BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Ba, 18 tháng 2, 2020

ANH YÊU EM – Đức Hạnh & Thi Hữu


   


ANH YÊU EM

A nh gửi bông hồng mến tặng em
N ồng duyên nụ trổ rất êm đềm
H ương trần ngõ mộng ngời hoa bướm
Y ến tiệc tình yêu thắm những đêm
Ê m ái làn môi tìm suối ngọc
U ng dung sóng nhạc trỗi bên thềm
E m là thục nữ khai nguồn sống
M ộng mãi tươi cười nở đẹp thêm…

Đức Hạnh
14 02 2020


BÀI HỌA:


HOA LÒNG

Hoa lòng thầm ẩn gởi nơi em
Duyên ước ấm ÊM, phận chửa ĐỀM?
Chốn ấy tương tư rầu sao sớm
Phương này sầu muộn nẫu trăng đêm!?
Hương thanh nhẹ thoảng vương ngoài ngõ
Hoa thắm màng mơ lạc trước thềm ?...
Duyên phận trời se chưa bén mối
Đêm dài mộng tưởng...mãi dài thêm?...

 Nguyễn Huy Khôi
14 02 2020

TRĂNG NGUYÊN TIÊU; NGUYÊN TIÊU, CỐ NHÂN LỘNG NGUYỆT - Thơ Nguyên Lạc


   


TRĂNG NGUYÊN TIÊU

Hiên đời lữ khách mồ côi
Nguyên tiêu trăng lạnh trêu tôi bóng hình
Quỳnh hương trầm ngát thân trinh
Vẳng khuya điệp khúc muôn trùng vọng âm

Cố nhân sương khói mù không
Đã rồi yêu dấu mông lung nghìn trùng

Nguyên tiêu huyễn mộng trăng chung
"Đào hoa nhân diện ... ánh hồng nơi nao"? *
Nhớ câu thơ cổ buồn sao
"Khứ niên kim nhật "... Kiếp nào gặp đây?

Tôi và tôi chén rượu cay
Nguyệt và tôi mối tình hoài thiên thu!

..........

* Ý thơ: "Khứ niên kim nhật thử môn trung/ Nhân diện đào hoa tương ánh hồng/ Nhân diện bất tri hà xứ khứ/ Đào hoa y cựu tiếu đông phong" - Đề Đô Thành Nam Trang của Thôi Hộ

ĐÔNG JUAN THỜI HIỆN ĐẠI - Đặng Xuân Xuyến


     


         ĐÔNG – JUAN THỜI HIỆN ĐẠI 

 (Trích trong ĐIỀM YẾU CỦA NGƯỜI ĐÀN ÔNG MẠNH MẼ
của Đặng Xuân Xuyến; xuất bản năm 2006)

Đông-Juan là một nhân vật trong tác phẩm văn học của nhà văn Stendal. Đó là một mẫu đàn ông gợi tình, mạnh mẽ, táo bạo và có số “đào hoa”. Chính vẻ đẹp đầy nam tính, gợi tình và tham vọng chinh phục phụ nữ đã giúp anh ta giành được nhiều “chiến công” trong đời sống tình ái của mình. Stendal đã viết: “Đông-Juan luôn rũ bỏ mọi trách nhiệm trong các mối quan hệ tình cảm của anh ta. Trên “chiến trường” bao la rộng lớn, anh ta luôn luôn là kẻ đào hoa, luôn luôn chiến thắng mà không bao giờ chịu nếm mùi thất bại”. Như vậy, anh ta quả là tay săn lùng phụ nữ lạnh lùng, trơ trẽn và “hiệu quả”. Stendal đã xây dựng rất thành công nhân vật Đông-Juan để từ nhân vật Đông-Juan trong tác phẩm văn học, bước ra với cuộc đời, đại diện cho những gã Đông-Juan của đời thường: Lạnh lùng đến tàn nhẫn, trơ trẽn đến bỉ ổi.

Thứ Hai, 17 tháng 2, 2020

CHÙM THƠ "GIẤC MƠ" - Lê Văn Trung


       


GIẤC MƠ

Người chẳng mùa thu mà rừng tôi vàng úa
Người chẳng mù sương mà rừng tôi lạnh đầy
Người chẳng hoàng hôn mà chập chùng nỗi nhớ
Sao người không cầm giọt nắng trên tay
Tôi
Giọt nắng phương Nam nhớ áo lụa vàng phai
Người chẳng giăng mưa
Không mịt mù gió
Mà suối rừng tôi nằm nghe lá đổ
Người chẳng là sông mà bờ tôi sóng vỗ
Người không là sóng mà thơ tôi bập bềnh
Người không về đâu!
Người chẳng về đâu!
Tôi sân ga nghìn năm nằm đợi một con tàu
Người không về đâu!
Tiếng còi hú xé lòng đêm hun hút
Người không về đâu!
Bóng con tàu là giấc mơ hiu hắt
Chạy suốt cõi vô cùng, chạy suốt cuộc tình không.
   

VỀ HIỆN TƯỢNG THỜI TIẾT KINH DỊ ĐÊM CUỐI NĂM, BÁO HIỆU ĐIỀM GÌ? - Hoàng Quốc Hải

Trước dịch CORONA VIRUS từ Vũ Hán của Trung Quốc đang tác động trên đất nước chúng ta cùng những hiện tượng thiên nhiên biến động bất thường ở một số tỉnh Bắc Bộ vào thời điểm đêm giao thừa và những ngày đầu năm Canh Tý (2020) vừa qua, tạo nhiều cung bậc cảm xúc. Ông Hoàng Quốc Hải, nhà văn nổi tiếng trong lĩnh vực tiểu thuyết lịch sử viết một tạp luận…

           
                                  Nhà văn Hoàng Quốc Hải

Hoàng Quốc Hải sinh năm 1938 tại huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương, nhà văn nổi tiếng trong lĩnh vực tiểu thuyết lịch sử. Hiện nay, ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Ngoài những tác phẩm đã xuất bản. Năm 2010, ông cho xuất bản hai bộ tiểu thuyết lịch sử trường thiên “Tám triều vua Lý” và “Bão táp triều Trần”với độ dày trên 6000 trang, được đánh giá cao:
- “Đây là hai cuốn sách đồ sộ nhất mà một nhà văn Việt Nam từng viết về thời Lý và thời Trần.”
                               (Bà Mai Quỳnh Giao, Giám đốc Nhà Xuất bản Phụ Nữ)

- “Với hai bộ tiểu thuyết lịch sử ‘Tám triều vua Lý’ và ‘Bão táp triều Trần’ cùng 6.442 trang sách, tác giả Hoàng Quốc Hải đã không chỉ dựng lên bức tranh toàn cảnh về hai thời đại huy hoàng bậc nhất trong lịch sử dân tộc là thời Lý và thời Trần, hơn thế, ông đã khắc họa đậm nét bản sắc văn hóa Việt cùng các bài học lịch sử, thức dậy mạnh mẽ hồn thiêng sông núi, khí phách cùng niềm tự hào dân tộc Việt Nam.”
                                                                                                         (Chi Anh)


 VỀ HIỆN TƯỢNG THỜI TIẾT KINH DỊ ĐÊM CUỐI NĂM, BÁO HIỆU ĐIỀM GÌ?
                                                                                Hoàng Quốc Hải

Tôi sống hơn 80 tuổi chưa từng được nghe đêm trừ tịch (30 Tết) lại có sấm chớp và mưa như trút nước, mưa như thuở hồng hoang. Nhiều tỉnh có mưa đá như Lạng Sơn, Lao Kai, Yên Bái, Sơn Tây (nay là ngoại thành Hà Nôi)… mưa đá làm vỡ cả kính ô tô, mưa đá làm cả chục ngàn gia đình nhà cửa bị sập mái. Nhiều cánh đồng hoa mầu, lúa má bị mất trắng. Nhiều vườn cây ăn trái bị gẫy đổ. Ngay giữa thành phố nước ngập lút trong nhà, đường phố thành sông…

Chủ Nhật, 16 tháng 2, 2020

CẠN LY CÙNG NGƯỜI... - Trần Mai Ngân


   


CẠN LY CÙNG NGƯỜI...

Uống cạn đi... cơ hồ chi lại ngại
Xin lỗi người ta lỡ cuộc trăm năm
Giọt tràn ly cay đắng âm thầm
Em có khóc - ta có sầu quạnh quẽ...

Uống cạn đi, bởi tình đời nhạt tẻ
Sau yêu đương là trăm nỗi bẽ bàng
Giấu lệ sầu lòng đã bước sang ngang
Xem như chết - mộ bia ghi từ ấy !

Uống ! Uống đi... Nào đôi ta cùng uống
Ly rượu nồng tống biệt tình nhau
Đắng cay đầy... cố nuốt - lòng đau
Thôi cũng cạn bởi vì tan vỡ !

Uống đi - uống đi... Như nhang trầm thắp nén
Vì mọi người ta đốt liệm đời nhau
Hết rượu rồi về lại xôn xao
Nụ cười ấy... là niềm đau chôn kín !
                              
                                       Trần Mai Ngân

Thứ Sáu, 14 tháng 2, 2020

AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ THÀNH CỔ LOA: KẾT LUẬN CỦA 4 GIÁO SƯ UY TÍN NHẤT TRONG GIỚI SỬ HỌC VIỆT NAM - Lê Tiên Long

Hàng năm, cứ vào mùng Sáu tháng Giêng âm lịch, nhân dân xã Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội lại tưng bừng mở hội để tưởng nhớ công lao của An Dương Vương, người tạo lập ra nhà nước Âu Lạc.



                                       Ảnh: HL, nguồn: thegioidisan.vn
     
Hàng năm, cứ vào mùng Sáu tháng Giêng âm lịch, nhân dân xã Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội lại tưng bừng mở hội để tưởng nhớ công lao của An Dương Vương, người tạo lập ra nhà nước Âu Lạc.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, nhà nước Âu Lạc chính là hình thức nhà nước đầu tiên ở nước ta, kế tục nhà nước Văn Lang mang tính truyền thuyết của các vua Hùng. Nhiều sử liệu cũng khẳng định An Dương Vương đã lãnh đạo đất nước chống lại cuộc xâm lược của nhà Tần, và sau đó là của vua Nam Việt Triệu Đà.
Âu Lạc cũng là nhà nước có kinh đô, với thành là Cổ Loa mà An Dương Vương xây dựng, mà hiện nay vẫn còn lưu giữ dấu vết.

VOI BIỂN LÀ “HẢI TƯỢNG” HAY “HẢI MÔ ? - La Thụy sưu tầm và biên tập





          VOI BIỂN LÀ “HẢI TƯỢNG” HAY “HẢI MÔ ?

Câu hỏi có vẻ ngớ ngẩn, khi mà ai cũng biết từ Hán Việt “tượng” là voi, tất nhiên VOI BIỂN phải là HẢI TƯỢNG. Nhưng, không phải tự dưng tôi đặt ra câu hỏi “ngớ ngẩn” trên. Việc gì cũng có nguyên do cả (như “nguyên lý túc lý” trong triết học).

Năm 1967, tôi học lớp nhất (tương đương với lớp năm hiện nay). Khi học môn Khoa Học Thường Thức, bài “động vật Bắc cực” thấy giới thiệu về gấu trắng, hải cẩu và hải mã. Nhìn hình vẽ thì con hải mã to lớn và đặc biệt có 2 cái ngà nhọn hoắt chỉa ra từ miệng. Sách Khoa Học Thường Thức lớp nhất hồi đó cho biết HẢI MÃ nặng trung bình 1,5 tấn. Tôi tự hỏi con vật to lớn, có ngà trông giống con voi, chẳng giống ngựa tí nào, tại sao không có tên là HẢI TƯỢNG mà lại mang tên HẢI MÃ. Bẵng đi một thời gian dài, đọc sách báo, tôi thấy có đề cập đến HẢI TƯỢNG. Tôi truy cập tìm hiểu “hải tượng” là con vật như thế nào, quả nhiên như suy nghĩ của tôi thời tiểu học: HẢI MÃ còn được gọi là hải tượng.

Thứ Năm, 13 tháng 2, 2020

TÌNH CA MÙA XUÂN – Minh Hiên & Đức Hạnh


    


TÌNH CA MÙA XUÂN
(Nđt, Nk, Tvn)

Ước hẹn cau trầu sẽ chẳng lơi
Tình yêu đẹp thắm dẫu không lời
Bao ngày hạnh phúc tràn mưa bể
Những buổi êm đềm lộng gió khơi
Đã thuộc về nhau chờ cả kiếp
Dù xa cách nẻo nguyện bên đời
Mùa xuân én lượn tìm xây tổ
Kết tụ chung nhà thoả mãn ơi

*

Chung nhà mãn nguyện lắm người ơi
Kể chuyện mình ta mãi suốt đời
Suối chảy mơ màng quanh ruộng bãi
Hoa bừng rạng rỡ khắp ngàn khơi
Mừng duyên hợp cẩn hồng xinh má
Chúc buổi thành thân khẽ dịu lời
Khát vọng dâng trào trên mỗi ngả
Câu tình giữ chặt nhé đừng lơi

Minh Hiên
13 02 2020

THƠ, CA DAO CHO NGÀY LỄ TÌNH YÊU - Nguyên Lạc


               
                             Tác giả Nguyên Lạc


SƠ LƯỢC VỀ NGÀY VALENTINE

1. Ý nghĩa của ngày Valentine
Ngày Valentine (tên tiếng Anh là Valentine’s Day, Saint Valentine’s Day) còn được gọi là ngày lễ tình yêu, ngày lễ tình nhân, diễn ra vào ngày 14/2 hàng năm. Đây là một trong những ngày lễ lớn tại châu Âu và Bắc Mỹ. Nó được đặt tên theo Thánh Valentine - một trong những vị Thánh tử vì đạo Kitô giáo đầu tiên.
 Valentine chính là dịp để cả thế giới tôn vinh tình yêu đôi lứa, tình cảm giữa các đôi tình nhân và rộng hơn là tình cảm bạn bè khác phái. Mỗi khi đến Valentine, người ta lại bày tỏ tình cảm cho nhau thông qua những lời chúc ngọt ngào hay những món quà ý nghĩa như thiệp, hoa hồng, socola, tấm thiệp tình yêu xinh xắn …

GIA ĐÌNH - Trần Mai Ngân


      


Mấy mươi năm rồi chị em tôi mới ngồi lại cùng ăn với nhau trên một bàn ăn ở ngôi nhà cũ. Ngôi nhà mà chúng tôi đến đầu tiên sau khi cất tiếng khóc chào đời...

Mấy mươi năm trước, ngôi nhà vẫn diện tích như thế này nhưng chúng tôi không thấy nó nhỏ hẹp mà lại thấy nó là cả bầu trời rộng lớn... chứa đựng những vui buồn của hạnh phúc!

Ở đó có Má của chúng tôi tất bật lo toan... như Gà mẹ lúc nào cũng vươn cánh ra bào vệ đàn con 8 đứa... chăm chút các con theo cách riêng của mình, dù thiếu, dù đủ nhưng vẫn đầy tràn tình yêu thương...
Ở đó có Ba chúng tôi, nói ít, làm nhiều... Ba kiếm tiền giỏi để cho chúng tôi ăn học và lớn lên... Ở đó, Ba hay trầm tư ngồi bên balcon với ly cà phê đợi sáng...
Má không nói, còn Ba thì cưng con mèo nhỏ bằng tuổi đứa con gái thứ sáu ở xa... nhìn con mèo tôi biết ba luôn nhớ thương con gái của mình...

Hằng năm, những ngày giáp tết và mùa hè là đứa con gái thứ sáu được quay về sum họp với ba má với anh chị em... Nó sống và cảm nhận về hai từ gia đình thiêng liêng.
Gia đình là tiếng cười của ba má và 8 đứa con chen chút trong bàn tròn ăn cơm thật vui. Gia đình cũng có khi là tiếng la rày của Má lúc các con không ngoan...
Thế đấy, anh chị em chúng tôi lớn lên từng ngày...

Rồi thời cuộc... rồi chia xa... Có những nỗi buồn, mất mát...
Nhưng trong chúng tôi dòng máu của họ Lee vẫn luôn luân chuyển trong cơ thể và tình yêu thương vẫn đầy tràn khi có dịp gặp nhau, ở cạnh nhau...

Lần này, một dự định thật hạnh phúc là chúng tôi đủ đầy quay về căn nhà cũ 151...HMĐ... Nhưng. “Người định như thế như thế, trời bảo chưa thế chưa thế...” Cơn đại dịch Corona ...đã làm sự sắp xếp chu đáo trở nên bất thành...
Không có các con trai của họ Lee, và ngũ long công chúa lại vắng một...
Buồn và tiếc lắm! Tiếng cười bớt đi một cung bậc của âm thanh... Thương và nhớ!
Thôi thì lại hò hẹn một lần nữa và cầu mong ý nguyện sẽ thành... Chúng ta sẽ đầy đủ bên nhau thật vui thật hạnh phúc...

Thấp thoáng tôi thấy trên áng mây vàng nụ cười an nguyện hài lòng của ba má về tình ruột thịt của chúng tôi... Của các con của ba má…

                                                                                 Trần Mai Ngân

BUỒN KHÔNG NGƯỜI LÍNH CŨ - Thơ Nguyên Lạc


       
                        Nhà thơ Nguyên Lạc


BUỒN KHÔNG NGƯỜI LÍNH CŨ

Chiều vội vã tà huy nhòa bóng
Đông phong về lăn chiếc lá tàn thu
Có bóng người cao thấp lối sương mù
Đời lữ khách mòn theo từng năm tháng

Sâu góc vắng khói thuốc cay vương mắt
Dĩ vảng buồn theo từng giọt cà-phê
Khúc tình xa quá khứ lại về
Thời đã cũ. nhớ chi. người lính cũ?

"Lứa lận đận chúng ta cùng một lũ" [*]
Mất còn ai ngày tháng hao mòn?
Đã rồi tình sương khói hư không
Đầu tuyết điểm. buồn không. người lính cũ?

Chiều cuối năm buồn chi người lính cũ?
Bận lòng chi. đáy cốc bóng hình?
Lặng nhìn chi. khói thuốc lung linh?
Để quay quắt. để thống trầm lòng lính cũ?

Người lính cũ búng bay tàn thuốc vỡ
Búng bay không. từng mảnh vỡ hồn sầu?
Búng bay không. hằn những vết sẹo đau?
Tha phương. quán lạ. vọng cố nhân...
Buồn không người lính cũ?

Mắt phố đầy. một bóng người khập khiễng
Đêm cuối năm. từng bước quá khứ buồn
Đêm đón đưa bè bạn đã từng ...
Tan sương khói!
Buồn không người lính cũ?

                                          Nguyên Lạc

...........

[*] Đồng thị thiên nhai luân lạc nhân/ Tương phùng hà tất tằng tương thức - (Tỳ Bà Hành- Bạch Cư Dị)
Cùng một lứa bên trời lận đận/ Gặp gỡ nhau lọ sẵn quen nhau - (Phan Huy Vịnh dịch)

CÓ ĐÚNG LÀ “VĂN CHƯƠNG CÀNG HAY CÀNG XA SỰ THẬT”? - Phạm Đức Nhì


             
                      Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì


Lời Nói Đầu
           
Trong thời gian tra cứu để viết lời bình cho bài thơ Tan Vỡ của nhà thơ Dư Thị Hoàn tôi đọc được bài viết “Dư Thị Hoàn: Từng Có 'Tan Vỡ' Gây Chấn Động, Xuất Hiện Sau 10 Năm Đi Tu.” (1)

Trong bài viết có đoạn:
Ba năm trước, Dư Thị Hoàn tổ chức lễ “rửa tay chậu vàng”, có nhiều bạn bè văn chương chứng kiến, tuyên bố không viết, không tham gia văn đàn.
Trong một cuộc phỏng vấn, nhà thơ chia sẻ, thực ra quyết định “bẻ bút” có từ trước đó, khi bà đọc được câu “Văn chương càng hay càng xa sự thật”.

Vì là người làm thơ và bình thơ nên trong bài viết này tôi sẽ chỉ đề cập đến khía cạnh thơ của câu nói trên. Các thể loại văn học khác xin mời những cao nhân có kiến thức và kỹ năng thích hợp lên tiếng.

ĐẠI DỊCH VIRUS CORONA - Thơ Nhật Quang


       
                   Nhà thơ Nhật Quang


ĐẠI DỊCH VIRUS CORONA

VIRUS CORONA ơi!
Sao mi ác độc với người thế nhân
Chưa vui hết trọn mùa xuân
Đã mùa tang tóc, ly trần thương đau

Người dân Vũ Hán thảm sầu
Một trời ú ám nhuộm màu thê lương
Xuân về phủ kín màn sương
Khắp nơi phong tỏa, phố phường vắng tanh

CORONA hại dân lành
Từ quê cho đến Thị thành khóc than
CORONA đã tràn lan
Bao nhiêu xác chết trên giàn hỏa thiêu

Người dân khắp chốn tiêu điều
Cầu mong nạn dịch sớm chiều mau qua
Vaccin trị CORONA
Cho chúng tan biến, tránh xa con người

Nguyện xin Thượng Đế trên trời
Đoái thương nhân loại khắp nơi địa cầu
Thoát qua nạn dịch bể dâu
Bình yên cuộc sống, đẹp màu thắm tươi.

                                            Nhật Quang

BÓI DẠO - Truyện ngắn của Đặng Xuân Xuyến


         
                   Tác giả Đặng Xuân Xuyến


BÓI DẠO

Gã thanh niên xấp xỉ tuổi 30, chằm chằm nhìn lão, rồi bả lả hỏi:
- Này anh. Có tin con người có số mệnh không?
Đang buồn vì không có người nói chuyện, thấy cách “bắt chuyện” của gã cũng hay hay, lạ lạ nên lão trả lời:
- Có chứ! Giày dép còn có số nữa là đời người!
Như gãi đúng chỗ ngứa, gã vỗ tay đét cái, hỉ hả:
- Biết ngay mà. Nhìn là biết anh thuộc người của tứ phủ, cũng căn quả lắm đây! Mà... vợ con gì chưa?
Lão cười cười:
- Con thì có, vợ thì giờ vẫn chưa kiếm được.
Gã sấn đến, ngồi xuống, cầm tay lão, gãi gãi, xoa xoa. Ngón tay út khẽ cong lên, rồi ấn ấn, bóp bóp, dạn dĩ và rất chuyên nghiệp.
Vuốt vuốt gan bàn tay, cạ đi cạ lại gò Kim Tinh trên bàn tay của lão, gã nheo nheo mắt, nhăn nhở:
- Lại chuyện bị vợ chê là yếu sinh lý chứ gì? Gớm! Trông ra dáng gà chiến thế này mà... chẳng khác gà thiến là mấy... Tiếc nhỉ?
Lão giả bộ nai tơ, ngạc nhiên hỏi:
- Sao biết? Tài thế?
Gã bĩu môi rõ dài, rồi nhấn nhá:
- Không phải khoe đâu nhá... Em nhìn là em biết ngay. Đàn ông mà mặt buồn buồn như thế này thì khổ vì chuyện phòng the là đúng rồi. Lại nữa, cái tay... Ối giời ơi, gò Kim Tinh gì mà nát như băm như vằm thế kia thì đĩ lên đĩ xuống là phải... Từ từ, để xem đường sinh lý thế nào nào... Gớm, ngại cái gì, đĩ vung đĩ vẩy như thế mà cứ giả bộ đàng hoàng, đứng đắn... Ôi, nhìn cái bàn chân kìa, dài rộng thế này thì vợ nó chê như đuôi chuột ngoáy lọ mỡ là phải? ... Dào ồi! Vẽ chuyện. Mấy thằng đực với nhau thì ngượng cái gì?... Đưa tay mặt ra đây... Thế, thế...... Nhắm mắt lại xem nào… Xem giúp thôi, có lấy tiền đâu mà sợ đắt với rẻ?...
Lão thấy kỳ kỳ nên rụt tay lại, ngó quanh, ái ngại:
- Uầy... Có gì đâu mà sợ? Chỉ là thấy nhột nhột nên không thích, thế thôi!
Gã nhìn lão, thêm chăm chú, rồi trầm giọng:
- Này, hỏi thật nhé, có định đi bước nữa không? Hay quyết định ở góa nuôi con?
Chẳng hiểu sao lão lại trải lòng:
- Cũng mấy lần định tìm vợ nhưng cu con phản đối dữ quá nên tạm gác lại, đợi vài năm nữa cu con lớn hẳn mới tính tiếp chuyện ấy...
Gã nhìn lão, xỉa 2 tay vào nhau, vỗ đét một cái, rồi cao giọng:
- Ngu thế! Việc gì phải kìm hãm sự sung sướng lại làm gì? Ở góa mà nuôi con cũng tốt nhưng chuyện bồ bịch thì cứ phải chiến vô tư chứ... Dở hơi à mà kìm hãm sự sung sướng của mình như thế... Gái nó chửi cho đấy! Dở!

Đảo mắt thật nhanh, gã véo lão một cái rõ đau, rồi hạ giọng, thủ thỉ: - Này, trông vẫn còn nặng nghiệp lắm, vẫn còn nhiều Đào Hoa lắm. Yêu đi, đừng kìm hãm sự sung sướng như thế... Năm nay, vận Đào Hoa sẽ nhiều đấy, chớp lấy cơ hội, đừng để tuột mất như mấy năm trước mà uổng.... Vài năm nữa, có các thêm vàng, gái nó cũng chẳng thèm đâu....
Gã lại chăm chắm nhìn, ánh mắt như lọc xương lọc thịt, rồi ngón tay lại ấn, lại véo, lại làm lão đau, lão nhột.
Bất giác gã trai hất tay lão, thở hắt ra, rồi trệu trạo mà gượng cười: - Xem giúp thế thôi. Đến giờ đi đón vợ rồi... Đừng ngẩn người ra như thế! Có duyên ắt gặp lại. Bb nhé!
Nhìn theo gã, lão giật mình, lẩm bẩm: - Ơ... Rõ là vớ vẩn! Tự nhiên lại ngồi nghe mấy chuyện tào lao, chẳng đâu vào đâu... Rõ thật... ngớ ngẩn!

                                                 Hà Nội, ngày 13 tháng 02 năm 2014
                                                           ĐẶNG XUÂN XUYẾN

XUÂN HỒNG - Thơ Lê Kim Thượng


        
            Nhà thơ Lê Kim Thượng


XUÂN HỒNG

Mấy mùa... yêu dấu, dấu yêu
Nắng Xuân đưa tiễn mưa chiều Lập Đông
Chúng mình nghĩa suối, tình sông
Giữ cho tươi thắm Xuân Hồng, hồng son
Tiếng cười khúc khích tươi giòn
Làn môi, sóng mắt... vẫn còn tinh khôi
Liếc nhìn, đôi mắt có đuôi
Gió đưa mái tóc ngược xuôi, tóc thề
Ngập ngừng, nón lá nghiêng che
Để cho môi tựa, má kề song song
Nắng rơi trong mắt, mắt trong
Tay ve vuốt tóc, tay vòng lưng ngoan
Phất phơ áo lụa, khăn voan
Khoác cho em chiếc áo choàng Tường Vi
Da em trắng mọng Xuân thì
Thở run ngực nõn... tình si với tình
Đôi ta như bóng với hình
Thề non, hẹn biển chúng mình thành đôi...

Xa em vẫn nhớ dáng người
Nhớ em, nhớ nhất tiếng cười giòn tan
Lời ca chùng xuống phím đàn
Tình như dao nhọn xuyên ngang buốt lòng
Xa em tình đổ về khôn
Tiếng thơ khắc khoải... Diêu Bông ơi hời...
Lá vàng, vàng rụng đầy trời
Mấy mùa Thu chết, buồn rơi chất chồng
Tìm em cuối bãi đầu sông
Trường Giang chảy mãi, tình không thấy về
Bên lề nỗi nhớ ê chề
Cầu Sương, Bến Đợi não nề đò đưa...
Vẫn là em của tôi xưa
Chiều mưa loang tím, bóng mưa hiện về
Cho tôi lời ấm vỗ về
Cho tôi một nửa lá thề Diêu Bông
“Để cho con Sáo sổ lồng...”
“Sao em nỡ vội lấy chồng...” đôi mươi
Cỏ khô, khóc dấu chân người
Giậu tình xiêu đổ, tiếng cười xanh rêu...
                       
                  Nha Trang, tháng 02. 2020
                        LÊ KIM THƯỢNG

“...” Ca Dao

HAI CHỮ QUÊ HƯƠNG - Nguyên Lạc


                
                                 Tác giả Nguyên Lạc


                     HAI CHỮ QUÊ HƯƠNG 
                                                                                         Nguyên Lạc

HỌA THƠ ĐƯỜNG

Thơ Đường hay Đường thi được xem là thơ hay nhất của các thi nhân đời Đường, trong đó một số được làm theo thể thơ Đường Luật, số còn lại làm theo những thể thơ khác mà đa số là thơ Cổ phong: Cổ phong hay Cổ thể là loại thơ có trước đời nhà Đường, phóng khoáng và tự do về niêm luật - không theo niêm luật nhất định.

Bài “Dịch Thủy Tống Biệt” tiễn Kinh Kha qua sông Dịch, đi hành thích Tần Thủy Hoàng của Lạc Tân Vương là thơ Cổ phong ̣́
Từ bài “Dịch Thủy Tống Biệt”, nhiều bạn thơ, trong đó có thi sĩ kiêm nhà bình thơ DHD họa, Nguyên Lạc xin họa theo góp vui.

Thứ Tư, 12 tháng 2, 2020

CA SĨ KHÁNH LY: “VỚI 10 BÀI HÁT CỦA TRỊNH CÔNG SƠN, TÔI NUÔI ĐƯỢC CẢ GIA ĐÌNH” - Yến Anh


           Với ca sĩ Khánh Ly, tình yêu nếu giữ kín của riêng mình thì lúc nào cũng đẹp


CA SĨ KHÁNH LY: “VỚI 10 BÀI HÁT CỦA TRỊNH CÔNG SƠN, TÔI NUÔI ĐƯỢC CẢ GIA ĐÌNH” 
                                                                                         Yến Anh

- Phóng viên: Chuyện tình trong âm nhạc của Khánh Ly – Trịnh Công Sơn, báo chí đã khai thác quá nhiều. Nhưng liệu có còn điều gì hạnh phúc giữa Khánh Ly và Trịnh Công Sơn mà bà chưa từng kể, đến giờ có thể bật mí?

+ Ca sĩ Khánh Ly: Tình yêu nếu giữ kín của riêng mình thì lúc nào cũng đẹp, khi nói ra nó không đẹp nữa. Cũng như chuyện vợ chồng phai nhạt theo thời gian cũng là vì vậy.

Người ta nói không bao giờ có tình bạn giữa người đàn ông với người đàn bà, điều đó cũng đúng. Khó lắm. Với ông Trịnh Công Sơn, hỏi tôi có yêu không Sơn không à? Có yêu chứ, nói không yêu là không có lý đâu, bởi vì với người tài hoa như thế, rất đẹp trai, nho nhã, dáng cao gầy, cặp mắt kính, mũi dọc dừa, mắt bồ câu, răng khểnh, tóc bồng bềnh, rất đáng yêu… Nhưng mình biết một điều, anh không phải của mình đâu.

Có thể ông Sơn cũng yêu mình nhưng không nói được. Không phải lúc nào yêu cũng nói được. Ví dụ ông yêu người đàn bà đã có chồng có con, mà những người có đạo đức có nhân cách người ta không nói, người ta giữ tình yêu đó. Ngược lại, người đàn bà khi yêu rồi thì muốn chiếm bằng được người đàn ông. Cái đó là khác biệt giữa đàn ông và đàn bà.

Chủ Nhật, 9 tháng 2, 2020

CÔNG BỐ BÚT TÍCH CỦA VŨ ĐÌNH LIÊN VÀ BÀI THƠ KHAI XUÂN “ÔNG ĐỒ 2” - Tần Tần

Nguồn:
https://news.zing.vn/cong-bo-but-tich-quy-cua-vu-dinh-lien-va-bai-tho-khai-xuan-ong-do-2-post1039785.html


     
                     Nhà sưu tầm sách Nguyễn Bình Phương - 
                     người đang gìn giữ bút tích “Bóng ông đồ”.

   
CÔNG BỐ BÚT TÍCH CỦA VŨ ĐÌNH LIÊN VÀ BÀI THƠ KHAI XUÂN “ÔNG ĐỒ 2”
                                                                                        Tần Tần


     Bức ảnh chụp nhà thơ Vũ Đình Liên và bút tích của ông. Ảnh: Nguyễn Bình Phương

Bản viết tay bài thơ “Bóng ông đồ” do đích thân nhà thơ Vũ Đình Liên viết khai xuân tặng bạn thơ của mình vừa được công bố.
Mỗi dịp Tết đến xuân về, người ta lại nhớ đến bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên như một niềm hoài cảm. Trước đây, bài thơ là niềm thương cảm cho những giá trị cũ đang dần mất đi, bị gạt sang rìa đời sống. Đến nay, nhắc tới Ông đồ là nhắc tới những giá trị văn hóa truyền thống cũ. Bài thơ Ông đồ nổi tiếng vậy nhưng ít ai biết Vũ Đình Liên còn có thêm một tác phẩm khác viết về ông đồ.
Mới đây, nhân dịp xuân Canh Tý, nhà sưu tầm sách Nguyễn Bình Phương đăng tải bức ảnh chụp bút tích của nhà thơ Vũ Đình Liên kèm ảnh thi sĩ. Bút tích này do chính tay nhà thơ Vũ Đình Liên viết bài Bóng ông đồ. Bài thơ như một sự tiếp nối mạch cảm xúc của thi phẩm Ông đồ nổi tiếng (sáng tác năm 1936).

Thứ Bảy, 8 tháng 2, 2020

VỊ TƯỚNG HIẾM CÓ CỦA HƯNG ĐẠO VƯƠNG: DỌA CHO VOI ĐỊCH KHIẾP VÍA VÀ BÍ QUYẾT ĐÁNH ĐÂU ĐƯỢC ĐÓ - Trần Đình Ba


            Voi Ai Lao bị quân Phạm Ngũ Lão đánh quay đầu chạy. Nguồn: Ảnh sưu tầm


PHẠM NGŨ LÃO VỊ TƯỚNG HIẾM CÓ CỦA NHÀ TRẦN

Cứ vào ngày 11 đến Rằm tháng Giêng âm lịch hàng năm, ở nơi đất nhãn lồng Hưng Yên lại diễn ra lễ hội Phù Ủng (xã Phù Ủng, huyện Ân Thi) tưởng nhớ vị danh tướng nhà Trần sinh ra nơi đất này. Ông là Phạm Ngũ Lão (1255-1320).

Là danh tướng nhà Trần, Phạm Ngũ Lão với cơ duyên "giữa đường đan sọt giáo đâm không biết" đã gặp gỡ Quốc công Hưng Đạo Vương, để rồi trổ hết tài hãn mã mà phụng sự đất nước đánh Nguyên, dẹp yên nhiễu loạn của Ai Lao, Chiêm Thành. Ở ông, tài văn song hành nghiệp võ, trở thành một vị tướng toàn tài hiếm có của nhà Trần.

                              Lễ hội Phù Ủng, Ân Thi, Hưng Yên. Ảnh: Báo ĐS&PL.


SỰ NHẦM LẪN GIỮA 2 BỨC TRANH CHUỘT ! - Đỗ Thành Dương


                                             Tranh Chuột múa rồng.


      SỰ NHẦM LẪN GIỮA 2 BỨC TRANH CHUỘT !

Nguồn:
https://giaoduc.net.vn/…/su-nham-lan-giua-2-buc-tranh-chuot…

(GDVN) - Hai bức tranh dân gian Đông Hồ tuy cùng tái hiện đám rước chuột có vẻ giống nhau, nhưng nội dung phản ánh không hoàn toàn giống nhau.

So với các con vật khác như gà, lợn, trâu... đề tài “chuột” được phản ánh trên tranh dân gian khá ít ỏi.
Trước hết có lẽ phải kể đến bức tranh “Chuột múa rồng”, phản ánh hoạt động vui chơi múa rồng qua phương thức nhân hóa cả đám rước toàn là chuột, hân hoan nhảy múa, thổi kèn, đánh trống, gõ phèng la... cờ giong trống mở múa rồng đón xuân vui tết.
Bức tranh thể hiện sự khát khao hoà bình, cầu cho mưa thuận gió hoà và mong cho toàn dân được mùa, cuộc sống bình an, no đủ.