Tác
giả Tường Việt, tức Nguyễn Tường Việt, con trai trưởng của nhà văn Nhất Linh.
Ông viết bài này để đóng góp vào cuốn sách “Tự Lực Văn Đoàn và các cây bút hậu
duệ”, được ra mắt tại Nam California vào ngày hôm nay, 15 tháng 9, 2019.
TRỞ VỀ MIỀN QUÁ KHỨ
Mới sáng sớm mà xe cộ đã chạy ngược xuôi, mọi người đi
lại hối hả. Cả thành phố bừng bừng như chạy đua với thời gian. Đàn bà thì khẩu
trang che kín mặt mũi chỉ
TRỞ VỀ MIỀN QUÁ KHỨ
Chuyến bay của hãng hàng không Nhật Bản đáp xuống phi
trường Tân Sơn Nhất vào lúc nửa đêm. Mục đích chuyến trở về lần này của chúng
tôi (năm 2018) là muốn cháu Maya biết về quê nội của nó.
Sau chuyến bay dài mệt mỏi tôi ngủ một giấc ngon lành.
Sáng hôm sau, trong lúc gia đình Tường Anh, cậu con trai của tôi lấy taxi đi
tham quan Sài Gòn, tôi một mình tản bộ xuống phố tìm quán cà-phê.
chừa đôi mắt. Thật khó mà thấy rõ mặt được một cô gái
đẹp! Thoáng một giây tôi ngỡ ngàng và ngậm ngùi: còn đâu nữa một Sài Gòn ngày
xưa, còn đâu nữa“Nắng
Sài Gòn anh đi mà chợt mát, bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông”?
Ngày hôm sau chúng tôi bay ra Đà Nẵng, thuê xe đi Hội
An thăm Dinh phái 1 và Từ Đường phái 2 của dòng họ Nguyễn Tường, sau đó viếng
nghĩa trang riêng của gia tộc. Đứng trước hàng bia mộ, nơi yên nghỉ của những
người thân yêu, cảm giác này thật khó diễn tả! Cảm giác ấy vừa mơ hồ lại vừa cụ
thể như phảng phất đâu đây cái kì bí giữa hai cõi âm dương.
nhì dòng
Nguyễn Tường ở Hội An. Ảnh:
Phanxipăng
Sau hai ngày ở Đà Nẵng và Hội An chúng tôi ra Huế.
Không khí ở đây có phần mát mẻ và tĩnh lặng hơn. Tôi tiếc là chưa có dịp đi đò
trên sông Hương để nghe nhạc cung đình Huế. Đọc tác phẩm “Mưa trên cây sầu đông” của Nhã Ca, tôi định bụng ra Huế lần này sẽ
coi thử “cây sầu đông” (còn gọi là “cây xoan”) xem nó ra thế nào, và tại
sao người ta hay ví con gái đẹp với khuôn mặt trái soan? Vậy mà Huế đã vào đông
rồi mà cây sầu đông tôi vẫn chưa có dịp nhìn thấy.
Vì gia đình cháu Tường Anh chỉ có gần hai tuần lễ ở Việt
Nam mà chương trình kéo dài từ Nam ra Bắc nên chúng tôi đến nơi nào cũng chỉ “cưỡi ngựa xem hoa” rồi lại vội vã lên
đường đi nơi khác.
Đến phi trường Nội Bài chúng tôi lấy taxi về khách sạn.
Hà Nội bây giờ cũng đông đúc y như Sài Gòn. Hai bên đường chung cư nhà cửa hàng
quán san sát. Giọng bắc của người Hà Nội bây giờ, nghe lạ tai lắm! Âm điệu gần
giống nhau, thiếu sự ngọt ngào, êm ái của người Hà Nội ngày xưa.
Đến khách sạn tôi gọi điện thoại nói chuyện với anh
Nguyễn Tô, một người bạn ngày xưa học cùng lớp trường Chu Văn An, anh Phạm
Hoàng Đạo, một người em họ, báo là tôi đã đến Hà Nội và hẹn gặp vì tôi có mang
một số quà từ Mỹ để biếu họ. Buổi trưa tôi mời tất cả đến ăn tại một nhà hàng gần
khu phố cổ. Cuộc họp mặt rất thoải mái vui vẻ. Tôi bàn với Đạo chương trình của
mình và nhờ Đạo thuê xe để ngày hôm sau đi nghĩa trang Yên Kỳ (Sơn Tây, ngoại ô
Hà Nội) thăm mộ những người thân chôn cất tại đó: trước hết là mộ bà ngoại tôi,
mộ chú thím Thạch Lam rồi đến mộ đứa em út của tôi Nguyễn Tường Thái cùng một số
những người trong họ đã yên nghỉ tại đây. Nghĩa trang Yên Kỳ bây giờ khác xưa nhiều
lắm, có lối đi thoáng mát, có đường cho xe chạy, cây cối hoa cỏ đủ màu sắc nên
trông cũng bớt lạnh lẽo ảm đạm.
Chuyến về Hà Nội lần này tôi còn có mục đích đến thăm
thôn Lê Dương, thăm lại căn nhà lánh nạn, thăm mộ anh Tý, người đã bất chấp
nguy hiểm không sợ liên lụy để mẹ tôi và tôi ẩn nấp trong căn nhà của anh. Ơn cứu
mạng đó làm sao mà quên được? Vào thời đó cuối năm 1946 bố tôi Nguyễn Tường
Tam, Bộ trưởng ngoại giao trong chính phủ Liên hiệp Kháng chiến, đã bỏ sang
Tàu. Trong nước Việt Minh lùng bắt thân nhân bố tôi.
Các
chính khách Việt Nam lưu vong chụp hình chung với cựu hoàng Bảo Đại và Nam
Phương hoàng hậu tại Hồng Kông 1947. Nhất Linh Nguyễn Tường Tam là người thứ
tư, hàng thứ ba từ trái sang. Hoàng Đạo Nguyễn Tường Long là người ở góc bên
trái, hàng sau cùng.
Mẹ tôi, bác Nguyễn Tường Cẩm, cậu Phạm Hoàng Tín và tôi
(lúc đó 15 tuổi) bị quân du kích Việt Minh bắt tại quê mẹ tôi Phượng Vũ. Chúng
giải bốn người đến giam trong một cái đồn ở phủ Thường Tín nói là để điều tra.
Đúng lúc đó thì máy bay Pháp xuất hiện thả bom. Lợi dụng cơ hội lộn xộn này bốn
chúng tôi chạy thoát ra khỏi đồn. Khi máy bay ngưng thả bom, mẹ tôi nói với bác
Cẩm và cậu Tín thừa cơ hội này trốn đi. Nhưng cậu Tín trả lời: “Chị và cháu trốn đi còn tôi và anh Cẩm phải
trở lại đồn” vì họ đã còng tay hai người với nhau có trốn cũng sẽ bị bắt lại.
Mẹ con tôi chạy thoát và sau đó tá túc tại nhà anh Tý, một người làm công trung
thành của mẹ tôi. Còn cậu Tín (bố cuả anh Đạo), bác Cẩm (bố của Nguyễn Tường
Tâm) sau đó bị Việt Minh thủ tiêu.
Hai ngày sau khi thăm nghĩa trang Đạo hướng dẫn chúng
tôi lên đường đi thôn Lê Dương. Đến nơi chúng tôi phải thăm hỏi nhiều người mới
tìm ra được đúng địa điểm và may quá căn nhà của anh Tý vẫn còn nguyên chưa bị
phá hủy. Đứng trước căn nhà ấy tôi đã kể cảnh Việt Minh bố ráp và nỗi sợ hãi
khi chạy trốn, sợ bị bắt lại, nó kinh hoàng như thế nào. Nó ám ảnh tôi cho đến
tận bây giờ hơn 70 năm qua mà tôi vẫn nhớ từng chi tiết như thể chuyện mới xẩy
ra ngày hôm qua. Anh Tý yên nghỉ trong nghĩa trang của thôn Lê Dương. Trước
ngôi mộ tôi bùi ngùi thắp cho anh một nén nhang. Nhớ lại những ngày ấy đã bao lần
tôi tự hỏi nhưng không có câu trả lời là tại sao mẹ tôi lại bình tĩnh và can đảm
đến thế; trong lúc chạy trốn mẹ tôi như đã nắm trước địa đồ, dắt tôi chạy qua
đê, băng qua đồng ruộng, bất chấp cái chết đang lơ lửng trên đầu. Tôi cũng tự hỏi
người ta đã nhân danh cái gì để gán cho chúng tôi hai chữ “Việt gian” khiến biết bao người phải hy sinh, chết oan, bị tra tấn,
bị thủ tiêu, như trường hợp của bác Cẩm và cậu Tín, hai người chỉ có mỗi cái “tội”
duy nhất là anh ruột, là em vợ của bố tôi.
Xe lăn bánh. Chúng tôi từ giã thôn Lê Dương. Tôi bâng
khuâng nhìn cảnh cũ mà người xưa không còn.
Ngày sau đó gia đình Tường Anh kéo nhau đi Sapa và vịnh
Hạ Long. Tôi chọn ở lại Hà Nội. Sức đâu mà theo kịp tụi nó! Tôi nghĩ bụng mình
mời anh Tô hay gia đình anh Đạo đi ăn uống và tâm sự với nhau còn vui hơn nhiều.
Cái ngày tôi sang Pháp du học đã trôi vào dĩ vãng xa
xăm. Hà Nội bây giờ không còn dáng vẻ êm đềm thanh thản như khi tôi lìa xa nó
năm 1950. Và tôi cũng không còn là chàng trai trẻ đầy nhiệt huyết, ra đi với
chiếc va-li nhẹ tênh mà lòng thì trĩu nặng nhớ thương, nhớ quê hương, nhớ gia
đình. Tiếc rằng lúc đó chàng trai 19 tuổi chưa có một “bóng hồng” nào để mang theo. Nhưng khi tàu nhổ neo rời vịnh Hạ
Long thì tôi lại thấy lòng nhẹ nhõm, cảm được cái mùi tự do rạng rỡ giữa trời
biển mênh mông. Tầu lênh đênh gần một tháng mới nhập cảng Marseille. Trên tàu
tôi cũng có quen với một cô gái tên Lan, nhưng có lẽ vì chưa đủ duyên nên khi
xuống tàu là đường ai nấy đi!
Thoáng một cái mà đã gần hết một đời người! Bao năm
qua mải mê với cuộc sống, ít thì giờ suy nghĩ viển vông, nay đã về già mọi thứ ổn
định, mới thảnh thơi mà thả hồn về chốn cũ. Rời Hà Nội từ thời niên thiếu tôi
tưởng đã quên hết nhưng đi giữa lòng Hà Nội bước chân vẫn dẫn tôi về những nơi
xưa cũ: đây là cây đa ngày xưa ở Hồ Gươm, kia là căn nhà cũ ở phố Hàng Bè, đó
là khu thương xá Tràng Tiền với những khung cửa kính lớn, rồi những ngõ nhỏ ấm
cúng nối kết Hà Nội 36 phố phường, rồi Hồ Tây, hồ Trúc Bạch và con đường Cổ
Ngư, nơi ghi dấu bao mối tình lãng mạn! Tình yêu luôn là thứ lãng đãng trong
tâm tưởng chàng trai mới lớn. Phải như hồi đó, tìm được một giai nhân, để có mối
tình mang theo sang Pháp, có lẽ trời sẽ bớt lạnh và tâm hồn ấm áp hơn khi nhâm
nhi những bức thư thăm hỏi: “Paris có gì lạ không anh?”. Tiếc quá! Thời trai trẻ
đã qua... Nhưng không sao, tâm hồn chưa già là được rồi!
Chúng tôi bay về lại Sài Gòn. Sợ kẹt xe nên thuê khách
sạn ở gần phi trường vì ngày hôm sau các cháu phải về Mỹ. Thấy chúng nó vui vẻ
thích thú, lại còn cám ơn rối rít, tôi biết là đã thành công khi tổ chức chuyến
đi này.
Bọn trẻ đi rồi buổi trưa tôi thuê xe vào quận 5 Chợ Lớn,
tìm khu chung cư An Đông có cửa hàng Cẩm Lợi của mẹ tôi, có căn nhà mà gia đình
đã sống suốt trên 20 năm. Tôi nhìn lên căn gác, nó đã cũ lắm rồi, chung quanh
chợ vẫn ồn ào tấp nập đúng như em tôi Nguyễn Tường Thiết đã tả trong tập truyện
“Căn nhà An Đông của mẹ tôi”.
Tôi đang tập trung nhớ lại hình ảnh mẹ tôi, người đàn bà tần tảo lo toan hết mọi chuyện trong gia đình để chồng yên tâm theo đuổi chí lớn, tôi bỗng giật mình. Có tiếng người đàn bà hỏi lớn: “Ông muốn kiếm gì?”. Tự nhiên tôi buột miệng: “Tôi kiếm quán cơm gà Siu Siu”. Bà ấy lắc đầu: “Dẹp lâu rồi! Gần đây cũng có một tiệm ngon lắm!” Theo Thiết tả thì quán cơm gà Siu Siu ở bên cạnh cửa hàng mẹ tôi rất ngon và nổi tiếng, các em tôi trong bao nhiêu năm được ăn thoả thích, không phải trả tiền, vì trừ vào tiền mẹ tôi cho chủ quán câu điện.
Bà Phạm Thị Nguyên (1909-1981), vợ nhà văn Nhất Linh
Bà quê làng Phượng Dực, Thường Tín, tỉnh Hà Đông.
Tôi đang tập trung nhớ lại hình ảnh mẹ tôi, người đàn bà tần tảo lo toan hết mọi chuyện trong gia đình để chồng yên tâm theo đuổi chí lớn, tôi bỗng giật mình. Có tiếng người đàn bà hỏi lớn: “Ông muốn kiếm gì?”. Tự nhiên tôi buột miệng: “Tôi kiếm quán cơm gà Siu Siu”. Bà ấy lắc đầu: “Dẹp lâu rồi! Gần đây cũng có một tiệm ngon lắm!” Theo Thiết tả thì quán cơm gà Siu Siu ở bên cạnh cửa hàng mẹ tôi rất ngon và nổi tiếng, các em tôi trong bao nhiêu năm được ăn thoả thích, không phải trả tiền, vì trừ vào tiền mẹ tôi cho chủ quán câu điện.
Cuộc sống vẫn tiếp diễn... nhưng những người muôn năm
cũ đã từng gắn bó với căn nhà này như bố mẹ tôi, như chị Thư tôi, như các em
tôi Thạch, Thoa, thì hồn ở đâu bây giờ?
Còn lại mấy ngày ở Việt Nam tôi định bụng lên Đà Lạt
thì may quá anh bạn đồng hành rủ tôi cùng đi. Xe đò Phương Trang có giưòng nằm.
Tôi ngủ thiếp đi. Lúc tỉnh dậy thì xe sắp qua đèo Bảo Lộc.
Những cây thông thấp thoáng hai bên đường. Cái khoảng
khắc núi rừng chìm trong hoàng hôn sao mà âm u vậy? Anh bạn tôi nói là chỉ khoảng
40 phút nữa là sẽ đến Phinom, vùng đất cao nguyên, nơi cha tôi, nhà văn Nhất
Linh, đã định dừng chân, sống với mây ngàn gió núi, vào rừng tìm những giò lan
đẹp, tiếp tục trả cho hết cái nợ văn chương, cái nợ chữ nghĩa. Tôi mường tượng
căn nhà mang tên một loài lan quý Thanh Ngọc Đình qua bài văn của Thiết, nó nằm
giữa rừng thông bát ngát, bên bờ suối Đa Mê thơ mộng cách quốc lộ 20 khoảng nửa
cây số, do ông vẽ kiểu và nếu căn nhà không sập đổ trong một cơn bão lớn thì biết
đâu ông sẽ trở thành một ẩn sĩ, cống hiến thêm nhiều tác phẩm cho đời? Trước
khi đi tôi đọc lại tập san Thế Kỷ 21 số 201và 202 bài Thiết viết vào mùa xuân
năm 2006. Đọc xong cái tên Phinom khiến tôi tò mò như bị cuốn hút vào vùng đất
hoang vu lặng lẽ nhưng lại rất sinh động này. Khung cảnh ở đây chắc hẳn có gì đặc
biệt lắm nhà văn Nhất Linh mới chọn để xây căn nhà mộng ước?
Vì vậy, ngay ngày hôm sau khi đến Đà Lạt tôi háo hức
thuê xe đi ngược lại quốc lộ 20 đến Phinom. Qua ngã ba Đơn Dương tôi bảo tài xế
taxi đi thêm hai cây số thì rẽ phải trên con đường dẫn đến suối Đa Mê. Nhưng thực
tế hoàn toàn trái với trí tưởng tượng của tôi, không giống những gì Thiết tả
trong hồi ký. Đã 60 năm qua rồi còn gì! Phinom chẳng còn vẻ gì hoang vu nữa, lối
cũ bị xoá mờ, khá nhiều nhà cửa san sát. Tôi hỏi thăm đường vào suối Đa Mê chẳng
ai biết rõ cả, người chỉ đường này, kẻ chỉ đường kia, tôi không biết đi ngả
nào, thôi thì cứ theo trực giác mà đi tìm. Tôi hẹn tài xế thả tôi ở đây một giờ
nữa quay lại đón rồi tôi tiếp tục hỏi thăm, may ra có người biết miếng đất mà
xưa kia nhà văn Nhất Linh đã từng ở? Chẳng ai cho tôi một thông tin nào chính
xác. Mà cũng phải thôi. Một số người sống ở đó đã tản mác đi nơi khác, một số
có thể đã về với ông bà rồi. Tôi vào một quán nước bên đường ngồi nghỉ cảm thấy
tê tê trong đầu. Phảng phất đâu đây trên vùng đất này, trên khúc đường này, đã
in dấu chân của bố mẹ tôi, của các em tôi, vào một mùa xuân nào xa lắc, mẹ tôi ở
Sài Gòn lên, có cả một số bạn bè thân quen của bố tôi cùng đón giao thừa trong
rừng bên suối Đa Mê trong một cái Tết xưa năm Kỷ Hợi. Tôi nghĩ chắc năm đó cha
tôi đã ăn một cái Tết bình an và vui vẻ nhất trong đời ông.
Đang mơ màng thì xe đến đón tôi quay trở về thành phố.
Từ xa những căn nhà cao thấp ẩn hiện trong sương mù. Phải nói dù thế nào Đà Lạt
vẫn có vẻ gì mời gọi quyến rũ đủ để lòng người có một chút bâng khuâng. Có lẽ
phố núi vừa mau tối vừa lạnh lẽo cần sưởi ấm nên người ta tìm đến nhau sớm hơn.
Thành phố của tình yêu mà!
Mấy ngày ở Đà Lạt trời mưa liên miên, gió lạnh và đường
phố ẩm ướt nhưng tôi vẫn muốn đến toà nhà số 12 đường Yersin (nay đổi tên là Trần
Phú) để nhìn lại căn gác nơi bố tôi từng sống với hai em tôi là Thoa và Thiết.
Tiếc là quán Café de la poste mà Thiết tả trong hồi ký “Chai rượu khai xuân” đã
không còn nữa để tôi có thể ngồi trong căn nhà mà bố tôi ngày xưa đã từng ở.
Hôm sau ngủ dậy nhìn xuống phố, trời đã hết mưa, buổi
sáng có nắng đẹp, tôi thấy vui lây cái vui của thiên hạ đông đúc dưới kia. Để
thử sức trai tráng còn được bao nhiêu, tôi không lấy taxi mà đi bộ từ đường
Phan Đình Phùng hướng về phía chùa Linh Sơn. Dọc đường tôi ghé vào quán gọi một
tô bún cá rô ăn ngon lành, rồi theo lời chỉ dẫn tôi leo lên một con dốc cao qua
những bậc tam cấp, qua những nhà cửa cao thấp theo triền đá; ra khỏi con dốc là
đường Minh Mạng xưa. Tôi ngồi nghỉ uống một ly sữa đậu nành nóng, thấy trong
người không mệt mỏi, không thở dốc, vậy là còn lâu viện dưỡng lão mới lấy được
tiền của tôi! Lại lang thang hết khu Hòa Bình, vòng xuống Hồ Xuân Hương, hướng
mắt tìm một cây Mimosa như trong thơ Nhất Tuấn: “Đường khuya mưa bay bay, Mimosa thôi nở trong hồn anh đêm nay”
nhưng không tìm thấy. Hay là tôi chưa tìm kỹ? Hay nó chỉ còn lãng đãng đâu đó
trong hồn người?
Tôi tần ngần đứng trước một ngôi biệt thự. Sao nó giống
ngôi biết thự ở ngoại ô thành phố Paris năm nào, mà hai bố con tôi hay đến đấy
trong những dịp nghỉ lễ.
Kỷ
niệm xưa lại hiện về trong tâm trí.
Năm 1950 khi tôi rời Hà Nội thì bố tôi còn ở Hồng
Kông. Năm 1974 khi tôi trở về Sài Gòn lần đầu tiên thì bố tôi không còn trên
dương thế. Tôi sẽ không có một kỷ niệm thân thương nào với ông cụ tôi nếu không
có chuyến Đi Tây thứ hai trong đời ông vào năm 1954.
Tôi được ở với bố khoảng 6 tháng ở Paris. Thời gian
này với tôi thật là tuyệt vời. Tôi cảm nhận cái hạnh phúc được sống trong mái ấm
gia đình. Tại sao Đà Lạt lại có hương vị của Paris nhỉ? Không khí nơi đây nhắc
nhở tôi những ngày hai bố con sống với nhau, cùng ăn, cùng ngủ, cùng nói chuyện,
tất cả đã xa lắm mà tưởng như mới hôm nào. Tôi mỉm cười nhớ tới lời dặn của bố
tôi: “Con yêu ai thì yêu, nhưng lấy vợ Việt
Nam thì tốt hơn!” Rất tế nhị, không cấm đoán, ông chỉ nhẹ nhàng đưa ý kiến
của mình.
Buổi tối cuối ở Đà Lạt tôi xuống trả phòng, nói dăm ba
câu chuyện với ông chủ khách sạn. Khi nói về việc đối tên đường tôi mới biết là
đường Huỳnh Thúc Kháng bây giờ, ngày xưa đã có một thời mang tên Nguyễn Tường
Tam.
Là con trai trưởng trong gia đình tôi qua Pháp từ hồi
rất trẻ trước
khi có hiệp định chia đôi đất nước. Hai mươi bốn năm
sau khi tôi trở về thăm Sài Gòn lần đầu thì miền Nam Việt Nam đã gần mất về tay
Cộng Sản. Cả hai nền Cộng Hòa của miền Nam tôi không được biết, được sống.
Tôi như người đứng ngoài lịch sử, không trực diện với
bối cảnh chiến tranh, không phải đối phó với những hoàn cảnh khó khăn với tâm
trạng ngổn ngang đau thương mất mát của gia đình như các em tôi đã phải đương đầu.
Như vậy có phải là may mắn? Cuộc đời thì hữu hạn, nhưnghoài niệm thì chẳng có
giới hạn nào, chúng cứ lơ lửng theo ta đến cuối đời.
Tôi không có thiên khiếu văn chương để viết được những
tác phẩm đầy đủ và xúc tích như em tôi Nguyễn Tường Thiết. Chỉ xin ghi lại nơi
đây một vài cảm nghĩ chuyến về quê này. Chuyến đi cho tôi những trải nghiệm rất
thật mà từ hồi nào tôi như sống ngoài nó. Có lẽ khi người ta chưa thực sự trải
qua những thăng trầm của cuộc sống thì những suy nghĩ cũng chẳng có thể chững
chạc được. Một người đã vốn nghèo về văn chương thì đâu có dư chữ nghĩa để viết
được những bài văn bóng bẩy?
Cũng thích viết lắm nhưng cứ lần lữa hoài ngần ngại
hoài, lại chưa tìm được đề tài để viết. Sự khuyến khích của Thiết, của Cường,
đã cho tôi cảm hứng viết bài bút ký này, hy vọng sẽ được đón nhận.
Tường Việt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
POST HÌNH HOẶC VIDEO CLIP VÀO Ô COMMENT :
Các bạn chỉ việc copy link hình hoặc link video clip dán trực tiếp vào ô comment mà không cần dùng thẻ