Trang

Chủ Nhật, 23 tháng 10, 2022

BÁO CHÍ Ở MIỀN NAM TRƯỚC 1975 – Trần Hoàng Vy



Theo tin của các báo mới đây thì ở miền Nam trước năm 1975 có khoảng trên 50 tờ báo các loại. Song căn cứ vào thống kê của Nha Báo chí Bộ Thông tin VNCH từ thập niên 60 cho đến trước ngày 30/4/1975, toàn miền Nam có trên 150 tờ báo, tạp chí, nguyệt san các loại như sau: Á Châu, An Tiêm, Ánh Sáng, Âu Cơ. Bách Khoa, Bình Minh, Báo Đen, Buổi Sáng, Bốn Phương, Bút Thép. Chân Trời Mới, Chiến Sĩ Cộng Hòa, Chỉ Đạo, Chính Luận, Chiêu Dương, Chính Văn, Công Báo VNCH, Công Luận, Cười, Con Ong, Chọn Lọc. Da Vàng, Dân, Dân Chủ, Dân Đen, Dân Ta, Dân Tiến, Dân Chúng, Dân Ý, Diễn Đàn, Diều Hâu, Duy Tân, Duy Dân, Đa Minh, Đại Học, Đại Đoàn Kết, Đất Đứng, Đất Mới, Đất Sống, Đất Tổ, Đen Trắng, Đi Và Sống, Điện Ảnh, Điện Tín, Đời Mới, Đông Phương, Đồng Nai, Đồng Tháp, Độc Lập, Đuốc Nhà Nam, Đường Sáng. Giao Điểm, Gió Mới. Hải Triều Âm, Hành Động, Hiện Đại, Hòa Bình, Hóa Giải, Hồng, Hồng Lĩnh, Hương Quê, Hoàn Cầu, Huyền Bí, Học Báo. Khởi Hành, Kịch Ảnh, Kỷ Nguyên Mới, Khai Phá. Lá Bối, Lập Trường, Lẽ Sống, Lên Đường, Liên Minh. Màn Ảnh, Mây Hồng, Minh Tinh, Minh Tâm, Mùa Lúa Mới. Ngày Nay, Ngày Mới, Ngôn Luận, Người Dân, Nguồn Sáng, Nhân Loại, Nhân Chủ, Phổ Thông, Phụ Nữ Diễn Đàn, Phụ Nữ Đẹp, Phụ Nữ Tân Tiến, Phương Đông. Quan Điểm, Quyết Tiến, Quật Khởi, Quật Cường, Quyền Sống. Rạng Đông. Sài Gòn Mới, Sáng Tạo, Sáng Dội Miền Nam, Sinh Lực, Sóng Thần, Sống, Sống Mới, Sống Đạo.Tân Văn, Tân Phong, Tia Sáng, Tin Mới, Tin Sớm, Tin Văn, Tiến, Tiếng Chuông, Tiếng Vang, Tranh Đấu, Trắng Đen, Thách Đố, Thanh Niên, Thẳng Tiến, Thân Dân, Thần Chung, Thế Kỷ 20, Thi Ca, Thời Đại, Thời Luận, Thời Tập, Thời Báo, Thủ Đô, Tìm Hiểu, Tiểu Thuyết Thứ Năm, Trình Bày, Trinh Thám, Trời Nam, Tự Do, Tư Tưởng. Vạn Hạnh, Văn, Văn Hóa Tập San, Văn Hóa Ngày Nay, Văn Mới, Văn Nghệ, Văn Nghệ Tập San, Văn Nghệ Mới, Văn Học, Văn Hữu, Văn Hữu Á Châu, Văn Nghệ Học Sinh, Văn Nghệ Tiền Phong, Văn Nghệ Tự Do, Văn Xã, Văn Chương, Vấn Đề, Vận Hội Mới, Vui Sống. Xây Dựng, Ý Thức, Yêu, Yiễm Yiễm Thư Trang...
 

Trong đó có báo mới xuất hiện hoặc đã đình bản sau một thời gian hoạt động, có báo, tạp chí mang tên Nhà xuất bản phát hành. Hầu hết các báo, tạp chí đều tập trung ở Sài Gòn và phần lớn đều do tư nhân bỏ tiền ra làm báo, điều hành và thuê mướn biên tập, phóng viên, ký giả, nhà văn, nhà thơ viết cho báo. Tiền nhuận bút lúc bấy giờ giao động từ một hai trăm đồng đến 1500 đồng tùy theo uy tín và tên tuổi của người viết (vàng lúc bấy giờ khoảng 10 ngàn đồng một lượng!).
 

Về mối quan hệ với chính quyền lúc đó và quyền tự do báo chí thì theo nhà thơ, nhà báo kỳ cựu Viên Linh và nhà văn, nhà báo Trùng Dương thì: Mối quan hệ cũng rất tốt đẹp, tư nhân được quyền tự do làm báo, việc kiểm duyệt phần lớn liên quan đến những tin tức chiến sự nhiều hơn là chính trị, nhiều báo ngay chỗ bị kiểm duyệt hoặc để trống, hoặc in dòng chữ “bị đục bỏ” hay “tự ý đục bỏ” cũng là hình thức phản kháng lệnh kiểm duyệt của chính quyền. Nhiều báo đưa tên tuổi của quan chức, thậm chí Tổng thống lên bêu rếu cũng chẳng hề hấn gì?
 

Năm 1972, sắc lệnh 007 ra đời, yêu cầu các báo phải ký quỹ 2 triệu đồng, khiến nhiều báo phải tự đình bản và bỏ cuộc, số báo chí đã bị thu hẹp lại.
Thông thường các báo ra hàng ngày gọi là “nhật trình”, các báo, tạp chí ra hàng tuần thì gọi “tuần báo”, ra hai tuần một lần thì gọi “bán nguyệt san” và một tháng là “nguyệt san”. Hầu hết các tờ báo ngày đều “xuất xưởng” phát hành vào buổi chiều, để kịp gửi xe đò tốc hành, sáng sớm hôm sau các tỉnh gần đều có báo mới để đọc.
 
Có lẽ theo qui luật, các báo “thân chính quyền” hoặc do chính quyền làm chủ như tờ Dân chủ, Quật cường, Tiền tuyến... đều rất ít người đọc, còn lại phần lớn các báo đều có “chiêu trò” để câu khách như đăng truyện Feuilleton (nhiều kỳ) truyện tình cảm li kỳ hay trinh thám, gián điệp hoặc truyện chưởng, bên cạnh các chuyên mục “gỡ rối tơ lòng”, “Tìm bạn bốn phương”, “tướng số”, “giải mộng” thậm chí.... bàn đề hoặc đi sâu vào đời tư tình ái của các ca sĩ, diễn viên nổi tiếng, cùng mục “tin xe cán chó”... để thu hút mọi tầng lớp dân chúng và người lao động tìm đọc. Tờ Nhật báo Trắng Đen lúc bấy giờ là tờ báo có số lượng phát hành cao nhất có lúc đến 2 trăm ngàn số báo!
 
Báo chí ngoài việc giải trí, thông tin thời sự còn góp phần phổ cập và nâng cao trình độ dân trí, thể hiện tính nhân văn, lòng yêu chuộng hòa bình, chán ghét chiến tranh của nhân dân miền Nam thời bấy giờ...
 
                                                                                Trần Hoàng Vy

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

POST HÌNH HOẶC VIDEO CLIP VÀO Ô COMMENT :

Các bạn chỉ việc copy link hình hoặc link video clip dán trực tiếp vào ô comment mà không cần dùng thẻ