BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Tư, 5 tháng 8, 2020

KHÚC BẰNG HỮU HT67 - Thơ Nguyễn Hùng Dũng


   
                Nhà thơ Nguyễn Hùng Dũng


KHÚC BẰNG HỮU HT67
(Tặng quý anh chị HT67, để nhớ một thoáng ân tình ở cao nguyên)

Bằng hữu mấy khi lại gặp nhau
Tuổi già, sức yếu, nặng ưu sầu
Tới  khi tắt lửa… tờ cáo phó
Thèn thẹn trong lòng, hẹn kiếp sau

Ta ở trời Nam, tận giang đầu
Nương hạt phù sa, bớt cơ cầu
Chiều nghiêng bầu rượu, miền châu thổ
Nhắc thầm bạn hữu, cuối mùa Ngâu

Người sống phương Bắc, tận nơi đâu
Có nghe tiếng nhạn bay trên đầu
Có nhớ khúc Phượng, chàng Tư Mả
Có thấy lòng đau, mãi nhớ nhau

Người miệt cao nguyên, chốn đại ngàn
Trời mưa phố Núi, trắng buôn làng
Lặng nghe thác đổ, cồng chiêng giục
Có phải mùa sang, nhớ bẽ bàng

Người ở trời tây, chớ vội vàng
Rượu ngon, thuốc lạ chờ đem sang
Có nghe chuông đổ Hàn sơn tự
Vạn lý tri âm, vạn cổ tình.

Người ở chương đài, cố nhớ nhau
Nước mây man mác, mấy nhịp cầu
Người đi kẻ ở, buồn đau đáu
Rồi sẽ cuối mùa, lại gặp nhau…

Những bữa tao phùng, thấm thoát mau
Rượu Bình Thiên Cổ, đậm sắc màu
Nghe tiếng chào bạn trong đáy cốc
Gọi mãi tên nhau, phút nhiệm màu

Đêm lắng, cạn bầu, nghe tiếng hát
Ngày sang, giong ruổi chốn rừng sâu
Anh hùng mạt lộ, cầu treo níu
Một suối, một voi, thỏa sông hồ.

Lũ chúng ta, sống kiếp giao thời
Là chủng sinh, chỉ có nửa vời
Làm tráng sĩ, lưng không mang kiếm
Làm kẻ sĩ, dang dỡ sách đèn.

Đài công danh, đâu cần màng tới
Đường hoạn lộ, ta chẳng đoái hoài
Nghiêng hồ trường, kết bạn Phạm Thái
Bởi si tình, nhớ mãi Quỳnh Như.

Ngày về Châu Sơn, mùa ân điển
Ngước nhìn cung Thánh, ngẫm bạn hiền
Khúc ca cảm tạ, xướng không mỏi
Mừng vui, lạc giọng, múa huyên thuyên.

Rồi tới mùa sang, ước hẹn về
Huynh đệ già nua, vượt sơn khê
Giang hồ giục giả trên lưng ngựa
Cung kiếm vắt vai, tráng sĩ hề.

Hẹn ngày tái ngộ, chén quan san
Rượu nồng biên tái, lại vương mang
Kể chuyện ân tình thủa Bằng Hữu
Trăm năm trở mộng, giấc kê vàng…

Saigon 4.8.2020
Mic. Nguyễn Hùng Dũng HT71

HOÀI NIỆM HÀNH - Thơ Kha Tiệm Ly


    


HOÀI NIỆM HÀNH
(Nhớ Lê Đình Hạnh)

Ta ở ở nơi nầy người ở đâu?
Hiếm khi có dịp ghé thăm nhau.
Hiếm khi có dịp ngồi uống rượu,
Giở giọng… nhà thơ, đọc mấy câu!

Ta ở sông Tiền chia mấy khúc.
Biết nghiêng nỗi nhớ ở bên nào.
Lòng thương bên vịnh đầy lau lách,
Hay nặng bên doi cuộn sóng trào?

Những buổi hoàng hôn về nhốt nắng,
Đêm nằm môi chạm với chiêm bao.
Những khi mặn lấn vô bờ bãi,
Muối xát đọt sầu say quéo râu!

Tức tưởi cơn mơ thời trai trẻ,
Nửa đời vùi dập với binh đao.
Nửa đời đi kiếm người quen cũ
Chôn kín ngàn thu cổ mộ nào?

Lơ láo nhìn đời con mắt lạ,
Đã lỡ công danh một chuyến tàu.
Nghiên bút một thời theo chinh chiến,
Tài hoa đâu dám hẹn mai sau!

Trong đời chẳng còn ai tri kỷ,
Thì có ai người tưởng nhớ nhau?
Giữa cõi nhân gian mờ mịt ấy,
Gian truân ai dễ bước qua cầu.!

Câu kinh chiêu mộ đời lưu lạc,
Chưa biết sao mà hẹn kiếp sau!
Bảo Định sông xưa sẩu vạn cổ,
Nửa đời chưa trọn giấc chiêm bao!

Sóng Tiền Giang chòng chành chiếc bách,
Vô trạo thuyền trôi về bến đâu?
Đêm lắng, cạn bầu nghe sóng hát,
Mênh mang cồn bãi gió giang đầu.

Đời tỉ như là cơn mộng uất,
Người xưa từ độ ấy về đâu?

                                             Kha Tiệm Ly

Thứ Ba, 4 tháng 8, 2020

CẢM NHẬN KHI ĐỌC TẬP THƠ “SÓNG NGẦM” CỦA NGÔ NGUYỄN - Đặng Xuân Xuyến



Nhận được tập thơ Sóng Ngầm cũng đã mươi ngày nhưng bận quá nên chiều nay tôi mới “lôi” Sóng Ngầm ra đọc. Giở đi giở lại, cứ vẩn vơ ý nghĩ: thơ tình của nhà thơ tuổi đã xấp xỉ 80 không biết cái “khoản yêu” kia có được “hùng hục như trâu húc bờ” hay chỉ “lả lướt” vài ba nét nhấn nhá cho có chút vị gọi là hương yêu? Nghĩ thế nên tôi chưa vội đọc mà lẩn thẩn ngồi đếm xem tập thơ có bao nhiêu bài. Vâng. Tập thơ nho nhỏ, xinh xinh với 80 bài, đa phần là những bài thơ ngắn, số đông là thơ tình. Đúng như tiêu đề của tập thơ: SÓNG NGẦM - Thơ tình ** Ngô Nguyễn đã trình làng.

CHUYỆN Ở XÓM NGHÈO THỜI COVID 19 - Hoàng Đằng


                
                          Tác giả Hoàng Đằng



CHUYỆN Ở XÓM NGHÈO THỜI COVID-19 
                     Truyện ngắn ngắn của Hoàng Đằng

Trời bên ngoài sáng rồi, lão hết ngủ, nhưng còn nằm, chưa chịu dậy.

Lão cảm thấy trong người khó ở. Trời đang nắng nóng, oi bức, chuyển mưa do ảnh hưởng của bão 12 đang ập vào từ Thái Bình đến Thanh Hoá. Người già hình như là cái máy đo chuyển động của thời tiết. Nắng sang mưa, mưa sang nắng, nóng qua lạnh, lạnh qua nóng, thời tiết bên ngoài thay đổi thì thân xác người già cũng thay đổi trạng thái – đang khoẻ bỗng trở mệt, đang vui bỗng trở buồn, đang phấn chấn thích hoạt động bỗng đau nhức gân cốt, muốn nằm li bì …

TRẢI BÌNH YÊN TRÊN GỐI CHIẾC ĐÊM NAY, THÁNG TÁM BẮT ĐẦU BẰNG NGÀY MƯA, TA GẶP NHAU VỚI CHIẾC KHẨU TRANG TRÊN MẶT... - Thơ Trần Mai Ngân


   


TRẢI BÌNH YÊN TRÊN GỐI CHIẾC ĐÊM NAY

Vậy mà... người đàn bà thao thức
Nghe hương cũ quỳnh hoa

Vỗ về đuôi con mắt dài thôi đã xa
Vỗ về đôi tay... im đi đừng quấn quýt
Ngủ ngoan nào! Trải bình yên trên gối chiếc đêm nay!

SỢI TRỐN SỢI TÌM... - Thơ Lê Phước Sinh


   


SỢI TRỐN SỢI TÌM...

Mưa như đang chơi trò cút bắt
giăng thả rồi thu cứ nửa vời
mặc kệ để Tôi ngồi lặng lẽ
cửa sổ buồn trông
ngóng cánh đời.

                        Lê Phước Sinh

THÁNG TÁM - Thơ Lê Văn Trung


   


THÁNG TÁM

Nắng cũng theo mây buồn xuống thấp
Áo người chưa kịp thắm vàng thu
Tóc mùa sương cũ chùng trong gió
Ai gọi hoàng hôn về nhớ nhau

Tháng tám trời mưa như tiếng khóc
Tháng tám trời ru như tiếng than
Ai nhuộm vàng phai từng nốt nhạc
Ai tiếc màu thu về chớm đông

Tháng tám buồn như một nỗi buồn
Ai ngồi thương nhớ những dòng sông
Ai đem thơ ướp vào da lụa
Cho chùng cho lặng một mùi hương

Tháng tám trời nhiều mây quá em
Ai về qua phố, phố không đèn
Chỉ nghe tiếng bước chân quên lãng
Mỗi bước chân đau một nỗi niềm

Tháng tám trời nhiều mưa quá em
Mưa chiêm bao ướt lạnh vai mềm
Cho tôi về giữa cơn mơ đó
Sao giá băng về theo giá băng!

                               Lê Văn Trung

Chủ Nhật, 2 tháng 8, 2020

NHẠC BOLERO NGƯỜI BẠN TRI KỶ CHO TÂM TƯ NGƯỜI VIỆT - Đinh Hoa Lư




TỪ ĐIỆU VŨ KHÁ XƯA CỦA NƯỚC NGOÀI, may thay nhạc sĩ miền Nam đã một thời sáng tác gầy dựng nên rất nhiều bản nhạc bất hủ Việt Nam cùng trong làn điệu Boléro trữ tình, đa cảm. Qua hơn nửa thế kỷ dòng nhạc Bolero vẫn đậm nét, in sâu vào hồn người, được mọi thành phần xã hội yêu mến thưởng thức.

DÒNG SÔNG TƯƠNG TƯ - Thơ Quách Như Nguyệt, nhạc Lê Quốc Thắng


         
              Nhà thơ Quách Như Nguyệt


DÒNG SÔNG TƯƠNG TƯ

Em ở bên này cuối con sông nhớ
Anh đầu sông kia, sao vẫn hững hờ
Em tìm đến anh không phải tình c
Em tìm đến anh chẳng phải là mơ
Mà sao như mơ, sao phải mong chờ
Mà sao tình mình cứ mãi lửng l

Em ở bên này cách xa nghìn dậm
Con sông tương tư chẩy mãi âm thầm
Em ở cuối sông thấy tình lạ lẫm
Anh ở đầu nguồn ngày một xa xăm

Anh ở bên kia có chờ có nhớ
Có đợi thơ em gửi đến mặn mà 
Sao nói yêu em, nhớ em nhiều quá!
Sao nói yêu em rồi lại thờ ơ

Em ở nơi này, giòng sông tương tư
Con sông lượn vòng chẳng biết về đâu
Em ở nơi này nhớ thương đầy ứ
Con sông buồn rầu nước siết thật sâu

Em ở nơi này chờ đợi mưa ngâu
Cũng là tình yêu nhưng tình xa cách
Ngưu Lang Chức Nữ mỗi năm mỗi gặp
Suốt cuộc đời mình sao chẳng gặp nhau?

Buổi tối hôm nay ngồi ngắm trăng sao
Nỗi nhớ đầy vơi, nỗi nhớ đong đầy
Nhắn với mây trời, lòng thấy nao nao
Rằng anh yêu ơi, yêu hết kiếp này!

                            Quách Như Nguyệt


      

CUỐN SÁCH VÀ CHAI RƯỢU - Hoàng Hữu Chiểu


        


            CUỐN SÁCH VÀ CHAI RƯỢU
                                                                               Hoàng Hữu Chiểu

Chiếc tủ của nhà nọ chưng, bên trong, một chai rượu và một cuốn sách. Chủ nhà muốn khoe mình thuộc hạng dân trí thức và chịu chơi.

Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2020

MỘT LOÀI CÁ CHÉP KHỔNG LỒ CHƯA HÓA RỒNG TRÊN SÔNG CỬU LONG - Nguyễn Thanh Điệp

Cá Hô có tên khoa học là Catlocarpio siamensis thuộc họ cá Chép (Cyprinidae) và bộ cá Chép (Cypriniformes). Ở Việt Nam, loài cá nước ngọt có kích thước khổng lồ này còn được biết đến với tên gọi cá Chép Thái hay “cá vua”. Kích thước tối đa của chúng có thể đạt tới 3m và trọng lượng có thể lên tới 300 kg. Loài cá quý hiếm có giá trị kinh tế cao này cho đến nay mới chỉ được ghi nhận phân bố ở vùng Đông Nam Á.

Cá Hô thường sinh sống ở các ao hồ sâu nhưng chúng có thể di chuyển theo mùa vào các con kênh hoặc sông. Cá thể chưa trưởng thành thì thường được phát hiện ở vùng đầm lầy hoặc các nhánh sông nhỏ hơn. Mặc dù có kích thước cơ thể đồ sộ nhưng thức ăn chủ yếu của cá Hô lại là các loài thực vật thủy sinh rất nhỏ như tảo, rong biển và cả các loại quả của các loài thực vật ngập nước.


Từ lâu cá Hô đã được xem là món ăn thượng hạng của vùng sông nước trù phú, vì thế nhu cầu sử dụng loài cá này trong chế biến thực phẩm ngày một tăng cao. Tuy nhiên, số lượng cá Hô đánh bắt được trên sông Mê Kông ngày càng khan hiếm và hiện hiếm có cá thể nào có thể đạt được kích thước bằng một nửa kích thước tối đa.

Đặc biệt, loài cá này hiện đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi thực trạng ô nhiễm nguồn nước, giao thông thủy và việc đánh bắt quá mức dọc vùng phân bố của chúng, trải dài từ Campuchia tới vùng Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam. Các nhà khoa học lo ngại rằng, quần thể cá Hô đã bị suy giảm tới mức chỉ còn một vài cá thể có thể tồn tại đến thời điểm sinh sản của chúng.

Chính phủ các nước đã và đang nỗ lực thực hiện các dự án gây nuôi loài cá này như một biện pháp bảo vệ một trong những biểu tượng của khu vực, trong đó những con cá Hô con sẽ được thuần dưỡng để trở nên thích nghi với môi trường nuôi nhốt trong ao và phù hợp cho việc nhân nuôi.


ĐỌC “BÙI NGÙI” THƠ ZULU DC, BÀI THƠ TẢ TÌNH NGỤ CẢNH - Châu Thạch


   
                              Nhà thơ ZuLu DC

BÙI NGÙI

Khi về đứng giữa bờ thiên cổ
Thấy những tàn phai thân ái xưa
Thấy những bâng khuâng còn sót lại
Nói cười như thể trong cơn mơ.
                                           ZuLu DC

ĐẶC SẢN LOÀI NGƯỜI - Hoàng Hương Trang


             
                    Nhà văn Hoàng Hương Trang


                 ĐẶC SẢN LOÀI NGƯỜI

Có thể nói tạo hóa ưu ái dành riêng cho loài người một thứ đặc sản mà không một giống loài nào có được, kể cả loài sống trên không, loài lội dưới nước hay loài ở trên mặt đất. Đó là đặc sản nụ cười! Chim chóc chỉ biết hót hoặc kêu, con hổ chỉ biết gầm, ngựa thì hý, dê kêu be be, bò thì rống, gà thì gáy, chó thì sủa, chó sói thì tru, mèo thì kêu, ve gào mùa hạ, rắn, rết, cá không kêu, ếch nhái cũng chỉ phát ra tiếng kêu đêm đêm, loài khôn ngoan như linh trưởng, khỉ, dã nhân cũng không biết cười như con người, các loài cá ngoài biển khơi đôi khi có tiếng phát ra đơn điệu để gọi nhau, đa số im lặng, tuyệt đối không cười bao giờ.

THIÊN THU - Thơ Lê Văn Trung


      


THIÊN THU

Xin gom hết những vàng phai tàn tạ
Những rong rêu trên đền tháp ngàn năm
Cho tôi tạc bức tượng đài lên đá
Đá Thiên Thu vỡ lệ khóc Vô Cùng

Xin gom hết những hoàng hôn trên mắt
Những sương rơi lên tóc nhuộm hương chiều
Cho tôi vẽ thành bức tranh tuyệt bích
Khung vải tình da thịt của thu phai

Xin gom hết tiếng thì thầm của gió
Của hư vô, của hố thẳm, diệu kỳ
Cho tôi gõ vào mây lời nhã nhạc
Lời của trùng lai hội ngộ, của chia ly

Xin gom hết, như một niềm khổ nạn
Tôi trở về ngồi mộng giữa hoang vu
Trăm năm nhau là trăm mùa trăng khuyết
Không ai về nhỏ lệ khóc thương đau.

                                            Lê Văn Trung  

Thứ Năm, 30 tháng 7, 2020

LOÀI MÈO HIẾM Ở VIỆT NAM BƠI LẶN RẤT GIỎI, BẮT CÁ “NHƯ THẦN” - Mộc Nhiên

(Kiến Thức) - Mèo cá Việt Nam được mệnh danh và vận động viên bơi lội cừ khôi, có thể lặn sâu xuống đáy nước để đuổi bắt con mồi.

Mèo vốn được biết đến là một trong những động vật sợ nước, thế nhưng ở Việt Nam lại tồn tại một loài mèo kỳ lạ mê bơi lội và bắt cá dưới nước siêu đẳng.


Mèo cá có tên khoa học là Prionailurus viverrinus. Đây là một loài mèo hoang cỡ vừa, tập trung phân bố chủ yếu ở khu vực ngập nước ở Nam Á và Đông Nam Á.


Tại Việt Nam, mèo cá được phát hiện ở các vùng rừng ngập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long. Loài mèo này có ngoại hình khá giống mèo rừng thường gặp với bộ lông màu xám đốm, tuy nhiên kích thước lớn hơn.


Con trưởng thành có thể dài 57-78 cm chưa tính đuôi và nặng 5,1 - 16kg. Bởi vậy đây cũng là thành viên lớn nhất trong chi Mèo báo.


Mèo cá có cuộc sống gắn bó với mặt nước từ nhỏ. Mèo mẹ đẻ mỗi lứa 1 - 4 mèo con và chúng sống cùng nhau ở dọc các sông, suối và đầm lầy.


Bởi vậy không quá ngạc nhiên khi mèo cá có sở thích ngâm mình dưới nước, thậm chí là khả năng bơi lội cực giỏi. Chúng được mệnh danh là những vận động viên bơi lội cừ khôi của thế giới loài mèo.


Do có tập tính sống ở những vùng nhiều nước, thay vì tìm kiếm con mồi trên cạn như những loài mèo khác, mèo cá tìm kiếm thức ăn dưới nước. Và tất nhiên con mồi yêu thích của chúng là cá.

       

Chúng thường hoạt động về đêm, có thể lặn sâu xuống để đuổi bắt con mồi dưới đáy nước.


Một số thức ăn khác của chúng bao gồm động vật thân mềm, lưỡng cư, gặm nhấm, chim và xác thối.


Tuy nhiên do bị săn bắt quá mức để lấy thịt, lông hoặc làm vật nuôi, mèo cá Việt Nam đang được xếp vào nhóm động vật sắp nguy cấp trong Sách Đỏ


Cận cảnh loài mèo hiếm ở Việt Nam giỏi bơi lội.


Mèo cá thoải mái ngâm mình dưới nước.


                                                                                         Mộc Nhiên

Nguồn:
https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/loai-meo-hiem-o-viet-nam-cuc-gioi-boi-lan-bat-ca-thanh-than-1415054.html


          

CHÙM TỨ TUYỆT THÁNG 7 /2020 - Thơ Nguyễn Khôi


   
                                    Nhà thơ Nguyễn Khôi


CHÙM TỨ TUYỆT THÁNG 7 – 2020

1- Cúm Vũ Hán lai rai "hành" nhân loại
Donald Trump bực bội cuống điều hành
Tập Cận Bình run lo "Tam Hiệp" vỡ
Nước Trường Giang đổ lũ lụt mông mênh...
                              
2- "Vải Lục Ngạn" được mùa dân hớn hở
"Du Lịch" mừng... vội mở : bộn người chen
Đà Nẵng "toang"... truy lùng mươi "chú Khách"
Lại "khẩu trang" - " giãn cách" cuống cả lên...
                              
3- Thanh Nghệ hạn đồng khô cỏ cháy
Nhãn trĩu cành để rụng úa hoàng hôn
Giá thịt lợn vẫn đỉnh cao hiếm thấy
"Lên Ti vi" hỏi Bộ trưởng Nông thôn ?
                               
4- "Túy" chưa khuất đã nảy nòi "Nhân Chiến" (1)
Mẹo "cờ Vua" hòng kiếm chút oai danh ?
"Người Quan Họ làm Quan cả Họ
Quê Thuận Thành chẳng thuận cũng thành " !
                               
5- Con Covid ..."tịt" vận hành Thế giới
Vàng leo thang, thất nghiệp tràn lan
Phen này hẳn ngồi nhà mà "trực tuyến"
Rao "bán Thơ" xuất khẩu chắc an toàn ?

                                 Hà Nội 28-7-2020
                                    Nguyễn Khôi
-----

(1) Hai Bí thư Bắc Ninh nổi tiếng về "cả Họ làm Quan"

KIM ĐÂU, CHỢ SÒNG: LÀNG TÔI ! (phần cuối) - Hà Huy Hoàng


                  
                                  Tác giả bài viết Hà Huy Hoàng                                                                                 

KIM ĐÂU, CHỢ SÒNG: LÀNG TÔI ! (phần cuối) 
                                                            Hà Huy Hoàng

Ngày còn bé thì không sao, nhưng khi bước qua tuổi của bậc trung học, và từ lúc bạn Luyện bằng tuổi tôi, em của anh Thông con chú Trợ, bị mấy ông “giải phóng” ban đêm về “tuyển quân” lên rừng, tôi không còn được ngủ đêm tại nhà nội mỗi lần về thăm. Luyện bị đưa lên vùng trung du với một khoảng cách khá xa làng, cu cậu cũng lanh, giả vờ đi “ẻ” (đại tiện - tiếng Quảng trị), ngồi xuống đất với tư thế làm cho chó chạy lại, cu cậu cứ nhích dần nhích dần xa ra, khi thấy mấy bác “giải phóng” lơ là một chút thế là cậu ta chuồn lẹ, về đến nơi cả làng mừng hú! Lúc tôi còn nhỏ, có lần mấy bác này về chỉ tôi đang ngủ, hỏi O Đá: thằng ni con ông Liệu phải không? Còn bé quá nên mấy bác chưa rớ tới, chỉ điểm danh và để dành?? Phải chi mấy bác chịu khó dắt đi và không bị tiêu tùng trong cuộc chiến khốc liệt, trong trò chơi súng đạn của hai miền Nam-Bắc thời đó, biết đâu giờ này đã thành ông bộ đội với cấp hàm to bự chảng rồi hè!? Nói chơi rứa thôi, tôi không ham “zụ” này! 

GIẤC MƠ - Thơ Phan Dương Thy


       
                Nhà thơ Phan Dương Thy


GIẤC MƠ

Chẳng biết vì sao cứ mơ thấy em,
Một giấc mơ ngọt lành về ngày xưa đi học.
Vẫn mượt mà bài Bông sen em hát,
Nắng chiều vàng tha thướt tóc em thơm,

Mỗi bận về Sài Gòn là nỗi nhớ tròn hơn,
Anh thức với mưa và trăng sùi sụt.
Mưa như thác khóc mùa hè tiễn biệt!
Trưa suối Lồ Ồ khắc nỗi nhớ lên cây.

Đêm công viên ngất ngây với mây trời say,
Đời chết ngộp chỉ có tình yêu đẹp mãi!
Ta hạnh phúc và ta cùng ái ngại,
Anh quá khờ để không neo nỗi tim em!

Ba mươi năm rồi, anh vẫn nhiều đêm,
Mơ cái dáng le te và nụ cười hồn hậu.
Trưa ký túc cây phượng già in dấu,
Hai đứa mình từng hờn giận vu vơ.

Sinh nhật em, anh lén vợ làm thơ,
Quên sao được mối tình đầu da diết thế!
Xin chia xẻ với em nỗi đời dông bể,
Đã xối xuống đời em những kẻ bạc tình!

Thôi em! Đường đời nhung nhúc những quái tinh,
Cứ thua thiệt mà đi, cứ cho mà sống!
Quả đất thì chật, mà tình đời thì rộng.
Trách làm chi những kẻ tự đánh mất mình!

Như đường đời máu chảy về tim,
Chết với sống chuyện đời thường không biết được!
Chỉ xin em điều này anh nói trước:
Tha thứ cho anh những nông nỗi ngày nào!

                                        Gởi em nhân ngày 01/12
                                              Phan Dương Thy


          
           Nghệ sĩ ngâm thơ Bùi Thị Minh Loan

Thứ Tư, 29 tháng 7, 2020

SANG MÙA - Thơ Phan Quỳ


   


SANG MÙA

Hoa lá sang mùa em biết không?
Mưa thu dịu nhẹ đoá sen hồng
Ngày đi chiều tới hương phảng phất
Nửa như hờ hững, nửa như mong.

Em có hay tình, em biết chăng?
Lối về quạnh vắng, nửa vầng trăng.
Ai đem bằn bặt vào trong ấy
Để mãi trong ta khuyết chị Hằng.

Em có mơ gì, em có mơ
Ta về xa xót mấy vần thơ
Em mơ sen nở lên tà áo.
Ta nâng cánh vỡ đếm ơ hờ.

Em có nhớ gì những ngây thơ
Tiếng cười trong trẻo giữa vườn xưa
Ta thương mùi tóc, ôi mùi tóc!
Hương nồng theo mãi một chiều mưa.

Ta về nắn lại mấy đường tơ
Gởi vào trong gió những chơ vơ
Em ơi sầu muộn sen thôi thắm
Mình ta thơ thẩn bước ven hồ.

                               Phan Quỳ

THÂM CUNG BÍ SỬ: CHUYỆN PHI TẦN, THỊ NỮ CỦA VUA TỰ ĐỨC - Lê Công Sơn

Lâu nay, chuyện "thâm cung bí sử” của nhà vua thường chỉ được biết qua sách sử. Tuy nhiên lần đầu tiên, Charles-Édouard Hocquard - một thầy thuốc quân y kiêm nghệ sĩ nhiếp ảnh người Pháp đã hé lộ nhiều chuyện về phi tần, thị nữ của vua Tự Đức.

                                             Điện Càn Thành - Palais du Musée
                                             Ảnh: Charles – Édouard Hocquard

THÂM CUNG BÍ SỬ: CHUYỆN PHI TẦN, THỊ NỮ CỦA VUA TỰ ĐỨC 
                  Lê Công Sơn

Nếu nói tới phi tần, thị nữ của nhà vua thì nhiều vô kể. Cuốn sách Một chiến dịch ở Bắc Kỳ (Omega và NXB Đà Nẵng ấn hành), kể: “Tự Đức có một trăm lẻ tư bà phi tần. Phi tần được chia làm chín bậc, mỗi bậc có một danh xưng khác; họ ăn mặc và hưởng bổng lộc theo quy định của triều đình tùy vào thứ bậc của họ. Bổng lộc này không đáng kể lắm: Hoàng hậu mỗi năm nhận một nghìn xâu tiền, tương đương khoảng 800 franc, cùng hai trăm năm mươi đấu gạo màu, năm mươi đấu gạo trắng và sáu mươi súc lụa để may xiêm y; các bà nhất giai phi thì chỉ có năm trăm xâu tiền, hai trăm lẻ năm đấu gạo màu, bốn mươi lăm đấu gạo trắng và bốn mươi tám súc lụa; các bà cửu giai tài nhân thì chỉ được nhận phần lương bổng ít ỏi gồm năm mươi ba xâu tiền, một trăm tám mươi đấu gạo màu, năm mươi sáu đấu gạo trắng và mười hai súc lụa”.

      
                Một trong các cửa sơn son ở hậu cung triều đình Huế
                Ảnh: Charles – Édouard Hocquard