Khi phong cách thơ của Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính, Trương Hán Siêu và Pushkin được dùng để dịch cùng một bài thơ tình.
DỊCH THƠ:
9. Dịch theo phong cách của thi hào Nga Alexandre Pushkin:
Có bài thơ tình yêu rất nổi tiếng, tương truyền là của
nhà văn, nhà viết kịch vĩ đại nhất nước Anh, đó là William Shakespeare. Một số
nguồn khác lại nói bài thơ này của Bob Marley, thông tin khác thì nói rằng đó
là của một nhà thơ người Thổ Nhĩ Kỳ tên là Qyazzirah Syeikh Ariffin. Bài thơ
như sau:
You
say that you love rain,
But
you open your umbrella when it rains.
You
say that you love the sun,
But
you find a shadow spot when the sun shines.
You
say that you love the wind,
But
you close your windows when wind blows.
This
is why I am afraid,
You
say that you love me too.
DỊCH THƠ:
Em
nói em yêu mưa,
Nhưng
em lại mở ô khi trời mưa.
Em
nói em yêu mặt trời,
Nhưng
em lại đi tìm bóng râm khi mặt trời tỏa nắng.
Em
nói em yêu gió,
Nhưng
em lại đóng cửa sổ khi gió lùa.
Đó
là lý do tôi sợ,
Em
nói em cũng yêu tôi.
Trên group facebook Đại Việt cổ phong, tác giả Lê Tiên
Long dịch theo phong cách thơ của những tác giả nổi tiếng như sau:
1. Dịch theo phong cách Hồ Xuân Hương
Chém
cha mấy đứa thích trời mưa
Mưa
xuống che ô, chẳng chịu vừa
Năm
lần bảy lượt mê trời nắng
Lại
núp bóng vườn lúc giữa trưa
Thích
có gió lên, hiu hiu thổi
Nhưng
rồi khép cửa, chẳng khe thưa
Thân
này ai nói yêu thương nhớ
Chẳng
biết thật không, khéo lại lừa!
(Dịch theo phong cách của bài thơ “Lấy Chồng Chung” của
nữ sĩ Hồ Xuân Hương)
2. Dịch theo phong cách Bà Huyện Thanh Quan:
Ai
ước trời mưa hắt bóng tà
Mưa
về xuống chợ, mở ô ra
Bâng
khuâng khách trú, mong trời nắng
Nắng
sáng trời trong, núp bóng nhà
Nhớ
gió chưa về đưa chút chút
Then
cài bỏ mặc gió xa xa
Dừng
thơ ngẫm lại lời non nước
Biết
có thật không, người với ta?
(Dịch theo phong cách của bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà
Huyện Thanh Quan)
3. Dịch theo phong cách Truyện Kiều của đại thi hào
Nguyễn
Du
Trăm
năm trong cõi người ta
Yêu
mưa yêu nắng khéo là dễ quên
Núp
tán dâu lúc nắng lên
Che
ô mưa xuống mà thê thảm lòng
Lạ
gì kẻ thích gió đông
Những
là quen thói gió lồng cài then
Thơ
tình lần giở trước đèn
Liệu
chàng còn nhớ thề nguyền ngày xưa?
(Dịch theo phong cách của
Truyện Kiều)
4. Dịch theo phong cách của nhà thơ Xuân
Diệu:
Có
một dạo, em thèm cơn mưa quá,
Hạt
rơi là, em vội lấy ô sang
“Em
những mong, có một chút nắng vàng!”
Vầng
dương lên, em dịu dàng nấp bóng
Em
thủ thỉ: “Ước gì… con gió lộng…”
Cơn
mùa về, bên cửa đóng, xoa tay
Anh
mỉm cười, nhưng bỗng thấy lo ngay
Vì
anh sợ, lời yêu em cũng thế…
(Dịch theo phong cách của bài thơ “Xa Cách” – Xuân Diệu)
5. Dịch theo phong cách của nhà thơ Hàn Mặc Tử (bản dịch
của Nguyễn Văn Thực) :
Sao
em không còn yêu mưa nữa?
Mà
vội xoè ô đợi nắng lên?
Nắng
lên gắt quá, em không chịu
Núp
bóng râm che, mặt chữ điền
Em
thích những ngày mây gió lên
Sao
đóng cửa rồi then cài then?
Lời
ai ong bướm sao ngon ngọt
Yêu
mến thật lòng được mấy phen?
(Dịch theo phong cách của bài thơ “Đây Thôn Vỹ Dạ” –
Hàn Mặc Tử)
6. Dịch theo phong cách của nhà thơ Nguyễn Bính:
Nắng
mưa là chuyện của trời,
Thế
mà nàng cứ hết lời yêu thương.
Thôn
Đoài mượn chút mưa vương,
Thôn
Đông đội nón trên đường che vai.
Hàng
cau gọi chút nắng mai,
Giàn
giầu tay níu tay cài nấc thang.
Dẫu
rằng cách trở đò giang,
Gió
lên bến đợi, đò càng phụ ai.
Thôn
Đông nói nhớ thôn Đoài,
Tương
tư này lại thức hoài bao đêm.
(Theo phong cách của bài thơ “Tương Tư” – Nguyễn Bính)
7. Dịch theo phong cách của nhà thơ Trương Hán Siêu:
Khách
thường nói:
Mưa
rơi là hạt ngọc trời,
Nắng
thời soi tỏ lòng người yêu đương.
Gió
kia dịu mát càng thương,
Mang
theo mùi cỏ ngát hương khắp trời.
Khách
đi:
Che
hạt ngọc trời, che nghiêng bóng mát, trốn ngày nắng to.
Thường
khi đóng cửa tránh cho,
Ngày
gió thổi đến, ngày lo gió nhiều.
Khách
về:
Đừng
nói thương yêu,
Khuê
phòng dù lạnh lòng không muốn chào.
(Dịch theo phong cách của bài thơ “Bạch Đằng Giang Phú”
– Trương Hán Siêu)
8. Dịch theo phong cách của nhà thơ Nguyễn Trãi:
Rồi
hóng mưa thuở ngày trường,
Lọng
tía đùn đùn tán rợp trương.
Vọng
nhật lâu còn tràn thức đỏ,
Hoàng
đàn hiên đã tịn ánh dương.
Lao
xao gió hát thương trong dạ
Vội
vã rèm buông tránh tà phong.
Lẽ
có ái nương cầu một tiếng,
Thê
thiếp đủ khắp đòi phương.
(Dịch theo phong cách của “Bảo kính cảnh giới bài 43”
– Nguyễn Trãi)
9. Dịch theo phong cách của thi hào Nga Alexandre Pushkin:
“Tôi
yêu mưa” có ai từng nói vậy
Nhưng
mưa rồi mở dù vội che ngay
Cũng
có khi anh yêu vầng dương rạng
Nhưng
náu mình trong bóng dưới hàng cây
Ai
đó nguyện tâm mong đợi gió
Gió
ghé ngang, anh lại trốn trong phòng
Nên
tôi sợ khi người yêu tôi đó.
Chúa
biết rằng người có thật lòng không!
(Dịch theo phong cách của bài “Tôi Yêu Em” – Pushkin)
10. Dịch
theo phong cách của nhà thơ Silva Kaputikyan, bản dịch của Le Tran Hai:
Em
bảo em yêu mưa
Sao
xòe ô vội vã?
Em
bảo yêu nắng hạ
Sao
lủi vào bóng râm?
Em
bảo yêu gió xuân
Sao
đóng sầm cánh cửa?
Em
bảo yêu anh nữa
Bỏ
mẹ, anh toang rồi
(Theo phong cách bài thơ “Em Bảo Anh Đi Đi”)
Với người đang biên tập lại những câu viết này, cũng
xin nhại lại bài thơ nổi tiếng của thi sĩ Hồ Dzếnh, theo phong cách của 6 câu đầu
trong bài thơ Ngập Ngừng:
Em
tâm sự: yêu mưa và nắng, gió
Nhưng
khi mưa lại lủi vội vào hiên
Nắng
kia lên, em té chạy vào nhà
Khi
có gió, đóng liền khung cửa nhỏ
Tôi
cứ sợ, khi nghe lời em nói
“Em
yêu anh”, là có phải thật không?
SƯU TẦM
……
Nguồn:
https://nhacxua.vn/su-phong-phu-cua-tieng-viet-qua-mot-bai-tho-voi-nhieu-phong-cach-khac-nhau/
https://nhacxua.vn/su-phong-phu-cua-tieng-viet-qua-mot-bai-tho-voi-nhieu-phong-cach-khac-nhau/
Rất thú vị!
Trả lờiXóaCám ơn chủ trang!
Xin phép chép về trang cá nhân cho nhiều người đọc!
Bác Vũ Nho cứ tự nhiên nhé!
Trả lờiXóa