Trang

Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2019

VÀI DÒNG LAN MAN VỀ TỪ GHI TRÊN THIỆP CƯỚI - La Thụy sưu tầm và biên tập

Theo thiển ý của tôi, tại sao chúng ta không dùng hoàn toàn từ ngữ Thuần Việt trong những trường hợp ghi trên thiệp cưới để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Chẳng hạn như:
Con trai út (út trai), con gái út (út gái), con trai đầu, con gái đầu, ....




    VÀI DÒNG LAN MAN VỀ TỪ GHI TRÊN THIỆP CƯỚI
                                                         La Thụy sưu tầm và biên tập

Vào mùa đám cưới, tôi thường nhận được thiệp mời. Xin nêu vài trường hợp về cách ghi trên thiệp. Khi chú rể là con trai út thì thiệp mời ghi là ÚT NAM, khi cô dâu là con gái út thì thiệp mời ghi là ÚT NỮ. Nếu chú rể là con trai một trong gia đình (con trai duy nhất hoặc chỉ có chị em gái), thì thường được cha mẹ ghi trong thiệp là QUÝ NAM. Tương tự như thế, khi cô dâu là con gái duy nhất (không có anh chị em) thì thiệp mời ghi là QUÝ NỮCách ghi như vậy trên thiệp mời là không chính xác. 

- Dùng từ ÚT NAM, ÚT NỮ thì người viết thiệp vô tình tạo ra một từ kép sai về ngữ pháp, không phân biệt được tiếng Hán Việt với tiếng thuần Việt. ÚT là từ đơn thuần Việt, NAM (hoặc NỮ) là từ đơn Hán Việt (từ đơn thuần Việt không thể ghép với một từ đơn Hán Việt để thành một từ kép).

- Dùng từ QUÝ NAM với ý nghĩa là con trai một trong gia đình (con trai duy nhất hoặc chỉ có chị em gái) hay QUÝ NỮ với ý nghĩa là con gái một (không có anh chị em) thì lại thiếu chính xác vì chưa hiểu rõ gốc Hán Việt, sai vì cố ý sửa gốc của từ.

Xét từ QUÝ trong tiếng Hán Việt ta thấy:

QUÝ:

1. nhỏ, út (em), non (chưa thành thục).
2. tháng cuối một quý
3. mùa

Về:
* QUÝ có nghĩa là nhỏ, út (em), non (chưa thành thục). Ta có những từ Hán Việt sau:

- Con gái út: quý nữ 季女
- Con trai út: quý nam 季男, vãn nam 晚男, ấu nam , ấu tử .
- Dâu út: quý tức 季媳
- Nhỏ, em bé gọi là quý đệ 季弟

Ghi chú:

- Nếu gia đình chỉ có một TRAI hoặc một GÁI, thì chúng đều là trưởng gia đình thế hệ sau, nên cách ghi thiệp cưới đều là TRƯỞNG NAM, TRƯỞNG NỮ (nói vui: còn phòng hờ “bậc trưởng thượng” có thể hạ sinh quý tử tiếp)

Để phân biệt QUÍ là “út” và QUÝ là “quý giá” thì có người trong giới Hán Nôm góp ý: khi ghi thiệp QUÍ NAM, QUÍ NỮ có nghĩa là “con út” với chữ  I làm âm cuối để phân biệt QUÝ NAM, QUÝ NỮ có nghĩa là “người con quý” với chữ Y làm âm cuối

Về:

* QUÝ có nghĩa là cuối, tháng cuối mùa gọi là quý. Ta có những từ Hán Việt sau:

- Tháng ba âm lịch (cuối xuân) gọi là quý xuân 季春
- Tháng sáu âm lịch (cuối hạ) gọi là quý hạ 季夏
- Tháng chín âm lịch (cuối thu) gọi là quý thu 季秋
- Tháng chạp âm lịch (cuối đông) gọi là quý đông 季冬
- Ðời cuối cùng cũng gọi là quý thế 季世.

Về:
* QUÝ có nghĩa là mùa, ba tháng là một quý, nên bốn mùa cũng gọi là tứ quý 四季.

Người ta thường dùng từ MẠNH để đối lập với từ QUÝ

Xét từ MẠNH trong tiếng Hán Việt ta thấy:

MẠNH:

Lớn, con trai trưởng dòng đích gọi là bá , con trai trưởng dòng thứ gọi là mạnh .
Mới, trước, tháng đầu mỗi mùa (còn gọi là mạnh nguyệt 孟月)

- “mạnh xuân” 孟春 tháng giêng âm lịch (đầu mùa xuân)
- “mạnh hạ” 孟夏 tháng tư âm lịch (đầu mùa hè),
- “mạnh thu”  孟秋 tháng bảy âm lịch (đầu mùa thu).
- “mạnh đông” 孟冬  tháng mười âm lịch (đầu mùa đông)

QUÝ và MẠNH còn nhiều nghĩa khác nữa. Tôi chỉ nêu vài ý nghĩa có liên quan đến nội dung bài.

Vài dòng lan man, trao đổi cùng bạn bè cho vui vào mùa cưới cuối năm. Nếu được quý bạn góp ý trao đổi thì càng vui…

                                                                                             La Thụy

LÒNG TA BUỒN HƠN LÒNG TOA TÀU - Thơ Lê Văn Trung


       


LÒNG TA BUỒN HƠN LÒNG TOA TÀU

Con tàu về muộn, sân ga vắng
Chẳng có ai người đưa đón nhau
Ta hành trang nhẹ câu thơ cũ
Lòng ta buồn hơn lòng toa tàu

Ai đứng lặng thầm nơi cuối ga ?
Tóc như mây, gió rối, bay nhòa
Ta nhìn không rõ màu năm tháng
Chỉ thấy mây trời bay rất xa

Ta hỏi lòng ta những nhớ ? Quên ?
Có gì rất lạ !
Rất thân quen !
Ta đưa tay vẫy
Người quay mặt !
Muốn gọi tên người
Không nhớ tên !

Hình như đời quá vội trôi mau
Đời trôi tiếp tiếp những ga đời
Ôi những ga đời không đưa đón
Và cuối ga người không có tôi

Con tàu về muộn
Ta đành muộn !
Thôi trách nhau gì đưa đón nhau
Vạn kiếp tình người như ga vắng
Sao lòng ta buồn hơn lòng toa tàu ?

                              Lê Văn Trung

LẬP ĐÔNG CHƯA EM - Thơ Hiệp Kim Áo Tím


     
                     Nhà thơ Hiệp Kim Áo Tím


LẬP ĐÔNG CHƯA EM

Lập đông chưa... hoa vàng vội nở
Anh nơi này bỗng thấy bơ vơ
Nhớ cái lạnh tái tê phố núi
Một thuở yêu em ta dại khờ

Anh ở trời tây ngắm tuyết rơi
Nhớ em bên ấy lòng chơi vơi
Hoa tím ngậm ngùi chiều nhung nhớ
Nắng chiếu bên rèm thương nhớ ơi

Đã mấy đông rồi... anh mãi xa
Lạc lõng nơi đây nhớ quê nhà
Lâu lắm chưa về thăm chốn cũ
Một đời phiêu lãng... một mình ta...

Mắt dõi trông theo bỗng nghẹn ngào
Chia tay ngày ấy... thấy nao nao
Mắt em ngấn lệ... buồn ướt áo
Vẫy tay tiễn biệt thay câu chào...

Mấy mươi năm lẻ dáng gầy hao
Mong gì gặp lại nhớ dâng trào
Đông về... phố cũ đầy nhung nhớ
Kỷ niệm một thời... ta gửi trao

                  Hiệp Kim Áo Tím
                 Đà Lạt, 27/11/2019

Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2019

DÁNG ĐẸP KHI CHIM CÔNG BAY - Đình Ngân

Nguồn:
https://baomoi.com/anh-hiem-khi-loai-chim-cong-dep-tuyet-my-tung-canh/c/32457704.epi

Rất hiếm thấy con công xinh đẹp bay, vì loài chim này chỉ bay khi cảm thấy bị đe dọạ ! Khi bay chúng có hình dáng rất đẹp, không thua kém chim Phượng Hoàng (như trong truyền thuyết diễn tả).



Thông thường chỉ nhìn thấy hình ảnh con công xinh đẹp đang đi trên mặt đất, xòe chiếc đuôi rực rỡ của mình ra, rất hiếm thấy loài chim này bay, nên những tưởng nó không biết bay.







Thực tế, con công có khả năng bay như nhiều loài chim khác, nhưng chúng hiếm khi sử dụng đôi cánh, chỉ khi cảm thấy bị đe dọa, con công mới mới vỗ cánh, rời khỏi mặt đất.



Vì không thích thú bay, nên ít khi thấy vẻ đẹp của chúng trên bầu trời xanh, Do đó rất hiếm khi Nhiếp ảnh gia bắt gặp khoảnh khắc đó.


Đáng ngạc nhiên là chúng hiếm khi bay, nhưng khi tăng tốc có thể lên tới 16km / h chỉ trong vài khoảnh khắc.
Đặc biệt, đuôi dài của con công không ảnh hưởng đến tốc độ bay của nó.


Con công là tên của một trong những loài chim trĩ (Phasianidae), tên Latin là Pavo muticus (con công hoặc Java), Pavo cristatus (con công hoặc con công Ấn Độ) hoặc Afropavo congensis (Congo Cong).

          

Con đực có bộ lông màu xanh lục ánh kim, đuôi rất dài, màu xanh đồng, mỗi chiếc lông có các ngôi sao màu xanh lá cây, đỏ, vàng, nâu.

 

Mào dọc dài, mặt có màu vàng và xanh lá chuối. Khi nó nhảy, đuôi hình quạt để thu hút con cái.

                                                                Theo Đinh Ngân/Kiến thức

CHUYỆN CỦA “ĐÀN ÔNG XỊN” - Đặng Xuân Xuyến


             
                       Tác giả Đặng Xuân Xuyến


      CHUYỆN CỦA “ĐÀN ÔNG XỊN”
                                                                     Đặng Xuân Xuyến

Cu em dại đã chuyếnh choáng, cứ vít đầu lão xuống, ghé vào tai thì thầm:
- Em thề… em là đàn ông anh ạ. Đàn ông xịn 100% đấy... Em không giống thằng Tuấn Anh, chỉ được mẽ đẹp trai, dẻo mỏ... nhưng đếch phải là đàn ông.... Em.. Em hận con vợ em. Mẹ nó chứ. Em đã tha thứ cho nó, chấp nhận về ở với nó cũng chỉ vì con cái... Ấy thế mà nó lại lén uống thuốc ngừa thai...

CHÙM THƠ TÌNH LÃNG MẠN – Phạm Ngọc Thái


   

    
EM TẮM
(Kỷ niệm với người nhi nữ xa)
                                   
Anh ngắm nhìn em tắm
Tấm thân trần mênh mông
Biển tình tràn say đắm
Em của anh biết không !?!

Tấm thân em bảo vật
Của tạo hóa sinh ra
Dành cho anh yêu đó !
Mãi còn ở tít xa...

Tấm thân em trắng ngần
Từng đừng viền anh ngắm
Hai bầu sữa thơm lành
Chờ ngày anh uống cạn

Ngã ba em suối ngọt
Chảy róc rách bên trong
Có rừng xanh bao bọc
Chờ ngày anh vô thăm

"Em đêm nhớ, ngày mong
Tan nát cả cõi lòng "...
Em bảo anh như vậy
Anh lại càng thương em.

Giữa đất trời bão giông
Tình ta còn cách trở
Nhưng trong trái tim anh
Cưng mãi nằm ở đó !

Anh nhìn em yêu tắm
Qua màn hình zalo
Hãy chờ ngày anh đến
Tặng em cả trời mơ...

       Phạm Ngọc Thái
          Hà Nội, phố

RỒI TỪ ĐÓ... ! - Thủy Điền


         


            RỒI TỪ ĐÓ... ! 
                                                       Thủy Điền
       
Sáng thức dậy, vừa ăn sáng với mẹ xong. Marco bảo Herry, thôi hai anh em mình chuẩn bị hành trang rời khỏi chốn nầy. Herry hỏi?
- Tại sao?
- Đừng có lòng vòng, anh bảo đi là đi, nghe chưa.
- Dạ. À nầy! Còn mẹ, anh quên rồi sao?
- Em yên tâm, mẹ đã có người khác lo rồi. Mau lên đi, đừng để anh đợi lâu.
- Vâng, em cố gắng làm nhanh.
- Tốt.

MỘT PHƯƠNG TRỜI NHỚ - Thơ Tịnh Đàm


       
                Nhà thơ Tịnh Đàm


MỘT PHƯƠNG TRỜI NHỚ

Vẫn hoài em
Một giấc mơ
Đôi khi... chợt đến
Để ngơ ngẩn lòng !

Cái thời sông nước long đong
Anh theo những chuyến ruổi rong chuyển hàng.
Gặp em đây
Phút bàng hoàng.
Cái đuôi con mắt
Nồng nàn...
Bỏ quên !

Em qua cầu khỉ
Bập bênh
Đẹp sao dáng nhỏ
Bồng bềnh...
Như tiên.

Vẫn hoài em
Giấc mộng hiền
Một phương trời nhớ
Của riêng anh còn...

         TỊNH ĐÀM

Thứ Năm, 28 tháng 11, 2019

TÔN VINH CHỮ QUỐC NGỮ - Ugno.Vn


          
                                   Tác giả Ugno Vn

     
       TÔN VINH CHỮ QUỐC NGỮ

Cho đến bây giờ, nhiều nhà nghiên cứu đều thống nhất với nhau 2 người có công đầu trong việc hình thành chữ Quốc ngữ là Francisco de Pina và Alexandre de Rhodes, 2 giáo sĩ dòng Tên Paris vào nước ta truyền bá đạo Ki Tô từ những năm đầu thế kỷ XVII. Linh mục Francisco de Pina (1585-1625), người Bồ Đào Nha đến xứ Đàng Trong  năm 1617, phạm vi truyền đạo từ Hội An đến Quy Nhơn. Ông  là giáo sĩ đầu tiên thành thạo tiếng Việt và truyền giảng Phúc âm không cần người thông dịch. Ông cùng với một số giáo sĩ, dùng mẫu tự La tinh ký âm tiếng Việt. Ông  dạy thứ chữ này cho các giáo sĩ, giáo dân. Thứ chữ này phát triển hoàn chỉnh thành chữ Quốc ngữ ngày nay. Linh mục Alexandre de Rhodes (An-Đắc-Lộ-Sơn, 1591-1660) người vùng Avignon (Pháp). Ông đến Hội An năm 1624, học tiếng Việt và chữ Quốc ngữ từ ông Pina và các giáo sĩ đến trước. Ông đã có công hệ thống hóa và dùng chữ Quốc ngữ viết tài liệu "Phép giảng 8 ngày", biên soạn Từ điển Việt-Bồ-La xuất bản tại Roma năm 1651. Đây là cuốn từ điển đầu tiên đối chiếu tiếng Việt với tiếng Bồ Đào Nha và tiếng La tinh. Chữ quốc ngữ là văn tự chính thức của nước ta ngày nay. Đến nay, chữ Quốc ngữ hình thành và phát triển đã hơn 400 năm, ghi nhận nhiều thành tựu và góp phần xứng đáng trong lịch sử văn hiến, công cuộc giải phóng dân tộc, xây dựng tổ quốc hiện nay.  Là văn tự thứ 3 trong quá trình tiến hóa của văn tự nước nhà, tiếp sau chữ Hán và chữ Nôm, việc tôn vinh chữ Quốc ngữ và công lao những người sáng tạo ra nó làm nẩy sinh nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí là mâu thuẫn, gay gắt. Chỉ xét trên mặt văn tự, điểm qua sự phát triển của 3 loại văn tự Hán, Nôm, Quốc ngữ ở nước ta, những người quan tâm đến vấn đề dễ nhận ra những nét tương đồng cần lưu ý để thấy rõ hơn mặt tích cực, mặt tiêu cực trong sự hình thành từng loại, nhằm lựa chọn chừng mực nào là vừa phải, nếu không sẽ tạo nên mặc cảm phủ nhận toàn bộ những thành tựu dân tộc đã đúc kết trong 2 loại văn tự kia.

VÀI Ý VỀ CHỮ DÙNG TRONG THƠ (8) - Nguyên Lạc


               
                               Nhà thơ Nguyên Lạc


VÀI Ý VỀ CHỮ DÙNG TRONG THƠ (8)
                                                                                        Nguyên Lạc

Tiếp nối theo loạt bài viết “Vài Ý Về Chữ Dùng  Trong Thơ” [*] đã đăng trên FB và các trang web, hôm nay tôi sẽ tiếp tục phân tích việc dùng chữ trong thơ qua việc trả lời cho nhóm tự gọi là: CÁNH ĐẠI BÀNG của THI CA ĐƯƠNG ĐẠI VN.
Dưới cuối bài là copy Email của nhóm này [**], nó đã được họ phát tán rộng khắp để tấn công cá nhân tôi, vì tôi dám "góp ý" về bài bình thơ "có cánh", dù dưới bài bình thơ này đã có ghi: "Rất mong nhận được những ý kiến trao đổi của các bạn!" 

“VỢ NHẶT” CỦA ANH K... - Đặng Xuân Xuyến


             
                       Tác giả Đặng Xuân Xuyến



             “VỢ NHẶT” CỦA ANH K... 
                                                                             Đặng Xuân Xuyến 

Anh hơn tuổi, học trước nhiều khóa, lại chơi với nhau khi lão đã ra trường chán chê nên chỉ loáng thoáng nghe chuyện tình duyên của anh lận đận lắm. Mọi người kể, thời sinh viên, anh yêu mê mệt “cô bé” tên Chi, nhưng chẳng hiểu lý do gì mà hai người lại chia tay, anh “khép cửa tình yêu” từ đấy. Bạn bè đồng trang lứa, rồi đàn em sau anh 5 khóa, 10 khóa, 15 khóa... lần lượt rời bỏ cuộc sống độc thân, anh vẫn lầm lũi một bóng đi đi về về căn gác đã mua từ thời trai trẻ.

Thứ Tư, 27 tháng 11, 2019

VÀI CẢM NHẬN VỀ THƠ LÊ VĂN TRUNG - Viên Hướng


             
                             

             VÀI CẢM NHẬN VỀ THƠ LÊ VĂN TRUNG
                                                                        Viên Hướng 

 Chỉ biết buông tay sõng soài trong chơ vơ tuyệt vọng khi con sóng đời quay cuồng đã lấp vùi kiếp điên mê tôi dưới vực sâu quằn quại. Biết về đâu khi mặt trời đã vỡ tan cho vết thương lòng trồi cơn đau nhức nhối, còn lại trong tôi một trần gian địa ngục lạnh lẽo môi người. Phải chăng thi sĩ là bóng núi hoang đường tuyệt đối cô đơn, đứng hấp hối nghìn năm dưới sương mờ leo lắt, cho ngày tháng lênh đênh vũ điệu hoang tàn, trắng xóa ầm ỉ một màu tang kỷ niệm.

Ta đi là biệt đời nhau nhé
Em có lên ngàn ngóng bốn phương
Đã biết trăm năm tình hóa đá
Thì mong chi giọt lệ tương phùng

Thân là hạt bụi bay trong gió
Đậu xuống trần gian như giấc mơ
Đậu xuống lòng em như điềm gỡ
Nỗi đau truyền kiếp tự bao giờ.
                                     (BIỆT)

VÌ SAO NHẠC VÀNG LẠI ĐƯỢC YÊU THÍCH ? - Nguyễn Xuân Diện

Nguồn:
http://xuandienhannom.blogspot.com/2019/11/nguyen-xuan-dien-vi-sao-nhac-vang-lai.html


             
                        Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện


      VÌ SAO NHẠC VÀNG LẠI ĐƯỢC YÊU THÍCH 
                                                                    Nguyễn Xuân Diện

Nhạc Vàng là tên thường gọi của thể loại nhạc được sáng tác và trình diễn dưới thời Việt Nam Cộng hòa. Lâu nay, nhiều người đã bàn về giá trị nghệ thuật và sức sống của nhạc vàng thời Viêt Nam Cộng Hòa (VNCH). Đã có rất nhiều người chỉ ra lý do Nhạc vàng nhanh chóng tiến ra Bắc, trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu của các tầng lớp nhân dân ở Miền Bắc, đồng thời có sức sống rất mãnh liệt tại hải ngoại.

Thứ Ba, 26 tháng 11, 2019

NHỮNG LỖI SAI PHỔ BIẾN KHI DÙNG TỪ HÁN VIỆT - Lê Thị Bích Hồng

Nguồn:
https://tuoitre.vn/hon-phu-hon-the-la-nguoi-chong-nguoi-vo-u-me-1216045.htm

          
                                              TS Lê Thị Bích Hồng 
           (giảng viên cao cấp Trường đại học Sân khấu - điện ảnh Hà Nội)

Từ Hán Việt là một loại từ đặc biệt trong vốn từ vựng tiếng Việt, là một bộ phận rất quan trọng của kho từ vựng tiếng Việt.
Lớp từ Hán Việt có khối lượng lớn, được sử dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học, nghệ thuật...
Tuy nhiên, theo thống kê sơ bộ của khoa ngôn ngữ, có tới 16 hình thức sử dụng sai từ Hán Việt khá phổ biến hiện nay như: sai vì không hiểu gốc Hán Việt, sai vì cố ý sửa gốc của từ, sai vì không hiểu văn phạm giữa Hán Việt và Hán Nôm, sai vì dùng từ thiếu chính xác ngữ cảnh; dùng sai nghĩa từ thuần Việt lại tưởng từ Hán Việt, dùng từ Hán Việt vô nghĩa và lộn xộn, cóp y nguyên tiếng Tàu đang sử dụng và coi đó là từ Hán Việt, đảo ngược ngữ pháp hay cấu trúc từ Hán Việt, đảo từ ghép Hán Việt sai và không đúng cách, thiếu từ cho các thuật ngữ khoa học công nghệ hay chuyển nghĩa từ ngoại ngữ phương Tây sang...



      NHỮNG LỖI SAI PHỔ BIẾN KHI DÙNG TỪ HÁN VIỆT 
                                                                             Lê Thị Bích Hồng

Lớp từ Hán Việt thường có sắc thái trang trọng, trong khi lớp từ thuần Việt lại bình dân và sinh động hơn. Nhiều từ Hán Việt đã được Việt hóa thông dụng, có từ đã biến đổi ý nghĩa.

HAI ĐỘNG TỪ “VÀO/RA” TRONG TIẾNG VIỆT HIỆN ĐẠI - Nguyễn Tài Cẩn

Nguồn:
http://www.vusta.vn/vi/news/Thong-tin-Su-kien-Thanh-tuu-KH-CN/Hai-dong-tu-Vao-Ra-trong-tieng-Viet-hien-dai-48808.html

            
                     

GS.TS, NGND Nguyễn Tài Cẩn, sinh ngày 22/5/1926, nguyên Chủ nhiệm bộ môn Ngôn ngữ học, khoa Ngữ Văn, trường Đại học tổng hợp Hà Nội, nguyên giáo sư kiêm nhiệm khoa Ngôn ngữ học, trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN. Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học công nghệ năm 2000, đã từ trần hồi 19h04’, ngày 25/02/2011 tại nhà riêng ở Matxcơva, Cộng hòa liên bang Nga, thọ 85 tuổi.


HAI ĐỘNG TỪ “VÀO/RA” TRONG TIẾNG VIỆT HIỆN ĐẠI
                                                                                  Nguyễn Tài Cẩn

Bài này vốn là lá thư GS. Nguyễn Tài Cẩn gửi cho ông Nguyên Thanh, sau khi đọc bài của ông đăng trên báo Đoàn Kết số 410 (tháng 2-1989, tập san của Hội người Việt Nam tại Pháp) thử cắt nghĩa nguồn gốc của thành ngữ ra Bắc vào Nam (mà theo tác giả chỉ là một bài bàn chuyện phiếm). Đây cũng là bài mà giáo sư đã viết trước đó một năm để trả lời cho nhà nghiên cứu Tiệp Khắc Ivo Vatxiliep về vấn đề này. Nhận thấy giá trị của bài này, mãi đến năm 2006, ông Nguyên Thanh mới cho đăng lên mạng diễn đàn ở Pháp. Đây không chỉ là vấn đề ngôn ngữ, mà còn liên quan đến nhiều khái niệm về lịch sử, nên chúng tôi xin giới thiệu lại với bạn đọc, để tưởng nhớ đến nhà ngôn ngữ học tài ba vừa qua đời cách đây ít lâu.

NHA TRANG - Thơ Trần Mai Ngân


   


NHA TRANG

Mùa bão giông
Biển cùng ta chăn gối
Gió miên man
Cơn sóng khát tan tràn
Nhấp nhô cao
Rồi đổ xuống lênh loang
Nhấn chìm ngập
Bấu sâu vào hạnh phúc...

Biển Nha Trang
Tay cùng đưa tay với
Hụt hơi tình
Lòng vẫn cứ đinh ninh
Nghe thinh không
Mộng trần lắm long đong
Bám víu chặt
Mắt môi rời rã gọi...

Đêm Nha Trang
Các vì sao vào hội
Sáng lung linh
Ở tận cuối chân trời
Nằm im nghe
Ve vuốt sóng gọi mời
Tình tự nhé
Mình trong nhau sâu thẳm...

Đêm thanh tân
Ngực trầm hương lận đận
Tóc mây nồng
Răng cài ngọc trong răng
Đêm qua mau
Làm sao giữ được trăng
Nên chấm dứt
Tình phai... chân bước vội!

                  Trần Mai Ngân
                    24-11-2019

NHÀ THƠ GẠ BÁN THƠ - Đặng Xuân Xuyến


             
                       Tác giả Đặng Xuân Xuyến



            NHÀ THƠ GẠ BÁN THƠ
                                      
Anh điện đến hỏi:
- Này, sao thơ tôi, ông không chịu bán giúp? Ông thấy đấy. Trên phây, bài nào của tôi cũng vài trăm like. Thơ thế, ông mà bán thì thôi rồi, tôi khẳng định sẽ đắt như tôm tươi...

VÌ SAO GỌI “TRONG NAM, NGOÀI BẮC”, “VÀO NAM, RA BẮC”? - Nguyễn Chương


     


VÌ SAO GỌI “TRONG NAM, NGOÀI BẮC”, “VÀO NAM, RA BẮC”?

                                                                            Nguyễn Chương

1/ Cách gọi “trong Nam, ngoài Bắc”, “vô/vào Nam, ra Bắc” bắt nguồn từ danh xưng Đàng Trong/Đàng Ngoài vào thế kỷ 17 & 18.
Tiếng Việt chúng ta khi nói “trong” tức là trung tâm so với “ngoài”; bao giờ “trong” cũng có vai vế hơn (về mặt thực tiễn) so với “ngoài”. Ta nói “trong kinh thành, ngoài biên ải”, chớ không ai đi phân định “trong biên ải, ngoài kinh thành” hết.

TRƯỜNG TRUNG HỌC NGUYỄN HOÀNG, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN – Lê Hữu Thăng


            
                             Thầy Lê Hữu Thăng


TRƯỜNG TRUNG HỌC NGUYỄN HOÀNG – QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 
                                                                                  
Dù ngôi trường ngày nay không còn tồn tại về mặt vật chất, nhưng tên tuổi của trường vẫn lưu truyền mãi mãi trong con tim của người dân Quảng Trị - nhất là trong lòng những thế hệ học sinh của ngôi trường được vinh dự mang tên Chúa Tiên. Xin tạ ơn quý vị thân hào nhân sĩ, quý vị phụ huynh học sinh của thập niên 1950 đã có tầm nhìn xa trông rộng, góp nhiều công sức xây dựng nên trường Trung học Nguyễn Hoàng. Xin tạ ơn quý thầy cô giáo đã hy sinh, tận tụy khai sáng trí tuệ, truyền đạt tư tưởng một nền giáo dục “nhân bản, dân tộc và khai phóng” để hàng chục thế hệ học sinh của trường Nguyễn Hoàng được thành danh, thành người hôm nay.
Vừa thoát khỏi ách đô hộ 80 năm của thực dân Pháp, một nạn đói kinh hoàng xảy ra vào cuối năm 1944 đến tháng 5-1945 trên địa bàn các tỉnh từ Quảng Trị trở ra khắp vùng Bắc Bộ, đã giết chết hàng trăm ngàn người dân nước Việt. Xác người chết đói nằm rải rác trên các cánh đồng, trên những nẻo đường thị xã. Tiếp theo là những năm tháng chiến tranh khốc liệt đã hủy diệt môi trường sinh sống, đồng ruộng bỏ hoang, cơ sở cộng đồng, trường học bị bom đạn tàn phá. Trong hoàn cảnh ấy, tháng 9-1952, tiếng trống khai giảng trường Trung học Quảng Trị - tiền thân trường Trung học Nguyễn Hoàng đã vang lên như một giấc mơ huyền thoại của thế kỷ, như một tia sáng nhiệm màu soi đường cho tương lai tuổi trẻ Quảng Trị. Một ngày hội tưng bừng của phụ huynh học sinh và của cả cư dân trong tỉnh.