VOI BIỂN LÀ “HẢI TƯỢNG” HAY “HẢI MÔ ?
Câu hỏi có vẻ ngớ ngẩn, khi mà ai cũng biết từ Hán Việt
“tượng” là voi, tất nhiên VOI BIỂN phải là HẢI TƯỢNG. Nhưng, không phải tự dưng
tôi đặt ra câu hỏi “ngớ ngẩn” trên. Việc gì cũng có nguyên do cả (như “nguyên
lý túc lý” trong triết học).
Năm 1967, tôi học lớp nhất (tương đương với lớp năm hiện
nay). Khi học môn Khoa Học Thường Thức, bài “động vật Bắc cực” thấy giới thiệu
về gấu trắng, hải cẩu và hải mã. Nhìn hình vẽ thì con hải mã to lớn và đặc biệt
có 2 cái ngà nhọn hoắt chỉa ra từ miệng. Sách Khoa Học Thường Thức lớp nhất hồi
đó cho biết HẢI MÃ nặng trung bình 1,5 tấn. Tôi tự hỏi con vật to lớn, có ngà trông giống
con voi, chẳng giống ngựa tí nào, tại sao không có tên là HẢI TƯỢNG mà lại mang tên HẢI MÃ. Bẵng đi một thời gian dài, đọc sách báo, tôi thấy có đề cập
đến HẢI TƯỢNG. Tôi truy cập tìm hiểu “hải tượng” là con vật như thế nào, quả
nhiên như suy nghĩ của tôi thời tiểu học: HẢI MÃ còn được gọi là hải tượng.
Moóc hay hải mã là động vật có vú có kích thước lớn, động
vật chân vây (Pinnipedia) của bộ Ăn thịt (Carnivora) phân bố không đều ở Bắc
Băng Dương và các vùng biển lân cận của Bắc bán cầu.
Tên thường gọi: Moóc. Loài: Động vật có vú
Chế độ ăn: Động vật ăn thịt
Tuổi thọ trung bình trong điều kiện bị nuôi nhốt: Lên
đến 40 năm
Kích thước:7,25 đến 11,5 ft ( từ 2,21 đến 3,51m)
Trọng lượng: Lên đến 1,5 tấn.
HẢI MÃ hay NGỰA BIỂN chính là loài duy nhất hiện nay
còn tồn tại trong họ Odobenidae (họ Hải mã), tên khoa học là Odobenus rosmarus.
Nó được gọi là walrus trong tiếng Anh. Tiếng Pháp gọi nó là morse, do đó nó còn
có tên phiên âm là con moóc. Tiếng Nga cũng tương tự tiếng Pháp với tên gọi là
морж. Điều rắc rối là trong tiếng Hán, nó có tên là hải tượng (海象). Loài này, 2 răng nanh mọc dài như 2 cái
ngà, chúng không có vòi... Do đó, một số trang mạng hoặc sách dịch gọi nó là hải
tượng (voi biển).
HẢI TƯỢNG (voi biển) được dùng để gọi 2 loài khác
nhau. MOÓC thuộc họ Odobenidae và trong
chi Odobenus có ria mép và răng nanh dài, không có vòi. Còn loài hải
tượng kia thuộc chi /giống Mirounga trong họ Hải cẩu, có vòi ngắn từ mũi nhưng
không có ngà. Chúng ta sẽ nói về loài hải tượng kia sau.
HẢI
TƯỢNG họ Odobenidae, tên khoa học là Odobenus rosmarus.
Loài
này, 2 răng nanh mọc dài như 2 cái ngà, chúng không có vòi...
HẢI
TƯỢNG họ, chi /giống Mirounga, tên khoa học: Mirounga
Loài này, con đực có cái mũi củ hành, kèm với một phần phụ trông như vòi
THÔNG
TIN VỀ MOÓC
Moóc có ria mép và răng nanh dài thường được tìm thấy ở
gần Bắc Cực, sống trên những tảng băng với hàng trăm người bạn cùng loài. Những
loài động vật biển này rất dễ hòa đồng, nhưng lại rất hung dữ trong mùa giao phối.
Với bộ da nhăn nheo màu nâu hồng, moóc được phân biệt bởi những chiếc ngà trắng,
râu ở ria mép, chân chèo bằng phẳng và cơ thể nhẵn bóng.
1. “Ngà” của moóc
Ngà thực chất là phần răng nanh của Moóc, chúng được
coi là đặc điểm đặc trưng loài này bởi nhiều lí do, nhưng nguyên nhân chủ yếu
là giúp mọi sinh hoạt của chúng ở Bắc Cực trở nên dễ dàng hơn. moóc sử dụng
răng nanh để lôi cơ thể to lớn của chúng ra khỏi vùng nước băng giá và để phá vỡ
những tảng băng tạo thành những lỗ nhỏ lấy không khí để thở. Răng nanh được tìm
thấy ở cả con đực và con cái, có thể dài đến tận 3 ft (tương đương 0,9m), trên
thực tế, răng nanh rất lớn và phát triển trong suốt cuộc đời của chúng. Những
con moóc đực còn sử dụng răng nanh để bảo vệ lãnh thổ và trong mùa giao phối,
chúng sử dụng răng nanh để bảo vệ bạn đời của mình hoặc những con cái khác.
2. Sự thích nghi
Những đặc điểm đặc trưng khác của moóc đều giúp chúng
có thể thích nghi với điều kiện khí hậu ở Bắc Cực. Khi những món ăn yêu thích của
chúng, đặc biệt là những loài động vật có vỏ, được tìm thấy ở gần đáy đại
dương, moóc sử dụng bộ râu cực kì nhạy cảm được gọi là râu rung động để phát hiện
con mồi. Cơ thể moóc cho phép chúng sống thoải mái ở vùng Bắc Cực, moóc có khả
năng làm chậm nhịp tim để có thể chịu được nhiệt độ lạnh giá của dòng nước.
3. Những phân loài ở Thái Bình Dương và Đại Tây Dương
Các phân loài của moóc được phân chia theo địa lý.
Moóc Đại Tây Dương thường sống ở vùng ven biển trải dài từ vùng Đông Bắc Canada
đến Greenland, trong khi các loài moóc Thái Bình Dương thì sống ở ngoài vùng biển
khơi phía Bắc Nga và Alaska, chúng di cư theo mùa, di chuyển từ vùng biển
Bering ở phía nam – thường bị đóng băng vào mùa đông tới biển Chukchi. Những
con moóc cái thường sinh con vào mùa xuân, trong quá trình di cư về phương bắc.
4. Nguy cơ bị săn bắt quá mức
Chỉ có người dân bản địa ở Mỹ mới được phép săn bắn
moóc, bởi sự sinh tồn của loài này đang bị đe dọa quá mức. Ngà, dầu, da và thịt
của chúng được sử dụng vào khoảng thời gian từ thế kỉ 18 và 19 dẫn đến việc
loài bị tuyệt chủng ở Vịnh St Lawrence và xung quanh đảo Sable, ngoài khơi bờ
biển Nova Scotia.
5. Giá trị văn hóa
Moóc đóng vai trò quan trọng trong tôn giáo và văn hóa
dân gian của nhiều dân tộc ở Bắc Cực. Da và xương của chúng được sử dụng trong
một số nghi lễ và là loài động vật xuất hiện nhiều trong các câu chuyện truyền
thuyết.
Do sự xuất hiện đặc biệt của chúng với số lượng lớn,
moóc cũng xuất hiện trong các nền văn hóa phổ biến của những người ít được tiếp
xúc với các loài động vật khác, đặc biệt là trong văn học của trẻ em Anh.
Một số thông tin thêm về loài Moóc có thể bạn chưa biết:
– Tên khoa học của loài moóc “Odobenus rosmarus” theo
tiếng Latinh mang nghĩa “hải mã đi bộ”
– Những sợi lông trong bộ ria mép của chúng có thể cảm
nhận như những ngón tay
– 2 chiếc răng nanh được chúng sử dụng để cắm vào băng
như những chiếc rìu giúp moóc trèo lên khỏi mặt biển
Moóc chịu lạnh cực giỏi và ăn chủ yếu là động vật thân
mềm chui rúc dưới đáy biển. Moóc dùng
hai cái răng nanh dài khoảng 90cm để cào bật con mồi lên khỏi đáy biển. Răng
nanh của chúng còn được dùng để làm vũ khí chiến đấu và làm cái móc giúp chúng
leo trên băng tuyết. Đối với con đực, răng nanh càng dài thì càng có sức hấp dẫn
con cái.
Ngoài hai răng nanh to ngoại cỡ, con moóc còn có từ
18-24 chiếc răng nhỏ (cũng có khi lên tới 40 cái)
Dù trông đồ sộ với chiều dài cơ thể khoảng 3m, nặng
khoảng 1,5 tấn nhưng moóc thường bỏ chạy mỗi khi bị tấn công. Tuy nhiên, cũng
có trường hợp chúng tấn công xuồng của người Eskimo, nhất là khi con cái bảo vệ
con non. Moóc rất có tinh thần tập thể, cả đàn thường hợp lực lại giúp đỡ một
thành viên nào đó trong đàn gặp nguy hiểm.
Con cái trưởng thành sinh nở hàng năm, con mẹ thường
mang thai từ 15-16 tháng (tính cả giai đoạn 4-5 tháng sự làm ổ của trứng bị tạm
ngưng trong thời gian con mẹ ngủ đông). Một hoặc hai con non chào đời vào khoảng
từ tháng 4 đến tháng 6.
Con cái trưởng thành lúc được 4-5 tuổi, con đực trưởng
thành lúc khoảng 7 tuổi. Moóc con có bộ lông nâu mỏng dính, lớn lên thì không
còn lông nữa, chúng có nhiều sợi râu cứng quanh mõm
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia cho biết: “Moóc hay hải
mã hoặc hải tượng. Tên gọi Hải tượng (hay "voi biển") là lấy từ tiếng
Trung 海象. Moóc là loài duy nhất còn tồn tại trong họ
Odobenidae và trong chi Odobenus. Nó được chi thành 3 phân loài: Moóc Đại Tây
Dương (O. rosmarus rosmarus) sống ở Đại Tây Dương, Moóc Thái Bình Dương (O.
rosmarus divergens) sống ở Thái Bình Dương, và Moóc Laptev (O. rosmarus
laptevi) sống ở biển Laptev thuộc Bắc Băng Dương.
Moóc trưởng thành
rất dễ dàng nhận biết bởi hai chiếc ngà đặc trưng cùng râu của chúng. Con đực
trưởng thành có thể nặng hơn 1.700 kg. Moóc sống chủ yếu ở vùng nước nông trên
thềm lục địa, trên các tảng băng và tìm kiếm thức ăn ở các khu vực biển nông.
Moóc có tuổi thọ khá dài, sống theo bầy đàn và là loài đặc trưng của vùng biển
Bắc Cực. Moóc đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của một số dân tộc vùng
vòng Bắc cực, chúng cung cấp thịt, mỡ, da, ngà, và xương cho cuộc sống của họ.
Trong suốt thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, moóc đã bị săn bắt nghiêm trọng để lấy
ngà và thịt khiến số lượng moóc giảm nhanh chóng trên toàn khu vực Bắc Cực. Hiện
nay, số lượng của chúng đang tăng dần ở mức chậm nhưng môi trường sống bị đe dọa
khiến chúng sống phân tán
*
Con Moóc được gọi là hải tượng vì nó to lớn và có cặp
ngà dài đến 9 tấc như ngà voi. Tôi không hiểu vì sao moóc được gọi là hải mã (ngựa
biển) vì không có một yếu tố nào giống với con ngựa cả. Khác với một loài hải
mã khác, đó là con cá ngựa vì có thân hình giống con ngựa
PHÂN
BIỆT HẢI MÃ MOÓC VỚI HẢI MÃ CÁ NGỰA:
Cá ngựa hay hải mã là tên gọi chung của một chi động vật
sống ở đại dương ở các vùng biển nhiệt đới. Cá ngựa có chiều dài 16 cm, có loài
dài đến 35 cm. Cá ngựa được xem là một loài thuốc quý ở khu vực Đông Á, đặc biệt
là ở Trung Quốc và Việt Nam.
Cá ngựa là cá biển thuộc chi Hippocampus và họ
Syngnathidae, bao gồm cả cá chìa vôi. Chúng được tìm thấy ở những vùng nước nhiệt
đới và ôn đới ở khắp nơi trên thế giới.
Cá ngựa và cá chìa vôi là 2 chi cá đặc biệt ở chỗ con
đực "mang thai" và sinh con.
Cá ngựa thật sự là một loài cá. Nó có vây ngực ở phía
trên gần mang và vây lưng nằm phía dưới cơ thể. Một số loài cá ngựa có một phần
thân thể trong suốt nên rất khó nhìn thấy trong các bức ảnh.
Cá
ngựa (Hippocampus sp.)
LOÀI
HẢI TƯỢNG KHÁC
Trong họ này lại có chi /giống Mirounga mà tiếng Anh
là elephant seal hoặc sea elephant, tiếng Pháp là éléphant de mer, tiếng Nga là
морской слон và tiếng Hán là tượng hải báo (象海豹).
Tiếng Việt dĩ nhiên gọi chúng là voi biển hay hải tượng. Mũi củ hành của chúng,
kèm với một phần phụ trông như vòi, không có ngà... Một số trang mạng cũng gọi
chúng là HẢI MÃ hoặc HẢI CẨU VOI
Chi Hải tượng hay chi Voi biển (tên khoa học:
Mirounga) là một chi động vật có vú trong họ Hải cẩu thật sự, bộ Ăn thịt.
1.Tồn tại 2 loài khác
nhau...
Trong 2 loài, loài phương Bắc nhỏ hơn về kích thước tổng
thể, nhưng những con đực có thân dài hơn. Còn các cá thể hải tượng phương Nam
(tên khoa học là Mirounga leonina) lại chỉ xuất hiện ở nửa dưới của bán cầu
Hải tượng phương bắc hay voi biển phương bắc (tên khoa
học: Mirounga angustirostris) là một loài động vật có vú trong họ Hải cẩu thật
sự, bộ Ăn thịt. Loài này được Gill mô tả năm 1866.
Những con đực có thể dài trên 4 m và nặng chừng 2.300
kg, trong khi những con cái phát triển đến 3 m và cân nặng 640 kg. Một số con đực
có thể nặng tới 3.700 kg (8,152 lbs). Con cái nhỏ hơn nhiều và có trọng lượng
400 đến 900 kg, hay một phần ba của con đực, dài từ 2,5 đến 3,6 m.
Voi biển là loài giao phối tự do, với một con đực
thành công có thể giao phối với số lượng lên đến 50 con cái trong một mùa sinh
sản.
Khi ghé thăm bất kỳ bãi biển nào từ Alaska đến Mexico,
nếu may mắn bạn sẽ có thể bắt gặp một đàn hải tượng phương Bắc.
2. …và một trong hai loài đang trên bờ vực tuyệt chủng
Bị tàn sát trên diện rộng để lấy mỡ làm dầu, hải tượng
phương Bắc đã gần như tuyệt chủng. Thậm chí là vào năm 1982, nhiều người cho rằng
chúng đã bị xóa sổ khỏi Trái Đất mãi mãi. Nhưng thật may mắn, một đàn nhỏ còn sống
sót.
3. Hải tượng phương Nam có kích thước khổng lồ
Hải cẩu, sư tử biển và hải tượng đều là động vật chân
vây. Không giống như các động vật có vú khác ngoài đại dương (như cá voi, bò biển),
loài vật này không hoàn toàn sống dưới nước.
Hải tượng phương Nam được phân biệt với hải tượng
phương bắc (hai loài này không có phạm vi phân bố chồng lên nhau) bằng khối lượng
cơ thể (hải tượng phương nam lớn hơn và vòi cũng ngắn hơn). Con đực loài phía
nam dường như cao hơn khi chúng đánh nhau, do chúng uốn cong lưng lại mạnh mẽ
hơn so với loài phương bắc. Chúng có dị hình lưỡng tính rất lớn về kích thước,
có thể là khác biệt lớn nhất trong các loài động vật có vú, với những con đực
thường nặng gấp 5-6 lần hơn so với con cái. Trong khi con cái thường có cân nặng
400–900 kg và dài 2,6–3 m, các con đực điển hình cân nặng từ 2200–4000 kg và dài
4,2-5,8 m. Một con cái trưởng thành có cân nặng trung bình 771 kg, trong khi một
con đực trưởng thành có cân nặng trung bình khoảng 3.175 kg. Các nghiên cứu đã
chỉ ra loài hải tượng phương nam từ Nam Georgia nặng hơn 30% và dài hơn 10% so
với những cá thể từ đảo Macquarie. Con đực có kích thước kỷ lục, bị bắn tại vịnh
Possession, Nam Georgia, vào ngày 28 tháng 2 năm 1913, dài 6.85 m và ước tính nặng
5.000 kg. Kích thước tối đa của con cái là 1.000 kg và dài 3,7 m. Mắt to, tròn,
và màu đen.
Chúng thường vẫn lên bờ để nghỉ ngơi, lột da, giao phối
và nuôi con. Trong số 33 loài chân vây đã được phát hiện, hải tượng phương Nam
là loài lớn nhất. Một cá thể có thể dài tới 20 feet (khoảng 6 mét) và nặng tới
8.800 pounds (khoảng 4 tấn).
Hải tượng phương Nam
4. Chênh lệch về kích cỡ
Giống đực khổng lồ còn giống cái thì có phần nhẹ nhàng
hơn. Nhìn chung, những con đực phương Nam nặng hơn đến 7-8 lần so với những con
cái và thậm chí có thể dài gấp đôi.
Hải tượng phương Bắc ít chênh lệch hơn. Con đực dài
khoảng 13 feet (khoảng 4 mét) và nặng khoảng 4500 pounds (khoảng 2 tấn), trong
khi con cái lớn nhất nhẹ hơn 3000 pounds (khoảng 1,4 tấn) và ngắn hơn con đực 3
feet.
Hải tượng đực và hải tượng cái phương Nam
5. Hải tượng có thể lặn sâu hơn một dặm (khoảng 1,6 km)
Vào năm 2012, các nhà sinh vật học đã theo dõi quá
trình lặn của một cá thể hải tượng cái phương Bắc. Nó đã khiến con người kinh
ngạc với độ sâu không tưởng: 5788 feet (khoảng 1,8 km) dưới mực nước biển và khả
năng nhịn thở lên tới 2 giờ.
6. Thức ăn chính là mực ống
Bạn có tự hỏi rằng, trong 2 tiếng dạo chơi dưới biển
sâu, những chú hải tượng đã làm gì không? Câu trả lời là săn mực. Mổ dạ dày của
những cá thể đã chết, các nhà khoa học phát hiện ra rằng mực là thức ăn chủ yếu
của các loài động vật có vú. Nhưng không vì vậy mà hải tượng bỏ qua các loại thức
ăn khác như cá hay động vật giáp xác.
7. Hải tượng đực có mõm to và phồng
Đặc điểm phân biệt dễ nhất của con đực, tất nhiên là
thứ mà con cái không sở hữu, cụ thể là cái mũi củ hành của chúng, kèm với một phần phụ trông như vòi. Khi duỗi vòi ra, chúng có thể khuếch đại hàng ngàn dặm
tiếng khịt mũi, tiếng kêu ủn ỉn, hay thứ tiếng ồn như tiếng trống.
Hải tượng đực với cái mũi củ hành của chúng, kèm với một phần phụ trông như vòi
8. Các con đực có thể nhận ra tiếng của nhau
Nhưng những chiếc vòi đó không hề vô dụng tí nào. Chức
năng chính của chúng là phát ra tiếng động cảnh báo những con đực đối thủ khác.
Theo thời gian, một hệ thống phân cấp phụ hệ được thiết
lập, có vẻ như một con hải tượng đực có thể thống lĩnh đàn của nó khá lâu trong
yên ổn nếu như không gặp phải một vài mối đe dọa.
Trong bốn năm, bắt đầu từ 2009, một nhóm nghiên cứu từ
Đại học California Santa Cruz đã tiến hành một thí nghiệm với một số cá thể hải
tượng gần đó.
Các nhà khoa học đã dựng lều dọc theo các bãi biển của
Công viên bang Año Nuevo và ghi lại những đợt sóng cảnh báo của những con đực
thường lui tới trong vùng, rồi phát lại chúng bằng loa sau đó. Caroline Casey -
thành viên của nhóm nghiên cứu cho biết :
Điều mà chúng tôi quan tâm là loại thông tin nào được
chứa trong làn sóng âm của con đực và cách những thông tin này được sử dụng
trong mùa sinh sản.
Chúng tôi nhận thấy rằng khi nghe thấy tiếng kêu của đối
thủ, cá thể đực kia đã thực sự tránh xa ra hướng loa – nơi phát ra tiếng kêu
đó. Nó bỏ chạy vì cảm thấy bị đe doạ.
Nhưng một con hải mã đực từ một vùng khác sẽ phản ứng
như thế nào? Để tìm ra câu trả lời, Casey và các đồng nghiệp của cô đã đến thăm
một nhóm hải tượng cách đó 300 dặm về phía Nam. Nhìn chung, các bản ghi âm của
nhóm không có hiệu lực ở đó.
Chỉ có ba trong số 20 con đực được chúng tôi phát tín
hiệu đã di chuyển ra xa.
Các nhà nghiên cứu kết luận rằng tiếng kêu “'tránh xa
ra!' hoàn toàn vô nghĩa nếu con hải tượng không nhận ra giọng nói đó. Theo
Casey:
Chúng chỉ thực sự cân nhắc những cảnh báo này khi đã
có những tương tác từ trước với người gọi.
9. Chúng có thể giữ nước trong cơ thể bằng một cách tiểu
tiện đặc biệt
Khi lên cạn, hải tượng thường không uống nước trong
khoảng thời gian dài. Để tránh mất nước, thận của chúng có thể lọc ra loại nước
tiểu cô đặc chứa nhiều chất thải và ít nước hơn trong từng giọt. Sau một vài
chu kỳ như thế, chúng sẽ trở lại với cách bài tiết thông thường
10. Loài đực phân phát "hạt giống" đi muôn
nơi
Hải tượng đực còn được biết tới với cái tên harem
master. Lý do đơn giản là vì chúng có quá nhiều thê thiếp. Một con đực sẽ là
người cung cấp giống loài độc quyền cho cả khu vực cho tới khi bị phế truất bởi
kẻ thù.
11. Sữa của cá thể cái chứa đầy chất béo
Khi một con cái tới mùa sinh sản, sữa của nó sẽ có khoảng
12% chất béo. Hai tuần sau đó, con số này sẽ vượt quá 50%. Và thành quả là một
loại sữa mà nhìn có vẻ giống với pudding. Nếu khó tưởng tượng thì hãy nhớ về những
ly sữa bò mà bạn hay uống mỗi sáng. Chúng chỉ chứa khoảng 3,5% chất béo thôi.
12. Tăng cân chóng mặt
Hiếm có loài nào có thể phát tướng nhanh như loài này.
Một con hải tượng biển phương Bắc lúc mới sinh sẽ nặng khoảng 75 pounds (khoảng
34kg). Chỉ sau 30 ngày, con số này sẽ tăng lên chóng mặt, gấp 4 lần. Cân nặng
trung bình của em bé 1 tháng tuổi sẽ rơi vào khoảng 300 pounds (khoảng 136kg).
13. Tiếng kêu của chúng trở thành nguồn cảm hứng cho
phim ảnh
Trong một phần phim của The Lord of the Rings, những
con quỷ trong hang động đã phát ra thứ âm thanh rất kì lạ. Theo nhà thiết kế hiệu
ứng David Farmer thì những tiếng kêu này được lấy cảm hứng từ hải tượng.
Phần
viết về “Chi Hải tượng hay chi Voi biển (tên khoa học: Mirounga) là một chi động
vật có vú trong họ Hải cẩu thật sự, bộ Ăn thịt” này, có trang mạng dùng từ HẢI
MÃ để gọi tên.
*
Dù loài VOI BIỂN thuộc họ Odobenidae, chi Odobenus (loài
có ngà, không có vòi), có thể nặng tối đa đến 1,8 tấn hay loài
voi biển thuộc chi /giống Mirounga (loài có vòi, không có ngà), có thể nặng tối
đa đến 3,2 tấn; chúng có hình dạng và khối lượng đồ sộ như con voi. Nhưng trên
nhiều trang mạng và sách báo đặt tên cho chúng là HẢI MÃ. Không biết loài
VOI BIỂN này so sánh với giống NGỰA có liên quan gì, có nét tương đồng về những yếu tố nào mà sách
báo thường gọi chúng là HẢI MÃ. Tên gọi hải mã lại được gặp rất nhiều, hơn là tên gọi
hải tượng…
Cho đến bây giờ tôi vẫn không hiểu vì sao gọi loại động
vật này là HẢI MÃ (ngựa biển) vì tôi nhận thấy chúng không có một nét nào có điểm chung với
NGỰA cả; tương tự như vậy theo ngữ nghĩa với con HÀ MÃ, một động vật to nặng cỡ con tê giác ở châu Phi
La Thụy sưu tầm và biên tập
*
Nguồn tham khảo:
https://vi.wikipedia.org/wiki/Mo%C3%B3c_(%C4%91%E1%BB%99ng_v%E1%BA%ADt)
https://vi.wikipedia.org/wiki/Mo%C3%B3c_(%C4%91%E1%BB%99ng_v%E1%BA%ADt)
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BA%A3i_t%C6%B0%E1%BB%A3ng_ph%C6%B0%C6%A1ng_nam
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BA%A3i_t%C6%B0%E1%BB%A3ng_ph%C6%B0%C6%A1ng_b%E1%BA%AFc
https://www.facebook.com/notes/nguy%E1%BB%85n-vi%E1%BB%87t-long/ch%C3%B3-bi%E1%BB%83n-s%C6%B0-t%E1%BB%AD-bi%E1%BB%83n-voi-bi%E1%BB%83n-ng%E1%BB%B1a-bi%E1%BB%83n-b%C3%A1o-bi%E1%BB%83n/1352575451429416/
Cảm ơn sự sưu tầm của thầy hihihi
Trả lờiXóaChuyện ai cũng làm được, có chi mà cám ơn hè...
Trả lờiXóaCám ơn tác giả. Bài viết giúp tôi phân biệt được 2 loai này.
Trả lờiXóaRất vui khi bạn vào đọc và ghi cảm nhận. Buổi chiều an lành nhé!
Trả lờiXóa