Con rạm đang được lùng mua với giá khá đắt đỏ.
Với lớp gạch vàng ươm, béo ngậy, ngon hơn cả cua đồng
lại khó mua hơn cua biển, con RẠM đang trở thành món ăn được nhiều
người săn lùng.
Thời điểm này đã vào cuối thu, đầu đông, khi cua đồng
đang được rao bán với giá chỉ từ 80-100 nghìn đồng/kg và có thể mua được dễ
dàng ở bất kỳ khu chợ nào thì con rạm lại có giá
lên tới 190-220 nghìn đồng/kg, phải đặt trước mới có.Về hình dáng của con rạm, con rạm cũng giống như các loài trong họ cua, có 2 càng lớn và 8 chân. Tuy nhiên, thân của rạm mỏng và dẹt hơn cua đồng, chân con rạm cũng dài hơn con cua đồng.
Phần bụng của con rạm thường có màu trắng hoặc vàng. Những con cái có yếm to, chiếm gần hết phần bụng. Rạm đực yếm nhỏ ở chính giữa bụng.
Rạm cái có phần yếm to, che gần hết phần bụng dưới.
Con rạm có nơi gọi là con đam đồng, nhưng rạm ở vùng nước lợ, con đam ở vùng ruộng lúa. Rạm nhìn gần giống
con cua nhưng mình của nó dẹt hơn, nhiều gạch hơn, thịt rất ngọt và béo. Chúng
thường sống ở vùng nước lợ, gần các cửa sông, cửa lạch. Quê tôi xưa nhiều lắm, nhưng bây giờ muốn ăn phải nhanh chân tìm đúng chỗ bán mới có
Khác
với cua đồng, con rạm sống ở vùng nước lợ. Ảnh: TL
Cua đồng thì phải ở đồng – dù bây giờ nuôi trong bể xi
măng cũng nhiều rồi, rạm sinh sống vùng nước lợ, chưa thấy ở đâu nuôi. So với
cua đồng, ngoài bún riêu thần thánh chỉ phổ biến nhất trong mâm cơm người Việt
với món canh rau đay.
Rạm lại khác, rất dễ nấu thành nhiều món khác. Đơn giản
như luộc chấm muối tiêu chanh. Cầu kỳ hơn thì canh chua, canh ngót, canh mồng
tơi, rau đay, rau nhút, xào lá lốt, rang muối, lăn bột chiên giòn…
Rạm có nhiều gạch và béo, thơm hơn cua đồng nên được nhiều người yêu thích.
Tỷ như miệt nhiều nước lợ dưới Miền Tây, món rạm rang
mặn, rang me lại rất phổ biến không chỉ trong bữa cơm mà bên mâm rượu của cánh
mày râu. Cùng là giáp xác, rạm được chuộng hơn cua đồng vì nhiều gạch, thịt ngọt
và béo. Nhưng quan trọng nhất là ở chỗ vỏ mềm, có thể nhai luôn, nên nấu được
các món chiên, xào… chứ không như mai vỏ cua đồng cứng ngắc, ngoài giã xay ra lọc
lấy nước, lấy riêu thì thường không làm được các kiểu khác.
Rạm rang lá lốt
Có lẽ do nấu được nhiều món, ít thấy món bún riêu rạm,
để dành nhiệm vụ đó cho cua đồng.
Mùa này là mùa mưa bão, nước tràn vào hang, rạm bị động
bơi ra rất nhiều. Những con rạm to, chắc nịch mang về chế biến lẩu hoặc nấu bát
canh riêu thì ngon phải biết. Gạch rạm vàng, thịt thơm, béo ngậy, khác hẳn cua
đồng. Chỉ cần 4-5 con rạm to là được bát canh thơm phức, chất lượng.
Canh
rạm với lớp thịt và gạch vàng ươm, béo ngậy.
Rạm tự nhiên không nuôi được như cua, vỏ mỏng nên có
thể bỏ mai, tẩm bột rán hoặc làm lẩu rạm nấu riêu, nhúng bắp bò, sườn sụn, ăn với
hoa chuối, rau muống chẻ thì rất hợp với thời tiết se se lạnh như hiện tại.
Lẩu
riêu rạm bắp bò sườn sụn ấm nóng, béo ngậy, cực kì thơm ngon (Ảnh: Internet)
Rất giống, nên khá nhiều người còn lộn giữa con cua đồng
với rạm. Nhưng tô bún rạm - còn khá hẻo tiếng trong làng ẩm thực Việt, lại chẳng
mấy giống món bún riêu cua từ Nam chí Bắc.
Có lẽ cũng vì sự lan tỏa ấy, cách nấu nướng, phần
"nội dung" của tô bún riêu giờ đã khá phức tạp khi ngập tràn các thứ
đồ bổi.
Phần
bún rạm khá lạ mắt so với bún riêu cua đồng, đơn sơ hơn nhưng lại trội về sắc màu, độ hấp dẫn. Ảnh: T.T.H
Ngoài phần chính là riêu cua - nhiều khi còn bị coi
như là phụ, là hầm bà lằng từ cục xương, giò heo, chả cây, chả lụa, chả quế,
huyết heo, đậu hủ hấp, chiên, mọc, thịt bò tái… rồi chan ngập tràn nước dùng.
Chẳng còn dáng duyên mộc mạc mà các cụ Vũ Bằng, Thạch Lam nhung nhớ chỉ đơn sơ
riêu, gạch cua bên mấy miếng cà chua bổ múi cau đỏ hồng...
May sao, những thứ giản dị, mộc mạc đó vẫn thấy còn
lưu trong tô bún rạm - người anh em đồng hao với bún riêu cua đồng, dù vị hương
và hình dáng hoàn toàn khác hẳn. Giống nhau chăng nhiều nhất về hình thức chỉ
còn riêu rạm, thành phần chính làm nên cái ngon của tô bún rạm.
Tại đất Sài thành phồn hoa, như cái quán Bún tôm rạm Mỹ
Hạnh nằm trên đường Nguyễn Văn Đậu, quận Bình Thạnh, tô bún rạm gốc quê được dọn
ra khá giản dị và đặc chất Trung với bánh tráng vàng hườm đi kèm. Có tới hai
tô, một là bún bên dưới với rau xà lách, húng quế, giá, dưa leo bào sợi, rắc lấm
tấm đậu phụng vàng giã dối. Không tý vẻ nào của bún riêu khi chẳng có rau muống,
bắp chuối, kinh giới, tía tô… Tô nhỏ hơn là nước dùng nấu từ rạm giã, xay nhuyễn
để có được phần riêu không đông lại thành khối nằm trong tô nước sánh đỏ thơm
phức.
Nội cái việc phần riêu rạm không đông lại do không có
những phụ gia khác mới thấy cái tính thiệt thà, thay vì những cục riêu cua cứng
ngắt phải lấy đũa muỗng xắn ra thường thấy ngoài chợ bây giờ. Đó là phần hình
thức, phần hương vị cũng chẳng dính líu. Trong khi mùi chủ đạo của tô bún riêu
là mắm tôm thì bún rạm là mắm cá cơm, nước dùng chỉ nhè nhẹ hương, không nồng
nàn như bún riêu.
Một
kiểu khác của bún rạm. Ảnh: N.Th
Thay đổi theo vùng miền, giờ món bún riêu đã hùng cứ tứ phương, miền nào cũng thấy. Còn được báo Mỹ CNN vinh danh trong danh sách các món ngon phải thử ở nước Việt, nhiều khi lọt vô cả top 3.
Nhưng ở xứ nẫu Bình Định, nhờ vào cái đầm Trà Ổ, còn gọi Châu Trúc, Bàu Bàng, nguồn nước lợ tốt, dồi dào dưỡng chất, phiêu sinh vật nên đầy ắp rạm béo ngon, đã sinh sản ra món bún rạm. Dù tại quê nhà Bình Định hay vô Sài Gòn, cũng chỉ thấy con dân xứ đó mở quán và biết nguyên liệu là từ cái đầm danh tiếng đó.
Thấy khách nóng vội tính bưng tô riêu rạm lên trút hết
qua tô bún, liền bị can là nên chan ít nước dùng thôi. Trộn đều lên rồi múc ít
riêu rạm qua để ăn cùng. Ăn tới đâu thêm riêu tới đó đừng bỏ nhiều một lúc và
nhớ thêm ớt để cân chút vị tanh nhẹ còn sót của rạm. Ớt đa dạng tươi, khô nhưng
không thấy chanh. Té ra, cũng khác bún riêu mắm tôm, món này không dùng chanh
vì sẽ phá vị rạm - mới thấy thú vị. Thấy lạt, càm ràm mới biết lúc đầu nấu công
thức Phù Mỹ thì bị chê mặn. Nên bớt cho hợp khẩu vị dân Sài Gòn, khách muốn ăn
đậm đà thì có chai mắm quê, cả muối ớt nếu ai đó ngại mùi của nước mắm truyền
thống.
Khi đó đã có một tô bún rạm khá hấp dẫn, hình thức lẫn
mùi vị. Khá thanh tao bún trắng - loại sợi nhỏ để dễ thấm nước lèo riêu rạm,
rau xanh, dưa leo bào sợi xanh ngọc, giá trắng, bánh tráng vàng hườm, riêu rạm
nâu đỏ, đậu phụng vàng sáng, trái ớt hiểm...
Gắp một đũa, múc nhiều riêu rạm nhai thiệt đã. Vị bùi,
béo rất riêng của riêu rạm, không thịt thà đồ bổi ê hề như tô bún riêu cua, được
nâng lên bởi đậu phụng, bánh tráng giòn cũng rôm rốp, tôn lên hương vị riêng của
tô bún.
Thấy tô rạm còn nhiều, chủ quán còn chỉ cách dùng bánh
tráng xúc ăn với riêu rạm. Bánh tráng giòn thơm, rạm đậm đà, beo béo, thêm rau
mùi, ớt bột… hợp và đậm vị. Biết món mới, mai mốt bạn tới nhà sẽ mua về mời
nhâm nhi - vì thường các quán bún đó chỉ bán đồ ăn thôi!
Bánh
tráng múc riêu ăn vã, một món phụ ăn chơi mới của phần bún rạm. Ảnh: T.T.H
Rạm được xay và lọc nước, cất tủ đông ăn dần.
Thịt rạm đồng rất béo, ngậy, ngọt. Mai rạm mềm, ăn
giòn và có nhiều gạch hơn cua đồng nên nếu được thưởng thức một lần thì sẽ nhớ
mãi
Hồng Cảnh
*
Nguồn:
1/
https://www.nguoiduatin.vn/ngon-hon-cua-ong-kho-mua-hon-cua-bien-gia-hon-200-000-ong-kg-van-uoc-lung-mua-a576342.html
2/
https://diemnhanh.com/tu-cua-qua-ram-vi-huong-con-chut-rieu-nay/cG7KZlLmNx/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
POST HÌNH HOẶC VIDEO CLIP VÀO Ô COMMENT :
Các bạn chỉ việc copy link hình hoặc link video clip dán trực tiếp vào ô comment mà không cần dùng thẻ