Tên thật là Nguyễn Hữu Thành (1948-2011), ông là một
nhà thơ, nhà văn, nhà biên khảo, với bút danh là Nguyễn Tôn Nhan.
Sự nghiệp văn chương của ông chủ yếu ở mảng biên khảo
với hơn năm mươi tác phẩm nghiên cứu và dịch thuật. Đặc biệt nhứt là các bộ
Bách Khoa Thư Văn Hóa Cổ Điển Trung Quốc, Hoài Nam Tử và Đại Từ Điển Thơ Đường.
Về thơ, ngoài một số bài thơ ông đăng trước năm bảy
lăm trên một số tạp chí, ông còn xuất bản hai thi tập, Thánh Ca và Lục Bát Ba Câu.
Tên thật là Nguyễn Hữu Thành (1948-2011), ông là một
nhà thơ, nhà văn, nhà biên khảo, với bút danh là Nguyễn Tôn Nhan.
Sự nghiệp văn chương của ông chủ yếu ở mảng biên khảo
với hơn năm mươi tác phẩm nghiên cứu và dịch thuật. Đặc biệt nhứt là các bộ
Bách Khoa Thư Văn Hóa Cổ Điển Trung Quốc, Hoài Nam Tử và Đại Từ Điển Thơ Đường.
Về thơ, ngoài một số bài thơ ông đăng trước năm bảy
lăm trên một số tạp chí, ông còn xuất bản hai thi tập, Thánh Ca và Lục Bát Ba Câu.
贈慶長 TẶNG KHÁNH TRƯỜNG
Đã nhiều nước mắt nhớ nhung hoàiTiếc vì cảnh đẹp sớm tàn phaiBày chút nhành sương xao ngọc trắngThèm nghe trăng mộng thoảng hương nhàiLún mãi vào đêm chưa hết vắngNgủ say chiều muộn vẫn chưa ngoaiDâng hết cho đời bao ý đẹpThì quên cách biệt kiếp nay dài
Đã dâng hết cho đời bao ý đẹp. Hỏi chớ quên được không, dẫu cách biệt đã muôn lần, trong kiếp dài dằng dặc!
rơi đi, mảnh trăng xưa đầu núikêu thương, chim chóc ở đâu xachút gì, khói sương sao tàn vộimong manh, cành nhánh trước hiên nhàlặng im, những hồn ai ngoài ấybến sông, nghe gãy một dây cầmrượu rót, nửa say men đã dậyca cuồng, không áp nổi sầu câmrơi rồi, mảnh trăng thơ dại cũgãy rồi, dây nguyệt bến sông lưabốc lên, mùi tanh tao cỏ mộchôn đi, chưa hết những thèm xưa.
Ấy là, thích tự buộc mình vào một cái luật nào đó. Luật ấy, vốn xuất phát từ thơ thuộc thể vần, cũng có, mà luật đó, tự tác giả nghĩ ra, chế ra, cũng có luôn.
Nhiều người không hiểu, cứ nghĩ, những người làm thơ vần, sao họ lại ưng bị bó buộc thế nhỉ. Sao không gắng thoát ra, phá bỏ xích xiềng vần điệu, phá bỏ các luật lệ rối ren, trói mình, khiến mình bị hạn chế.
Tôi không biết những người làm thơ vần, họ nghĩ gì trước thắc mắc này của nhiều người. Chớ còn riêng tôi, nói thiệt, tôi thích mà.
Tức là, tôi thích các trói buộc ấy, thích các khó khăn ấy. Bó buộc, mà thơ vẫn rất thoát, mới thần sầu, đúng không. Luật lệ, mà thơ vẫn rất thơ, vẫn rất bay bổng, vẫn rất lãng mạn, thì mới tuyệt đỉnh công phu.
Không phải vậy sao.
Và giọng thơ, vì thế, khi đọc lên, chúng trở nên mạch lạc, dứt khoát.
Và câu thơ, vì thế, vừa như câu nghi vấn, mà lại vừa như câu khẳng định.
Khổ một này, tả cảnh!
Khổ hai này, nói về tình người trong cảnh!
Siêu nhứt của Nguyễn Tôn Nhan ở khổ này, là ổng viết được cái câu “gãy một dây cầm”.
Xưa giờ, nghe đứt một dây đàn thì có, chớ tôi chưa từng nghe ai nói, gãy một dây đàn bao giờ.
Gãy, nó ghê gớm lắm. Gãy, khác với đứt nhiều lắm. Đứt, chỉ chảy máu tay, chút đỉnh, nhưng thay được ngay dây đàn khác và đàn lại có thể, lập tức, tiếp tục sử dụng. Nhưng gãy ấy mà, gãy cây đàn, hoặc chúng ta thường nghe, gãy một nhịp cầu, gãy một cây cầu, muốn sửa được, muốn vá được, muốn đập bỏ, xây mới để đi lại được, cũng phải mất đến hàng tháng, hàng năm, thậm chí, hàng nhiều năm.
Gãy, vất vả, gian nan lắm. Nên, gãy một dây cầm, hay gãy một mối tình, nó cũng oan ức, nó cũng đột ngột và hậu quả của nó, cũng khiến người trong cuộc phải đau lòng xiết bao.
Mọi thứ tan tành rồi, tiêu tùng rồi. Không còn gì nữa, ngoài mùi tanh cỏ mộ. Tanh là bởi vì, trong ngôi mộ ấy, là xác của những kỷ niệm xưa.
Khổ thứ ba giải thích nội dung chính của bài: Thèm Xưa!
Ba câu như thế này, với tác giả, nó được xem là một bài thơ trọn vẹn. Nhưng với bạn đọc, với những bạn có thói quen nhìn lục bát tròn trịa, có thể các bạn sẽ cảm thấy bài thơ như còn thiêu thiếu gì đó, chưa xong, chưa trọn vẹn. Các bạn có nghĩ như vậy thì cũng chẳng sao.
Tôi tạt qua chuyện tôi một xíu, năm 2014, 2015, khi viết lục bát, tôi luôn kết thúc bài thơ của tôi là một câu sáu chữ.
Tại sao ư? Trước hết, là tại tôi muốn khác người ta một chút. Sau nữa, lúc ấy, tôi tự lý luận, tôi tự “triết” thế này: cuộc đời có tròn trịa bao giờ đâu, tình yêu có trọn vẹn bao giờ đâu, thì một bài thơ, tại sao lại không thể dang dở?
Hết hai năm thử nghiệm ấy, tôi trở về kết thúc cũ, nghĩa là, kết thúc bài thơ bằng một câu tám chữ.
Bạn sẽ lại hỏi tôi, vì sao? Thưa, vì cảm thấy chán rồi. Thử nghiệm, cũng đã thử nghiệm qua rồi. Không thích lối mới nữa, thì quay về lối cũ thôi.
Nguyễn Tôn Nhan viết hàng trăm bài lục bát ba câu, và ông không đặt tựa đề cho chúng. Tôi sẽ điểm qua một vài bài để các bạn hình dung lục bát ba câu của Nguyễn Tôn Nhan.
tương lai quá khứ trong taymuốn rung chẳng đổ muốn lay chẳng rờinên anh thả sức rong chơi.
Trong tay ở đây, có nghĩa là, nó thuộc về mình đấy, nhưng mình không quản được nó. Rung cho đổ cũng không được mà lay cho rời ra, cũng chẳng xong.
Vậy thì mình phải làm sao? Ông trả lời, nên thả sức rong chơi!
cõi này là để chơi hoangmai kia cõi ấy dịu dàng lặng câmrỗng rang chẳng một vọng âm.
Thôi thì, đã trót vào cái cõi ta bà, thì gắng mà hoàn tất vòng chơi vậy. Và đừng thiêng liêng hóa, đừng nghiêm trọng hóa, đừng thần thánh hóa cõi người mà làm gì, bởi vì, cõi người, nó hoang dại; bởi vì, cõi người, nó hoang dã; bởi vì, cõi này, kiểu nào thì kết cục cũng chẳng ra đâu vào đâu.
Mai kia, hy vọng ở cõi ấy, mới tìm được những dịu dàng lặng câm, những rỗng rang, chẳng một vọng âm.
thưa em cái gọi linh hồntừ lâu anh đã đem chôn mất rồimột. hai. ba. bốn. lìa đôi.
Vì sao ư? Chèn ơi. Nó có cả ngàn lý do luôn bạn ơi. Biết lý do nào đầu tiên, hay đặc biệt, để kể ra cho bạn biết bây giờ.
Chôn linh hồn là bởi vì buồn quá, bởi vì chán quá, bởi vì tâm hồn bị đày đọa quá, nên thôi, chôn nó đi cho rồi.
Hoặc giả, tác giả đem chôn, sau khi ông bị mất đi niềm tin, chẳng hạn, hay sau một cuộc đau thương, khiến đời ông hẻm cụt, chẳng hạn.
Hoặc, sau một, hai, ba, bốn lần lìa đôi. Là lìa đôi uyên ương đó.
ăn xin một chút mơ mòngem keo kiệt bỏ anh trong đói nghèolui về cốc núi ngủ queo.
Tự nhiên tôi nhớ ngang bài hát Cho Tôi Mơ Giấc Mộng Dài của Phạm Duy, tôi còn trẻ dại, cho tôi mơ mòng.
Rồi ổng trách người tình của ổng, em keo kiệt bỏ anh trong đói nghèo. Thế nên, ổng đành, lui về cốc núi ngủ queo.
Cái hình ảnh cốc núi, cái hình ảnh ngủ queo, nó thiệt là dễ thương, và cả buồn cười nữa.
Tình yêu, nói cho cùng, có tình nào không buồn cười đâu. Già trẻ, lớn bé, nam nữ, vào tình rồi mới biết.
Nó buồn cười, thơ dại và mơ mòng lắm luôn!
Nhà văn Ngô Nguyên Nghiễm thì nhận định như thế này:
Nguyễn Tôn Nhan đã sáng tạo ra một dòng thơ
ba câu như một ẩn mặc thăng trầm trong cái cốt lõi huyền diệu, ngàn năm mới
siêu thoát một lần. Đã từng bước đi trong ngõ sáng hóa, lập thuyết cho thơ,
nhưng cuối cùng qua ba giai đoạn thơ của Nguyễn Tôn Nhan, anh lại nhập thể hồn
Việt vào bản chất thơ lục bát ba câu, mà tôi tạm gọi là sấm thi. Bước qua giai
đoạn ẩn dụ, Nguyễn Tôn Nhan đã như một lão Trang Chu lẩn thẩn bước vội trên nét
vạch của Hà Đồ Lạc Thư, đưa thơ ba câu trở thành một thừa truyền, khoác vai dịu
ngọt với những câu thơ của một Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, tiên đoán vận mệnh
năm trăm năm trước và năm trăm năm sau.
Còn tôi, thì sau khi đọc thơ ông, cũng như đọc những lời
bạn bè nhận xét về ông và việc làm thơ của ông, tôi thấy, ông quả là một người
đặc biệt.
Đặc biệt ở chỗ, ông không có điều kiện học hành tới
nơi tới chốn, vậy mà, chỉ bằng đam mê, bằng sự tự học, bằng mục đích kiếm cơm,
ông đã có thể xuất bản hơn năm mươi đầu sách, trong đó, có những cuốn đồ sộ,
dày hai, ba ngàn trang và rất nhiều cuốn thuộc thể loại tự điển, biên khảo,
nghiên cứu.
Quá nể phục.
Về thơ, tôi cho ông là một người tài hoa. Đọc một loạt
thơ ông, tôi nhận thấy, ông có sức sáng tạo. Đặc biệt, khi ông tự mở lối và đi
theo con đường lục bát ba câu.
Tựa đề cho bài viết về Nguyễn Tôn Nhan hôm nay, tôi lấy từ một câu trong bài lục bát ba câu của ông như sau: úm-ma-ni-bát-nê-hồng / ở hoài thế giới mật tông mỏi rồi / cho anh một chút thảnh thơi.
Và, xin phép ông, cho tôi được nối vào một câu tám nữa, để kết thúc bài viết về ông, thi sĩ Nguyễn Tôn Nhan:
Quá nể phục.
Tựa đề cho bài viết về Nguyễn Tôn Nhan hôm nay, tôi lấy từ một câu trong bài lục bát ba câu của ông như sau: úm-ma-ni-bát-nê-hồng / ở hoài thế giới mật tông mỏi rồi / cho anh một chút thảnh thơi.
Và, xin phép ông, cho tôi được nối vào một câu tám nữa, để kết thúc bài viết về ông, thi sĩ Nguyễn Tôn Nhan:
úm-ma-ni-bát-nê-hồngở hoài thế giới mật tông mỏi rồicho anh một chút thảnh thơitrước khi mai sớm chân rời bước đi.
Sài
Gòn 25.03.2024
*
Nguồn:
https://www.facebook.com/profile.php?id=100010179120456
*
Nguồn:
https://www.facebook.com/profile.php?id=100010179120456
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
POST HÌNH HOẶC VIDEO CLIP VÀO Ô COMMENT :
Các bạn chỉ việc copy link hình hoặc link video clip dán trực tiếp vào ô comment mà không cần dùng thẻ