Trang

Thứ Năm, 19 tháng 5, 2022

CỤ TRƯƠNG VĨNH KÝ, MỘT HỌC GIẢ KIỆT XUẤT CÓ CÔNG VỚI VĂN HÓA VIỆT NAM NHƯNG BỊ GÁN TỘI PHẢN QUỐC - Trương Ngọc Hải


Nhà Bác học Trương Vĩnh Ký
(06/12/1837 - 01/09/1898)


Năm 2015, cụ Trương Vĩnh Ký được Quỹ Văn Hoá Phan Châu Trinh tôn vinh "nhân vật kiệt xuất có công đối với văn hoá Việt Nam", ngay sau đó sau đó thì bị nhiều báo chỉ trích quý vị có thể tìm với từ khoá "Trương Vĩnh Ký phản quốc" thì nhiều lắm với lời lẽ giọng điệu không hay gì nên tui không trích dẫn làm chi cho khổ thân.
 
Nhưng thầm nghĩ kẻ phản quốc thì làm sao mà dân Miền Nam để yên cho đặt tên đường, tên trường được còn được tạc tượng nữa mà, kẻ sĩ Miền Nam xưa là những người chống Pháp quyết liệt, đâu có chuyện tạc tượng một ông phản quốc được.
 
Nên tui cũng ráng tìm hiểu cách nhìn của người xưa đối với cụ ra sao, may thay tìm được một đoạn của Sơn Nam nói về cụ Trương Vĩnh Ký như sau:
 
"Ông Trương Vĩnh Ký từ khi đỗ đạt cho đến khi mất vẫn tỏ ra thân Pháp. Tuy nhiên, người ở miền Nam không bao giờ khinh rẻ ông. Ông không gia nhập Pháp tịch; trước khi mất, ông biết thân phận của người học giả sống trong thời kỳ khó khăn.
 
Quanh quanh quẩn quẩn lối đường quai,
Xô đẩy người vô giữa cuộc đời.
Học thức gửi tên con sách nát
Công danh rốt cuộc cái quan tài.
Dạo hòn, lũ kiến mau chân bước.
Bò xối, con sừng chắc lưỡi hoài.
Cuốn sổ bình sanh công với tội.
Tìm nơi thẩm phán để thừa khai.
 
Khi phong trào Duy Tân hoạt động công khai rầm rộ, ông Trần Chánh Chiếu cổ động lạc quyên đức tượng kỷ niệm ông Trương Vĩnh Ký với bài trong báo Lục Tỉnh Tân Văn nhan đề “ông Đốc Ký”.
- “Ông này khi sanh tiền tuy là nhà nứơc tin cậy mặc dầu chớ chẳng hề ỷ thế mà hại quê hương, chỉ vẻ cho các quan Lang sa biết phong tục lễ nghĩa của con nhà An Nam, cho khỏi chỗ mích lòng nhau, làm cho mẹ gà phải thương con vịt. Đêm ngày lo đặt sách này dịch sách kia cho kẻ hậu sinh dễ học. Thiệt là quan thầy của cả và Nam Kỳ . . !
- Ngoài những tác phẩm biên khảo mang tính cách bác học, ông Trương vĩnh Ký còn chú ý đến độc giả bình dân, lời văn theo lời ăn tiếng nói thông dụng lúc bây giờ. ‘Chuyện đời xưa’ của ông cũng là ‘Chuyện giải buồn’ của Huỳnh Tịnh Của hãy còn được nhắc nhở."

Trích trong chương Những Kẻ Sĩ, sách Nói Về Miền Nam của nhà văn Sơn Nam, một ông già Miền Nam chính hiệu.
 
                                                                               Trương Ngọc Hải 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

POST HÌNH HOẶC VIDEO CLIP VÀO Ô COMMENT :

Các bạn chỉ việc copy link hình hoặc link video clip dán trực tiếp vào ô comment mà không cần dùng thẻ