tên nào chừa!”
Lời hăm dọa ấy trước giờ
Đàn con chục đứa... trong mơ hãi hùng
Thản nhiên chẳng chút bận lòng
Sải chân lão bước nhanh mong lên bờ
Mái tóc tổ quạ xác xơ
Đôi mắt độc dữ chực chờ đỏ gay...
Xoáy ánh nhìn sắc dao phay
Người đàn bà ấy tóc tai cháy vàng
Thân người cao lớn dềnh dàng
Ngoài bốn mươi tuổi, gọi hàng chài thôi
Tấm lưng bạc phếch, rách tơi
Mặt rỗ chằng chịt rối bời mắt thâm
Thâu đêm kéo lưới tháng, năm
Thân dưới ướt sũng vì ngâm nước bùn
Hai tay buông thõng, chân run.
Dấu trên cát những tận cùng nỗi đau
Như là cuộc hẹn cùng nhau
Vợ đi trước chồng theo sau, bất ngờ
Lão chồng hùng hổ côn đồ
Trút cơn thịnh nộ điên rồ dã man
Nghiến răng ken két nguyền, than:
“Chúng mày chết hết ông van, ông nhờ !”
Rút thắt lưng, quất như mưa
Trút cơn lửa cháy cho vừa hờn căm...
Người đàn bà ấy âm thầm
Đứng yên. Không chạy. Lặng câm. Cúi người!
Cắn răng không hé một lời
Không chống trả. Không van nài. Không la!
Kinh hoàng há hốc mồm ra
Phùng vứt máy ảnh thật mà không hay
Phía sau như mũi tên bay
Thằng Phác lao tới chặn ngay roi đòn
Với bao nhiêu nỗi oán hờn
Đánh cha. Bênh mẹ thỏa cơn bất bình!
Người mẹ sụp xuống vái xin
Luân thường đạo lý con mình bất nhân
Làm sao có thể phân trần:
“Rằng mẹ tự nguyện lấy thân chịu đòn
Cho cha trút nỗi nguồn cơn
Vì không nuôi nổi vợ con của mình!
Cha con vốn rất hiền lành
Không biết uống rượu, chưa đành đánh ai
Còn là cao thượng trước nay
Bao dung che chở giang tay... lỗi lầm...”
Vỗ về mẹ, nỗi đồng tâm
Con lau nước mắt lặng câm chan hòa
Đọng trong nốt rỗ lệ nhòa
Bất ngờ mẹ đẩy con ra, quay về!
Như là chỉ một cơn mê
Chiếc thuyền lưới vó - lời thề với con!
Như chưa hề có trận đòn
Mới vừa trút xuống hãy còn lằn roi
Sá gì vết xước ngoài thôi
Ba ngày một trận lành rồi sẽ vui!

Phía sau nghệ thuật, cuộc đời
Nhiều gai góc, lắm tiếng cười, nỗi đau!
Thương người nhớ Nguyễn Minh Châu
Mênh mang tình mẹ ơn sâu đáp đền !

            Tánh Linh, cuối hạ (8.8.2020)
                      Võ Bích Phượng

Thứ Bảy, 8 tháng 8, 2020

GIAI THOẠI VĂN CHƯƠNG: THI NÔ GIẢ ĐẢO - Đỗ Chiêu Đức

Đời Đường có những tài thơ được xưng tụng là : Thi Tiên Lý Bạch, Thi Thánh Đỗ Phủ, Thi Phật Vương Duy, Thi Quỉ Lý Hạ, Thi Thiên Tử Vương Chi Hoán... nhưng riêng Giả Đảo lại có biệt danh là Thi Nô (Nô Lệ Của Thơ). Sao lạ lùng vậy ? Mời quý bạn đọc bài viết của học giả Đỗ Chiêu Đức.

                     Ã„á»— Chiêu Đức
                                          Học giả Đỗ Chiêu Đức


GIAI THOẠI VĂN CHƯƠNG: THI NÔ GIẢ ĐẢO

Lưỡng cú tam niên đắc,
两句三年得,                                      
Nhất ngâm song lệ lưu. 一吟双淚流.

Hai câu thơ trên có nghĩa :

“Ba năm làm được hai câu,
Ngâm lên một tiếng lệ châu hai hàng”.

NHỮNG HIỂU LẦM VỀ ĐẠO PHẬT - Minh Đức Triều Tâm Ảnh

Thượng tọa Giới Đức (Minh Đức Triều Tâm Ảnh) là một trong những người sáng lập ra chùa Huyền Không (Huế) và là nhà thơ có tên tuổi ở đất thần kinh và đã xuất bản nhiều tập thơ. Ông cũng là nhà văn rất nổi tiếng trong giới Phật giáo; những tác phẩm của ông chẳng những có giá trị trong giới Phật học trong và ngoài nước mà còn đóng góp không nhỏ cho nền văn chương, văn học của Việt Nam.

             


            NHỮNG HIỂU LẦM VỀ ĐẠO PHẬT
                                           Minh Đức Triều Tâm Ảnh

Đạo Phật ngày càng suy đồi, tha hoá, “mạt pháp”, nguyên nhân thì nhiều, nhưng đôi khi vì trong giới tu sĩ và cư sĩ không trang bị đủ kiến thức của giáo pháp như thực - tức là giáo pháp cội rễ - mà chỉ chạy theo cành, nhánh, ngọn lắm hoa và nhiều trái. Từ đấy, khó phân biệt đâu là đạo Phật chơn chánh, đâu là đạo Phật đã bị biến chất, chạy theo thị hiếu dung thường của thế gian. Đôi nơi đạo Phật còn bị trộn lẫn với tín ngưỡng duy linh và cả tín ngưỡng nhân gian nữa... Nhiều lắm, không kể xiết đâu.

Thứ Sáu, 7 tháng 8, 2020

KÍNH HỌA “TRANH HAI TỐ NỮ” CỦA NỮ SĨ HỒ XUÂN HƯƠNG – Đức Hạnh cùng quý thi hữu


   


TRANH HAI TỐ NỮ

Hỏi bao nhiêu tuổi hỡi cô mình,
Chị cũng xinh mà em cũng xinh.
Đôi lứa như in tờ giấy trắng,
Nghìn năm còn mãi cái xuân xanh.
Phiếu mai chi dám tình trăng gió,
Bồ liễu thôi đành phận mỏng manh.
Còn thú vui kia sao chẳng thấy,
Trách ông thợ vẽ khéo vô tình!

HỒ XUÂN HƯƠNG


KÍNH HỌA


TƯỢNG MỸ NHÂN

Chẳng ngại nắng mưa đứng một mình,
Khen người khéo nặn giấc mơ xinh.
Vườn xuân bướm lượn vờn hoa trắng,
Ngỏ trúc thu cười trải áo xanh.
Những khách đa tình mê yểu điệu,
Nhiều chàng lãng mạn khoái mong manh.
Cầu trời nổi gió tung hê cả…
Để lộ cái duyên thật hữu tình.

Đức Hạnh
01 08 2020

ĐỜI TRẢ LỜI CHO TA - Thơ Nguyên Lạc


   


ĐỜI TRẢ LỜI CHO TA

Ba mươi năm có đủ
Quên cuộc tình cũ xưa?
Ba mươi năm có đủ
Quên nỗi buồn tiễn đưa?

Chiều bên sông khói phủ
Mờ bóng hình dấu yêu
Thuyền trôi xuôi ra biển
Cô vạc khổ khóc chiều
Tím một dòng thê thiết!
Đắng một lòng hắt hiu!

*
Ba mươi năm có đủ?
Quên mối tình dấu yêu!
Đêm mắt đầy mong đợi
Người xa mãi... phương nào

Ba mươi năm cơ khổ
Bao mộng đời vỡ tan!
Lời dối gian giả ngụy
Thanh xuân ấy lụi tàn

Ba mươi năm mãi đợi
Mắt lệ nhòa xuân thu
Thời gian đâu chờ đợi
Người ở lại bạc đầu!

*
Chẳng thà không gặp nhau
Thì đâu buồn tiễn biệt!
Chẳng thà đừng hứa nhau
Thì trăm năm đâu là ...!

Ba mươi năm có đủ?
Đời trả lời cho ta!
Cho nỗi buồn đưa tiễn
Chiều khói phủ sông xưa

*
Chẳng thà đừng gặp lại
Mãi một nỗi mong chờ
Gặp chi buồn mắt đợi?
Nhạt màu tình xưa xa!

Ai bây giờ lạ lẫm
Đâu người cũ năm xưa!
Nhìn nhau đầy mắt lạ
Đã từng quen biết chưa?!

*
Ba mươi năm dài đủ?
Để riêng đời nhớ mong!
Gặp chi rồi chia ngả
Người còn nhớ chi không?

Ba mươi năm chắc đủ
Quên hứa nào phải không?
Phải chi đừng gặp lại
Giữ hình bóng riêng lòng!

Ba mươi năm hoài phí
Cả một thời thanh xuân!
Lạnh lùng... người bước vội
Kẻ hụt hẫng... lưng tròng!

*
Người. lại rồi xứ lạ
Ta. một trời hư không!

                         Nguyên Lạc

VĂN TẾ NAM PHONG PHẠM THƯỢNG CHI TIÊN SINH - Nguyễn Phúc Vĩnh Ba

Tiểu dẫn:
Cụ Phạm Quỳnh là một trong bộ tứ "Quỳnh, Vĩnh, Tốn, Tố", những người đã góp công sức rất nhiều cho việc truyền bá chữ quốc ngữ trong thời kỳ đầu. Văn nghiệp của cụ rất đồ sộ. Bài văn tế này chỉ phác họa sơ chân dung một học giả đáng kính của nền văn học nước ta trong thế kỷ 20. (Bài này viết cách đây 10 năm rồi).

             
                                       Cụ Phạm Quỳnh


VĂN TẾ NAM PHONG PHẠM THƯỢNG CHI TIÊN SINH

Hỡi ơi!

Trời còn nổi gió hướng Nam, (1)
Đất đã khóc người xứ Bắc. (2)
Những tưởng xông xáo trường văn trận bút, cho thoả lòng mong muôn thuở: Tiếng ta còn, (3)
Ai hay vắng hoe gò trống đồi hoang, mà thắt ruột đau một đời: Tiên sinh mất. (4)
Con trẻ Tạo sao quá đành hanh?
Lão già Thiên nỡ nào quá quắt!

Thứ Năm, 6 tháng 8, 2020

VIẾT CHO SINH NHẬT LẦN THỨ 52 - Thơ Châu Thanh Thủy


     
                       Nhà thơ Châu Thanh Thủy


VIẾT CHO SINH NHẬT LẦN THỨ 52

Kiễng chân lên hái sao trời
Hái thêm một tuổi cho đời phù vân
Bàn tay nào vẫn ân cần
Đôi vai nào vẫn ngại ngần chở che

Nẻo đời vạn dặm bộn bề
Trông người vẫn bóng sơn khê mịt mùng
Ai người yêu dấu đã từng
Ai người hờ hững giữa dòng người qua...

Năm nay Sinh nhật xa nhà
Chuyến tàu rong ruổi, đâu là bóng quê?

                                   Châu Thanh Thủy
                                        3 - 8 - 2020

TRANH VẼ CỦA HỌA SĨ HOÀNG HƯƠNG TRANG (2)


        
                                          Hái sen (lụa)
   

                                                             Đánh đu (lụa)


                                                    Thiếu nữ Chăm (lụa)


                                              Chăn trâu (lụa)


                                              Chơi rồng rắn (lụa)
             

                                         Hội Lim Quan họ (lụa)
   

                                        Nhạc cung đình (lụa) 


          Học trò trường Huyện (thơ Nguyễn Bính) - Tranh minh họa (lụa)


          Múa (phác thảo lụa)

NGHI THỨC DÂNG HƯƠNG LỄ PHẬT, LỄ MẪU - Đặng Xuân Xuyến



Không ít người vào chùa lễ Phật thường sửa lễ nào hoa, quả, xôi, giò, bia, rượu, vàng mã... rồi khấn khứa cầu xin đấng Thế Tôn ban tài tiếp lộc cho gia đình được an khang thịnh vượng. Họ mặc nhiên cho rằng, đó là sự thành tâm của họ nhưng họ đâu có nghĩ đến câu dân gian thường nói: “Ăn chay niệm Phật” nên việc dâng lễ bằng rượu, bia, giò, chả... cúng dường Chư Phật là không đúng với giáo lý nhà Phật.

PHÚT SUY TƯ - Thơ Bùi Thị Minh Loan, nhạc Huỳnh Thanh Oanh


                     
                               Nhà thơ Bùi Thị Minh Loan

                  
                                 Nhạc sĩ Huỳnh Thanh Oanh


         


PHÚT SUY TƯ

Độc bước giữa buổi hoàng hôn sắp tắt
Nhìn khung trời đang dịch chuyển vào đêm
Nghe lạ lắm bước chân và hơi thở
Vừa trẻ thơ vừa như thuở trăng rằm

Chưa bao giờ như thế, bấy nhiêu năm
Khoảnh khắc lạ như hạt mầm vừa nhú
Như vườn hồng đang thì vừa chớm nụ
Ngậm sương mai, quyến rũ đến nao lòng

Vẫn muốn ngắm phút tan giọt sương trong
Vẫn muốn ôm một đóa hồng bung nở
Nhưng lẽ đời khốc khô thường trần trụi
Sợ rụng tàn làm tiếc nuối, nhiễu tâm

Muốn lưu giữ vị ngọt của tháng năm
Muốn thắm mãi nụ hôn đời thơm mật
Ta, không ta hai phía lòng rộng, chật
Níu, xô nhau, trở lật cả trăm chiều

Và một chiều, phía ấy khuất hoàng hôn

                              Bùi Thị Minh Loan




Thứ Tư, 5 tháng 8, 2020

KHÚC RU THÁNG TÁM, QUÊ NHÀ NGHE NHỚ NGHE THƯƠNG..., CHIỀU BÊN SÔNG QUÊ - Thơ Tịnh Bình


   
                   Nhà thơ Tịnh Bình


KHÚC RU THÁNG TÁM

Đã thu chưa...?
Xốn xang lòng ta tháng tám
Vạt gió lao xao khe khẽ hiên ngoài
Cánh chuồn mỏng ngác ngơ tìm bóng nắng
Dợm bước thu về hương thị tỏa nồng say

Lơ lửng khói chập chờn vương tóc mẹ
Tiếng chim reo trong vắt sớm mai hiền
Mái nhà cũ neo một thời thơ bé
Tháng tám con về nhặt cổ tích bình yên...

Tháng tám về... lất phất hạt mưa xiên
Vẫn xanh trong khoảng trời thơ trứng sáo
Hương cỏ lá đậm tình quê thơm thảo
Thương âm trầm vệt bồi lở phù sa

Tháng tám dịu dàng thu hát tình ca
Xa xôi nắng miền không tên bãng lãng
Nghiêng bóng nhỏ bay về nơi vô hạn
Chấp chới cánh cò gầy guộc giữa hoàng hôn

Man mác yêu thương dâng ngập vào hồn
Chiều quê mẹ thôi làm mây viễn xứ
Tựa vai núi nghiêng đầu tư lự
Tháng tám nồng nàn dệt một khúc ru...

ĐỌC “EM ĐỪNG RỦ NHỚ ĐI XA” THƠ PHẠM ĐỨC MẠNH - Châu Thạch


     

Đang nằm trốn con Covid trong phòng kín, ngoài kia bầu trời u ám thì, nghe một tiếng gọi tên ngoài cổng. Tôi chạy ra, đã thấy một phong bì chuyển phát nhanh gắn trên cánh cửa. Mở phong bì, một tập thơ có tựa đề “Em Đừng Rủ Nhớ Đi Xa” có hình bìa rất đẹp với lời đề tặng của nhà thơ Phạm Đức Mạnh.