Thưa
bạn đọc!
Tựa đề “Văn Hoa: Người Quảng Trị Ra Đi Cất Tiếng Hát Yêu Đời” được Đinh Hoa Lư viết lúc người cậu còn sinh tiền; nay người đã khuất bóng xin sửa lại tựa đề “Văn Hoa: Người Nghệ Sĩ Đất Quảng Trị Nay Đã Ra Đi”
Tựa đề “Văn Hoa: Người Quảng Trị Ra Đi Cất Tiếng Hát Yêu Đời” được Đinh Hoa Lư viết lúc người cậu còn sinh tiền; nay người đã khuất bóng xin sửa lại tựa đề “Văn Hoa: Người Nghệ Sĩ Đất Quảng Trị Nay Đã Ra Đi”
Qua cái dáng ốm, đen, khắc khổ của ông, không ai ngờ bên
trong ông tràn trề một tâm hồn văn nghệ. Non ba mươi năm, người bên Thác Trị An
không ai lạ gì người nghệ sĩ đó. Với khả năng điều khiển chương trình của một
MC trong đám cưới hay lễ hội, ông còn có khả năng trang trí rất đẹp mắt. Chưa kể
đến chữ viết của ông; rất đẹp, những hàng nghiêng nghiêng, fantasie, bay bướm
vô cùng.
Chuyện đáng nói nơi ông là KHẢ NĂNG VĂN NGHỆ. Một thời Quảng Trị, ông cùng Trịnh Duy Nhượng (Đặng Sĩ Tịnh người Gốc Bầu, đường Duy Tân Quảng Trị cũ), Triều Sao Dại (Nguyễn Hoàng Đoan), Trần Giã Viên (là bút hiệu của Văn Hoa) - ba người bạn văn nghệ - có một thời gắn kết bên nhau. Một quá khứ thân thiết đến độ... theo người viết chứng kiến: Văn Hoa và Nguyễn Hoàng Đoan chia nhau từng bữa ăn đạm bạc, thiếu thốn. Những ngày lận đận với nghiệp văn thơ thì dĩ nhiên phải thiếu, phải nghèo.
Trái sang hàng trên: Võ Phương, Võ Bé , Võ Cư
Trái sang hàng dưới: Võ Bình, Võ Ba, Võ Hoa nay chỉ còn Võ Bé 86t (San Jose Hoa Kỳ)
Xuất thân từ phường Đệ Tứ, ông lớn lên, cũng như bao lớp
thanh niên ngang trang lứa đều từ giã "bút nghiên" khoác áo ka ki,
màu xanh lính trận. Ba tay viết dưới vùng trời nhỏ bé Quảng Trị về phương diện
báo chí văn nghệ v v... Thời trai trẻ, độc thân - ba người chưa được biết nhiều
do tỉnh Quảng Trị vào thời này là tỉnh "Địa Đầu", heo hút xa xôi. Ba
người có một quá khứ thân thiết, gần gũi, sẻ chia, nhất là Nguyễn Hoàng Đoan và
Trần Giã Viên. Dù sau này, cuộc chiến và cảnh đời chia cắt 'Bộ Tam' mỗi người một
phương trời nhưng cái quá khứ thơ văn, đàn hát, văn nghệ của ba người. Một số
người có tuổi trước đây sống tại thành phố Quảng Trị còn nhớ. Quá khứ văn nghệ
của TKQT của Văn Hoa với những tiếng hát "đàn chị" trước đây ví dụ
như Thu Vàng (QT), ... Nguyệt (Hải Lăng) cùng ban Tâm Lý Chiến TKQT luôn có tay
đờn của Văn Hoa. Một quá khứ của Nguyễn Hoàng Đoan trôi dạt vào phương Nam cùng
Trịnh Duy Nhượng mỗi người mỗi nơi. Trịnh Duy Nhượng biệt vô âm tín - 1975 làm ở
ty thông tin văn hóa Khánh Hòa (Nha Trang ), bệnh và mất tại đó, còn Nguyễn Hoàng
Đoan, sau này là chồng sau của ca sĩ Khánh Ly. Nguyễn Hoàng Đoan sau khi qua Mỹ
từng là người 'trợ thủ' đắc lực cho vợ. Tuy vậy, ông ít xuất hiện song hành với
vợ ngoại trừ lần về thăm Việt Nam lần cuối 2014 và qua đời đầu năm 2015.
DẤU ẤN VĂN NGHỆ VẪN CÒN SAU CUỘC ‘ĐỔI ĐỜI’ 1975
DẤU ẤN VĂN NGHỆ VẪN CÒN SAU CUỘC ‘ĐỔI ĐỜI’ 1975
Vào năm 1977 sau khi ra tù 'Cải Tạo' Sông Mao, ông về
với gia đình tại Động Đền Xã Tân Mỹ (nay là Tân Phước, Huyện Hàm Tân, Bình Thuận).
Nơi đây ông vừa là một nông dân như bao nhiêu người khác nhưng không ngưng 'tỏa'
ra cái chất văn nghệ trong người. Một thời mà 'hộ khẩu' là một nỗi lo sợ cùng
khó khăn cho người dân (trong chế độ mới) ra sao chắc hẳn ai ai cũng nhớ.
Khả năng văn nghệ của Văn Hoa từng hướng dẫn cho những Thanh niên thiếu nữ trong xã Tân Mỹ cùng thôn Cam Bình có được "đội văn nghệ" khá nổi tiếng trong huyện Hàm Tân.
Những "diễn viên bất đắc dĩ " ra sao?
Khả năng văn nghệ của Văn Hoa từng hướng dẫn cho những Thanh niên thiếu nữ trong xã Tân Mỹ cùng thôn Cam Bình có được "đội văn nghệ" khá nổi tiếng trong huyện Hàm Tân.
Những "diễn viên bất đắc dĩ " ra sao?
Trong thôn dù muốn dù không cũng phải sốt sắng để được cho cắt khẩu đi tìm đất sống. Chữ ký của CA thôn là một quyền năng cho những ai đã "phấn đấu " để "ra đi"?
Ông thì đi được vào những vùng đất đai tốt hơn như Căn Cứ, Sùng Nhơn, Xuân Sơn sau này là Trị An. Người thì được cắt khẩu mới đi học được sư phạm làm cô giáo - là cái nghề kiếm 'mười ba ký gạo' hay ba mươi hai đồng bạc Bắc mà sống... biết bao nhiêu người ra đi từ cái Ban Văn Nghệ của Xã Tân Mỹ.
Cái ‘mốc đổi đời’ đã xô đẩy hai bàn tay nghệ sĩ VĂN HOA thay đổi một cách lạ lùng? từ tù đày cho đến hình ảnh lao lý như cái cảnh 'anh hùng mạt vận vào rừng đốt than' chẳng khác chi bao kẻ khác, những ai từng khoác chiến y. Những vùng rừng Hàm Tân, Căn Cứ, Xuân Sơn Bình Giã, cho đến thác Trị An nơi nào cũng có những hầm than của Văn Hoa nhả khói. Những sợi khói xám xanh ngày ngày bốc lên bầu trời, Ông cũng như bao con người 'lỡ vận' khác đếm ngày qua. Người nghệ sĩ tạm gác qua tiếng đàn câu thơ vì cuộc sống, vì chén cơm manh áo như bà con vùng 'kinh tế mới'.
Những năm Đổi Mới; dần dà đưa Văn Hoa về lại lời ca tiếng đàn
Thay đổi kinh tế, một thời 'bao cấp' dần dà lột vỏ. Cuộc sống nguời dân bên thác Trị An nay không còn là những hầm than, những khúc gỗ cẩm xe, vàng tâm... từng ngày đi lên Thành Phố nữa. Ông có cơ hội về lại cuộc sống hợp với năng khiếu của mình.
Với kinh nghiệm về văn nghệ lâu năm, Văn Hoa có khả năng bố trí giọng hát, lựa giọng cùng phối cảnh cho một trường khúc, hợp ca v v... Ngoài khả năng điều phối một ban văn nghệ như thế, ít ai biết được ông có tài trang trí đẹp mắt, trang nhã. Bà con bạn bè dần dà mời ông đi làm MC, nhất là nghe lại tiếng hát năm xưa, những bài ca quê hương của Phạm Đình Chương, Lê Thương, Phạm Duy, Lam Phương một thời qua tiếng hát cũng quê hương là Duy Khánh. Người nghe không ngờ ông tuổi đã cao mà chất giọng còn mạnh mẽ, trầm ấm đến thế. Người Trị An cũng không ngờ bài "Tiếng Sông Hương" Ông còn mãi giữ "phong độ":
"Quê
hương em nghèo lắm ai ơi, mùa đông thiếu áo hè thời thiếu ăn"
Hay
"Hỏi em rằng em ở ngoài ấy ra sao ...""Đố ai quét sạch lá rừng..."
Người nghe không ngờ với cái tuổi thất thập, mà giọng ca Văn Hoa không yếu đi chút nào; chất giọng trầm ấm của ông qua "Đố Ai", "Thư Về Em Gái Thành Đô"... làm người nghe chạnh lòng nhớ Duy Khánh, nhớ sao da diết người ca sĩ Quảng Trị đã ra đi mãi mãi.
Vẫn còn tiếng hát trầm ấm của Văn Hoa, vương đọng mãi trong lòng bà con bên Thác Trị An. Người nghệ sĩ lão thành này đã một lần lên Sài Thành thi tuyển giọng ca (Tiếng Hát Mãi Xanh 2014) ; tiếc rằng, do tuổi cao nên Ông không thể nào sánh vai được với giới trẻ đang lên. Dù sao, đây là một điểm sáng trên bầu trời văn nghệ của dân Thác Trị An.
Cuộc đổi đời chỉ ngang Thác Trị An
Do ở tù cải tạo chưa đủ 3 năm nên Ông không thể làm hồ sơ đi Mỹ được, dù vào năm 1990 có về lại Sơn Mỹ và Tân Thiện để xin chứng nhận thời gian quản chế nhưng thời gian quản chế không tính vào "Ba Năm" ?
Thế là nghệ sĩ Văn Hoa an phận với cuộc sống mới cùng vợ con và gia đình bên Thác Trị An (hay là Thị Trấn Vĩnh An).
Nơi đây gia đình thân thuộc của Ông khá đông nhất là bà con Quảng Trị, xóm làng cả thôi. Mấy mươi năm sống với cái nghề liên quan đến hai chữ "VĂN NGHỆ " và cũng kiêm luôn MC cho các đám đình trong vùng. Dần dà bà con quanh vùng ai cũng biết đến Văn Hoa hay nhà thơ Nguyệt Lãng.
Tuy nhiên người Vĩnh An biết đến ông qua khả năng văn nghệ và MC hơn là thơ văn tại nơi này. Từ ông già bà lão đã đành; giới trẻ rất ái mộ, tiếng hát, tiếng đàn ghi ta điêu luyện của Ông. Vùng đất mới Trị An, người Quảng Trị khá đông, thế hệ trẻ QT sinh ra tại Đồng Nai, Trị An... cả một trời quê cũ Quảng trị đang xúc động sống lại trong Văn Hoa.
Người Nghệ Sĩ Đất Quảng Trị Nay Đã Ra Đi
TIN BUỒN CẬU VÕ VĂN HOA MẤT
Xin kính báo với bà con, bạn bè của cậu VÕ VĂN HOA, cậu đã từ giã cõi đời này vì bệnh ngặt nghèo.
Cậu mất lúc 11 giờ 58 phút ngày 23-12-2017 tức ngày mồng 6 tháng 11 âm lịch năm Đinh Dậu.
Lễ tang của cậu sẽ báo cụ thể sau. Kính báo để bà con, bạn bè cậu được biết.
(Cháu cậu - Đinh Thị Hiệp)
Và cuộc đời người nghệ sĩ dần trôi cho đến ngày cuối cùng 23/12/2017 thời gian người Trị An tất bật đón Mùa Giáng Sinh, Năm Mới 2018, Ông ra đi bên cạnh đầy đủ vợ con và gia đình hưởng thọ 76 tuổi. Giờ đây có thể hương linh Ông đang về thăm quê cũ, nơi chôn nhau cắt rốn có cái tên là QUẢNG TRỊ trước khi chu du về vùng miên viễn.
(Trong
hình có người bạn học Lê Ngọc Phái, ngoài cùng trái)
Thế là từ nay những ngày đón tết Dương Lịch 2018 hay tết Mậu Tuất sắp đến, bà con bên Thác Trị An sẽ bồi hồi nhớ đến người nghệ sĩ già có tên là Văn Hoa. Ông đã đi xa theo bóng hạc rời cõi trần gian hay như cánh lục bình vĩnh viễn trôi đi không bao giờ trở lại như một đoạn thơ của Ông từng viết:
Thế là từ nay những ngày đón tết Dương Lịch 2018 hay tết Mậu Tuất sắp đến, bà con bên Thác Trị An sẽ bồi hồi nhớ đến người nghệ sĩ già có tên là Văn Hoa. Ông đã đi xa theo bóng hạc rời cõi trần gian hay như cánh lục bình vĩnh viễn trôi đi không bao giờ trở lại như một đoạn thơ của Ông từng viết:
Mặt nước hồ thu lăn tăn trong gió thoảngLục bình trôi dạt nhẹ bờ xaTrăng nước thẩn thờ bên bờ hư ảoĐâp vỡ gương xưa tìm bóng dáng ngày nào.(Trị An, tháng Mười năm Mậu Tý / Nguyệt Lãng)
Đinh Hoa Lư
Update 24/12/2017
Edition 17/5/2021 ( San Jose Cali)
Video clip cậu Võ Văn Hoa đang trình diễn văn nghệ đầu năm 2017. Cậu trình diễn bài Tiếng Sông Hương khi đã yếu sức vì đã mang bệnh trong người và cuối năm thì cậu mất.
https://www.facebook.com/thihiep.dinh/videos/715595561852688
https://www.facebook.com/thihiep.dinh/videos/715595561852688
đính chính: "XÃ TÂN THIỆN" trong bài xin bạn đọc sửa là XÃ TÂN MỸ
Trả lờiXóa- cám ơn bạn đọc (ĐHL)
Đính chính: đoạn 3 ....Thu Vàng (QT) xin bạn đọc đọc là Thu Vang (QT)
Trả lờiXóaThu Vang là vợ của Đại Úy Thái Tâm lý Chiến
(ĐHL)